Hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội hiện nay
Mức độ tiếp nhận hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội của sinh viên AJC. Thực trạng sử dụng mạng xã hội để tiếp nhận thông tin về bạo lực ngôn từ của
sinh viên AJC. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Công Chúng Báo Chí- Truyền Thông
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
BÀI TIỂU LUẬN KẾT MÔN
MÔN: CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
Đề tài chung: Hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đối với bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội hiện nay
Đề tài cá nhân: Thực trạng tiếp nhận bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hương Trà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Mạnh Mã sinh viên: 2156050036
Lớp: Báo Truyền hình K41
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC – ĐÁNH GIÁ NHÓM
CHỦ ĐỀ: Hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đối với bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội hiện nay
Lớp Báo Truyền hình K41 – Nhóm số 6 STT Họ và tên
Đánh giá nhiệm vụ đã phân công ĐIỂM
Hoàn thành tốt nhiệm vụ nhóm
trưởng, tổng hợp nội dung và chỉnh 1
sửa đề cương chung của nhóm. 2 Nguyễn Lê Huyền Lân
Tham gia đầy đủ các nhiệm vụ, hoàn
thành tốt nội dung phần thao tác hóa 2 2 Tống Quang Huy khái niệm
Tích cực đóng góp ý tưởng cho phần
bảng hỏi, tham gia các cuộc họp đầy 3 2 Nông Thị Điệp
đủ hoàn thành đúng tiến độ được giao
Tham gia đầy đủ các buổi họp. Có
nhiều ý kiến cho phần nội dung, hoàn 4 Nguyễn Hương Lan 2
thiện bảng hỏi và khái niệm
Tham gia xây dựng nội dung, tuy
nhiên chưa tích cực đóng góp ý kiến 5 Đào Phương Anh
và đôi lúc còn chậm deadline 1 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em – Nguyễn Đức Mạnh xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến cô Phạm Hương Trà. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Công chúng báo
chí – truyền thông, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm
huyết của cô. Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và
hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Từ những kiến thức mà cô truyền tải, em đã dần có
được những kiến thức cơ bản, hệ thống về báo chí - truyền thông, giúp chúng em tạo
lập kiến thức nền tảng, chuẩn bị hành trang để từng bước vào nghề báo. Thông qua
bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề “Thực
trạng tiếp nhận bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền hiện nay” gửi đến cô.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn
tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được những góp ý
đến từ cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2022 NGUYỄN ĐỨC MẠNH 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 1 MXH Mạng xã hội 2 SV Sinh viên 3 HVBCVTT
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2 MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu nội dung báo cáo:
Từ những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin
nói chung và các trang mạng xã hội nói riêng đã trở thành một phần thiết yếu trong
cuộc sống của mỗi con người. Với khả năng kết nối cộng đồng, mạng xã hội đang dần
ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống. Bên cạnh những mặt tích cực, những trang
mạng xã hội cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực khác, một trong số đó không
thể không kể đến hành vi “Bạo lực ngôn từ”.
Bạo lực ngôn từ đang ngày càng trở nên phổ biến trên mạng xã hội ngày nay.
Theo khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vào tháng 9/2019, có tới
1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân của việc bắt nạt,
bạo lực ngôn từ trên mạng, trong số đó 1 phần đã phải bỏ học. Tại Việt Nam, theo báo
cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng – Digital Civility Index (DCI) do
Microsoft công bố nhân dịp Ngày quốc tế an toàn Internet năm 2020 cho thấy Việt
Nam thuộc nhóm đứng thứ 5 có mức độ văn minh thấp nhất. Do đó, bạo lực ngôn từ
trên mạng xã hội tại Việt Nam đang trở thành một vấn nạn đáng chú ý.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tôi đã tiến hành viết báo cáo về đề tài “Thực
trạng tiếp nhận bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền hiện nay”. Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là “Thực trạng tiếp nhận
bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đang diễn ra như thế nào?”. Thông qua khảo sát, nhóm đề tài chúng tôi mong muốn
có thể thúc đẩy các bạn sinh viên đang học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(sinh viên AJC) sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh và an toàn hơn. Tôi đã tìm 3
hiểu thêm các tài liệu có liên quan và sử dụng bảng khảo sát chung của nhóm 6 để thu
thập thông tin và viết báo cáo cá nhân.
II. Câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, cách thức thu thập thông tin:
Câu hỏi nghiên cứu chính của báo cáo: Thực trạng tiếp nhận bạo lực ngôn từ trên
mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang diễn ra như thế nào? Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: tổng hợp, tham khảo và phân tích thực
trạng tiếp nhận bạo lực ngôn từ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông
qua các công trình nghiên cứu trước đó như luận văn, luận án, báo cáo khoa học,…
- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi Anket để thu thập thông tin
nhằm phục vụ cho nghiên cứu. Qua điều tra, khảo sát 144 người tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu.
Cách thức thu thập thông tin: từ những số liệu cụ thể thu thập được trong quá
trình khảo sát thông qua bảng hỏi Anket. 4 NỘI DUNG
I. Mức độ tiếp nhận hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội của sinh viên AJC:
Để đo mức độ tiếp nhận hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chúng tôi đã đặt ra 2 câu hỏi: “Số lượng nhóm,
fanpage trên MXH mà bạn thường xuyên tiếp cận thông tin?” và “Mức độ bạn tiếp
cận các hành vi về Bạo lực ngôn từ trên MXH trong 6 tháng qua như thế nào?” nhằm
tìm hiểu tần suất sử dụng mạng xã hội để tiếp nhận thông tin của sinh viên. Kết quả
được thể hiện ở 2 biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 1: Số lượng nhóm trên MXH mà sinh viên AJC tham gia 5
Biểu đồ 2: Mức độ tiếp cận các hành vi về bạo lực ngôn từ trên MXH trong 6 tháng qua của sinh viên AJC
Thông qua biểu đồ 1, có thể thấy sinh viên có nhu cầu tiếp nhận thông tin rất
cao. Theo kết quả khảo sát 144 sinh viên, 100% các sinh viên đều tham gia vào những
nhóm và fanpage trên MXH để tiếp cận thông tin. Trong đó, số lượng sinh viên tham
gia từ 5 - dưới 10 nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,5%, đứng thứ hai là từ 10 – dưới
20 nhóm với 25,9%, số lượng sinh viên tham gia từ 30 nhóm trở lên chiếm tỷ lệ khá
cao với 14%. Và đặc biệt, không có sinh viên nào không theo dõi các nhóm, fanpage
trên MXH để tiếp cận thông tin. Điều này đã cho thấy, MXH có sức hấp dẫn vô cùng
lớn đối với với sinh viên. Giải thích về điều này, Nghiên cứu “Tiếp cận thông tin trên
mạng xã hội của sinh viên hiện nay” (2018) cho rằng xu hướng thích khám phá cái
mới chính là động lực để người sử dụng Internet, nhất là giới trẻ, nồng nhiệt đón nhận
các MXH. Bên cạnh đó, ưu điểm của MXH so với các phương tiện truyền thông trước
đây là độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn. MXH cũng đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của người dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Dựa trên kết quả khảo sát từ biểu đồ 2, mức độ tiếp nhận hành vi bạo lực ngôn
từ của sinh viên AJC trong 6 tháng gần đây khá cao. Có 74/144 sinh viên tiếp nhận 6
thông tin thông qua các video và hình ảnh, chiếm tỷ lệ 51%, cao nhất trong các hình
thức tiếp nhận. Điều này hoàn toàn dễ hiểu do video và hình ảnh là những công cụ
trực quan, giúp truyền tải thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả. Theo nghiên cứu
của Colormatics, video là định dạng được yêu thích nhất trên mạng xã hội, tiếp theo
đó là các yếu tố có độ tương tác với người xem thấp hơn như ảnh, văn bản... Nghiên
cứu này cũng chỉ ra rằng, 72% người dùng mạng xã hội thích video hơn văn bản khi
tìm hiểu một thông tin mới.
II. Thực trạng sử dụng mạng xã hội để tiếp nhận thông tin về bạo lực ngôn từ của sinh viên AJC:
1. Các mạng xã hội sinh viên sử dụng để tiếp cận thông tin bạo lực ngôn từ:
Để khảo sát các trang MXH mà sinh viên thường sử dụng để có thể tiếp cận
thông tin, nhóm khảo sát đã đưa ra câu hỏi: “Bạn đang sử dụng MXH nào dưới đây?”
bao gồm 5 mạng xã hội được đề xuất. Kết quả thu được như biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3: Các MXH sinh viên thường sử dụng
Từ biểu đồ trên có thể thấy, sinh viên hiện đang sử dụng đa dạng các mạng xã
hội. Tuy nhiên, Facebook vẫn là MXH phổ biến nhất khi xuất hiện trong 133/144 sinh
viên, chiếm tỷ lệ 65% sinh viên lựa chọn. Dù chỉ mới góp mặt trên cộng đồng mạng
được 18 năm (từ năm 2004), song Facebook đã tăng tốc ngoạn mục để trở thành
MXH có số lượng người dùng nhiều nhất trên thế giới. Với tính tương tác cao, kho
lưu trữ ứng dụng khổng lồ, các phiên bản đa ngôn ngữ và sớm phát triển trên nền tảng
di động nên mức độ sinh viên sử dụng Facebook là rất cao. Bởi vậy, phần lớn sinh
viên trong khảo sát lựa chọn tiếp cận trên Facebook cũng là điều dễ hiểu. 7
Đứng thứ hai trong bảng khảo sát đó chính là Zalo, đây là ứng dụng MXH của
Việt Nam, do công ty VNG Corporation phát triển, ra đời vào năm 2012. Theo đó, tỷ
lệ sinh viên sử dụng MXH này là 85,3%.
Bám sát với 2 MXH trên là Youtube, được thành lập vào năm 2005, sau đó được
Google mua lại vào năm 2006. Đây là website cho phép chia sẻ các đoạn video cũng
như tường thuật trực tiếp các sự kiện. Trong khảo sát của nhóm đề tài, số sinh viên sử
dụng Youtube để tiếp nhận thông tin là 118/144, chiếm tỷ lệ 82,5%.
Để biết được sinh viên AJC đã tiếp cận thông tin về vấn đề bạo lực ngôn từ trên
MXH nào nhiều nhất, nhóm khảo sát đã đặt ra câu hỏi: “Bạn gặp phải bạo lực ngôn từ
trên MXH nào nhiều nhất?”. Kết quả cho thấy, Facebook tiếp tục là MXH được lựa
chọn nhiều nhất với 105/144 sinh viên, chiếm 73,4%. Đây được coi là MXH xuất hiện
hành vi bạo lực ngôn từ với số lượng khổng lồ.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ bạo lực ngôn từ trên các MXH
Với tính tương tác thuận lợi và nhanh chóng, Facebook là nơi nhiều người cho
mình quyền “tự do ngôn luận” tuyệt đối. Không gian trên MXH này đang ngày một bị 8
vấy bẩn bởi những phát ngôn thù ghét, bình luận thiếu văn hóa mà ta thường gọi đó là “bạo lực ngôn từ”.
2. Nội dung quan tâm của sinh viên về vấn đề bạo lực ngôn từ:
Biểu đồ 5: Các hành vi bạo lực ngôn từ sinh viên thường gặp
Để nắm được những hành vi bạo lực ngôn từ mà sinh viên đã gặp phải trên
MXH, nhóm khảo sát đã đặt ra câu hỏi “Bạn đã gặp hành vi BLNT về vấn đề gì?”.
Kết quả cho thấy rằng, miệt thị ngoại hình là vấn đề sinh viên gặp phải nhiều nhất, với
tổng số 116/144 sinh viên. Bám sát với đó là 94/144 sinh viên, chiếm tỷ lệ 64,8% gặp
phải tình trạng phân biệt vùng miền. Đứng thứ 3 là thái độ phân việt giàu nghèo với
44,1%, vấn đề kỳ thị giới tính (LGBT) cũng có tỷ lệ khá cao là 23,4%. Qua đó có thể
thấy rằng, hành vi bạo lực ngôn từ diễn ra rất đa dạng, không chỉ tập trung vào một
vấn đề duy nhất mà tất cả mọi sự việc trong cuộc sống đều có thể bị lấy ra để bàn tán,
làm nguồn cơn của hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Đặc biệt có thể thấy vấn
nạn miệt thị ngoại hình được lựa chọn với số lượng áp đảo, đây là một vấn nạn đang 9
ngày càng gia tăng trên các MXH. Từ thân hình, màu da hay mái tóc, ngoại hình của
người khác luôn là một chủ đề để những người dùng MXH có thể bình phẩm. Những
lời nói gây sát thương có thể đến từ những người xung quanh, thâm chí là cả những
người mà mình yêu thương. Những câu nói chê bai mà nhiều người vẫn lấy lý do là
góp ý, những lời châm chọc tưởng chừng là trò đùa “vô thưởng vô phạt” nhưng đó
đều là “lưỡi dao vô hình” gây tổn thương sâu sắc cho người tiếp nhận.
Nguyên nhân tạo nên tình trạng bạo lực ngôn từ cùng vô cùng phức tạp, có thể
là do cá nhân của người dùng MXH, cũng có thể là do hành vi “tát nước theo mưa”, bị
lôi kéo bởi hiệu ứng đám đông. Nhóm khảo sát đã tình hiểu thông qua việc đặt câu hỏi
“Theo bạn, nguyên nhân nào khiến bạo lực ngôn từ xuất hiện tràn lan trên MXH?”,
kết quả được thể hiện qua biểu đồ 6 dưới đây.
Biểu đồ 6: Nguyên nhân gây ra bạo lực ngôn từ trên MXH
Theo đó, có tới 130/144 sinh viên cho rằng việc bạo lực ngôn từ trên mạng xã
hội xảy ra là do “Sự thiếu văn hóa của một bộ phận người sử dụng mạng xã hội”.
Giao tiếp trên internet là sự ngang hàng, thông tin được truyền đi một cách đa dạng và
khó kiểm soát. Trên MXH, mọi ranh giới dường như bị xóa nhòa, bởi vậy nên tất cả
các cá nhân đều có thể chủ động tham gia thảo luận và đưa ra các quyết định của bản
thân. Bạo lực ngôn từ cũng vì thế mà dần xuất hiện, có thể do những bức xúc của 10
công chúng do một vấn đề trong XH chưa được giải quyết thấu đáo, cũng có thể xuất
phát từ sự thiếu hiểu biết, bị kích động dẫn tới tâm lý a dua.
Cùng với đó, 56,6% sinh viên cũng cho rằng “Các trang mạng xã hội chưa
kiểm duyệt nội dung” nên tình trạng bạo lực ngôn từ càng dễ trở nên phổ biến. Một
điều có thể dễ dàng nhận thấy đó là MXH hiện nay vẫn còn chưa gắt gao trong vấn đề
kiểm duyệt thông tin. Các nội dung gây thù ghét, những lời nói đe dọa, miệt thị vẫn
luôn tồn tại và xuất hiện tràn làn trên khắp các hội nhóm, fanpage… Thậm chí có
những nhóm công khai việc nói xấu và hành vi bạo lực ngôn từ song vẫn không có sự
can thiệp từ bộ phận kiểm duyệt các trang MXH.
Các hành vi bạo lực ngôn từ trên MXH có nhiều mức độ khác nhau. Để nắm
bắt rõ hơn, nhóm khảo sát đã thực hiện hỏi 144 sinh viên về “Mức độ phổ biến của
các hành vi bạo lực ngôn từ trên MXH bạn gặp phải như thế nào?”
Biểu đồ 7: Mức độ phổ biến của các hành vi bạo lưc ngôn từ
Thông qua biểu đổ 7, có thể thấy hành vi bạo lực ngôn từ có mức độ phổ biến
cao nhất đó chính là “Lăng mạ, xúc phạm”, 2 hành vi khác cũng có tỷ lệ cao đó là
“Chỉ trích” và “Miệt thị ngoại hình”. Các hành vi này đã và đang hình thành nhiều
hơn, thậm chí chỉ một vấn đề nho cũng có thể là cơ hội cho những kẻ ẩn danh lên
tiếng bàn tán, chỉ trích dưới “lớp vỏ bọc” của MXH. Các hình thức này được thể hiện
chủ yếu qua những comment trên các MXH. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều lời
bình luận xúc phạm, bịa đặt ở bất kỳ bài viết nào và tình trạng này đang dần mất kiểm
soát. Cũng chính vì thế, khi được hỏi “Bạn bắt gặp hành vi bạo lực ngôn từ ở đâu trên
mạng xã hội?”, phần lớn sinh viên đã lựa chọn “Phần comment trong các bài viết” là
nơi xảy ra vấn đề bạo lực ngôn từ nhiều nhất. 11
Biểu đồ 8: Những nới xuất hiện hành vi bạo lực ngôn từ trên MXH KẾT LUẬN
Từ những khảo sát và phân tích, đề tài đã giúp chúng ta có nắm được thêm
thông tin về thực trạng bạo lực ngôn từ trên MXH. Qua điều tra, khảo sát 144 sinh
viên, gần như 100% người khảo sát đều đã từng chứng kiến, tiếp nhận tình trạng này
trên MXH, thậm chí có những người từng là nạn nhân của vấn nạn này. Điều này đã
minh chứng rằng, vấn đề này hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến. Các trang
MXH hiện nay xuất hiện rất nhiều hành vi bạo lực ngôn từ nhưng chủ yếu nhất là trên Facebook.
Không thể phủ nhận rằng, trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay, các MXH
như: Facebook, Zalo, Tiktok… đang ngày càng được giới trẻ sử dụng để tiếp cận
thông tin, mang lại những giá trị hữu ích trong cuộc song. Tuy nhiên, bên cạnh những
mặt tích cực, các MXH này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, mà điển hình là
tình trạng bạo lực ngôn từ.
Trước thực trạng trên, phần lớn sinh viên cho rằng họ đều cảm thấy bức xúc,
bất bình trước những hành vi lăng mạ, xúc phạm trên MXH. Song, họ chỉ có thể đọc
và im lặng bỏ qua vì chưa được phổ biến những biện pháp cụ thể để ngăn chặn tình
trạng bạo lực ngôn từ qua mạng. 12
Bạo lực ngôn từ trên MXH đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong xã hội
cũng đã xảy ra những sự việc thương tâm chỉ vì nạn nhân không chịu được sức ép đến
từ dư luận, khiến cho họ rơi vào bế tắc và dẫn đến tuyệt vọng, phải tìm đến cái chết.
Trước thực trạng “không gian ảo, hậu quả thật” trên, nhóm khảo sát nghĩ rằng đã đến
lúc chúng ta cần có những giải pháp và đưa ra các quy định cụ thể hơn về việc quản lý
MXH, không để MXH trở thành vùng “vô luật”.
* Một số khuyến nghị:
Trước hết, cần xây dựng văn hóa Internet, tạo ra một môi trường MXH tốt và
lành mạnh. Hiện nay, chất lượng người dùng MXH không đồng đều, vì vậy cần nhận
thức rõ sự nguy hiểm của bạo lực ngôn từ trực tuyến. Cần xác định những phương
pháp quan trọng để hạn chế bạo lực ngôn từ.
Đồng thời, cần tích cực nâng cao vai trò của gia đình và trường học trong
phong chống bạo lực ngôn từ trên MXH. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc
ngăn ngừa và kiểm soát bạo lực ngôn từ trực tuyến của người trẻ. Về phía nhà trường,
giáo viên, giảng viên cần chú ý trau dồi đạo đức của học sinh, sinh viên thông qua
tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống. Tạo lập những chương trình hội thảo
để học sinh, sinh viên có cơ hội nói lên những quan điểm, suy nghĩ của mình. Về phía
gia đình, các bậc cha mẹ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu, nắm bắt sự thay đổi trong
tâm sinh lý của con em mình để kịp thời điều chỉnh suy nghĩ và hành vi, giúp cải thiện
nhận thức của các bạn trẻ.
Cùng với đó, cần nâng cao kỷ luật tự giác, ý thức tự trau dồi bản thân và tự bảo
vệ mình của người sử dụng MXH, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần sớm nghiên cứu, ban hành những bộ Luật ứng xử
trên mạng xã hội, hướng tới xây dựng một môi trường thân thiện, an toàn. Tăng
cường tuyên truyền, phổ biến luật an ninh mạng để giúp mọi người hiểu rõ về ý nghĩa,
giá trị và quyền lợi khi sử dụng MXH, tránh những lời nói xúc phạm có thể gây nên 13
hậu quả không mong muốn. Nhà nước cũng cần nhanh chóng nắm bắt tình và có
những biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với các tổ chức xã hội khác, về các trang MXH, nhà quản lý có thể đưa ra
chính sách bảo mật tối ưu, cần đặt ra tiêu chuẩn cộng đồng để mọi người dùng tuân
thủ. Mặc dù được tự do ngôn luận nhưng các trang MXH nên có chính sách hạn chế
những người dùng vi phạm tiêu chuẩn, xây dựng bộ phận duyệt và lọc thông tin đăng
tải chặt chẽ, gỡ bỏ các tài khoản giả mạo hoặc có dấu hiệu lặp lại hành vi bạo lực ngôn từ.
Ngày nay, khi mà công nghệ khiến cho mọi thứ phát triển hơn, người ta vô tình
trở thành “kẻ sát nhân” sau màn hình và làm tổn thương người khác. Dù ngôn ngữ vô
tình hay mà cố ý trở thành bạo lực, làm tổn thương người khác thì đều đáng lên án.
Do đó, mỗi người cần cân nhắc khi sử dụng ngôn từ cả ngoài đời lẫn trên MXH, bởi
cách giao tiếp của bạn sẽ phản ánh chính con người, mang lại hiệu quả vun vén
những mối quan hệ hoặc để lại hậu quả đáng tiếc với nhiều người khác.
Từ những khuyến nghị trên làm cơ sở ban đầu sẽ tạo điều kiện cho nhóm
nghiên cứu tiến hành điều tra công chúng để đưa ra những giải pháp thích hợp giúp
sinh viên thay đổi hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2015), Mạng xã hội với
sinh viên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Phạm Võ Quỳnh Hạnh, Phó Thanh Hương, Lưu Hồng Minh (2018), Tiếp cận thông
tin trên mạng xã hội của sinh viên hiện nay.
3. Kết quả khảo sát ý kiến của UNICEF: Hơn một phần ba thanh thiếu niên ở 30 quốc
gia cho biết đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng (2019),
https://www.unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A1o-b%C3%A1o-ch
%C3%AD/k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-kh%E1%BA%A3o-s%C3%A1t-
%C3%BD-ki%E1%BA%BFn-c%E1%BB%A7a-unicef-h%C6%A1n-m%E1%BB
%99t-ph%E1%BA%A7n-ba-thanh-thi%E1%BA%BFu-ni%C3%AAn-%E1%BB
%9F-30-qu%E1%BB%91c-gia , truy cập ngày 20/12/2022
4. Tuấn Trần (2020), Việt Nam có mức độ văn minh trên không gian mạng thấp,
https://ictvietnam.vn/viet-nam-co-muc-do-van-minh-tren-khong-gian-mang-thap-
52.htm , truy cập ngày 20/12/2022
5. Chử Mai Lan, Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Thị Huyền (2022), Bạo lực ngôn từ trên
mạng xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp hạn chế, Trường Đại học Lao động - Xã hội. 15 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................2
MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
I. Giới thiệu nội dung báo cáo:...................................................................................3
II. Câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, cách thức thu thập thông tin:.........................4
NỘI DUNG....................................................................................................................5
I. Mức độ tiếp nhận hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội của sinh viên AJC:. .5
II. Thực trạng sử dụng mạng xã hội để tiếp nhận thông tin về bạo lực ngôn từ của
sinh viên AJC:............................................................................................................7
1. Các mạng xã hội sinh viên sử dụng để tiếp cận thông tin bạo lực ngôn từ:.......7
2. Nội dung quan tâm của sinh viên về vấn đề bạo lực ngôn từ:...........................9
KẾT LUẬN..................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................15 16