-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người sản xuất ra hàng hóa đó để thảo luận về thuộc tính và tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Khái niệm: hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãnnhững nhu cầunhất định nào đó của con người thông qua trao đổi và mua bán. Sản phẩm của người lao động là hàng hóa khi được đưa ra thị trường nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (HUBT) 32 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người sản xuất ra hàng hóa đó để thảo luận về thuộc tính và tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Khái niệm: hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãnnhững nhu cầunhất định nào đó của con người thông qua trao đổi và mua bán. Sản phẩm của người lao động là hàng hóa khi được đưa ra thị trường nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (HUBT) 32 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48302938 SEMINAR LẦN 1
Câu hỏi 1: Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người sản xuất ra hàng
hóa đó để thảo luận về thuộc tính và tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với
xã hội? Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến luật cạnh tranh
và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường Bài làm
- Khái niệm: hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu
cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi và mua bán. Sản phẩm của
người lao động là hàng hóa khi được đưa ra thị trường nhằm mục đích trao đổi,
mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc vi vật thể
- Hàng hóa lựa chọn: Sản xuất gạo
- Hàng hóa có hai thuộc trính giá trị sử dụng và giá tri :
a) Giá trị sử dụng của hàng hóa
-Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa gạo là công dụng của gạo có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.
Ví dụ: Gạo có thể dùng nấu cơm, nấu cháo nhưng gạo cũng có thể dùng làm
nguyên liệu trong việc chế biến rượu, bia hay chế biến cồn y tế. - Đặc điểm :
+Số lượng giá trị sử dụng của một hàng hóa không phải ngay một lúc đã phát hiện
ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học
kỹ thuật. Với ý nghĩa này, giá trị sử dụng được xem có tính lịch sử cụ thể, phụ
thuộc vào sự phát triển của KH - KT
+Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể
hàng hóa quyết định giúp thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Với ý nghĩa
này, giá trị sử dụng là 1 phạm trù vĩnh viễn.
+Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung
vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. Điều
này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. lOMoAR cPSD| 48302938
+Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị là giá trị sử dụng của xã hội vì giá trị sử
dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng của người sản xuất trực tiếp mà là
cho một người khác, cho xã hội thông qua trao đổi. mua bán. Điều đó đòi hỏi
người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho
sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của xã hội thì hàng hóa của họ mới bán được
+ Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng
không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn như
không khí rất cần cho cuộc sống nhưng không phải là hàng hóa. Như vậy, trong
kinh tế hàng hóa, vật mang giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao
đổi do lao động cụ thể làm ra
b) Giá trị của hàng hóa
- Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. giá trị trao đổi là một
quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với
những giá trị sử dụng loại khác. VD: 1kg gạo = 1kg thịt. Tức 1kg gạo có giá trị trao
đổi = 1kg thịt. Hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa
chúng phải có 1 cơ sở chung nào đó. Cái chung đó là: cả gạo và thịt đều là sản
phẩm của lao động, đều có 1 lượng lao động kết tinh trong đó. Chính vì thế mà nó
trao đổi được với nhau. Vì vậy người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là
trao đổi lao động hao phí của mình ẩn dấu trong hàng hóa đó.
Từ trên ta rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế
giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử.
Khi đó có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì khi đó có phạm trù giá trị hàng
hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là
nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động
đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau.
Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh,
người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp
nhận và hàng hóa phải được bán đi.
-Tầm quan trọng của gạo đối với xã hội là gạo là:
+Nhu cầu về ăn uống lại đóng vai trò số một trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy,
lương thực trở thành yếu tố được chú trọng hàng đầu
+Trong đó lúa gạo và lúa mì là 2 loại lương thực được sản xuất và tiêu dung nhiều nhất lOMoAR cPSD| 48302938
+Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa
nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa
là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước.
=>Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sợ thu hút nguồn lực
đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân. Xuất
phát từ thực tiễn đó, Đảng và nhà nước luôn nhấn mạnh vị trí của lúa gạo Việt
Nam: lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp lương thực cho cả nước và
chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân.
*Lượng hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
- Lượng giá trị hàng hóa là: số lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết chứ không phải thời gian lao động cá biệt
+ Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động của người sản xuất hoặc đơn vị
sản xuất để tạo ra một đơn vị hàng hoá.
+ Thời gian lao động cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo
trung bình, cường độ lao động trung bình.
+ Xét về mặc cấu thành lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bao gồm: hao phí
lao động quá khứ và hao phí lao động sống
+ Khi xuất hiện tiền tệ thì lượng giá trí hàng hóa được đo bằng tiền tệ. Vậy tiền tệ
là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và
trao đỏi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho cả thế giới hàng
hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền phản ánh lao động xã hội
làm ối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Hình thái đơn giản
là mầm mống sơ khai của tiền
- Các nhân tố ảnh hưởng của hàng hóa là :
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc những nhân tố nào
ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết đẻ sản xuất
ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có
những nhân tố chủ yêu sau:
+Một là năng xuất lao động: năng suất lao động tăng dẫn đến tổng sản phẩm tăng
nhưng tổng giá trị hàng hóa không đổi do đó giá trị một đơn vị hàng hóa giảm xuống. lOMoAR cPSD| 48302938
+Hai là Cường độ lao động: Cường độ lao động tăng dẫn đến tổng sản phẩm tăng
nhưng tổng giá trị hàng hóa cũng tăng lên, do đó giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi
+ Ba là lao đọng phức tạp và lao động giản đơn :
Lao động phức tạp là lao động qua đào tạo, lao động giản đơn là lao động không
qua đào tạo. Một giờ lao động phức tạp tạo ra nhiều lượng giá trị hơn so với một
giờ lao động giản đơn, hay bằng bội số của lao động giản đơn.
*Tác động của quy luật cạnh tranh và phương án để duy trì sản
xuất trên thị thường:
-Tác động của quy luật cạnh tranh được chia làm 2 loại đó là tác động tích cực và tiêu cực:
+Tác động tích cực giúp chúng ta thúc đẩy phát triển lượng sản xuất, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế thị trường, tạo cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bố các nguồn lực
+ Tác động tiêu cực: do cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến tồn tại môi trường
kinh doanh, lãng phí nguồn lực, tổn hại phúc lợi xã hội - Các phương án để duy
trì vị trí sản xuất trên thị trường :
+ Sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp
+ Cải tiến kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất
+ Có chính sách và tiếp cận thị trường tốt
+ Không sử dụng biện pháp, hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh.