Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị của nước ta hiện nay | Chính trị học đại cương
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Khái niệm về chính trị. Hệ thống chính trị. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Nội dung: Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với hệ thống chính trị của nước ta hiện nay.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phương An
Lớp: K05 Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Nhóm: 06
Tp.HCM, ngày 17 tháng 6 năm 2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 STT MSSV HỌ VÀ TÊN 1 202020007 Nguyễn Ngọc Lan Anh 2 202022690 Đào Ngọc Quang Dũng 3 202022725 Nguyễn Lưu Diễm Kiều 4 202020001 Nguyễn Thị Kiều Linh 5 202022722 Phạm Ngọc Như Quỳnh 6 202022737
Đặng Nguyễn Ngọc Thiện 7 202022692 Nguyễn Ngọc Ngân Thùy 8 202022719 Quách Thị Tuyển
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2 NỘI DUNG
I – Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
1.1. Khái niệm về chính trị
- Thuật ngữ chính trị theo tiếng Hi Lạp cổ đại: Politika có
nghĩa là “công việc nhà nước”, “những công việc xã hội”
- Thuật ngữ chính trị theo tiếng Trung Hoa: 政治 có nghĩa
là “chính sách quốc gia”, “công việc trị quốc”
- Thực chất: Chính trị là quan hệ về lợi ích giữa các giai
cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc – trong đó
trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế
- Chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội
với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội, với
quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực
chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị
1.2. Hệ thống chính trị
- Hệ thống chính trị: bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị,
được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội – quyền lực chính trị
- Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội:
+ Các Đảng chính trị: Đảng cầm quyền là lực lượng chủ
yếu quyết định đường lối đối nội, đối ngoại của đất nước
+ Nhà nước: Gồm 3 cơ quan cấu thành: Lập pháp - Hành
pháp - Tư pháp. Là công cụ quyền lực tập trung nhất của giai cấp cầm quyền
+ Các Tổ chức chính trị - xã hội: Hỗ trợ và hậu thuẫn cho
sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
2.1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
- Cũng giống như các hệ thống chính trị nói chung, hệ
thống chính trị nước ta được kết cấu từ các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội khác nhau, gồm: Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt
trậntổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể quần chúng là thành
viên của Mặt trận. Mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do
chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng tác động
vào cácquá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lựccủa nhân dân: 3
2.2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
- Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của
hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộhệ
thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
+ Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược,
những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế-xã hội;
đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện
Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
+ Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và
các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm
của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng
pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch,
chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc
xây dựng Nhà nước và bộ máy của Nhà nước, đồng thời
kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng
các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo
công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán
bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các
cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúngvà
các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục,
thuyết phục và nêu gương, làm công tác vận động quần chúng,
lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ...
* Tính nhất nguyên về chính trị thể hiện:
- Không có Đảng đối lập: chỉ có một đảng duy nhất cầm
quyền đó là Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nhất nguyên về tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo
- Nhất nguyên về tư tưởng: nền tảng là chủ nghĩa Mác
-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Mục tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng hệ thống
chính trị trong giai đoạn hiện nay 4
- Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống chính trị là nhằm
thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân
3.2. Quan điểm xây dựng hệ thống chính trị
- Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị nhằm
xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh
- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống
chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực
quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
- Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có
kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
- Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ
thống chính trị với nhau và với xã hội tạo ra sự vận động cùng
chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển; phát huy
quyền làm chủ của nhân dân
3.3. Giải pháp xây dựng hệ thống chính trị.
* Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
- Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất.
- Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật
- Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân
- Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
3.3. Giải pháp xây dựng hệ thống chính trị
- Xây dựng mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị:
+ Hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật
+ Tăng cường đổi mới trong tổ chức và hoạt động
II – Vai trò và phương thức lãnh đạo của đảng đối với hệ thống chính trị
1. Lãnh đạo và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị - Lãnh đạo: + Đề ra mục tiêu 5 + Tổ chức thực hiện
+ Truyền bá, đào tạo lực lượng nòng cốt + Kiểm tra, giám sát + Tổng kết, đánh giá - Vai trò lãnh đạo:
+ Đảng là thành viên của hệ thống chính trị đồng thời là lực
lượng lãnh đạo hệ thống chính trị
+ Đảng phải luôn luôn đổi mới, nâng cao sức chiến đấu
2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị:
- Lãnh đạo trong từng lĩnh vực cụ thể: kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Lãnh đạo bằng chủ chương, đường lối, chính sách cụ thể
- Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng
về chính sách và chủ trương lớn.
- Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận
động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên
- Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý cán bộ.
- Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng và đảng viên hoạt
động trong các tổ chức của hệ thống chính trị.
III – Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -
xã hội trong hệ thống chính trị
1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta
- Là những tổ chức hợp pháp được tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân
- Có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc
*Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:
- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, xây dựng Nhà nước thực sự trong sạch vững mạnh.
- Thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai 6
trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
2. Nhiệm vụ của người cán bộ mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.
- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, xây dựng Nhà nước thực sự trong sạch vững mạnh.
- Thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai
trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
- Tích cực tham gia và thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phường, thị trấn, hăng hái đi đầu trong mọi lĩnh vực học tập và công tác
- Luôn luôn học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động do các tổ chức
chính trị - xã hội phát động; trực tiếp tham gia xây dựng tổ chức
của mình ngày càng phát triển mạnh và bền vững. -HẾT- 7