HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49153326 I.
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Định nghĩa:
- Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình định chế tài chính trung gian,
thuộc nhóm trung gian tiền gửi.
- Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: Ngân hàng thương mại là
loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. 2. Phân loại
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được chia theo 3 cách:
Dựa trên hình thức sở hữu thì gồm 5 loại, gồm:
- NHTM quốc doanh: là ngân hàng được mở ra từ 100% vốn của ngân sách Nhà
nước (NN), được tổ chức và hoạt động nhằm mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
- NHTM Cổ phần: là NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó
các cổ đông góp vốn có thể là các doanh nghiệp NN, các tổ chức, các tổ chức tín
dụng và cá nhân theo quy định của pháp luât. (Căn cứ khoản 3 Điều 5 NĐ về tổ
chức và hoạt động của ngân hàng thương mại năm 2009)
- NH Liên doanh: là NHTM được thành lập tại VN, bằng vốn góp của bên VN và
bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. NHTM liên doanh được thành lập
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên, là pháp nhân
VN, có trụ sở chính tại VN. (Căn cứ khoản 5 Điều 5 NĐ về tổ chức và hoạt động của NHTM năm 2009)
- NH 100% vốn nước ngoài: là NHTM được thành lập do vốn của nước ngoài, được
phép đặt chi nhánh tại VN và hoạt động theo pháp luật của VN.
- NH chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam: là NHTM tại Việt Nam với 100% vốn
điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài. (khoản 4 Điều 5 NĐ về tổ chức và hoạt động của NHTM năm 2009).
Dựa vào chiến lược kinh doanh thì gồm 3 loại:
- NHTM bán buôn: là NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách
hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân. lOMoARcPSD| 49153326 -
NHTM bán lẻ: làm các giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các đối tượng là khách
hàng cá nhân. Loại hình này thường thấy ở các NHTM cổ phần nông thôn.
- NHTM kết hợp cả bán buôn và bán lẻ: chuyên làm các giao dịch và cung cấp
những dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
Dựa vào tính chất hoạt động thì gồm 2 loại:
- NH chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên môn về một lĩnh vực
nào đó như: công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu hay ngân hàng đầu tư.
- NH kinh doanh tổng hợp: hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, có thể làm
hầu hết mọi nghiệp vụ của một NH được phép thực hiện đúng theo quy định PL.
3. Các dịch vụ cơ bản của NHTM:
Nhóm dịch vụ huy động vốn (dịch vụ nhận tiền gửi) là hoạt động truyền thống
cơ bản và quan trọng nhất của mọi NHTM.
- Tiền gửi thanh toán: Là tài khoản tiền gửi thanh toán do người sử dụng dịch vụ
thanh toán mở tại ngân hàng. Mục đích là thực hiện các giao dịch thanh toán qua
ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán: ủy nhiệm thu - chi, séc lĩnh tiền mặt..
- Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm, được xác nhận trên sổ tiết kiệm và được hưởng lãi suất tiết kiệm theo
quy định của ngân hàng thương mại, được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Tiền gửi có kì hạn: là khoản tiền của khách hàng gửi tại ngân hàng trong một thời
hạn nhất định, theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Sau khi hết kỳ hạn,
khách hàng sẽ được nhận lại tiền gốc và lãi suất.
Nhóm dịch vụ cho vay: là hoạt động cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương
mại giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Cho vay tiêu dùng: hình thức cho cá nhân vay phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng
cá nhân như mua sắm, du lịch, giáo dục, ... lOMoARcPSD| 49153326 -
- Cho vay kinh doanh: hình thức cho doanh nghiệp vay để phục vụ cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh như mở rộng sản xuất, mua sắm tài sản,…
Cho vay xuất nhập khẩu: là hình thức cho doanh nghiệp vay phục vụ cho các hoạt
động xuất nhập khẩu như mua hàng nhập khẩu, bán hàng xuất khẩu...
Nhóm dịch vụ tín dụng: Nguồn vốn được ngân hàng thương mại sử dụng cho
việc cung cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức thông qua các hình thức: cho
vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác…
Nhóm dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: là một trong những dịch vụ cơ bản của
hệ thống ngân hàng thương mại, gồm các hoạt động giúp khách hàng thực hiện
các giao dịch tài chính, như chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, ...
- Thanh toán tiền mặt: sử dụng tiền mặt để thực hiện giao dịch.
- Thanh toán qua thẻ: sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng, ... để thực hiện giao dịch.
- Thanh toán trực tuyến: sử dụng Internet để thực hiện giao dịch. - Thu hộ, chi hộ.
Nhóm dịch vụ bảo hiểm: là dịch vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các
ngân hàng thương mại. Được thực hiện bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, duy trì
sự ổn định của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn
lành mạnh hoạt động ngân hàng.
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ bồi thường cho người gửi tiền khi ngân hàng
thương mại tham gia bảo hiểm phá sản hoặc giải thể với mức bảo hiểm tối đa là 75
triệu đồng/người/ khoản tiền gửi.
Nhóm dịch vụ đầu tư: là dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp giúp
khách hàng đầu tư vào các tài sản tài chính, như cổ phiếu, trái phiếu, BĐS, ...
- Đầu tư chứng khoán: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, ...
- Đầu tư trái phiếu: phát hành trái phiếu, mua bán trái phiếu, ...
- Đầu tư bất động sản: cho vay mua nhà, cho vay xây nhà, ... lOMoARcPSD| 49153326 -
Nhóm dịch vụ tư vấn tài chính: là dịch vụ mà nhân hàng thương mại cung cấp
cho khách hàng các giải pháp quyết định tài chính phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình.
- Tư vấn tài chính cá nhân: lập kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư, tiết kiệm, ...
Tư vấn tài chính DN: kế hoạch tài chính doanh nghiệp, huy động vốn, đầu tư, …
4. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Rủi ro tín dụng : là một trong các loại rủi ro trong ngân hàng lớn nhất và
thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín
dụng xảy ra khi bên đi vay, trong một giao dịch nào đó, không thực hiện được.
Rủi ro lãi suất: là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất
giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn
đến làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro hối đoái: là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự
biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá
mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.
Rủi ro nguồn vốn : thường xảy ra dưới 2 hình thức •
Rủi ro thiếu vốn : là tình trạng xuất hiện trong các bộ phận thanh toán của ngân
hàng, khi ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu cho vay, đầu tư và nhu cầu
thanh toán của khách hàng. Ngân hàng bị thiệt hại do mất tiền lãi, chi phí thu lại
cho các món vay chưa đến hạn, nặng hơn có thể gây vỡ nợ. •
Rủi ro thừa vốn: là tình trạng vốn tồn đọng ở quỹ nghiệp vụ dữ trữ quá nhiều
không sinh lời, bao gồm cả quỹ thanh toán tiền gửi ở Ngân hàng Nhà Nước, quỹ
tiền mặt, quỹ dự trữ của ngân hàng. Đến kì hạn sẽ phải trả lãi cho số vón huy động
và dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh.
Rủi ro thanh toán: phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu
rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy, ngân
hàng phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản Có của
mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. lOMoARcPSD| 49153326 -
Rủi ro thuần túy: Khi có thiên tai như bão lụt, hoả hoạn, hoặc trộm cắp, các tệ
nạn, tham nhũng, … sẽ gây nên những rủi ro dẫn đến thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngân hàng.
5. Xu hướng phát triển của NHTM ở Việt Nam hiện nay
Xu hướng phát triển ngân hàng xanh (ngân hàng bền vững):
Là xu hướng các ngân hàng thương mại tích cực phát triển các sản phẩm, dịch vụ
và hoạt động thân thiện với môi trường.
- Xu hướng phát triển ngân hàng xanh được thể hiện qua các hoạt động sau: •
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh: cho vay năng lượng tái tạo, … •
Tích hợp các yếu tố môi trường vào hoạt động ngân hàng: sử dụng năng lượng tái
tạo, giảm thiểu chất thải, ... •
Thúc đẩy các hoạt động cộng đồng về môi trường: trồng cây xanh, bảo vệ nguồn nước, ... - Lợi ích: •
Tăng cường uy tín và thương hiệu của ngân hàng • Thu hút thêm khách hàng •
Giảm rủi ro hoạt động •
Góp phần bảo vệ môi trường.
Xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn của ngân hàng số
- Là xu hướng các ngân hàng thương mại tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng
trên nền tảng số, như mobile banking, internet banking, ...
- Xu hướng phát triển ngân hàng số có thể được thể hiện qua các hoạt động sau: •
Tăng cường đầu tư vào công nghệ số để phát triển các dịch vụ ngân hàng số. •
Phát triển các dịch vụ ngân hàng số mới: thanh toán di động, cho vay trực tuyến, ... •
Tăng cường hợp tác với các công ty fintech để phát triển các dịch vụ ngân hàng số - Lợi ích: •
Tăng cường hiệu quả hoạt động •
Giảm chi phí hoạt động • Thu hút thêm khách hàng lOMoARcPSD| 49153326 - •
Nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xu hướng các ngân hàng tập trung đầu tư mạnh vào an ninh mạng
- Là xu hướng các ngân hàng thương mại tăng cường đầu tư vào các biện pháp bảo
vệ an ninh mạng để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin của gân hàng.
Xu hướng các ngân hàng tập trung đầu tư mạnh vào an ninh mạng có thể được thể
hiện qua các hoạt động sau: •
Tăng cường đầu tư vào công nghệ bảo mật: đầu tư vào các giải pháp bảo mật, như
tường lửa, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS), ... •
Nâng cao nhận thức của nhân viên về an ninh mạng: •
Tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng để ngăn chặn và xử lý các cuộc tấn công mạng. - Lợi ích: •
Giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu •
Giảm thiểu rủi ro tài chính •
Tăng cường uy tín và thương hiệu của ngân hàng
Xu hướng chuyển đổi, phát triển mạnh hơn ngân hàng đại lý
- Là xu hướng các ngân hàng thương mại chuyển đổi mô hình hoạt động từ truyền
thống sang ngân hàng đại lý, ủy quyền cho các tổ chức khác: các cửa hàng tiện lợi,
các công ty tài chính, ...để thực hiện các hoạt động ngân hàng thay mặt cho mình.
- Xu hướng chuyển đổi, phát triển mạnh hơn ngân hàng đại lý có thể được thể hiện qua các hoạt động sau: •
Tăng cường hợp tác với các đối tác để mở rộng mạng lưới đại lý. •
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình ngân hàng đại lý. •
Tăng cường đào tạo nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ tại các đại lý. - Lợi ích: •
Giảm chi phí hoạt động lOMoARcPSD| 49153326 - •
Tăng cường tiếp cận khách hàng •
Nâng cao hiệu quả hoạt động