-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hệ thống pháp luật Việt Nam - Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội
Hệ thống pháp luật Việt Nam - Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Để đánh giá chất lượng của hệ thống pháp luật Việt Nam, xác định mức độ hoàn thiện của
nó cần phải dựa vào những tiêu chí được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện
và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra
những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều
tiêu chí để xác định chất lượng của hệ thống pháp luật Việt Nam trong đó có các tiêu chí cơ
bản là: Tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng
pháp luật và tính khả thi của hệ thống pháp luật. * Tính toàn diện:
Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là hệ thống
pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh
vực quan trọng của đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi các quy phạm pháp luật phải có khả
năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, để các quan hệ xã hội quan trọng có tính điển hình,
phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh. Tính toàn diện
của hệ thống pháp luật cần phải được đánh giá ở nhiều cấp độ khác nhau như từng quy phạm
pháp luật phải có cấu trúc lôgíc, chặt chẽ; mỗi chế định pháp luật có đầy đủ các quy phạm
pháp luật cần thiết; mỗi ngành luật có đầy đủ các chế định pháp luật theo cơ cấu của ngành
luật; còn hệ thống pháp luật có đủ các ngành luật đáp ứng được nhu cầu phát triển của các
quan hệ xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Điều này đòi hỏi các quy phạm pháp
luật phải được ban hành toàn diện và đồng bộ, không chỉ chú trọng tới các quy phạm pháp
luật về tổ chức bộ máy nhà nước mà còn phải chú ý tới các quy phạm pháp luật điều chỉnh
một cách toàn diện các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực đời sống dân sinh như dân sự,
thương mại, đầu tư..., không chỉ chú trọng tới luật nội dung mà còn phải chú ý tới luật hình
thức về trình tự, thủ tục. Đồng thời, phải ban hành đầy đủ các quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành các quy định pháp luật trong những trường họp cần có sự quy định chi tiết.
* Tính thống nhất và đồng bộ
Tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật phải được thể hiện trong cả hệ thống cũng
như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống ở các cấp độ khác nhau, nghĩa là giữa các
ngành luật trong hệ thống; giữa các chế định pháp luật trong cùng ngành luật; giữa các quy
phạm pháp luật trong chế định pháp luật cũng phải thống nhất. Không có các hiện tượng trùng
lặp, chồng chéo, mâu thuẫn nhau của các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các
bộ phận khác nhau của hệ thống. Điều này đòi hỏi các quy phạm pháp luật được ban hành
không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nội dung mà còn phải bảo đảm sự đồng bộ, tính
thứ bậc của mỗi quy phạm về hiệu lực của chúng, trong đó, các quy phạm trong Hiến pháp
phải có hiệu lực pháp luật cao nhất, các quy phạm pháp luật khác phải phù hợp với quy phạm trong Hiến pháp.
Bất kì một quy phạm pháp luật nào cũng được tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập,
riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và ràng buộc nhất định. Do vậy, tính đồng
bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu quả của pháp luật. Bởi
tất cả những mối liên hệ, ràng buộc đó của các quy định pháp luật với những yếu tố và hiện
tượng khác nhau trong đời sống xã hội xét đến cùng đều có ảnh hưởng tới sự tác động, điều chỉnh của pháp luật.
* Tính phù hợp và khả thi
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của hệ thống pháp luật luôn có sự
tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống pháp luật phải phản
ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó.
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt như chúng phải phù hợp với các
điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị của đất nước, mà quan trọng nhất là phù hợp với đường
lối, chính sách của Đảng cầm quyền; phù hợp với đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy
phạm xã hội khác... Ngoài ra, hệ thống pháp luật quốc gia phải được xây dựng phù hợp với
các nguyên tắc cơ bản của các điều ước và thông lệ quốc tế, có phương pháp điều chỉnh pháp
luật phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội.
Tính khả thi của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật được ban
hành phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành. Nghĩa là, khi ban
hành quy phạm pháp luật, phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước
có cho phép thực hiện được quy phạm pháp luật đó hay không, đồng thời, phải tính đến các
điều kiện khác như tổ chức bộ máy nhà nước, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, dư luận
xã hội trong việc tiếp nhận quy phạm pháp luật đó, trình độ văn hoá và kiến thức pháp lí của nhân dân…
* Ngôn ngữ và kĩ thuật xây dựng pháp luật
Đẻ đánh giá hệ thống pháp luật còn phải xem xét trình độ kĩ thuật pháp lí khi xây dựng pháp
luật. Điều này thể hiện, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải đưa ra được những nguyên
tắc, những trình tự, thủ tục tối ưu để tiến hành có hiệu quả quá trình đó nhằm tạo ra được
những quy phạm pháp luật tốt nhất, đồng thời phù hợp với các quy định đã có; xác định chính
xác, khoa học cơ cấu của hệ thống quy phạm pháp luật phù họp với các điều kiện kinh tế - xã
hội của đất nước; ngôn ngữ được sử dụng phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ
ràng, dễ hiểu, bảo đảm tính cô đọng, lôgíc và một nghĩa. Đối với những thuật ngữ chuyên
môn cần xác định rõ nội dung đều phải được giải thích trong nguồn pháp luật.
*Tính hiệu quả của hệ thống pháp luật
Ngoài việc sử dụng những tiêu chí nêu trên để đánh giá hệ thống pháp luật, một số học giả
còn chú trọng tới tiêu chí tính hiệu quả của hệ thống. Do vậy, đánh giá hệ thống pháp luật còn
cần chú ý xem mục đích đề ra cho pháp luật có thể đạt được trên thực tế hay không; số lượng
và chất lượng của các kết quả thực tế đạt được; những chi phí cho việc đạt được các kết quả đó...
Một hệ thống pháp luật có chất lượng thì phải bảo đảm tính hiệu quả, nghĩa là, các mục đích
đề ra cho pháp luật đã đạt được trên thực tế với những chi phí thấp trong những điều kiện kinh
tế, chính trị - xã hội hiện nay. Ví dụ:
Nhìn chung thì hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay được xác định là ngày càng toàn diện
và đồng đều hơn ở các ngành luật khác nhau khi chúng được phát triển và hình thành cùng lúc.
– Thể hiện sự phân hóa rõ ràng và cụ thể trong các chế định pháp luật.
– Xác định các nguyên tắc pháp luật và thể hiện nó một cách đầy đủ, rõ ràng hơn.
– Khi pháp luật được ra đời thì đa phần toàn bộ hệ thống pháp luật đều phát triển theo những
định hướng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội -chủ
nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con-người, quyền công dân
Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng những nhược điểm như tính thống nhất của hệ thống pháp luật
không cao, tính toàn diện, đồng bộ, cân đối của hệ thống pháp luật tuy có cải thiện nhưng vẫn
còn sự chênh lệch lớn về số lượng văn bản và mức độ hoàn thiện của pháp luật trong các lĩnh
vực khác nhau.Điển hình như tình trạng nợ đọng, chậm ban hành VBQPPL: luật về hội, quấy
rối tình dục. Tính ổn định của hệ thống pháp luật thấp,tính công khai, minh bạch của hệ thống
pháp luật còn bất cập. Một số văn bản quy định không mang tính phù hợp và khả thi, ví dụ
như ban hành giấy đi đường trong thời kỳ COVID 19,…