-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hệ thống truyền lực trên ô tô (powertrain system) | Bài giảng môn Công nghễ kĩ thuật ô tô Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
I. Chức năng HTTL: truyền công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động. 2. Các phần tử của hệ thống truyền lực: gồm các bộ phận đặt gữa động cơ và bánh xe chủ động. Ly hợp (clutch); Hộp số (transmission); Trục các đăng (propeller shaft); Cầu chủ động (drive axle). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BỘ MÔN Ô TÔ GVC ThS Nguyễn Văn Toàn Phone number: 0909988469 Email: toannv@hcmute.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM BỘ MÔN Ô TÔ
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ (POWERTRAIN SYSTEM
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ
I. Chức năng HTTL: truyền công suất từ
động cơ đến các bánh xe chủ động
2. Các phần tử của hệ thống truyền lực:
gồm các bộ phận đặt gữa động cơ và bánh xe chủ động Ly hợp (clutch) Hộp số (transmission) Cầu chủ
Trục các đăng (propeller shaft) động
Cầu chủ động (drive axle) Bánh xe bị động Bánh xe chủ động
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
3.Chức năng của các phần tử của hệ thống truyền lực 3.1. Ly hợp:
Ly hợp dùng để truyền hoặc không truyền momen từ động cơ đến hộp số. 3.2. Hộp số:
Hộp số dùng để biến đổi mômen xoắn của động cơ sao cho phù hợp
với mức độ truyền tải của nó đến các bánh xe chủ động. 3.3. Trục các đăng:
Truyền momen từ hộp số đến cầu chủ động mà khoảng cách hai cụm này và
góc trục truyền luôn thay đổi. 3.4. Cầu chủ động:
Phân phối momen từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ động phải và trái
bằng nhau. Đồng thời làm cho bánh xe phía trong quay chậm hơn bánh xe phía ngoài khi xe quay vòng.
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
4. Các kiểu hệ thống truyền lực FF: Front engine Front drive FR: Front engine Rear drive MR: Middle engine Rear drive RR: Rear engine Rear drive (1) (2)
4WD: 4 wheel drive 4 bánh xe chủ động AWD: All wheel drive Giải thích
(1): Chỉ vị trí đặt động cơ
(2): Chỉ vị trí đặt bánh xe chủ động
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
4.1. FF: Front engine Front drive
• Loại FF không có trục các- đăng.
• Hộp số và bộ vi sai bố trí chung
trong 1 vỏ nên hộp số loại này gọi
là Transaxle (Transmission+axle).
• Loại FF thường được dùng các
xe gầm thấp, tốc độ cao.
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
4.2. FR: Front engine Rear drive
• Loại FR có trục các đăng.
• Hộp số và vi sai bố trí
riêng biệt nên hộp số loại này gọi là Transmision.
• Loại FR thường được dùng các xe cần gầm cao
xe thích hợp cho mọi loại đường
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
4.3. Kiểu MR: Middle engine Rear drive Động cơ
Kiểu bố trí này phù hợp cho xe tải.
Nó thường có một số ưu điểm: trọng tâm thấp, phân phối tải tốt, không gian bên
trong lớn. Tuy nhiên, nhiều kiểu thiết kế xe bus gần đây bỏ kiểu động cơ đặt dưới
sàn thay vào đó là động cơ đặt sau.
Nhược điểm chính của phương án này là khoảng sáng gầm xe bị giảm, hạn chế
phạm vi hoạt động và khó khăn trong bảo dưỡng, sửa chữa động cơ.
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 4.4. Kiểu 4WD Ô tô có hệ thống
truyền lực kiểu 4WD phù
hợp với hoạt động trên
đường xấu, địa hình sình
lầy trơn trợt có độ bám thấp.
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 4.4. Kiểu 4WD/AWD 4WD AWD Câu hỏi ôn tập
1. Giải thích ký hiệu các kiểu hệ thống truyền lực trên ô tô: FF, FR, MR, RR, AWD?
2. Chức năng của hệ thống truyền lực?
3. Chức năng của bộ ly hợp, hộp số, truyền động các đăng và cầu chủ động?
4. Phân tích ưu nhược điểm của xe kiểu FF và FR?
5. Phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của xe kiểu 4WD/AWD?