Hiến pháp về quyền con người quyền công dân - Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hiến pháp về quyền con người quyền công dân - Luật Hiến Pháp | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Nhóm 17
Thành viên: Đỗ Hồng Quân (Nhóm trưởng)
Nguyễn Ngọc Linh
Hoàng Thị Hiền Lương
Theo văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền (OHCHR): “Quyền con
người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”.
Thực tiễn chứng minh,mỗi bước tiến nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong
nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người.
“Quyền con người là khát vọng và giá trị chung của nhân loại, ghi dấu thành quả
đấu tranh lâu dài của con người qua các thời đại nhằm chế ngự thiên nhiên,
chống áp bức, bất công.”.
-Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến
nhân phẩm và tự do cơ bản của con người.
-Quyền công dân là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp
dụng cho những người có quốc tịch của nước mình.
HIẾN PHÁP 1946
Hiến pháp 1946 được quy định đầy đủ trong chương II (Điều 4-21) sau chương
chính thể, cách quy định này phù hợp với bố cục của đa số các bản Hiến pháp của
các quốc gia trên thế giới.
Cho thấy vai trò nền tảng của chế định về quyền công dân cũng như khẳng
định, làm rõ hơn mục đích, bản chất nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân
làm chủ.
Thể hiện sự đề cao, coi trọng của Nhà nước ta trong việc ghi nhận các
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Về Hiến pháp 1946 có những đặc điểm nổi bật như sau:
-Nghĩa vụ đặt trước quyền lợi: Quy định mục A “Nghĩa vụ” trước mục B “Quyền
lợi”.
-Đồng nhất quyền con người với quyền công dân.
-Công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật: Điều 7: “Tất cả công dân Việt
Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công
cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình.”.
-Đàn bà ngang quyền với đàn ông: Điều 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về
mọi phương diện.”
-Quyền tự do: Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền:
+Tự do ngôn luận
+Tự do xuất bản
+Tự do tổ chức và hội họp
+Tự do tín ngưỡng
+Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”
-Quyền tư hữu tài sản: Điều 12: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam
được đảm bảo.”.
-Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhóm yếu thế trong xã hội: Điều 14: “Những
người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con
được săn sóc về mặt giáo dưỡng.”.
-Quy định về quyền học: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường
sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.”.
-Quyền trú ngụ của người nước ngoài: Điều 16: “Những người ngoại quốc tranh
đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt
Nam.”.
-Quyền bầu cử, ứng cử: Điều 18: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở nên,
không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những
người mất công quyền.
Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc,
biết viết chữ quốc ngữ.”.
Chưa có sự phân biệt giữ đủ tuổi và năm tuổi của người bầu cử và người
ứng cử.
-Quyền phúc quyết: Điều 21: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và
những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.”.
Do ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,
chiến tranh gần kề và bộ máy chính quyền còn non trẻ nên tinh thần chủ
đạo của Hiến pháp 1946 là thiết lập một nhà nước thống nhất, mạnh mẽ để
lãnh đạo nhân dân vượt qua những mối đe dọa từ nhiều phía.
Các quy định nhìn chung chỉ mới dừng lại ở mức cơ bản, chưa mở rộng ra
nhiều lĩnh vực, một số quyền quan trọng của người dân chưa được quy
định một cách đầy đủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Bản Hiến pháp chưa hoàn toàn, nhưng nó đã làm
nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới, nước
Việt Nam là một nước độc lập. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới biết dân tộc
Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới: phụ
nữ đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của
một công dân… Hiến pháp đó cũng đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa
các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các dân tộc.”.
HIẾN PHÁP 1959
Hiến pháp 1959 dành chương III (các điều 22-42)và một số điều ở một số chương
khác quy định về quyền và nghĩa vụ công dân.
Chế định quyền và nghĩa vụ công dân đã được chuyển xuống ở vị trí thứ
3.Đây là thay đổi nhỏ, song nó cho thấy vị trí về vai trò của quyền con
người, quyền công dân trong Hiến pháp 1959 không còn được đặc biệt
coi trọng như trong Hiến pháp 1946(ở chương II).
-Điểm giống nhau với Hiến pháp 1946:
+ Đều quy định về quyền bình đẳng của công dân về quyền lợi và nghĩa vụ
( Chương II Điều 6 Hiến pháp 1946 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều
ngang quyền về mọi phương diện:chính trị, kinh tế, văn hóa.”. Chương III điều 3
Hiến pháp 1959: “Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ.”).
+ Quy định về sự bình đẳng trước pháp luật của công dân (điều 7 Hiến pháp 1946
và Điều 22 Hiến pháp 1959)
+Đều chưa có sự phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”
khi chỉ đề cập đến đối tượng là công dân Việt Nam: cả hai đều đồng nhất quyền
con người với quyền công dân.
-Điểm khác nhau:
+Hiến pháp năm 1959 bỏ quy định liên quan đến thủ tục phúc quyết trong Hiến
pháp 1946. Tức là nhân dân không còn được tham gia vào quá trình sửa đổi Hiến
pháp hay quyết định các vấn đề của đất nước bằng thủ tục phúc quyết, do vậy, đã
hạn chế khả năng tham gia vào hoạt động chính trị của người dân. (Điều 38:
“Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích Nhà
nước và của nhân dân.”).
Đây là một quyền dân chủ trực tiếp rất quan trọng của công dân và nên
được khôi phục lại.
+Bắt đầu theo mô típ của Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa: ghi nhận một số
nguyên tắc và quyền, nghĩa vụ mới có nội hàm trừu tượng, thiếu cụ thể, mang
tính định hướng, cương lĩnh về chính trị, khó thực thi và khó đánh giá mức độ bảo
đảm thực tế. (Điều 35: “Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về
đức dục, trí dục, thể dục.”. Điều 36: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của
Việt kiều,…”.).
+Quyền lợi đặt lên trước nghĩa vụ (hơn nửa số điều luật đều nói về quyền của
công dân).
+Bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ mới,số lượng các quyền và nghĩa vụ trong
Hiến pháp 1959 tăng mạnh so với Hiến pháp 1946.
++Điều 25,28: Hiến pháp bỏ đi quyền “tự do xuất bản”, “tự do ra nước ngoài”
nhưng bổ sung thêm quy định tiến bộ hơn: “Nhà nước bảo đảm những điều kiện
vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”.
++Điều 29: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố
cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên
cơ quan Nhà nước.”.
++Điều 32: “Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh
tật, hoặc mất sức lao động.”.
++Điều 34: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do nghiên
cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hóa
khác.”.
+Quyền tư hữu tài sản bị hạn chế (Điều 40 Hiến pháp 1959 chỉ quy định về tài sản
công cộng và Điều 18, 19 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải
thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác” “Nhà
nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”).
Hiến pháp 1959 ra đời phần nào đã khác phục được những hạn chế của
Hiến pháp 1946, loại bỏ và sửa chữa những điều khoản không còn phù
hợp với tình hình.
HIẾN PHÁP 1980
Hiến pháp 1980 dành chương V (Điều 53-81) và một số Điều ở những chương
khác quy định về các quyền và nghĩa vụ của công dân.
Trong Hiến pháp 1980, vị trí, vai trò của quyền con người, quyền công
dân tiếp tục bị coi nhẹ.
-Điểm giống nhau với Hiến pháp 1946 và 1959:
+Đều đồng nhất quyền con người với quyền công dân.
+Đều quy định về quyền bình đẳng của công dân với pháp luật.
+Giống với Hiến pháp 1959 :
++Kế thừa nhưng vẫn theo xu hướng đưa ra những quyền và nghĩa vụ có nội hàm
trừu tượng, thiếu cụ thể mang tính định hướng, cương lĩnh về chính trị, khó thực
thi và khó bảo đảm thực tế.
++Không ghi nhận về quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến Pháp và những
vấn đề quan trọng của đất nước.
++Quyền được đặt trước nghĩa vụ.
-Điểm khác nhau:
+Triệt bỏ quyền sở hữu tư nhân: Không quy định trực tiếp quyền sở hữu tài sản
của người dân trong chương V mà ghi nhận thông qua các quy định của chương II
“Chế độ kinh tế” và quyền sở hữu tư nhân hoàn toàn không được ghi nhận (Điều
20 quy định: “Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử
dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”. Tức là
các cá nhân và hộ gia đình không có quyền sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử
dụng, khai thác, chuyển nhượng tài sản trên đất của mình.)
+Quy định một số quyền mới của công dân nhưng không mang tính khả thi:
++Học không phải trả tiền: Điều 60: “Nhà nước thực hiện từng bước chế đọ giáo
dục phổ thông bắt buộc,thực hiện chế đọ học bổng không phải trả tiền và chính
sách cấp học bổng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập.”.
++Quyền có nhà ở: Điều 62: “Công dân có quyền có nhà ở”
++Quyền khám chữa bệnh miễn phí: Điều 61: “Nhà nước thực hiện chế độ khám
bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.”.
Những hạn chế này xuất phát từ nhiều lí do: Ảnh hưởng sâu sắc của
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa Liên Xô, quan niệm giản đơn, giáo điều về
chủ nghĩa xã hội cũng như tinh thần lạc quan khi đánh giá tình hình kinh
tế, xã hội lúc bấy giờ của nước ta.
+Xuất hiện thêm nhiều quyền mới của công dân Việt Nam:
++Ghi nhận quyền có quốc tịch của công dân Việt Nam: Điều 53: “Công dân nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật
định.”.
++Quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội: Điều 56: “Công dân
có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội”.
++Quyền có việc làm: Điều 58: “Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao
động phải lao động theo quy định của pháp luật”.
++Quyền được bảo hiểm xã hội: Điều 59: “Công nhân, viên chức khi về hưu, già
yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội. Nhà
nước mở rộng dần sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền
kinh tế quốc dân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó”.
++Quyền học không phải trả tiền (Điều 60)
++Quyền được khám chữa bệnh không phải trả tiền(Điều 61)
++Quyền có nhà ở (Điều 62)
++Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm:
Điều 70: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh
dự và nhân phẩm”.
++Quyền được đảm bảo bí mật về điện thoại, thư điện tín: Điều 71: “Bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín được đảm bảo”.
+Mở rộng các quyền và nghĩa vụ cả về số lượng và phạm vi nên có sự chồng chéo
ở khá nhiều quy định
++Nhiều nghĩa vụ về nội dung bản chất là giống nhau nhưng được quy định thành
nhiều nghĩa vụ ở các điều khác nhau: Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ xây dựng quốc phòng toàn dân (Điều
76, 77)
+Có nhiều các quy định về chính sách bảo vệ nhiều nhóm yếu thế, nhóm đặc thù:
++Trẻ em: Điều 65: “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh
hoạt, học tập, và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm.”.
++Thanh niên: Điều 66: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho thanh niên học tập,
lao động và giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực; chăm lo bồi dưỡng lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.”.
++Thương binh, gia đình có công với cách mạng, người già, người tàn tật, trẻ mồ
côi: Điều 74
+Một số quyền tự do của công dân trong Hiến pháp 1946 được ghi nhận rõ ràng
và đầy đủ hơn trong Hiến pháp 1980:
++Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 68: “Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.”.
++Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Điều 69: “Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể.”.
++Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở”.
Nhìn chung, so với Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 về quyền công
dân thì Hiến pháp 1980 ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn, đồng
thời, tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các quy định từ các bản Hiến pháp
trước đó.
HIẾN PHÁP 1992
Hiến pháp 1992 quy định về quyền con người, quyền công dân tập trung chủ yếu
ở chương V (Điều 49-82), là bản Hiến pháp đánh dấu thời kì đổi mới của đất nước
ta, phản ánh bước phát triển mới trong chế định về quyền con người, quyền công
dân trên cơ sở đổi mới tư duy pháp lý, nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội theo
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
Việc ghi nhận chương về quyền con người, quyền công dân đứng thứ 5
chưa thực sự tương xứng với tầm quan trọng của chương này.
-Điểm giống nhau:
+Đối với Hiến pháp 1980:
++Đều quy định về quốc tịch của công dân Việt Nam.
++Đều thể hiện một số quyền tự do của con người về tín ngưỡng, tôn giáo.
++Đều bảo hộ hôn nhân gia đình
+Bảo vệ người yếu thế trong xã hội: Trẻ em, thanh niên, thương binh liệt sĩ, gia
đình người có công…
+Đối với các bản Hiến pháp trước đó:
++Quyền đặt trước nghĩa vụ
++Đều quy định về sự công bằng, bình đẳng của công dân trước pháp luật.
++Đều quy định về nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc.
-Điểm khác nhau:
+Lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “quyền con người”: Điều 50: “Ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật.”.
Các nhà lập hiến Việt Nam đã thoát ra khỏi định kiến cho rằng Hiến pháp
chỉ là văn bản xác lập và bảo vệ các quyền công dân chứ không phải các
quyền con người.Đồng thời tiệm cận hơn với xu hướng lập hiến chung
trên thế giới. Tuy nhiên bản Hiến pháp chưa phân biệt rạch ròi được
quyền con người với quyền cơ bản của công dân.
Phản bác lại luận điểm vu khống của Mỹ và các nước Châu Âu về việc
Việt Nam chưa đảm bảo nhân quyền.
+Quyền tư hữu tài sản được xác lập trở lại:
++Điều 57: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
++Điều 58: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp
hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.”.
+Quyền con người về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa được tôn trọng: Điều 50
+Bổ sung thêm quyền công dân Việt Nam ở nước ngoài và công dân nước ngoài
cư trú tại Việt Nam:
++Điều 75: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài.”.
++Điều 81: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi
chính đáng theo pháp luật Việt Nam.”.
++Điều 82: “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa
xã hội, dân chủ và hòa bình, hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.”.
+Một số quyền trong Hiến pháp 1980 mang tính “cương lĩnh” đã được sửa đổi
trong Hiến pháp 1992 để bảo đảm tính thực tế, khả thi:
++ Quyền học tập: Điều 59: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Học tiểu
học là bắt buộc, không phải trả phí” (Ở trong Hiến pháp 1980 thì giáo dục phổ
thông là bắt buộc và không phải trả tiền).
++Quyền sức khỏe: “Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. Nhà
nước quy định chế đọ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí.”.
+Hiến pháp 1992 đã cụ thể hóa một số quyền đã có trong Hiến pháp 1980:
++Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Điều 71: “Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm.”
++Quyền tự do đi lại và cư trú: Điều 68: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú
ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định
của pháp luật.”.
+Quyền suy đoán vô tội: Điều 72: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt
khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”.
+Được chấp thuận khôi phục lại trưng cầu dân ý: Điều 53: “Công dân có quyền
tham gia quản lý Nhà nước và cả xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của
cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước
tổ chức trưng cầu ý dân.”.
+Bổ sung quyền được tự ứng cử: Điều 54: “Công dân,không phân biệt dân tộc,
nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,
thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”.
HIẾN PHÁP 2013
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước, bản Hiến pháp 2013 đã đề cao vai trò
của nhân dân rất nhiều so với các bản Hiến pháp trước. Hiến pháp 2013 đã dời vị
trí chương về quyền con người của Hiến pháp 1992 từ chương V lên chương II
(Điều 14-49) ở bản Hiến pháp 2013 –giống với vị trí của Hiến pháp 1946.
Nhấn mạnh sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền con người, quyền
công dân, đồng thời thể hiện sự thay đổi về nhận thức, sự nhất quán
đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
-Điểm giống nhau:
++Đều quy định về nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc:trung thành với Tổ
quốc, nghĩa vụ quân sự,…
++Công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
++Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
++Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
++Điểm giống nhau với hiến pháp 1992: Công dân có quyền bầu cử và ứng cử,
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Đều quy
định về việc cư trú của người nước ngoài.
-Điểm khác nhau:
+Hiến pháp 2013 đã có sự phân biệt giữa “quyền con người” và “quyền công
dân”:
++Sử dụng từ “mọi người” khi thể hiện quyền con người.
++Sử dụng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân.
+Quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế: Khoản 2 Điều 14: “Quyền
con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”.
Các cơ quan Nhà nước không được tùy tiện hạn chế các quyền, việc hạn
chế các quyền phải bằng quy định của luật, chứ không phải bởi văn bản
dưới luật, và phải nhằm bảo vệ mục đích chính đáng được liệt kê.
Quy định phù hợp nhưng chưa hoàn toàn tương thích với Luật Nhân
quyền quốc tế.
+Bổ sung thêm một số quyền mới:
++Quyền không bị trục xuất, giao nộp cho Nhà nước khác: Khoản 2 Điều 17: “Công
dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.”.
++Quyền sống: Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được
pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”.
++Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác: Khoản 3 Điều 20: “Mọi
người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của
luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm
nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”.
++Quyền có nơi ở hợp pháp: Khoản 1 Điều 22: “ Công dân có quyền có nơi ở hợp
pháp.”.
++Quyền được xét xử kịp thời, công bằng: Khoản 2 Điều 31: “Người bị buộc tội
phải được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai.
Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công
khai.”
++Quyền không bị kết án 2 lần vì 1 tội phạm: Khoản 3 Điều 21: “Không ai bị kết án
2 lần vì 1 tội phạm.”.
++Quyền nghiên cứu khoa học: Điều 40: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa
học và công nghệ, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt
động đó.”.
++Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa: Điều 41: “Mọi người có quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào các giá trị văn hóa, sử
dụng các cơ sở văn hóa.”.
++Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ
giao tiếp: Điều 42: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn
ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.”.
++Quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường:
Điều 43: “Mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ
bảo vệ môi trường.”.
+Hiến pháp 2013 quy định rõ hơn hiến pháp 1992:
++Quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hoặc các hình thức đối xử
tàn ác khác: Khoản 1 Điều 20: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra
tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm
thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
++Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội: Khoản 1 Điều 28: “Công dân có
quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ
quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”.
++Quyền không bị phân biệt đối xử: Khoản 2 Điều 16: “Không ai bị phân biệt đối
xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
++Quyền chăm sóc sức khỏe: Khoản 1 Điều 38: “Mọi người có quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”.
++Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa: Khoản 2 Điều 18: “Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt
Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam,
giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất
nước”.
++Cấm phân biệt đối xử về giới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện:
Khoản 2 Điều 26: “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển
toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội” và Khoản 3 Điều 26: “Nghiêm
cấm phân biệt đối xử về giới”.
+Lần đầu tiên quyền của người dân tộc thiểu số được quy định:
++Khoản 1 Điều 58: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu
tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải
đảo và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn”.
++Khoản 3 Điều 61: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó
khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật,
người nghèo được học văn hóa và học nghề”.
Có thể nói, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, là sự kết tinh của tinh thần dân
chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ mới. Quyền con người
không chỉ đề cập ở chương II mà ở nhiều chương khác như chương về
Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Như vậy, bộ máy
nhà nước được lập ra để bảo vệ quyền con người.
| 1/14

Preview text:

Nhóm 17
Thành viên: Đỗ Hồng Quân (Nhóm trưởng) Nguyễn Ngọc Linh
Hoàng Thị Hiền Lương
Theo văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền (OHCHR): “Quyền con
người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”.
Thực tiễn chứng minh,mỗi bước tiến nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong
nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người.
“Quyền con người là khát vọng và giá trị chung của nhân loại, ghi dấu thành quả
đấu tranh lâu dài của con người qua các thời đại nhằm chế ngự thiên nhiên,
chống áp bức, bất công.”.
-Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến
nhân phẩm và tự do cơ bản của con người.
-Quyền công dân là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp
dụng cho những người có quốc tịch của nước mình. HIẾN PHÁP 1946
Hiến pháp 1946 được quy định đầy đủ trong chương II (Điều 4-21) sau chương
chính thể, cách quy định này phù hợp với bố cục của đa số các bản Hiến pháp của
các quốc gia trên thế giới.
 Cho thấy vai trò nền tảng của chế định về quyền công dân cũng như khẳng
định, làm rõ hơn mục đích, bản chất nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân làm chủ.
 Thể hiện sự đề cao, coi trọng của Nhà nước ta trong việc ghi nhận các
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Về Hiến pháp 1946 có những đặc điểm nổi bật như sau:
-Nghĩa vụ đặt trước quyền lợi: Quy định mục A “Nghĩa vụ” trước mục B “Quyền lợi”.
-Đồng nhất quyền con người với quyền công dân.
-Công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật: Điều 7: “Tất cả công dân Việt
Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công
cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình.”.
-Đàn bà ngang quyền với đàn ông: Điều 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.”
-Quyền tự do: Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: +Tự do ngôn luận +Tự do xuất bản
+Tự do tổ chức và hội họp +Tự do tín ngưỡng
+Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”
-Quyền tư hữu tài sản: Điều 12: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được đảm bảo.”.
-Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhóm yếu thế trong xã hội: Điều 14: “Những
người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con
được săn sóc về mặt giáo dưỡng.”.
-Quy định về quyền học: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường
sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.”.
-Quyền trú ngụ của người nước ngoài: Điều 16: “Những người ngoại quốc tranh
đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam.”.
-Quyền bầu cử, ứng cử: Điều 18: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở nên,
không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.
Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc,
biết viết chữ quốc ngữ.”.
 Chưa có sự phân biệt giữ đủ tuổi và năm tuổi của người bầu cử và người ứng cử.
-Quyền phúc quyết: Điều 21: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và
những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.”.
 Do ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,
chiến tranh gần kề và bộ máy chính quyền còn non trẻ nên tinh thần chủ
đạo của Hiến pháp 1946 là thiết lập một nhà nước thống nhất, mạnh mẽ để
lãnh đạo nhân dân vượt qua những mối đe dọa từ nhiều phía.
 Các quy định nhìn chung chỉ mới dừng lại ở mức cơ bản, chưa mở rộng ra
nhiều lĩnh vực, một số quyền quan trọng của người dân chưa được quy
định một cách đầy đủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Bản Hiến pháp chưa hoàn toàn, nhưng nó đã làm
nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới, nước
Việt Nam là một nước độc lập. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới biết dân tộc
Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới: phụ
nữ đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của
một công dân… Hiến pháp đó cũng đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa
các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các dân tộc.”. HIẾN PHÁP 1959
Hiến pháp 1959 dành chương III (các điều 22-42)và một số điều ở một số chương
khác quy định về quyền và nghĩa vụ công dân.
 Chế định quyền và nghĩa vụ công dân đã được chuyển xuống ở vị trí thứ
3.Đây là thay đổi nhỏ, song nó cho thấy vị trí về vai trò của quyền con
người, quyền công dân trong Hiến pháp 1959 không còn được đặc biệt
coi trọng như trong Hiến pháp 1946(ở chương II).
-Điểm giống nhau với Hiến pháp 1946:
+ Đều quy định về quyền bình đẳng của công dân về quyền lợi và nghĩa vụ
( Chương II Điều 6 Hiến pháp 1946 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều
ngang quyền về mọi phương diện:chính trị, kinh tế, văn hóa.”. Chương III điều 3
Hiến pháp 1959: “Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ.”).
+ Quy định về sự bình đẳng trước pháp luật của công dân (điều 7 Hiến pháp 1946
và Điều 22 Hiến pháp 1959)
+Đều chưa có sự phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”
khi chỉ đề cập đến đối tượng là công dân Việt Nam: cả hai đều đồng nhất quyền
con người với quyền công dân. -Điểm khác nhau:
+Hiến pháp năm 1959 bỏ quy định liên quan đến thủ tục phúc quyết trong Hiến
pháp 1946. Tức là nhân dân không còn được tham gia vào quá trình sửa đổi Hiến
pháp hay quyết định các vấn đề của đất nước bằng thủ tục phúc quyết, do vậy, đã
hạn chế khả năng tham gia vào hoạt động chính trị của người dân. (Điều 38:
“Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích Nhà
nước và của nhân dân.”).
 Đây là một quyền dân chủ trực tiếp rất quan trọng của công dân và nên được khôi phục lại.
+Bắt đầu theo mô típ của Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa: ghi nhận một số
nguyên tắc và quyền, nghĩa vụ mới có nội hàm trừu tượng, thiếu cụ thể, mang
tính định hướng, cương lĩnh về chính trị, khó thực thi và khó đánh giá mức độ bảo
đảm thực tế. (Điều 35: “Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về
đức dục, trí dục, thể dục.”. Điều 36: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều,…”.).
+Quyền lợi đặt lên trước nghĩa vụ (hơn nửa số điều luật đều nói về quyền của công dân).
+Bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ mới,số lượng các quyền và nghĩa vụ trong
Hiến pháp 1959 tăng mạnh so với Hiến pháp 1946.
++Điều 25,28: Hiến pháp bỏ đi quyền “tự do xuất bản”, “tự do ra nước ngoài”
nhưng bổ sung thêm quy định tiến bộ hơn: “Nhà nước bảo đảm những điều kiện
vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”.
++Điều 29: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố
cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước.”.
++Điều 32: “Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh
tật, hoặc mất sức lao động.”.
++Điều 34: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do nghiên
cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hóa khác.”.
+Quyền tư hữu tài sản bị hạn chế (Điều 40 Hiến pháp 1959 chỉ quy định về tài sản
công cộng và Điều 18, 19 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải
thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác” “Nhà
nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”).
 Hiến pháp 1959 ra đời phần nào đã khác phục được những hạn chế của
Hiến pháp 1946, loại bỏ và sửa chữa những điều khoản không còn phù hợp với tình hình. HIẾN PHÁP 1980
Hiến pháp 1980 dành chương V (Điều 53-81) và một số Điều ở những chương
khác quy định về các quyền và nghĩa vụ của công dân.
 Trong Hiến pháp 1980, vị trí, vai trò của quyền con người, quyền công
dân tiếp tục bị coi nhẹ.
-Điểm giống nhau với Hiến pháp 1946 và 1959:
+Đều đồng nhất quyền con người với quyền công dân.
+Đều quy định về quyền bình đẳng của công dân với pháp luật.
+Giống với Hiến pháp 1959 :
++Kế thừa nhưng vẫn theo xu hướng đưa ra những quyền và nghĩa vụ có nội hàm
trừu tượng, thiếu cụ thể mang tính định hướng, cương lĩnh về chính trị, khó thực
thi và khó bảo đảm thực tế.
++Không ghi nhận về quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến Pháp và những
vấn đề quan trọng của đất nước.
++Quyền được đặt trước nghĩa vụ. -Điểm khác nhau:
+Triệt bỏ quyền sở hữu tư nhân: Không quy định trực tiếp quyền sở hữu tài sản
của người dân trong chương V mà ghi nhận thông qua các quy định của chương II
“Chế độ kinh tế” và quyền sở hữu tư nhân hoàn toàn không được ghi nhận (Điều
20 quy định: “Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử
dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”. Tức là
các cá nhân và hộ gia đình không có quyền sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử
dụng, khai thác, chuyển nhượng tài sản trên đất của mình.)
+Quy định một số quyền mới của công dân nhưng không mang tính khả thi:
++Học không phải trả tiền: Điều 60: “Nhà nước thực hiện từng bước chế đọ giáo
dục phổ thông bắt buộc,thực hiện chế đọ học bổng không phải trả tiền và chính
sách cấp học bổng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập.”.
++Quyền có nhà ở: Điều 62: “Công dân có quyền có nhà ở”
++Quyền khám chữa bệnh miễn phí: Điều 61: “Nhà nước thực hiện chế độ khám
bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.”.
 Những hạn chế này xuất phát từ nhiều lí do: Ảnh hưởng sâu sắc của
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa Liên Xô, quan niệm giản đơn, giáo điều về
chủ nghĩa xã hội cũng như tinh thần lạc quan khi đánh giá tình hình kinh
tế, xã hội lúc bấy giờ của nước ta.
+Xuất hiện thêm nhiều quyền mới của công dân Việt Nam:
++Ghi nhận quyền có quốc tịch của công dân Việt Nam: Điều 53: “Công dân nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định.”.
++Quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội: Điều 56: “Công dân
có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội”.
++Quyền có việc làm: Điều 58: “Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao
động phải lao động theo quy định của pháp luật”.
++Quyền được bảo hiểm xã hội: Điều 59: “Công nhân, viên chức khi về hưu, già
yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội. Nhà
nước mở rộng dần sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền
kinh tế quốc dân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó”.
++Quyền học không phải trả tiền (Điều 60)
++Quyền được khám chữa bệnh không phải trả tiền(Điều 61)
++Quyền có nhà ở (Điều 62)
++Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm:
Điều 70: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”.
++Quyền được đảm bảo bí mật về điện thoại, thư điện tín: Điều 71: “Bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín được đảm bảo”.
+Mở rộng các quyền và nghĩa vụ cả về số lượng và phạm vi nên có sự chồng chéo ở khá nhiều quy định
++Nhiều nghĩa vụ về nội dung bản chất là giống nhau nhưng được quy định thành
nhiều nghĩa vụ ở các điều khác nhau: Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ xây dựng quốc phòng toàn dân (Điều 76, 77)
+Có nhiều các quy định về chính sách bảo vệ nhiều nhóm yếu thế, nhóm đặc thù:
++Trẻ em: Điều 65: “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh
hoạt, học tập, và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm.”.
++Thanh niên: Điều 66: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho thanh niên học tập,
lao động và giải trí, phát triển trí tuệ, năng khiếu và thể lực; chăm lo bồi dưỡng lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.”.
++Thương binh, gia đình có công với cách mạng, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi: Điều 74
+Một số quyền tự do của công dân trong Hiến pháp 1946 được ghi nhận rõ ràng
và đầy đủ hơn trong Hiến pháp 1980:
++Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 68: “Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.”.
++Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Điều 69: “Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể.”.
++Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”.
 Nhìn chung, so với Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 về quyền công
dân thì Hiến pháp 1980 ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn, đồng
thời, tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các quy định từ các bản Hiến pháp trước đó. HIẾN PHÁP 1992
Hiến pháp 1992 quy định về quyền con người, quyền công dân tập trung chủ yếu
ở chương V (Điều 49-82), là bản Hiến pháp đánh dấu thời kì đổi mới của đất nước
ta, phản ánh bước phát triển mới trong chế định về quyền con người, quyền công
dân trên cơ sở đổi mới tư duy pháp lý, nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội theo
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
 Việc ghi nhận chương về quyền con người, quyền công dân đứng thứ 5
chưa thực sự tương xứng với tầm quan trọng của chương này. -Điểm giống nhau:
+Đối với Hiến pháp 1980:
++Đều quy định về quốc tịch của công dân Việt Nam.
++Đều thể hiện một số quyền tự do của con người về tín ngưỡng, tôn giáo.
++Đều bảo hộ hôn nhân gia đình
+Bảo vệ người yếu thế trong xã hội: Trẻ em, thanh niên, thương binh liệt sĩ, gia đình người có công…
+Đối với các bản Hiến pháp trước đó:
++Quyền đặt trước nghĩa vụ
++Đều quy định về sự công bằng, bình đẳng của công dân trước pháp luật.
++Đều quy định về nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc. -Điểm khác nhau:
+Lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “quyền con người”: Điều 50: “Ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật.”.
 Các nhà lập hiến Việt Nam đã thoát ra khỏi định kiến cho rằng Hiến pháp
chỉ là văn bản xác lập và bảo vệ các quyền công dân chứ không phải các
quyền con người.Đồng thời tiệm cận hơn với xu hướng lập hiến chung
trên thế giới. Tuy nhiên bản Hiến pháp chưa phân biệt rạch ròi được
quyền con người với quyền cơ bản của công dân.
 Phản bác lại luận điểm vu khống của Mỹ và các nước Châu Âu về việc
Việt Nam chưa đảm bảo nhân quyền.
+Quyền tư hữu tài sản được xác lập trở lại:
++Điều 57: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
++Điều 58: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp
hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.”.
+Quyền con người về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa được tôn trọng: Điều 50
+Bổ sung thêm quyền công dân Việt Nam ở nước ngoài và công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam:
++Điều 75: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”.
++Điều 81: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi
chính đáng theo pháp luật Việt Nam.”.
++Điều 82: “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa
xã hội, dân chủ và hòa bình, hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.”.
+Một số quyền trong Hiến pháp 1980 mang tính “cương lĩnh” đã được sửa đổi
trong Hiến pháp 1992 để bảo đảm tính thực tế, khả thi:
++ Quyền học tập: Điều 59: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Học tiểu
học là bắt buộc, không phải trả phí” (Ở trong Hiến pháp 1980 thì giáo dục phổ
thông là bắt buộc và không phải trả tiền).
++Quyền sức khỏe: “Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. Nhà
nước quy định chế đọ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí.”.
+Hiến pháp 1992 đã cụ thể hóa một số quyền đã có trong Hiến pháp 1980:
++Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Điều 71: “Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.”
++Quyền tự do đi lại và cư trú: Điều 68: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú
ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”.
+Quyền suy đoán vô tội: Điều 72: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt
khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”.
+Được chấp thuận khôi phục lại trưng cầu dân ý: Điều 53: “Công dân có quyền
tham gia quản lý Nhà nước và cả xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của
cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước
tổ chức trưng cầu ý dân.”.
+Bổ sung quyền được tự ứng cử: Điều 54: “Công dân,không phân biệt dân tộc,
nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,
thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”. HIẾN PHÁP 2013
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước, bản Hiến pháp 2013 đã đề cao vai trò
của nhân dân rất nhiều so với các bản Hiến pháp trước. Hiến pháp 2013 đã dời vị
trí chương về quyền con người của Hiến pháp 1992 từ chương V lên chương II
(Điều 14-49) ở bản Hiến pháp 2013 –giống với vị trí của Hiến pháp 1946.
 Nhấn mạnh sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền con người, quyền
công dân, đồng thời thể hiện sự thay đổi về nhận thức, sự nhất quán
đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. -Điểm giống nhau:
++Đều quy định về nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc:trung thành với Tổ
quốc, nghĩa vụ quân sự,…
++Công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
++Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
++Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
++Điểm giống nhau với hiến pháp 1992: Công dân có quyền bầu cử và ứng cử,
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Đều quy
định về việc cư trú của người nước ngoài. -Điểm khác nhau:
+Hiến pháp 2013 đã có sự phân biệt giữa “quyền con người” và “quyền công dân”:
++Sử dụng từ “mọi người” khi thể hiện quyền con người.
++Sử dụng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân.
+Quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế: Khoản 2 Điều 14: “Quyền
con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”.
 Các cơ quan Nhà nước không được tùy tiện hạn chế các quyền, việc hạn
chế các quyền phải bằng quy định của luật, chứ không phải bởi văn bản
dưới luật, và phải nhằm bảo vệ mục đích chính đáng được liệt kê.
 Quy định phù hợp nhưng chưa hoàn toàn tương thích với Luật Nhân quyền quốc tế.
+Bổ sung thêm một số quyền mới:
++Quyền không bị trục xuất, giao nộp cho Nhà nước khác: Khoản 2 Điều 17: “Công
dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.”.
++Quyền sống: Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được
pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”.
++Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác: Khoản 3 Điều 20: “Mọi
người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của
luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm
nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”.
++Quyền có nơi ở hợp pháp: Khoản 1 Điều 22: “ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.”.
++Quyền được xét xử kịp thời, công bằng: Khoản 2 Điều 31: “Người bị buộc tội
phải được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai.
Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.”
++Quyền không bị kết án 2 lần vì 1 tội phạm: Khoản 3 Điều 21: “Không ai bị kết án
2 lần vì 1 tội phạm.”.
++Quyền nghiên cứu khoa học: Điều 40: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa
học và công nghệ, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.”.
++Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa: Điều 41: “Mọi người có quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào các giá trị văn hóa, sử
dụng các cơ sở văn hóa.”.
++Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ
giao tiếp: Điều 42: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn
ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.”.
++Quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường:
Điều 43: “Mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”.
+Hiến pháp 2013 quy định rõ hơn hiến pháp 1992:
++Quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hoặc các hình thức đối xử
tàn ác khác: Khoản 1 Điều 20: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra
tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm
thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
++Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội: Khoản 1 Điều 28: “Công dân có
quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ
quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”.
++Quyền không bị phân biệt đối xử: Khoản 2 Điều 16: “Không ai bị phân biệt đối
xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
++Quyền chăm sóc sức khỏe: Khoản 1 Điều 38: “Mọi người có quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”.
++Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa: Khoản 2 Điều 18: “Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt
Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam,
giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước”.
++Cấm phân biệt đối xử về giới, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện:
Khoản 2 Điều 26: “Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển
toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội” và Khoản 3 Điều 26: “Nghiêm
cấm phân biệt đối xử về giới”.
+Lần đầu tiên quyền của người dân tộc thiểu số được quy định:
++Khoản 1 Điều 58: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu
tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải
đảo và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn”.
++Khoản 3 Điều 61: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó
khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật,
người nghèo được học văn hóa và học nghề”.
 Có thể nói, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, là sự kết tinh của tinh thần dân
chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ mới. Quyền con người
không chỉ đề cập ở chương II mà ở nhiều chương khác như chương về
Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Như vậy, bộ máy
nhà nước được lập ra để bảo vệ quyền con người.