-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hình thành nền văn minh đông nam á – cổ trung đại - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Hình thành nền văn minh đông nam á – cổ trung đại - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (FC.007.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI ==========000==========
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI CHỦ ĐỀ:
TRÌNH BÀY LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH
ĐÔNG NAM Á – CỔ TRUNG ĐẠI Học phần
: Lịch sử văn minh thế giới Lớp tín chỉ : LSVMTG-TTQT50.1_LT Giảng viên bộ môn
: GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương Nhóm thực hiện : Nhóm 3 (lần 2)
Thành viên : Đào Ngọc Linh – TTQT50C11819
Đinh Ngọc Khánh Chi – TTQT50C11689
Nguyễn Ninh Thương – TTQT50C11961
Võ Thị Mai Linh – KDQT49B10269 about:blank 1/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
Hà Nội, tháng 04 năm 2024 about:blank 2/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI..4
1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................4
1.2. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................4
1.2.1. Khí hậu............................................................................................................. 4
1.2.2. Địa hình............................................................................................................ 5
1.3. Nền tảng văn hoá....................................................................................................6
1.4. Ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.......................................................6
CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CÁC NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ
- TRUNG ĐẠI..................................................................................................................8
2.1. Thời kỳ hình thành và bước đầu phát triển của các quốc gia Đông Nam Á
(Đầu Công Nguyên - TK VII).......................................................................................8
2.2. Thời kỳ hưng thịnh của các quốc gia Đông Nam Á (TK VII - TK XV).............9
2.2.1. Thời kỳ TK VII - X............................................................................................ 9
2.2.2. Thời kỳ TK X - XV.......................................................................................... 10
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN...............................................................12
LỜI KẾT......................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................14
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN............................................15 about:blank 3/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các dân tộc, quốc gia ở Đông Nam Á đã bước vào thời đại mới, thời đại
chung sống hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Khi mà những tiếp xúc và giao lưu diễn ra
ngày càng mạnh mẽ thì mỗi chúng ta đều cần hiểu được rằng nền văn hóa Đông Nam Á
ấy trước đây đã chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài như nền văn minh rực rỡ
của Ấn Độ hay Trung Hoa như thế nào, để từ những ảnh hưởng đó mà Đông Nam Á
không bị “Ấn Độ hóa” hay “Hán hóa” mà nó đã lựa chọn như thế nào những thứ thích
hợp để phục tùng các đặc điểm của mình, để làm nên bản sắc Đông Nam Á đa dạng,
phong phú mà không phải tiếp thu tất cả những văn hóa xa lạ kia. Không chỉ mỗi khía
cạnh văn hóa, mà những cơ sở hình thành của nền văn minh Đông Nam Á Cổ Trung đại
cũng như hoạt động giao thương, nông nghiệp và cả lịch sử của nền văn minh ngày ấy
cũng đã tác động như thế nào tới hình ảnh một Đông Nam Á trong bản đồ thế giới hiện nay.
Bài tiểu luận dưới đây sẽ đi sâu tìm hiểu và cung cấp cái nhìn tổng quan về cơ sở
hình thành mà đã tạo nên nền văn minh Đông Nam Á Cổ Trung đại rực rỡ và ấn tượng,
đồng thời cũng sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá của nhóm thực hiện về những điều
kiện, tiền đề liên quan đến tự nhiên, văn hóa, con người và những yếu tố khác chi phối
đến quá trình hình thành của nền văn minh Đông Nam Á thời kỳ Cổ Trung đại. about:blank 4/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI
1.1. Vị trí địa lý
Nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới, Đông Nam Á thuộc phía
Đông Nam của Châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, gồm: bán đảo Trung Ấn và
quần đảo Mã Lai. Khu vực này nằm giữa và gần hai quốc gia rộng lớn, với hai nền văn
minh rực rỡ và lâu đời là nền văn minh Trung Quốc và nền văn minh Ấn Độ. Hiện nay,
Đông Nam Á bao gồm Đông Nam Á lục địa (gồm các nước: Myanmar, Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam) và Đông Nam Á hải đảo (gồm Indonesia, Malaysia,
Philippines, Brunei, Timor Leste và Singapore).
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu.1 Đông Nam Á
không phải chỉ là một khu vực chính trị thuần túy; mà từ xưa, Đông Nam Á đã là một khu
vực văn hóa thống nhất. Trước khi tiếp xúc với các nền văn minh lớn như văn hóa Trung
Quốc và Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa phát triển, đó là nền
văn minh nông nghiệp lúa nước, với nền văn hóa Đông Sơn mà biểu tượng rực rỡ nhất là
chiếc trống đồng, được tìm thấy ở Việt Nam.2
Từ xa xưa, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau chỉ khu vực này cho những
mục đích riêng biệt: Người Trung Quốc xưa gọi là “Nam Dương”, người Nhật gọi vùng
này là “NanYo”; người Ấn Độ xưa gọi vùng này là “Suvarnabhumi” (Đất Vàng) hay
“Suvarnadvipa” (Đảo Vàng). Những tên gọi cổ đại cho thấy từ xa xưa, Đông Nam Á là
một vùng đất có nhiều của cái quý báu, hấp dẫn với nhiều loại hương liệu và sản phẩm kỳ
lạ.3 Tuy nhiên, tên gọi “Đông Nam Á” thực sự được sử dụng rộng rãi trong Thế Chiến
thứ hai, khi nước Anh thành lập Southeast Asia Military Command (Bộ Chỉ huy quân sự
Đông Nam Á) vào năm 1943 khi cố gắng hợp nhất các nước thuộc địa của các nước
phương Tây thành một khu vực chung.
1 GS Nguyễn Tấn Đắc. (2010). Văn hoá Đông Nam Á. NXB Khoa học Xã hội. T40.
2 ThS Lê Thị Liên. (2010). Tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hoá truyền thống Đông Nam Á (Nghiên cứu Khoa học).
3 Donal. G. Mc Cloud. Sytemand Prosess in Southeast Asia. Westvien press, USA. 1986. T10. about:blank 5/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Khí hậu
Với vị trí gần đường xích đạo chạy qua, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm khí hậu của khu vực này là hai mùa tương đối rõ rệt:
Mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm.4 Khí hậu nhiệt đới gió mùa cộng
với những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người, tạo điều kiện thuận lợi
cho cư dân khu vực phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa nước và nhiều loại
cây hương liệu quý hiếm như trầm hương, đậu khấu,…
Nhờ khí hậu, Đông Nam Á đã trở thành cái nôi của nền văn hoá Hoà Bình, dân cư
ở đây biết cách thuần hoá nhiều giống lúa và trồng lúa nước từ rất sớm. Từ việc canh tác
lúa nước, người Đông Nam Á cổ đại phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò để lấy sức
kéo làm ruộng đất cho gieo trồng.
1.2.2. Địa hình
Đông Nam Á có địa hình xen kẽ hay chia cắt giữa đồi núi, bờ biển và đồng bằng,
tạo nên cảnh quan đa dạng. Địa hình Đông Nam Á lục địa với những con sông như sông
Hồng, sông Mekong,... đã mang đến phù sa thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là nông nghiệp lúa nước. Ngoài ra, những con sông chảy tới gần biển, tạo nên những
châu thổ như: châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Mekong, châu thổ sông Chao Phraya
(Thái Lan hiện nay) và châu thổ sông Irrawaddy (Myanmar hiện nay).5 Đông Nam Á hải
đảo có địa hình chủ yếu là đồi núi uốn nếp xen các núi lửa, có đồng bằng ven biển nhỏ
hẹp, được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai Núi lửa Thái Bình Dương mà
tiêu biểu trong đó có Indonesia, Malaysia và Philippines thuộc vòng cung này.
Địa hình Đông Nam Á thiếu không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên
quy mô lớn, bởi mỗi nền văn minh đều gắn liền với những con sông lớn, còn Đông Nam
Á thì có địa hình cắt xẻ với những con sông ngắn, dốc từ đó chưa thể tạo thành vùng
đồng bằng châu thổ rộng lớn để hình thành nền văn minh. Nếu như đề cập tới hai nền văn
minh Ấn Độ và Trung Quốc, thì hai nền văn minh này gắn liền với những đồng bằng
4 GS Vũ Dương Ninh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T143.
5 GS Nguyễn Tấn Đắc. (2010). Văn hoá Đông Nam Á. NXB Khoa học Xã hội. T25. about:blank 6/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hay sông Hoàng Hà; thì Đông Nam Á
lại có không gian nhỏ hẹp hơn tuy vậy đủ để cho con người khai thác thức ăn để sinh
sống.6 Thêm vào đó, vì phần lớn lãnh thổ của Đông Nam Á giáp biển (trừ Lào), địa hình
có cả đất liền, bán đảo, hải đảo và các khu vực giáp biển, mạng lưới sông ngòi chằng chịt,
nhiều sông đổ ra biển, nên từ xa xưa, người dân nơi đây đã biết đóng bè mảng và đi
thuyền trên biển rất sớm cho việc giao thương với khu vực bên ngoài.
Đặc biệt là eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Mã Lai và bán đảo Sumatra, nối
Biển Đông và Ấn Độ Dương, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thuỷ
từ Châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Á. Cũng vì vậy mà hoạt động giao
thương ở khu vực này đã vô cùng sôi nổi từ thế kỷ II và kỹ thuật hàng hải cổ đạt đến đỉnh
cao vào khoảng thế kỷ V TCN.7
1.3. Nền tảng văn hoá
Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hoá chung tạo nên tính
thống nhất của cư dân toàn vùng. Cư dân ở đây có chung nền tảng văn hoá Nam Á với
sản xuất lúa nước là hoạt động kinh tế chính. Sản xuất lúa nước cần nhiều nhân công, do
đó cư dân Đông Nam Á rất coi trọng vai trò của người phụ nữ. Điều này được thể hiện
qua chế độ mẫu hệ trong phạm vi gia đình (khác với chế độ phụ hệ ở Ấn Độ và Trung
Quốc thời bấy giờ), và tín ngưỡng phồn thực tôn thờ sự sinh nở trong cộng đồng. Văn
hoá nông nghiệp cũng tạo ra kết cấu xã hội từ gia đình đến làng xóm, khi các hộ gia đình
quây tụ lại với nhau thành các khu dân cư quanh địa bàn canh tác.
1.4. Ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa
Nằm cạnh hai nền văn minh lớn và lâu đời là Trung Hoa và Ấn Độ, nên trong quá
trình phát triển, Đông Nam Á đã tiếp nhận không ít ảnh hưởng từ hai nền văn minh này
bằng nhiều con đường khác nhau.
Sự giao thoa văn hoá giữa Đông Nam Á và Ấn Độ chủ yếu diễn ra qua con đường
giao thương buôn bán. Những năm đầu Công nguyên, nhiều thương nhân Ấn Độ đã đến
buôn bán ở các hải cảng, cùng họ là các nhà truyền giáo để truyền bá tôn giáo Ấn Độ, giữ
6 GS Vũ Dương Ninh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T145.
7 GS Vũ Dương Ninh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T145. about:blank 7/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ sang khu
vực Đông Nam Á được biểu hiện chủ yếu trên các mặt sau đây: Ngôn ngữ và văn tự (chữ
Phạn và Pali), văn học, tôn giáo (đạo Hindu và đạo Phật), nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc, phương thức canh tác và quản lí xã hội. Những ảnh hưởng của Ấn Độ thúc đẩy quá
trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và tạo nên sự hình thành xã hội có giai cấp và nhà
nước, tạo dựng các quốc gia riêng mang tính chất vương quyền theo kiểu Ấn Độ.
Ảnh hưởng của Trung Hoa tới Đông Nam Á ít hơn nhưng cũng diễn ra trên nhiều
mặt: chính trị, văn hoá và xã hội. Khác với con đường hoà bình bằng giao thương và
truyền giáo của Ấn Độ, Trung Hoa gây ảnh hưởng bằng con đường chiến tranh xâm lược,
bành trướng lãnh thổ mang tính áp đặt. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng rõ nét nhất khi
lãnh thổ bị Trung Quốc đô hộ hàng nghìn năm. Ngoài Việt Nam, Trung Quốc còn có
quan hệ buôn bán với nhiều nước ở Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Indonesia,
Myanmar. Bằng chứng là rất nhiều di vật bằng sành, sứ, mảnh đồng, tiền cổ,... của người
Trung Quốc được các nhà khảo cổ tìm thấy ở Đông Nam Á. Chính việc qua lại này đã
phần nào mang văn hoá của Trung Quốc truyền bá vào các nước Đông Nam Á.
Từ đó, có thể rút ra rằng Đông Nam Á là “ngã ba đường” quan trọng có vai trò
mậu dịch trong tuyến hàng hải quốc tế. Ngoài ra, do vị trí địa lý, Đông Nam Á cũng tiếp
nhận những ảnh hưởng sâu đậm của văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng điều quan
trọng là cư dân khu vực này đã tiếp thu một cách có chọn lọc trên cơ sở nền tảng có
truyền thống đã có để xây dựng cho mình những cấu trúc chính trị, xã hội và văn hoá
thích hợp, làm nên bản sắc đa dạng của mình, song vẫn có những nét tương đồng giữa
các nước trong khu vực.8
8 Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T209. about:blank 8/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CÁC NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI
2.1. Thời kỳ hình thành và bước đầu phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (Đầu Công Nguyên - TK VII)
Tiền đề cho sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á là công cụ lao động bằng
đồng thau. Từ khoảng đầu thiên niên kỷ II TCN, cư dân Đông Nam Á đã biết đến công cụ
bằng đồng thau, nền văn minh đồng thau phát triển sớm và rực rỡ không thua kém các
nền văn minh cổ đại khác. 9
Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII là thời kỳ hàng loạt quốc gia sơ kỳ
được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam - Đông Nam Á lục địa. Trong thời kỳ
này hình thành và phát triển các vương quốc cổ như: Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có
vương quốc Chăm Pa, vùng trung và hạ lưu sông Mekong có các vương quốc
Sresthapura, Isanapura, Naravara và Phù Nam, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và
Irrawaddy (địa bàn sinh sống của người Môn) và trên các đảo của Indonesia ngày nay.
Trên bán đảo Mã Lai cũng đã xuất hiện các quốc gia trong khoảng thế kỷ II - III. Đó là
các vương quốc Langkasuka, Tambralinga và các nước Tumasic ở gần Singapore ngày nay.10
Thế kỉ IV xuất hiện vương quốc Tamura trên đảo Giava (Indonesia) ở phía Tây, là
vương quốc có quan hệ buôn bán với nhiều nước trong đó chủ yếu với Ấn Độ và Trung
Quốc, còn trên đảo Sumatera (Sumatra) hiện nay thuộc Indonesia có vương quốc Malayu.
Lưu vực sông Irrawaddy ở Miến Điện (Myanmar) là địa bàn cư trú của người
Môn, Pyu và Miến. Từ thế kỷ V, ở khu này đã xuất hiện những địa điểm quần cư - trung
tâm Phật giáo ở Thatơn và Prôme. Đến thế kỉ VII và thế kỉ VIII các nhà sư Trung Hoa
như Nghĩa Tĩnh và Huyền Trang có nói tới một vương quốc Sri Ksetra của người Pyu ở vùng Prôme.
Nhưng lớn mạnh hơn cả trong tất cả các quốc gia xuất hiện ở Đông Nam Á trong
các thế kỷ đầu Công nguyên là vương quốc Phù Nam. Quốc gia này hình thành trên vùng
9 Phan Ngọc Liên. Lược sử Đông Nam Á. NXB Giáo dục Việt Nam. T25.
10 Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T211. about:blank 9/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
châu thổ sông Mê Kông và cư dân là người Khơme. Phù Nam có quan hệ thương mại với
Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư và La Mã. Đến cuối thế Kỷ V, nước này bị chia cắt bởi nhiều
tiểu quốc. Thư tịch cổ Trung Hoa có nói tới một “thuộc quốc” của Phù Nam ở vùng này 11
là Xích Thổ (được cho là thuộc bán đảo Mã Lai ngày nay). Tiếp đó vào nửa sau thế kỉ
VII - thế kỉ VIII ở đây còn xuất hiện một vương quốc khác của người Môn là Dvaravati.
Sau đó, một bộ phận hoàng tộc của Đvaravati đã chuyển lên phía bắc, tham gia xây dựng
một vương quốc Môn khác là Haripunjaya (ở phía Bắc Thái Lan ngày nay), tồn tại đến
thế kỷ XIII. Ở những vùng khác, một số quốc gia tiếp tục phát triển và ngày càng mạnh
lên như Đại Việt, Chăm Pa,... đây là thời kỳ tích luỹ của các quốc gia dân tộc này.
2.2. Thời kỳ hưng thịnh của các quốc gia Đông Nam Á (TK VII - TK XV)
2.2.1. Thời kỳ TK VII - X
Từ đầu thế kỷ VII đến thế kỷ X, Đông Nam Á diễn ra quá trình hình thành các
quốc gia “dân tộc”, lấy một bộ tộc tương đối đông đúc và phát triển thịnh đạt. Trong thời
kỳ này, bên cạnh những quốc gia đã xuất hiện từ trước như Âu Lạc của người Việt, Chăm
Pa của người Chăm, đây là thời kỳ phát triển của các vương quốc Chân Lạp của người
Khơ-me thuộc khu vực phía Nam bán đảo Đông Dương (bao gồm lãnh thổ Campuchia,
phía nam Lào, phía nam Việt Nam ngày nay), Sri Vi-giay-a trên đảo Sumatera (Sumatra)
thuộc khu vực của Indonesia ngày nay, Kalinga ở đảo Giava (Indonesia)…
Trên nền tảng của các quốc gia sơ kỳ, kinh tế của các vương quốc phong kiến
Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển. Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế
chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm Pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao
Phraya (Thái Lan), lưu vực sông lrrawaddy (Myanmar ngày nay)… Một số quốc gia chủ
yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram
(Indonesia ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc
này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu,
mà sau này gọi là “Con đường Gia vị”.
12 Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài
11 Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T212.
12 Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận. Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam.
Á. http://thptlequydon.ninhthuan.edu.vn/SiteFolders/thptchuyenlequydon/2711/Su/CHUY%C3%8AN
%20%C4%90%E1%BB%80%20%C4%90%C3%94NG%20NAM%20%C3%81%20TH%E1%BB%9CI
%20PHONG%20KI%E1%BA%BEN.docx. about:blank 10/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở
các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm Pa),
Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a),... Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế,
văn hoá giữa các châu lục.
Như vậy, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến
thế kỷ X phát triển khá đa dạng, với nông nghiệp là ngành kinh tế chính, bên cạnh đó là
thương mại và công nghiệp. Sự phát triển kinh tế đã góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa,
khoa học kỹ thuật giữa các khu vực, đặt nền móng cho sự hình thành các quốc gia dân tộc sau này.
2.2.2. Thời kỳ TK X - XV
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV, hầu hết các quốc gia Đông
Nam Á bước vào thời kỳ ổn định và phát triển, phải kể đến sự hưng thịnh của một số
quốc gia như Ăng-co (Campuchia), Đại Việt (Việt Nam) và Mô-giô-pa-hít (Indonesia).13
Từ thế kỉ IX, nhiều quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt.
Đặc biệt, vương quốc Campuchia (Campuchia ngày nay) bước vào thời kì Ăng-co phát
triển huy hoàng. Từ việc đạt được những thành tựu to lớn về mặt văn hóa, kinh tế và xã
hội cộng với những cuộc chinh phạt bên ngoài (chinh phục lãnh thổ các bộ lạc Môn vào
thế kỷ XI và Chăm Pa) đã giúp Campuchia trở thành vương quốc mạnh nhất trong khu
vực.14 Về kinh tế người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngoài ra đánh bắt cá và săn
thú. Về chính trị, vương quốc dưới thời kỳ này trở thành vương quốc mạnh và ham chiến
nhất Đông Nam Á. Về văn hóa thì bắt đầu sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình
như người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn.
15 Đặc biệt thời kỳ Ăng-co sau này đã
để lại di sản văn hóa vô giá cho nhân loại, đặc biệt là quần thể đền Ăng-co được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Giữa thế kỉ IX, trên lưu vực sông Irrawaddy, vương quốc Pagan (1044 - 1287) đã
trở nên hùng mạnh. Nhất là dưới triều vua Anôrahta (trị vì 1044 - 1077) đã phát triển
13 Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T214.
14 Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T214.
15 Nghiên cứu lịch sử. Những Thành Tựu Của Đế Quốc Ăngkor Trong Thời Kỳ Cực Thịnh (Tạ Đức
Vượng). https://nghiencuulichsu.com/2013/05/06/vuong-quoc-angkor/. about:blank 11/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
mạnh mẽ nông nghiệp, xây dựng nhiều công trình thủy lợi, ban hành bộ luật đầu tiên và
nền văn hóa dân tộc phát triển.
16 Bên cạnh đó, dưới triều vua Anôrahta còn chinh phục
nhiều tiểu quốc, điển hình như tiểu quốc của người Môn (thuộc phần lãnh thổ của Thái
Lan ngày nay), người Pyu (thuộc Thượng Miến - miền bắc và trung Myanmar ngày nay)
nhằm thống nhất các tiểu quốc , bình định vững chắc để mở đầu cho quá trình hình thành 17
và phát triển của vương quốc Myanmar. Cũng trong giai đoạn này, Người Thái ở thượng
nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Sukhothai (Thái Lan) ở lưu vực sông
Mê-nam; và Lan Xang (Lào) ở trung lưu sông Mê Kông.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV cũng là giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng, cùng
với sự phát triển văn hóa riêng biệt, đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài
người. Đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va ở Indonesia mạnh lên, đã chinh phục được
Sumatera, thống nhất Indonesia dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong ba thế
kỷ (1213 - 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc trong đó thống trị toàn bộ
Đảo Java (ngày nay thuộc Indonesia, nằm ở phía nam quần đảo Sunda của Đông Nam Á)
và nhiều khu vực lân cận, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”.
Ở Việt Nam, vào thế kỉ X, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán (Trung Quốc),
kết thúc thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập dân tộc và phục hưng nền văn hóa Việt.
Trên cơ sở đó, từ thế kỷ XI - XV, Việt Nam vào thời kỳ phát triển thịnh vượng của nền
văn minh Đại Việt và có cơ cấu mô phỏng theo những hình thái của Trung Quốc. Ngoài
ra, vương quốc Chămpa cũng phát triển thịnh đạt từ thế kỉ IX dưới triều vua Indrapura.
Sự phát triển của nó thể hiện ở sự lớn mạnh của nền kinh tế và sự hùng mạnh của nhà nước tập quyền. 18
Tuy nhiên sau thế kỉ XV, các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu bước vào thời kỳ suy
thoái và sự suy thoái ấy diễn ra không đồng đều về thời gian. Quá trình này diễn ra sớm
nhất ở Campuchia, từ khoảng thế kỉ XIII, khi đế quốc Ăng-co không còn mạnh nữa, mất
dần những lãnh thổ phụ thuộc ở bên ngoài và sự suy yếu thực sự từ thế kỉ XIV.19 Sau đó
16 Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T213.
17 Bùi Thị Ánh Vân. Nguyên nhân sụp đổ của đế chế Pagan ở thế kỷ XIII, tạp chí nghiên cứu khoa học Số 6 (219), 2018.
18 Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T214.
19 Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB Giáo dục Việt Nam. T214. about:blank 12/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
lần lượt là Chăm Pa từ thế kỉ XV, Đại Việt và Myanmar muộn hơn một chút. Tuy nhiên,
đối với Xiêm (Thái Lan) và Lanxang (Lào) thì chế độ phong kiến vẫn đang tiếp tục hưng thịnh.
Như vậy, nền kinh tế phong kiến đã trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển
để đáp ứng sự phát triển của xã hội. Nguyên nhân dẫn đến sự suy vong ấy còn là các cuộc
chiến tranh tàn khốc tiêu hao sức người, sức của nhằm tranh giành lãnh thổ và quyền lực
của mình khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt hơn. Những cuộc khởi
nghĩa đòi lại chính quyền và công bằng liên tục nổ ra, chế độ phong kiến ngày càng trở
nên trì trệ và dần dần suy thoái. Hơn nữa, sự xâm nhập của chế độ thực dân vào Đông
Nam Á là nhân tố cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp tới sự suy sụp của các quốc gia phong kiến trong khu vực. about:blank 13/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy nền văn minh Đông Nam Á thời Cổ - Trung đại đã có những
bước phát triển đáng chú ý, đặc biệt là về khả năng canh tác nông nghiệp và phát triển
hàng hải từ rất sớm. Với vị trí địa lý nằm cạnh hai nền văn minh lớn và lâu đời là Ấn Độ
và Trung Quốc và các điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội thuận lợi, Đông Nam
Á đã sớm trở thành một phần của hệ thống mậu dịch trên thế giới, là cầu nối quan trọng
trong sự giao lưu văn minh phương Đông và phương Tây. Tuy chịu ảnh hưởng và kế thừa
những thành tựu của các nền văn minh đi trước, Đông Nam Á thời cổ trung đại vẫn có
một nền văn hoá của riêng mình trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá bên ngoài.
Khi tiếp nhận những ảnh hưởng ấy, các quốc gia trong khu vực này cũng biết cách dung
hòa, chọn lọc những tinh hoa đặc sắc nhất và kết hợp với những giá trị chung vốn có của
một trung tâm nông nghiệp canh tác lúa nước, tạo nên một nền văn minh cổ trung đại đa dạng, rực rỡ. about:blank 14/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ LỜI KẾT
Tóm lại, qua việc tìm hiểu về điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á Cổ
- Trung đại, ta thấy được khu vực này đã trải qua một quá trình phát triển đầy phong phú.
Nhìn lại, chúng ta nhận ra rằng việc hiểu biết về điều kiện hình thành và nền văn minh
của Đông Nam Á không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử của khu vực này mà
còn giúp chúng ta đánh giá cao hơn sự đa dạng và phong phú của thế giới. Điều này thúc
đẩy chúng ta tiếp tục nghiên cứu và tôn trọng những nền văn minh khác nhau trên thế
giới, từng bước góp phần vào sự hiểu biết và hòa bình toàn cầu. about:blank 15/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
2. Nguyễn Văn Ánh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.
3. GS Nguyễn Tấn Đắc, Văn hoá Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, 2010.
4. ThS Lê Thị Liên, Tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hoá truyền thống Đông
Nam Á (Nghiên cứu Khoa học), 2010.
5. Đinh Ngọc Bảo, Đông Nam Á – Một khu vực địa lý – lịch sử văn hoá (Thông báo
Khoa học), ĐHSP Hà Nội 1, số 6, 1994.
6. Donal. G. Mc Cloud, Sytemand Prosess in Southeast Asia, Westvien press, USA, 1986.
7. Almanach, Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006.
8. D.G.E. Hall, Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính Trị Quốc Gia, 1997.
9. GS Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, Đông Nam Á Lịch sử từ Nguyên thuỷ
đến nay, NXB Chính Trị Quốc Gia.
10. Phan Ngọc Liên, Lược sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục Việt Nam, T25.
11. Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận. Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.
12. Nghiên cứu lịch sử. Những Thành Tựu Của Đế Quốc Ăngkor Trong Thời Kỳ Cực
Thịnh (Tạ Đức Vượng).
13. Bùi Thị Ánh Vân. Nguyên nhân sụp đổ của đế chế Pagan ở thế kỷ XIII , tạp chí
nghiên cứu khoa học Số 6 (219), 2018. about:blank 16/17 13:14 6/8/24
NHÓM3 LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI GIỮA KỲ
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN Thành viên Mã sinh viên Nhiệm vụ Mức độ hoàn NHÓM 3 thành (100%) Đào Ngọc Linh
TTQT50C11819 Làm tiểu luận, powerpoint, 100% thuyết trình. Đinh
Ngọc TTQT50C11689 Làm tiểu luận, powerpoint, 100% Khánh Chi thuyết trình.
Nguyễn Ninh TTQT50C11961 Làm tiểu luận, powerpoint, 100% Thương thuyết trình.
Võ Thị Mai Linh KDQT49B10269 Làm tiểu luận, powerpoint, 100% thuyết trình. about:blank 17/17