Hình thức thi môn giao tiếp sư phạm - Giao tiếp sư phạm | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Hình thức thi môn giao tiếp sư phạm - Giao tiếp sư phạm | Đại học Sư Phạm Hà Nộigiúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực
Preview text:
HÌNH THỨC THI MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM
Thi tự luận (thời gian 60 phút):
- 1 câu lý thuyết (6 điểm): trong nội dung ôn tập
- 1 câu tình huống (4 điểm): TH giao tiếp giữa GV với HS hoặc GV với cha mẹ HS
( dựa vào cơ sở, hiểu biết tâm lí lứa tuổi, dựa vào nguyên tắc giao tiếp nào)
VẤN ĐỀ ÔN TẬP MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM
1. Khái niệm giao tiếp sư phạm
2. Đặc trưng của giao tiếp sư phạm
3. Chức năng của giao tiếp sư phạm
4. Vai trò của giao tiếp sư phạm
5. Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm
6. Phong cách giao tiếp sư phạm
7. Phương tiện giao tiếp sư phạm (PT ngôn ngữ và PT phi ngôn ngữ)
8. Kỹ năng giao tiếp sư phạm (KN lắng nghe, KN thuyết phục, KN quản lý cảm xúc, KN giải
quyết tình huống sư phạm) ( thêm phần quy trình vận dụng kĩ năng đó)
9. Thực hành giải quyết tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên với học sinh
10. Thực hành giải quyết tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên với cha mẹ học sinh
1. Khái niệm giao tiếp sư phạm •
Khái niệm giao tiếp: giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua
đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.
Ví dụ: Giao tiếp giữa các quốc gia , các cộng đồng trên thế giới để cùng hành động bảo vệ môi trường.
Khái niệm GTSP: là sự tiếp xúc tâm lí giữa con người với con người trong môi trường
nhà trường được quy định bởi các yếu tố: tính chủ thể, văn hóa, xã hội, trao đổi thông tin,
cảm xúc, định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân và của người giao tiếp
đối với mình, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Ở đây chủ thể
giao tiếp sư phạm là giáo viên và học sinh. •
Theo nghĩa hẹp: GTSP là sự tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền
đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng để xây
dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. •
Theo nghĩa rộng: GTSP là quá trình tiếp xúc tâm lí giữa các chủ thể trong quá trình
giáo dục (giữa giáo viên và học sinh), nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc và tác động ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau, thiết lập nên những mqh để thực hiện mục đích giáo dục.
Ví dụ: Giáo viên giảng bài cho học sinh
Giáo viên trao đổi về kiến thức với các đồng nghiệp. 2. Đặc trưng của GTSP 1. KN: GTSP (NGHĨA RỘNG) 1 2. Các đặc trưng GTSP (3)
Giao tiếp sư phạm cũng có những đặc trưng của giao tiếp nói chung như: được cá
nhân thực hiện; được thực hiện trong một quan hệ xã hội nhất định, có mục đích, có nội dung
cụ thể, có sự tác động qua lại, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau,.. xảy ra trong những
điều kiện lịch sử xã hội nhất định; chịu ảnh hưởng của ý thức xã hội loài người chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ.
GTSP có một số đặc trưng sau:
a) Đặc trưng về chủ thể và đối tượng giao tiếp
GTSP chủ yếu là giao tiếp giữa giáo viên với học sinh thông qua nội dung bài giảng,
tri thức khoa học. Chủ thể và đối tượng trong GTSP chủ yếu là giáo viên và học sinh.
Giáo viên là người đại diện cho văn hóa, sự chuẩn mực của xã hội, là lực lượng có
chuyên môn, nghiệp vụ trong rèn luyện, giáo dục trẻ, thế hệ tương lai của xã hội.
Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách. Để giáo dục HS,
người giáo viên phải không ngừng hoàn thiện nhân cách của mình.
Đối với HS, đó là những trẻ em được đưa vào khuôn khổ giáo dục của nhà trường để
rèn luyện thành những người có ích cho xã hội
Đặc điểm riêng của giáo viên và học sinh là đặc trưng nổi bật của chủ thể và đối
tượng trong giao tiếp sư phạm.
b) Đặc trưng về mục đích giao tiếp
Thông qua giao tiếp sư phạm, người giáo viên dạy học và giáo dục học sinh theo mục
đích giáo dục đã đề ra. Cụ thể, người giáo viên sử dụng giao tiếp như một phương tiện
chủ đạo để giáo dục nhân cách học sinh, giúp học sinh vừa hiểu biết tri thức khoa học
vừa biết được các chuẩn mực xã hội để làm theo và tuân theo. Mục đích giao tiếp sư
phạm là dạy học và giáo dục. Vì thế giáo viên thông qua lí lẽ, tình cảm, nhân cách cao
đẹp của mình để thuyết phục, cảm hóa học sinh. Tuyệt đối không sử dụng bạo lực, trù
dập, bạo lực mắng chửi làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của học sinh.
c) Đặc trưng về chuẩn mực trong giao tiếp
Người giáo viên trong quá trình giao tiếp phải thể hiện sự chuẩn mực, khuôn mẫu,
mực thước trong giao tiếp, quan hệ với người khác sao cho tương xứng với sự tôn kính
của xã hội và phù hợp với nghề nghiệp của mình. Người giáo viên không thể buông
thả, tự do, phóng túng, trong quá trình giao tiếp với người khác, nhất là đối với đồng nghiệp và học sinh.
Tóm lại, đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm đó là giao tiếp giữa hai đối tượng chủ yếu
( GV- HS). Quá trình giao tiếp chủ yếu hướng vào để dạy học và giáo dục học sinh; cụ thể là,
thông qua giao tiếp để giáo viên truyền đạt tri thức, thuyết phục, cảm hóa học sinh thực hiện
theo các chuẩn mực xã hội một cách tự nguyện, tự giác. Trong quá trình giáo tiếp giữa giáo
viên và học sinh, nhân cách của người giáo viên là một phương tiện giao tiếp quan trọng.
Với vai trò quan trọng của nghề giáo, người giáo viên luôn được xã hội tôn trọng. Sự tôn
trọng đó thể hiện cụ thể trong quá trình giao tiếp của những người khác trong xã hội với 2
người giáo viên. Điều đó buộc người giáo viên phải thể hiện sự chuẩn mực trong quá trình giao tiếp không chỉ
3. Chức năng của giao tiếp sư phạm 1. Kn: GTSP
2. Chức năng của GTSP ( 5 ) • Trao đổi thông tin • Tri giác lẫn nhau •
Nhận thức và đánh giá lẫn nhau • Ảnh hưởng lẫn nhau •
Điều khiển hoạt động nhóm 3.KLSP
* CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP SƯ PHẠM
a, Chức năng trao đổi thông tin
Thông tin trong giao tiếp sư phạm chủ yếu liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh. Thông qua GTSP:
giáo viên truyền đạt tri thức khoa học, tác động giáo dục học sinh. Học sinh trao đổi
lại với giáo viên để thể hiện sự hiểu biết của mình, giúp giáo viên điều chỉnh việc dạy học và giáo dục...
Nhà giáo trao đổi tri thức, trao đổi kinh nghiệm với nhau để cùng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Thu thập và xử lí thông tin là con đường quan trọng để phát triển nhân cách cho học
sinh, cũng như hoàn thiện nghề nghiệp cho giáo viên.
Có thể nói, chức năng trao đổi thông tin là chức năng quan trọng nhất của giao tiếp
nói chung, giao tiếp sư phạm nói riêng.
b, Chức năng tri giác lẫn nhau
Chức năng tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm thể hiện qua sự tác động qua lại với
nhau, qua đó làm bộc lộ cảm xúc, tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc giữa các chủ thể
tham gia giao tiếp trong môi trường sư phạm.
Cá nhân tri giác lẫn nhau trong giao tiếp để hiểu được tâm tư, nguyện vọng , tình cảm
của đối phương, qua đó phản ứng cho phù hợp . Sự tri giác lẫn nhau rất quan trọng trong
hoạt động dạy học và giáo dục . Việc chuyển từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến
còn nhiều khó khăn, nhất là đối với học sinh nhỏ tuổi. Điều đó đã minh chứng cho sự cần
thiết tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm.
c, Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau 3
Trong giao tiếp nói chung và giao tiếp sư phạm nói riêng, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan
điểm, thái độ, thói quen, tình cảm..của bản thân. Các chủ thể giao tiếp có thể nhận thức được
nhau, qua đó tự đánh giá về bản thân mình và đánh giá được người giao tiếp với mình.
Đặc biệt, trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên có thể hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí,
đánh giá đúng học sinh của mình mới dạy học và giáo dục có hiệu quả. Ngược lại, người học
sinh cũng phải hiểu, đồng cảm với người giáo viên mới học hành tiến bộ.
Học sinh giao tiếp với giáo viên, giáo viên giao tiếp với đồng nghiệp đều phải nhận thức
và đánh giá lẫn nhau theo hướng tích cực, tức là đánh giá theo xu hướng tiến bộ của đối
tượng. Quá trình này sẽ giúp cho mỗi người ngày càng hoàn thiện bản thân mình.
d, Chức năng phối hợp hoạt động sư phạm
Nhờ có quá trình giao tiếp sư phạm, các nhà giáo dục có thể phối hợp hoạt động cùng
nhau giải quyết một nhiệm vụ nhất định nhằm đạt tới mục tiêu đạt tới mục tiêu của giáo dục
Giáo viên với học sinh cũng phải phối hợp với nhau mới thực hiện được mục tiêu giáo
dục. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh trong các hoạt động dạy học và giáo
dục là điều kiện để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Học sinh cũng phải phối hợp với nhau mới nâng cao được hiệu quả học tập và các hoạt
động giáo dục khác. Để việc phối hợp đạt hiệu quả, cá nhân cần thông qua giao tiếp để hiểu
nhau, liên kết với nhau và cùng chung tay xây dựng xã hội
e, Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách học sinh.
Việc giáo dục học sinh chủ yếu thông qua giao tiếp. Cùng với hoạt động của mỗi cá nhân
học sinh, thì giao tiếp sư phạm giúp các em lĩnh hội được các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,.. để từ
đó hình thành nhân cách cho mình.
Giao tiếp là phương tiện cơ bản để giáo dục phát triển nhân cách học sinh.
4. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP SƯ PHẠM 1.Kn: GTSP (rộng) Vai trò của GTSP
4.1 Đối với hoạt động sư phạm
GTSP không chỉ là công cụ, phương tiện, điều kiện của hoạt động sư phạm mà còn là bộ
phận cấu thành hoạt động sư phạm.
GTSP gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm và là bản chất của quá trình sư phạm. Không
có giao tiếp thì hoạt động sư phạm sẽ không thể diễn ra. GTSP có vai trò:
Là phương tiện để giải quyết nhiệm vụ giảng dạy, vì giao tiếp sư phạm đảm bảo sự
tiếp xúc tâm lí giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, hình thành động
cơ tích cực học tập, tạo bầu không khí tâm lí tập thể trong quá trình học tập.
Là sự đảm bảo tâm lí- xã hội cho quá trình giao tiếp, vì nhờ giao tiếp sư phạm mà
hình thành được mối quan hệ giáo dục, tạo nên khuôn mẫu của lối sống, ảnh hưởng 4
đến sự hình thành định hướng, chuẩn mực, phong cách giáo viên học sinh sống của
cá nhân thông qua sự tiếp xúc tâm lí giữa giáo viên và học sinh
GTSP đảm bảo cho kết quả của hoạt động học tập, khắc phục những trở ngại tâm lí,
hình thành các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể học sinh.
Là phương pháp tổ chức mqh qua lại giữa giáo viên và học sinh, đả, bảo cho việc dạy
học và giáo dục có hiệu quả.
Bởi vì, GTSP đã tạo ra hoàn cảnh, tình huống tâm lí, kích thích việc tự học và tự giáo
dục học sinh, khắc phục những yếu tố tâm lí kìm hãm sự phát triển nhân cách trong quá trình GTSP
Như vậy, GTSP không chỉ là công cụ, phương tiện hay điều kiện để thực hiện mục đích
sư phạm mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là một phần chủ đạo trong cấu
trúc năng lực của người giáo viên, góp phần tạo nên đặc trưng nhân cách của họ.
4.2 Đối với người giáo viên
GTSP là một thành phần trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên tạo nên đặc trưng nhân cách của họ.
GTSP có vị trí quan trọng cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên, là phương tiện
thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và phát triển nhân cách học sinh.
Thông qua GTSP, nhà giáo dục mới:
Tổ chức được hoạt động của mình, đồng thời giao tiếp sư phạm là công cụ thiết lập,
duy trì và phát triển các mối quan hệ giao tiếp giữa các thầy cô trong nhà trường.
Đi sâu vào thế giới tinh thần của học sinh, thiết lập được mqh gắn bó đối với học
sinh, kích thích học sinh tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động giao tiếp
để trở thành những nhân cách có ích cho xã hội và tự hoàn thiện bản thân
4.3. Đối với học sinh
GTSP có vai trò đặc biệt quan trọng đối học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách học
sinh và tập thể học sinh. Thông qua GTSP người giáo dục truyền đạt những tri thức khoa
học, kinh nghiệm, trải nghiệm của mình cho học sinh. Người được giáo dục thì lĩnh hội
tiếp thu tri thức, kinh nghiệm chuẩn mực đạo đức để hình thành, phát triển tâm lí nhân cách cho chính mình
Ngoài ra, GTSP còn là một thành tố trong nội dung giáo dục. Chúng ta cần phải dạy cho
học sinh cả nghệ thuật giao tiếp. Nghệ thuật giao tiếp là điều kiện thành công của mỗi cá nhân.
5. Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm 1. KN: - Nguyên tắc - Nguyên tắc GTSP 2. Các nguyên GTSP: (5) 5
2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm
2.2 Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của học sinh
2.3 Nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp
2.4 Nguyên tắc đồng cảm/ thấu cảm trong giao tiếp
2.5 Nguyên tắc có niềm tin trong giao tiếp 3. KLSP
1. Khái niệm nguyên tắc GTSP
- Nguyên tắc: là hệ thống những chuẩn mực, quy định có tác dụng chỉ đạo, định hướng suy
nghĩ và hành động của con người.
- Nguyên tắc giao tiếp sư phạm: là hệ thống những luận điểm có tác dụng chỉ đạo, định
hướng thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương
tiện giao tiếp của các chủ thể (GV, HS và các lực lượng GD khác) trong quá trình GTSP. 2. Các nguyên tắc:
2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm
Mô phạm là một cách sống đúng chuẩn theo đạo đức của con người và thường được đưa ra
để làm tấm gương cho mọi người cùng noi theo.
Bản chất của nguyên tắc: đảm bảo sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo,
có sự thống nhất giữa lời nói và hành động.
Cơ sở đề ra nguyên tắc: xuất phát từ đặc điểm nghề dạy học, yêu cầu đối với người
thầy giáo trong hoạt động sư phạm nói chung.
Mọi hành vi giao tiếp của người giáo viên đều phải mẫu mực vì:
- Ảnh hưởng quan trọng đến cộng động nhà trường là trung tâm văn hóa cộng đồng;
giáo viên là trung tâm của văn hóa nhà trường
- Ảnh hưởng quan trọng đến học sinh; Giáo viên tiếp xúc hàng ngày với học sinh,
được HS coi là tấm gương, là chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử. Biểu hiện:
+ Ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, trang phục của giáo viên thể hiện sự chuẩn mực, làm
gương sáng cho học sinh noi theo ở mọi lúc, mọi nơi.
+ Lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau. Tránh hiện tượng “ làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm”
=> Để thể hiện được tính mô phạm trong giao tiếp, mỗi giáo viên phải ý thức rõ được vị trí,
trách nhiệm của mình trong nghề nghiệp, tích cực phấn đấu toàn diện về chuyên môn và lối
sống, luôn làm chủ được bản thân mình.
=> Nhà GD cũng như HS cần phải rèn luyện ngôn ngữ, tác phong, tư cách,..phù hợp với môi
trường GD, phải thể hiện được tính văn hóa cao trong giao tiếp. 6
Ví dụ: Khi đến trường, người giáo viên cần chọn cho mình những trang phục nhã nhặn, lịch
sự, văn minh như: áo sơ mi, quần dài, váy dài, áo dài,.. Khi nói năng phải chọn từ sao cho
có văn hóa; phong cách ngôn ngữ phong phú, phù hợp với tình huống, nội dung và đối tượng giao tiếp.
2.2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của học sinh
- Khái niệm :Tôn trọng nhân cách người học là phải coi học sinh như là một cá nhân, một
con người với đầy đủ các quyền vui chơi, học tập, nhận thức,… cùng những đặc điểm tâm
lí riêng, bình đẳng với mọi người trong quan hệ xã hội.
- Bản chất của nguyên tắc: đảm bảo thực thi quyền trẻ em.
- Cơ sở để đề ra nguyên tắc: được tôn trọng là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. - Biểu hiện:
+ Biết lắng nghe học sinh nói chuyện, trình bày ý muốn, nhu cầu, nguyện vọng của mình,… (lắng nghe học sinh)
*Không ngắt lời bằng các cử chỉ, điệu bộ như phẩy tay, xem đồng hồ hoặc ngoảnh mặt đi
chỗ khác với vẻ mặt khó chịu khi học sinh đang trình bày (Tránh các cử chỉ, hành vi biểu lộ
sự thiếu tôn trọng với học sinh)
*Chân thành, trung thực trong phản ứng đối với học sinh
*Với các em khó nói, khó diễn đạt nên gợi ý nhẹ nhàng nếu thấy cần thiết hoặc biểu hiện
thái độ khích lệ, động viên các em nói được suy nghĩ, mong muốn của mình ( Hỗ trợ học sinh biểu lộ bản thân)
Ví dụ: Với những học sinh ít nói có tính cách khép mình, có thể gọi phát biểu trong giờ sinh
hoạt, một câu hỏi rộng có thể chia thành nhiều câu hỏi nhỏ hơn như một sự gợi ý đối với
học sinh đó. Ngoài ra, giáo viên nên giữ nụ cười của mình sao cho thân thiện, biểu hiện
mong chờ, điều này góp phần tạo cảm giác dễ chịu cho học sinh được hỏi.
*Không được có lời lẽ, câu từ xúc phạm đến nhân cách học sinh, nhất là trước đám đông
như lớp học, bằng các từ ngữ như ngu, dốt, lười,… trong bất kì trường hợp nào (Không
dùng lời lẽ xúc phạm học sinh trước đám đông)
Ví dụ: Khi học sinh không làm bài tập về nhà, không nên có những lời lẽ trách mắng như
“sao em lười học thế”, “Nếu em lười thế này thì sau này làm được cái gì…”,…mà có thể 7
hỏi riêng nhẹ nhàng như “sao em không làm bài tập về nhà, em có việc bận gì à?”, “Sau
nhớ làm bài tập về nhà, như vậy mới có thể hiểu bài được”,…
+ Ngoài ra tôn trọng học sinh còn thể hiện qua trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự của
giáo viên. Quần áo lôi thôi là sự thiếu tôn trọng đối với học sinh của mình (giữ vẻ ngoài gọn gàng, chỉnh tề).
Tôn trọng nhân cách học sinh chính tự tôn trọng bản thân và nghề nghiệp của mình -> tạo
ra sự tôn trọng từ phía học sinh
2.3. Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp sư phạm
KN: Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của thầy cô giáo đối với học sinh, thể hiện ở sự
yêu thương, tin tưởng các em, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các em tích cực
hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học tập và trong các hoạt động khác ở nhà trường. Thể hiện:
*Trong dạy học: Hết mình vì học sinh, làm việc với một lương tâm nghề nghiệp
và tinh thần trách nhiệm cao đối với học sinh •
Trong giao tiếp, giáo viên luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, chuẩn bị kĩ giáo
án, hướng dẫn các em tiếp thu tri thức bằng tất cả khả năng và lòng nhiệt tình của mình.
*Trong phân công nhiệm vụ: Lòng tin đối với học sinh •
Tin tưởng học sinh, khích lệ động viên các em. Không được có định kiến với học sinh.
Cho dù học sinh có yếu kém thực sự về năng lực hay đạo đức thì cũng luôn nghĩ đó là tính
cách chưa hoàn thiện, được yêu thương giúp đỡ, nhất định các em sẽ trở thành người tốt.
Ví dụ: Trong lớp có một học sinh rất nghịch ngợm hay pha trò trong giờ. Giáo viên trong
trường hợp này, không nên có định kiến xấu với học sinh (bởi từ đó có thể nảy sinh những
đánh giá chủ quan tiêu cực của giáo viên trong quá trình tương tác của giáo viên với học
sinh này), luôn phải tin rằng học sinh luôn có mặt tốt, tìm hiểu nguyên nhân học sinh này
nghịch như vậy là do đâu (có thể muốn thu hút sự chú ý, có thể là do thừa năng lượng, hoặc
do học sinh đó không có nhiều cơ hội thể hiện bản thân với người khác,…), từ đó tìm hướng
giải quyết thích hợp vì sự tiến bộ của học sinh đó. * Trong
đánh giá học sinh: Khách quan, công bằng, khích lệ sự tiến bộ và vươn lên
của học sinh. Lời phê trong bài cô đọng, súc tích; thể hiện sự động viên, khuyến khích, tạo
niềm tin cho các em nơi chính bản thân mình.
Ví dụ: Sau khi chấm bài kiểm tra, giáo viên nhận thấy có hai bài khá giống nhau, một của
học sinh giỏi, một của học sinh yếu hơn. Lúc đó, giáo viên không nên có đánh giá chủ quan 8
như bạn yếu chép bài bạn giỏi. Giáo viên có thể gọi riêng hai bạn lên để đối chất về hai bài
làm và đưa ra cách giải quyết công bằng nhất bất kể hai bạn có học lực ra sao. Dù ai chép
bài, giáo viên vẫn cần phải nhắc nhở nhẹ nhàng, trừ nhẹ bài chép. Nếu bài không phải chép
mà chỉ tình cờ giống nhau (điều này rất có thể xảy ra với các môn tự nhiên) nếu bài làm tốt,
giáo viên có thể khích lệ sự tiến bộ của bạn yếu. •
Tùy tình huống, hoàn cảnh, khả năng của từng em để giao công việc phù hợp. Tuyệt
đối không nhạo báng, giễu cợt, chê bai trước những thất bại của các em
Ví dụ: Trong lớp có sự việc mất đồ, một bạn trong lớp được các bạn nghi ngờ ngay vì từng
bị phát hiện ra lấy đồ. Lúc này, giáo viên không nên hùa theo những học sinh kia mà có
động thái kiểm tra ngay túi bạn đó. Giáo viên có thể làm đúng quy trình, hỏi người bị hại
xem để quên ở đâu, yêu cầu tất cả học sinh kiểm tra cặp của mình, kiểm tra chéo với bạn
cùng bàn và tìm xung quanh lớp. Nếu vẫn không tìm ra thì trước hết cần phải dập tắt ác cảm
của các học sinh với bạn học sinh bị nghi ngờ trước đó rằng (không ai thấy đồ mất trong
cặp bạn ý tức là bạn ý không lấy…) sau đó giáo viên có thể tiếp tục giải quyết với bạn bị mất đồ…
=> Để GTSP mang tính thiện chí cần phải tạo ra QH tình cảm tốt đẹp giữa GV và HS. Khi
xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, GV và HS dễ cảm thông cho nhau để cùng thực hiện
mục đích và nhiệm vụ GD. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ hình thành cho HS được tính cởi
mở, tin yêu và nể trọng nhau trong giao tiếp. GV, bạn bè sẽ trở thành nguồn động viên, khích
lệ tinh thần của HS trong cuộc sống cũng như trong công việc.
2.4. Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp
Khái niệm: Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm có nghĩa là người giáo viên đặt mình vào vị
trí của học sinh, để hiểu được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, từ đó có
các hành vi ứng xử phù hợp
Để đồng cảm với học sinh trong giao tiếp, giáo viên cần:
*Hiểu đặc điểm và hoàn cảnh của học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng và mong muốn của học sinh •
Nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh.
VD: lứa tuổi THPT và THCS có các đặc điểm tâm lí khác nhau. Trong từng cấp học lại có
những đặc điểm khác nhau ở từng khối học : lớp 8 lớp 9 là độ tuổi các em khao khát được
trở nên tự do, mong muốn trở thành người lớn, có những tình cảm đặc biệt dành cho bạn khác giới,…. 9 • Thân
mật gần gũi , tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lí riêng của từng học
sinh, trên cơ sở phác thảo được chân dung tâm lí đối tượng giao tiếp.
VD: hoàn cảnh sống cũng ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống tâm lí của học sinh. Một học
sinh luôn luôn không chú ý học, phá phách, không hợp tác luôn phạm khuyết điểm có thể là
do một tổn thương đến từ tâm lí. Là người giáo viên, chúng ta cần tìm hiểu để có thể có
phương hướng giúp đỡ học sinh,… •
Đặt mình vào vị trí của học sinh trong những tình huống giao tiếp cụ thể, biết gợi lên
những điều điều học sinh muốn nói nhưng không dám nói và tạo điều kiện để thỏa mãn
nguyện vọng chính đáng của các em.
VD: Ở độ tuổi THCS, các em đã bắt đầu dậy thì, bắt đầu đã có những tò mò về cơ thể,…
nếu không hiểu và đồng cảm với các em về các vấn đề tế nhị này, có thể các em sẽ có
những hành động không chuẩn mực. Cần phải tạo điều kiện để học sinh nói lên những thắc
mắc và có những phương án xử lý để đáp ứng nguyện vọng của các em • Khoan
dung, độ lượng trong ứng xử, nhờ có đồng cảm, giáo viên mới có các biện
pháp giảng dạy, giáo dục có hiệu quả khi uốn nắn, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm
của các em. Đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân mật, tạo cảm giác an toàn cho các em, là cơ
sở hình thành các hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung.
2.5. Nguyên tắc tạo niềm tin trong giao tiếp sư phạm
- Niềm tin giúp chúng ta làm những điều chúng ta cho là đúng, hoặc không làm những thứ
mà chúng ta không tin. => Niềm tin quyết định thái độ, là động lực thúc đẩy hành động.
- Niềm tin là yếu tố quyết định đến kết quả của hoạt động giao tiếp nói chung và giao tiếp sư phạm nới riêng.
Bản chất của nguyên tắc: đảm bảo thực thi quyền trẻ em
Cơ sở đề ra nguyên tắc: được tin tưởng là một trong những nhu cầu cơ bản của con người.
Cách tạo niềm tin trong giao tiếp sư phạm:
- Nhà giáo dục phải luôn luôn tin tưởng vào khả năng tiến bộ, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của học sinh •
Hãy tin tưởng vào học sinh: Có 1 câu nói: Khi ta muốn người khác đối xử với mình
như thế nào, hãy đối xử ngược lại với họ như vậy. Khi ta muốn các em tin tưởng, hãy thể
hiện rằng ta hoàn toàn đặt niềm tin ở chúng trước. Những điều này không dễ dàng thể hiện
qua một câu nói đâu. Nó yêu cầu chúng ta có một sự thành tâm tuyệt đối. Vì chỉ khi thật sự 10