HK21.1A Ltmqt 0200 Ngyễn-Hữu-Nhất-Khoa - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
HK21.1A Ltmqt 0200 Ngyễn-Hữu-Nhất-Khoa - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÁO CÁO ĐỀ ÁN
RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ - HÀNG RÀO KỸ THUẬT
CỦA EU VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI MẶT
HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. Môn:
Luật Thương Mại Quốc Tế Lớp: 2204 Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: MSSV: 2194141 Tháng 7 / 2021 Trường Đại học Hoa Sen MỤC LỤC CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU
VỚI HÀNG DỆT MAY VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM.................................................1 1)
Tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại........................................1
1.1) Khái niệm rào cản kỹ thuật............................................................................1
1.2) phân loại rào cản kỹ thuật.............................................................................1
1.3) đặc điểm của rào cản kỹ thuật......................................................................1
1.4) vai trò và tác động.........................................................................................2 2)
Rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may của Việt Nam...................3
2.1) Nhóm yêu cầu về quy cách đóng gói, bảo quản, ghi nhãn sản phẩm............3
2.2) Nhóm yêu cầu về hóa chất trong thành phần sản phẩm................................4
2.3) Nhóm yêu cầu về quy trình sản xuất.............................................................4 CHƯƠNG 2.
TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI EU
TỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM...................................5 1)
Tình hình xuất khẩu của hàng dệt may của Việt Nam tới EU....................5 2)
Tác động của hàng rào kỹ thuật của Châu Âu đến xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam....................................................................................................5 3)
Giải pháp..........................................................................................................6 Trường Đại học Hoa Sen CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ
THUẬT CỦA EU VỚI HÀNG DỆT MAY VÀ SỰ CẦN
THIẾT CỦA BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 1)
Tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại 1.1)
Khái niệm rào cản kỹ thuật
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (technical barriers to trade) là một loại hàng rào
phi thuế quan đối với thương mại, gồm các quy định về mặt kỹ thuật(bao bì, kích thước,
hình dạng,…) của một nước áp dụng với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Đó có thể là
tiêu chuẩn kỹ thuật (technical regulations), Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) hoặc
Quy trình đánh giá sự phù hợp (conformity assessment procedure). 1.2)
phân loại rào cản kỹ thuật
Rào cản kỹ thuật phân thành ba loại:
Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là các qui định về đặc điểm cụ thể của
một sản phẩm - chẳng hạn như kích thước, hình dạng, thiết kế, chức năng và hiệu
suất của nó, hoặc cách nó được dán nhãn hoặc đóng gói trước khi đưa ra bán. các yêu
cầu này có tính bắt buộc.
Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi
một hoặc nhiều tổ chức, nhưng không bắt buộc áp dụng.
Quy trình đánh giá sự phù hợp (conformity assessment procedure) là bất kỳ thủ tục
nào được sử dụng để xác định rằng các yêu cầu liên quan của quy chuẩn kỹ thuật
hoặc tiêu chuẩn được đáp ứng. các nhà xuất khẩu phải chịu chi phí, nếu có, của các
thủ tục này. Các thủ tục đánh giá sự phù hợp không minh bạch và phân biệt đối xử có
thể trở thành công cụ bảo hộ hiệu quả. Ví dụ: các thử nghiệm, xác minh, kiểm tra và
chứng nhận - nhằm xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu quy định trong các
quy định và tiêu chuẩn. 1.3)
đặc điểm của rào cản kỹ thuật
Hàng rào kỹ thuật gồm 5 đặc điểm chính:
Thứ Nhất, hàng rào kỹ thuật là công cụ phi thuế quan mang lại hiệu quả cao hơn so
với hàng rào thuế quan và hạn. Bởi vì, hàng rào thuế quan và hạn ngạch chỉ đánh vào kinh
tế của của nước xuất khẩu, làm tăng giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Và các
nguồn lực phân bổ không đồng đều, bảo hộ doanh nghiệp nội địa. Còn hàng rào kỹ thuật
vừa bảo hộ kinh tế trong nước vừa bảo vệ môi trường, sức khoẻ người tiêu dùng. Ngoài
hàng rào kỹ thuật cấm hoàn toàn sản phẩm ra thị trường khi sản phẩm không đáp ứng được
qui định và tiêu chuẩn trong hàng rào kỹ thuật. Trong khi các biện pháp khác làm giảm số
lượng, hoặc tính cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ hai, rào cản kỹ thuật có hai mặt với hai mục đích sử dụng khác nhau. Một mặt,
rào cản kỹ thuật được chính phỉ sử dụng với mục đích thúc đâỷ thương mại, bảo vệ sức
khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường,… Ngược lại, đa phần chính phủ sử dụng rào cản 1 Trường Đại học Hoa Sen
thuế quan với mục đích cản trở thương mại như là bảo hộ doanh nghiệp trong nước. Bởi vì
các doanh nghiệp nội địa sẽ dễ dàng hiểu và đáp ứng được các yêu cầu của rào cản kỹ thuật
hơn là các doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ ba, rào cản kỹ thuật là một công cụ hữu ích đối với các nước phát triển nhằm
kiểm duyệt sản phẩm nhập khẩu, nhưng đối với các nước đang phát triển thì nó là một mối
lo ngại. Bởi vì nó làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu khó cạnh tranh
với các sản phẩm của nước nhập khẩu. Không chỉ các tiêu chuẩn trong hàng rào kỹ thuật
làm tăng chi phí, mà các qui trình, thủ tục cũng gây ra sự trì hoãn và các chi phí thủ tục đó
cũng do doanh nghiệp chi trả.
Thứ tư, Các nước trên thế giới đều các rào rào cản kỹ thuật của riêng mình và mức độ
bảo hộ không giống nhau, nhưng các điều khoản đó đều được điều chỉnh hiệp định
technical barriers to trade(TBT) của WTO. WTO đã thống nhất nhất các nguyên tắc chung
và đã được chấp nhận và cam kết tè cộng đồng quốc tế nhằm hạn chế những tiêu cực của
hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên, WTO chỉ khuyến khích các nước sử dụng các qui định từ hiệp
định TBT của WTO chứ không qui định mức độ bảo hộ. Vì vậy, đối với các nước phát triển
thì rào cản kỹ thuật vẫn là công cụ rất hữu hiệu nhằm bảo hộ các thế lực nội địa. Thường các
nước phát triển có mức độ bảo hộ cao hơn hiệp định TBT của WTO. Ngược lại, các nước
đang phát triển có mức độ bảo hộ thấp hơn hiệp định TBT của WTO. 1.4)
vai trò và tác động
Hàng rào kỹ thuật có nhiều vai trò khác nhau, phục vụ vì nhiều mục đích khách nhau:
Bảo vệ sự an toàn hoặc sức khỏe của con người: Đa phần các hàng rào kỹ thuật được thông
qua với lý do bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm kém chất lượng, không đủ an toàn cho người tiêu dùng.
VD: Các qui định của các nước Châu Âu về dây an toàn đối với phương tiện cở giới
để đảm bảo cho người sử dụng khi có tai nạn sảy ra.
Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất đồ ăn phải thể hiện rõ calories trên bao bì
trước thực trạng béo phì ngaỳ càng tăng.
Các sản phẩm độc hại như thuốc lá phải khuyến cáo ngừoi tiêu dùng trên bao bì sản phẩm.
Bảo vệ đời sống hoặc sức khoẻ của động thực vật: các quy định nhằm đảm bảo rằng các loài
động vật hoặc thực vật có nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm không khí, nước, đất,… không bị tuyệt chủng.
VD: Các qui định về kích thước thuỷ hải sản bị đánh bắt ở các nước phát triển như là Mỹ, Châu Âu,…
Bảo vệ môi trường: Các qui định nhằm bảo vệ môi trường đất, nước, không khí. Do ô nhiễm
môi trường ngày càng tăng, nên các chính phủ đã đưa các qui định để bảo vệ môi trường.
VD: Các qui định về lượng khí thải của máy móc, các phương tiện cơ giới,…
Phòng chống các hành vi lừa đảo: qui định bảo vệ người tiêu khỏi các hành vi lừa đảo thông
qua các qui định về thông tin ghi trên nhãn mác. 2 Trường Đại học Hoa Sen
VD: phân loại và định nghĩa, yêu cầu đóng gói và phép đo (kích thước, trọng lượng,
v.v.), để tránh các hành vi lừa đảo.
Các mục tiêu khác: chất lượng, hài hòa kỹ thuật hoặc đơn giản là tạo thuận lợi thương mại.
VD: Qui định về chất lượng sản phẩm: kích thước trái cây, rau, củ,…ở các nước phát triển.
Quy định nhằm hài hòa các lĩnh vực nhất định: qui định về viễn thông và các thiết bị đầu cuối ở Châu Âu.
Ngoài ra, Rào cản kỹ thuật có thể được một số quốc gia sử dụng như một biện pháp
bảo hộ. Chúng có thể được sử dụng để phân biệt đối xử chống lại hàng nhập khẩu, để cho
phép các doanh nghiệp trong nước có lợi thế hơn so với cạnh tranh nước ngoài.
Tác động đến thương mại quốc tế: Mặc dù rất khó để đưa ra ước tính chính xác về tác
động đối với thương mại quốc tế của nhu cầu tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật
khác nhau của nước ngoài, nhưng chắc chắn điều này liên quan đến chi phí đáng kể cho các
nhà sản xuất và xuất khẩu. Nhìn chung, các chi phí này phát sinh từ việc dịch các quy định
của nước ngoài, thuê chuyên gia kỹ thuật giải thích các quy định của nước ngoài, và điều
chỉnh các cơ sở sản xuất để phù hợp với yêu cầu. Ngoài ra, cần phải chứng minh rằng sản
phẩm xuất khẩu đáp ứng các quy định của nước ngoài. Chi phí cao có thể không khuyến
khích các nhà sản xuất cố gắng bán ra nước ngoài. Trong trường hợp không có các nguyên
tắc quốc tế, một rủi ro tồn tại là các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật có thể được thông qua
và áp dụng chỉ để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. 2)
Rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may của Việt Nam
Hàng rào kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may của Việt Nam gồm có ba nhóm chính:
Nhóm yêu cầu về quy cách đóng gói, bảo quản, ghi nhãn sản phẩm.
Nhóm yêu cầu về hóa chất trong thành phần sản phẩm.
Nhóm yêu cầu về quy trình sản xuất. 2.1)
Nhóm yêu cầu về quy cách đóng gói, bảo quản, ghi nhãn sản phẩm.
Về Ghi nhãn sản phẩm, EU yêu cầu sản phẩm hàng dệt may Việt Nam phải có nhãn
CE. Nghĩa là sản phẩm đến từ Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và
bảo vệ môi trường của EU, cũng như các hướng dẫn Blue Guide về chứng nhận chất lượng
của các sản phẩm được đánh dấu CE. Ngoài ra, sản phẩm dệt may Việt Nam phải dán nhãn
hoặc cung cấp các giấy tờ thương mại theo Quy định số 1007/2001 ngày 23/5/2001 của EU
khi đưa vào thị trường EU. Nhãn phải gắn kèm sản phẩm phải chắc chắn, dễ đọc, dễ thấy và
được viết bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi mặt hàng được bán. Chỉ các sản phẩm được dệt
kim hoặc may từ cùng một loại sợi mới có thể được đánh dấu hoặc dán nhãn là 100%,
nguyên chất hoặc toàn bộ. Hàng dệt nhiều sợi phải được ghi nhãn với tên và tỷ lệ phần trăm
trọng lượng của tất cả các sợi tạo nên số lượng sợi nhỏ hơn 5% được ghi là “các loại sợi 3 Trường Đại học Hoa Sen
khác”. Phải đánh dấu khi nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật. Thuật ngữ “cotton linen
union” chỉ được ghi vào nhãn khi tỉ lệ vải manh nguyên chất trên 40%. 2.2)
Nhóm yêu cầu về hóa chất trong thành phần sản phẩm.
Quy định về hoá chất được Châu Âu áp dụng cho hàng dệt may của Việt Nam xuất
khẩu sang Châu Âu là REACH. Quy định này hạn chế các doanh nghệp việt nam sử dụng
nhiều hóa chất trong dệt may và da. Theo đó REACH hạn chế hoặc cấm hoàn toàn sử dụng
một số hoá chất như là: Tris (aziridinyl) phosphinoxide, Tris (2,3 dilbromopropyl)
phosphate, PBB, Dioctyltin (DOT), mercury, Nickel, Azodyes, Nonylphenol ethoxylates,
Chromium VI, PAH, PFOA,… Chất diệt khuẩn được sử dụng cũng phải tuân thủ Quy định
về sản phẩm diệt khuẩn của Châu Âu (BPR). Ngoài REACH, nhiều thương hiệu thời trang
đã tự phát triển và sử dụng danh sách các chất hạn chế sử dụng (RSL).
Một số chất cấm khác: POP, Tetrabromodiphenyl ether, Pentabromodiphenyl ether... 2.3)
Nhóm yêu cầu về quy trình sản xuất.
Các yếu tố nước, hóa chất, năng lượng trong việc việc sản xuất vật liệu cơ bản như:
da, lông, sợi dệt,… có tác động tiêu cực tới yếu tố phúc lợi. Vì vậy, để hạn chế những tiêu
cực đó, các nhà nhập khẩu yêu cầu doanh nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cơ bản từ các
nhà cung cấp đã được chứng nhận. Các tiêu chuẩn và chứng nhận cá nhân sau đây là phổ
biến nhất ở thị trường Châu Âu:
BCI (Better Cotton Initiative): sáng kiến giúp cải thiện điều kiện trồng bông trên toàn cầu.
GRS (Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu): tiêu chuẩn về vật liệu tái chế, bao gồm các tiêu chí
trách nhiệm xã hội và môi trường cũng như quản lý hóa chất.
RDS (Responsible Down Standard) và RWS (Responsible Wool Standard): tiêu chuẩn
đảm bảo các tiêu chí bảo vệ động vật.
Các tiêu chuẩn và chứng nhận đảm bảo hàng dệt may và vải được sản xuất theo
phương thức thân thiện với môi trường. Các thương hiệu như: Peek & Cloppenburg,
Zalando, C & A và G-Star đã sử dụng những tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn 100 của Oekotex - Nhãn đảm bảo người tiêu dùng rằng tất cả các vật liệu
được sử dụng trong quần áo đều được kiểm tra về các chất có hại.
Nhãn sinh thái EU (EU Ecolabel) - Nhãn đảm bảo người tiêu dùng rằng hàng dệt được
sản xuất bằng cách sử dụng các chất ít độc hại hơn.
GOTS (Tiêu chuẩn Dệt hữu cơ toàn cầu) - Tiêu chuẩn bao gồm các khâu từ sản xuất đến
phân phối hàng dệt được làm từ ít nhất 70% sợi tự nhiên hữu cơ.
Bluesign - Hệ thống Bluesign giảm tác động đến con người và môi trường trong toàn bộ
chuỗi cung ứng dệt may dựa trên quản lý luồng đầu vào.
Các tiêu chuẩn và chứng nhận khác nhau trong ngành dệt may nhằm thúc đẩy sự đối
xử công bằng đối với người lao động trong ngành công nghiệp quần áo. Dưới đây là một số
tiêu chuẩn được người mua Châu Âu yêu cầu nhiều nhất:
BSCI (Sáng kiến Tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh).
Các tiêu chuẩn phổ biến khác đảm bảo quyền của người lao động là SA8000, ISO 26000, FWF và Fairtrade. 4 Trường Đại học Hoa Sen
Một tiêu chuẩn quản lý môi trường phổ biến là ISO 14001. CHƯƠNG 2.
TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
THƯƠNG MẠI EU TỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 1)
Tình hình xuất khẩu của hàng dệt may của Việt Nam tới EU
Việt Nam là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu hàng may lớn nhất thế
giới.Theo thống kê năm 2019, Kinh ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam lớn thứ ba
thế giới chỉ sau Trung Quốc và bangladesk. Kim ngạch xuất hàng dệt may của Việt Nam đạt
32,8 tỷ USD chiếm 6,25% tổng thị phần dệt may toàn thế giới. Trong đó, EU là thị trường
xuất khẩu lớn của Việt Nam, chiếm 11,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc, tăng
4,8% so với năm 2018 là 6,28%. Trong số các thành viên của EU-27, riêng 4 thị trường lớn
là Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ đã chiếm gần 70% xuất khẩu dệt may của Việt
Nam sang EU. Chủ yếu tập trung xuất khẩu 10 mặt hàng Chính là quần, áo thun, áo jacket,
đồ lót, áo sơ mi, quần áo trẻ em, quần short, quần áo bảo hộ lao động, váy, quần áo bơi.
Những mặt hàng trên chiếm 88,42% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU. 3)
Tác động của hàng rào kỹ thuật của Châu Âu đến xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam.
Đầu tiên, sự không chắc chắn trong các thay đổi ở tương lai của quy định TBT
của EU sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ta.
Với hàng dệt may xuất khẩu sang Châu Âu đang bị đe dọa bởi REACH. Vì REACH
có thể yêu cầu một loạt những chứng chỉ về chuỗi cung ứng và lập kế hoạch hậu cần chuỗi
cung ứng chi tiết cho hơn 80% nguyên liệu đầu vào nhập khẩu trong tất cả các ngành xuất
khẩu chính của Việt Nam. Trong các quy định của REACH thì tìm kiếm các chất thay thế
cho các hóa chất bị cấm sẽ khiến cho doanh nghiệp tốn một khoản chi phí.
Trong 10 năm tới, hơn 30.000 hóa chất lưu hành ở EU sẽ phải đăng ký với ECHA.
Để đăng ký, các công ty phải chứng minh rằng các hóa chất mà họ đăng ký sử dụng không
gây rủi ro cho con người, người tiêu dùng hoặc môi trường. ECHA có quyền cấm sử dụng
các hóa chất được coi là nguy hiểm và quy định các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp
xảy ra thảm họa hóa chất. Do đó, các công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải
đối mặt với nhiều thủ tục và chi phí mới.
Ngoài ra, các công ty Việt Nam sẽ phải đối mặt với một vấn đề khác: Người tiêu dùng
EU sẽ không thể mua các sản phẩm nhập khẩu đang bán trên thị trường mà trong quá trình
sản xuất hoặc trong thành phần có chứa hóa chất mà các nhà sản xuất EU không được
phép sử dụng theo REACH . Điều này có thể dẫn đến việc các nhà nhập khẩu EU phải tìm
kiếm nhà cung cấp từ các nước thứ ba như Việt Nam. Nam giới chỉ có thể sử dụng các hóa
chất đã đăng ký theo REACH để sản xuất sản phẩm.
Thứ hai, nhiều khả năng chi phí đánh giá tuân thủ và chứng nhận sẽ gia tăng.
Lo ngại về các biện pháp TBT mới sẽ có các quy định chứng nhận mới sẽ làm tăng
chi phí cho các nhà xuất khẩu. Trên thực tế, Việt Nam hiện chưa có đủ các phòng thí nghiệm
và cơ sở thử nghiệm để đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của các hóa chất theo yêu cầu 5 Trường Đại học Hoa Sen
của REACH. Nếu yêu cầu dịch vụ thí nghiệm của nước ngoài, chi phí cao và ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Việc yêu cầu các loại chứng nhận
chuỗi cung ứng bổ sung theo REACH cũng dự kiến sẽ làm tăng chi phí chứng nhận.
Thứ ba, gia tăng yêu cầu phải đầu tư mới cho công nghệ sản xuất và huấn luyện
vận hành để đáp ứng yêu cầu tuân thủ.
Những nhược điểm của biện pháp TBT mới có thể yêu cầu đầu tư vào công nghệ sản
xuất và phân phối mới nhằm đáp ứng yêu cầu của việc tuân thủ. Để làm được điều đó thì
phải đào tạo nhân lực về vận hành thiết bị mới và làm tăng chi phí vận hành.
Hầu hết các nhà xuất khẩu tuân thủ các thông số kỹ thuật sản phẩm do người mua quy
định mà không chú ý đến các quy định TBT của EU, dẫn đến các yêu cầu pháp lý và nhận
thức về các quy định TBT của EU còn yếu. Mặc dù tuân theo các thông số kỹ thuật của sản
phẩm là rất quan trọng để thành công, nó cũng bất lợi vì các hiệp hội ngành hàng và các
thành viên của họ không tích cực xây dựng khả năng cơ bản để hiểu và áp dụng các quy
định áp dụng cho ngành liên quan. Thông tin cơ bản dẫn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc vào người mua. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa chú
trọng đến công tác nghiên cứu phát triển, đổi mới sản phẩm và mẫu mã, bao bì, nhãn mác
sản phẩm… dẫn đến giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam còn
thấp. Trên thực tế, vẫn còn rất ít nhà máy sản xuất theo thiết kế (<2%), thậm chí còn ít nhà
máy sản xuất các sản phẩm có thương hiệu. 4) Giải pháp
Các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường chung. Cần thận trọng vì một sai sót nhỏ có thể gây
ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội như nhập khẩu công nghệ không phù hợp với
điều kiện địa phương, gây lãng phí đầu tư cho các chương trình phát triển. Công nghiệp, nỗ
lực xuất khẩu các sản phẩm địa phương trở nên vô nghĩa, v.v. Một số lợi ích cho doanh
nghiệp khi thực hiện các quy định như: Tạo môi trường ổn định để quản lý công nghệ và
sáng chế mới; phát triển thị trường và tăng khả năng cạnh tranh; tạo công cụ đảm bảo tính
tương thích của sản phẩm và quy trình; đưa sản phẩm ra thị trường, đáp ứng yêu cầu của
pháp luật, bảo vệ người tiêu dùng ,..v..v.. Doanh nghiệp phải nắm được chiến lược lựa chọn
các tiêu chuẩn phù hợp như: tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài,
tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu, các phương thức quản lý chất lượng sẵn có để các
doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng bao gồm: ISO 1400, HACCP, GMP, OHSAS 18001, SA
8000, ISO 22000, ISO / TS 29001, v.v. Bằng việc lựa chọn đúng mô hình quản lý chất lượng
và áp dụng đúng, doanh nghiệp sẽ tận dụng được những lợi thế và ảnh hưởng do hệ thống
này mang lại, như đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý và quản lý, nâng cao trình độ quản lý hiện
đại của cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và giảm biên
chế hành chính. , giúp giảm chi phí hành chính, giảm giá thành sản phẩm, ... đặc biệt là giúp
doanh nghiệp tiếp tục phát triển thành công trong việc gia nhập và trụ lại thị trường EU. 6 Trường Đại học Hoa Sen TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1-6%20raocankt.pdf
http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi-duong/item/542-
mot-so-van-de-ve-hang-rao-ky-thuat-trong-hoi-nhap-quoc-te-tpp
http://tbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/thong%20tin%20XK%20vao%20thi
%20truong%20EU%20nganh%20det-may_1307.pdf
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/tac-dong-cua-cac-quy-dinh-ve-rao-can-ky-
thuat-trong-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-giua-viet-nam-va-eu-doi-voi-viet-nam-5786/ 7