Hóa 12 bài 9: Amin

Hóa 12 bài 9: Amin được biên soạn tổng hợp trọng tâm lý thuyết hóa 12 bài 9, gúp bạn đọc nắm chắc nội dung kiến thức bài học. Từ đó biết cách vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa

Hóa hc 12 bài 9: Amin
I. Khái nim, phân loi và danh pháp
1. Khái nim, phân loi
Khi thay thế nguyên t H trong phân t NH3 bng gc hiđrocacbon ta thu được
amin.
Thí d:
NH3: amoniac
CH3NH2: metylamin
C6H5NH2: phenylamin
Amin thường có đồng phân v mch cacbon, v v t ca nhóm chc và v bc
amin.
Thí d: Viết đồng phân ca hp cht có công thc phân t: C3H9N
CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin
CH3-CH2-NH-CH3: N-metyl-etan-1-amin
CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin
(CH3)3-N: trimetyl amin
Amin đưc phân loi theo hai cách thông dng nht:
a) Theo gốc hiđrocacbon
* Amin mch h như CH3NH2, C2H5NH2,...,
* Amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,...
b) Theo bc ca amin (Bậc amin thường được tính bng s gốc hiđrocacbon liên kết
vi nguyên t nitơ):
* Amin bc mt như C2H5NH2
* Amin bậc hai như CH3-NH-CH3
Amin bậc ba như (CH3)3-N
2. Danh pháp
Tên của các amin thường được gi theo tên gc - chc (gốc hiđrocacbon vi chc
amin) và tên thay thế.
Tên ca mt vài amin
Công thc cu to
Tên gc - chc
Tên thay thế
CH3NH2
metylamin
metanamin
CH3CH2NH2
etylamin
etanamin
CH3NHCH3
đimetylamin
N-metylmetanamin
CH3CH2CH2NH2
propylamin
propan-1-amin
(CH3)3N
trmetylamin
N, N -
đimetylmetanamin
CH3[CH2]3NH2
butylamin
butan - 1- amin
C2H5NHC2H5
đietylamin
N-etyletanamin
C6H5NH2
phenylamin
benzenamin
H2N[CH2]6NH2
hexametylenđiamin
hexan-1,6-điamin
II. Tính cht vt
Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là nhng cht khí, mùi khai khó
chu, tan nhiều trong nước.
Các amin có phân t khối cao hơn những cht lng hoc rn, nhiệt độ sôi tăng
dần và độ tan trong nước gim dn theo chiều tăng của phân t khi.
Các amin thơm là chất lng hoc cht rn và d b oxi hóa.
Các amin đều độc.
III. Cu to phân t và tính cht hóa hc
1. Cu to phân t
Trong phân t amin, nguyên t N tạo được mt, hai hoc ba liên kết vi gc
hiđrocacbon, tương ứng có amin bc mt RNH2, amin bc hai R-NH-R1, amin bc
ba:
Như vy, phân t amin có nguyên t nitơ tương t như trong phân tử NH3 nên các
amin có tính bazơ. Ngoài ra, amin còn có tính cht ca gốc hiđrocacbon.
2. Tính cht hóa hc
a) Tính bazơ
* Thí nghim 1
Nhúng giy qu tím vào dung dch metylamin hoc propylamin, màu qu tím
chuyn thành xanh. Nếu nhúng qu tím vào dung dch anilin, màu qu tím không
đổi.
Gii thích:
Metylamin và propylamin cũng như nhiều amin khác khi tan trong nưc phn ng
với nước tương tự NH3, sinh ra ion OH-.
CH3NH2 + H2O [CH3NH2]
+
+ OH
-
Thí d:
Anilin và các amin thơm khác phn ng rt kém với nưc.
* Thí nghim 2
Nh vài git anilin vào ng nghiệm đựng nưc. Anilin hầu như không tan và lắng
xuống đáy ng nghim. Nh vài git anilin vào ng nghiệm đựng dung dch HCl,
thấy anilin tan. Đó là do anilin có tính bazơ, tác dng vi axit:
C6H5NH2 + HCl [C6H5NH3]
+
Cl
-
Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,... có kh năng làm xanh
giy qu tím hoc làm hng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ
ảnh hưởng ca nhóm ankyl.
Anilin có tính bazơ, nhưng dung dch ca nó không làm xanh giy qu tím, cũng
không làm hng phenolphtalein vì lc bazơ của nó rt yếu và yếu hơn amoniac. Đó
là do ảnh hưởng ca gốc phenyl (tương t phenol). Như vậy, có th so sánh lc
bazơ như sau:
b) Phn ng thế nhân thơm của anilin
* Thí nghim: Nh vài giọt nước brom vào ng nghiệm đã đựng sn 1 ml anilin,
thy trong ng nghim xut hin kết ta trng.
* Gii thích: Do ảnh hưởng ca nhóm NH2, ba nguyên t H các v trí ortho và
para so vi nhóm NH2 trong nhân thơm của anilin d b thay thế bi ba nguyên t
brom:
C6H5NH2 + 3Br2
2
HO

C6H2Br3NH2 + 3HBr
Phn ứng này dùng để nhn biết anilin.
| 1/5

Preview text:


Hóa học 12 bài 9: Amin
I. Khái niệm, phân loại và danh pháp
1. Khái niệm, phân loại
Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin. Thí dụ: NH3: amoniac CH3NH2: metylamin C6H5NH2: phenylamin
Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí của nhóm chức và về bậc amin.
Thí dụ: Viết đồng phân của hợp chất có công thức phân tử: C3H9N
CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin
CH3-CH2-NH-CH3: N-metyl-etan-1-amin
CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin (CH3)3-N: trimetyl amin
Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:
a) Theo gốc hiđrocacbon
* Amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2,...,
* Amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,...
b) Theo bậc của amin (Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ):
* Amin bậc một như C2H5NH2
* Amin bậc hai như CH3-NH-CH3 Amin bậc ba như (CH3)3-N 2. Danh pháp
Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc - chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế. Tên của một vài amin
Công thức cấu tạo Tên gốc - chức Tên thay thế CH3NH2 metylamin metanamin CH3CH2NH2 etylamin etanamin CH3NHCH3 đimetylamin N-metylmetanamin CH3CH2CH2NH2 propylamin propan-1-amin N, N - (CH3)3N trmetylamin đimetylmetanamin CH3[CH2]3NH2 butylamin butan - 1- amin C2H5NHC2H5 đietylamin N-etyletanamin C6H5NH2 phenylamin benzenamin H2N[CH2]6NH2 hexametylenđiamin hexan-1,6-điamin
II. Tính chất vật lí
Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai khó
chịu, tan nhiều trong nước.
Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng
dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
Các amin thơm là chất lỏng hoặc chất rắn và dễ bị oxi hóa. Các amin đều độc.
III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học
1. Cấu tạo phân tử
Trong phân tử amin, nguyên tử N tạo được một, hai hoặc ba liên kết với gốc
hiđrocacbon, tương ứng có amin bậc một RNH2, amin bậc hai R-NH-R1, amin bậc ba:
Như vậy, phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự như trong phân tử NH3 nên các
amin có tính bazơ. Ngoài ra, amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.
2. Tính chất hóa học a) Tính bazơ * Thí nghiệm 1
Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin hoặc propylamin, màu quỳ tím
chuyển thành xanh. Nếu nhúng quỳ tím vào dung dịch anilin, màu quỳ tím không đổi. Giải thích:
Metylamin và propylamin cũng như nhiều amin khác khi tan trong nước phản ứng
với nước tương tự NH3, sinh ra ion OH-. CH3NH2 + H2O ⇔ [CH3NH2]+ + OH- Thí dụ:
Anilin và các amin thơm khác phản ứng rất kém với nước. * Thí nghiệm 2
Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng nước. Anilin hầu như không tan và lắng
xuống đáy ống nghiệm. Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl,
thấy anilin tan. Đó là do anilin có tính bazơ, tác dụng với axit:
C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl-
Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,... có khả năng làm xanh
giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ
ảnh hưởng của nhóm ankyl.
Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng
không làm hồng phenolphtalein vì lực bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó
là do ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol). Như vậy, có thể so sánh lực bazơ như sau:
b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
* Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã đựng sẵn 1 ml anilin,
thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng.
* Giải thích: Do ảnh hưởng của nhóm NH2, ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và
para so với nhóm NH2 trong nhân thơm của anilin dễ bị thay thế bởi ba nguyên tử brom: C H O 6H5NH2 + 3Br2 2   C6H2Br3NH2 + 3HBr
Phản ứng này dùng để nhận biết anilin.
Document Outline

  • Hóa học 12 bài 9: Amin
  • I. Khái niệm, phân loại và danh pháp
    • 1. Khái niệm, phân loại
    • 2. Danh pháp
  • II. Tính chất vật lí
  • III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học
    • 1. Cấu tạo phân tử
    • 2. Tính chất hóa học