-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hoạt động tranh tụng tại toà án - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Hoạt động tranh tụng tại toà án - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Hoạt động tranh tụng tại toà án - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Hoạt động tranh tụng tại toà án - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Hoạt động tranh tụng tại toà án Mở Đầu
Năm 2013 Hiến pháp mới của Việt Nam được ban hành, lần đầu tiên trong lịch sử lập
pháp, nguyên tắc tranh tụng được thừa nhận chính thức trong một văn bản pháp lý của
Nhà nước, tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong
xét xử được bảo đảm”. Đây là định hướng chỉ đạo cho việc tiếp tục quy định nguyên tắc
tranh tụng trong Bộ Luật Tố tụng hình sự( sau đây gọi là BLTTHS). Vào ngày
27/12/2015, BLTTHS đã được Quốc hội thông qua, nguyên tắc tranh tụng được thể hiện
tại Điều 26 như sau: Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm
sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều có
quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ
sự thật khách quan của vụ án. Để nguyên tắc tranh tụng được đảm bảo thì cần có những
hoạt động tranh tụng tại toà diễn ra đúng theo quy định của BLTTHS 2015. Do đó nhóm
1 lựa chọn nghiên cứu chủ đề “hoạt động tranh tụng tại toà án” để làm rõ những hoạt
động của các chủ thể tham gia tranh tụng tại toà. I. Lý luận chung 1. Khái niệm tranh tụng
- Theo Từ điển Luật học - NXB Từ điển bách khoa - NXB Tư pháp năm 2006, khái niệm
“tranh tng” là các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bn
buc ti v bn b buc ti trong cc v n hnh s; bn nguyn đn v bn b đn trong
cc v n dn s...) có quyền bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để
bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập.
- “Tranh tng” được hiểu theo bốn khía cạnh: Mt
l, tranh tụng được hiểu với ngh_a
như một mô hình tố tụng hình sự; hai l, tranh tụng được hiểu như một nguyên tắc trong
tố tụng hình sự; ba l, tranh tụng là một thủ tục trong quá trình tố tụng hình sự; thứ tư,
tranh tụng được hiểu là một hoạt động của TTHS. Cụ thể:
Theo nghĩa thứ nhất: Với cách hiểu tranh tụng như một mô hình tố tụng hình sự thì tranh
tụng được hiểu là quá trình giải quyết vụ án. Theo quy định, các bên trong vụ án được
phép tự do thu thập chứng cứ, tranh luận về các yêu cầu và chứng minh để bảo vệ quan
điểm, quyền lợi hợp pháp của mình. Quá trình tranh tụng bắt đầu khi có các bên đối tụng
- bị buộc tội và bào chữa, và kết thúc khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật. Nó bao gồm các giai đoạn như điều tra, thu thập chứng cứ, chuẩn bị xét xử, xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm và cả giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo nghĩa thứ hai: Với cách hiểu tranh tụng như một nguyên tắc của tố tụng hình sự thì
tranh tụng được hiểu là những hoạt động tố tụng được thực hiện tại phiên toà bởi hai bên
đối tụng. Tranh tụng là sự đối đáp, đgu tranh giữa các bên đối tụng tại phiên tòa về chứng
cứ, phản bác lại các quan điểm, yêu cầu của bên đối tụng kia để từ đó chứng minh cho
Tòa án (Hi đ.ng x0t x1) thgy rhng, quan điểm, yêu cầu và phản đối yêu cầu của mình là
có căn cứ và hợp pháp.
Theo cch hiểu thứ ba: tranh tụng được hiểu là một thủ tục tố tụng hoặc 1 giai đoạn của
TTHS. Thủ tục tranh tụng là thủ tục bắt buộc, công khai, bình đẳng; trọng tâm là thủ tục
xét hỏi và tranh luận, với sự tham gia của các bên buộc tội và bên bào chữa, bị cáo và
người tham gia tố tụng khác, dưới sự điều khiển, dẫn dắt của chủ toạ phiên toà, các bên
đưa ra quan điểm, lập luận và đối đáp lẫn nhau nhhm bảo vệ quyền và lợi ích của mình,
làm sáng tỏ sự thật của vụ án .1
Theo cch hiểu thứ tư: hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự là tổng hợp các hành vi
của bên buộc tội, bên gỡ tội và một số chủ thể tham gia tố tụng khác đưa ra các chứng cứ,
tài liệu, yêu cầu nhhm bảo vệ quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm của phía bên kia
dưới sự điều khiển của Toà án2
Nhóm 1 lựa chọn tìm hiểu về tranh tụng theo quan điểm thứ tư.
2. Đặc điểm của hoạt động tranh tụng tại Toà án
- Chủ thể của tranh tng gồm có bên buộc tội đại diện là Kiểm sát viên và bên gỡ tội là bị
cáo, người bào chữa và những chủ thể tham gia tố tụng khác như bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người làm chứng…. Các chủ thể xugt phát từ những địa vị pháp lý
khác nhau nhưng bình đẳng với nhau trong quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu, quan
điểm về giải quyết vụ án. Kiểm sát viên có thể tranh tụng với người bào chữa, với bị cáo,
người bị hại và những người tham gia tố tụng khác để làm rõ sự thật khách quan của đối
tượng tranh tụng. Hoạt động tranh tụng tại phiên toà diễn ra dưới sự điều khiển của chủ
toạ phiên toà. Chủ tọa phiên toà có quyền yêu cầu các bên tiến hành tranh tụng hoặc
chgm dứt tranh tụng, điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp tranh tụng cho phù hợp
với qui định của pháp luật và sự cần thiết làm rõ các vgn đề của vụ án. Hội đồng xét xử
tham gia với vai trò là trọng tài, đưa ra phán quyết cuối cùng để giải quyết vụ án.
- Hoạt đng tranh tng tại phin to có thể được xem như là một cuộc điều tra công khai,
mọi chứng cứ, tài liệu, đồ vật đều được đưa ra xem xét, kiểm chứng. Nếu có phát sinh các
tình tiết mới thì cũng được đánh giá, xem xét một các công khai, trực tiếp tại phiên toà.
- Ni dung của hoạt đng tranh tng tại phiên toà bao gồm các tình tiết thể hiện bản chgt
vụ án và că cứ để chứng minh, bao gồm: có hành vi phạm tội xảy ra hay không; thời gian,
địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi
phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay
không; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chgt và mức
độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình
tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt. Đồng thời tại phiên toà, các bên còn tranh tụng về tính hợp pháp, tính đúng
đắn của các quyết định, các hoạt động tố tụng trong giai đoạn trước đó, kiểm chứng lại
các kết quả giám định, kết quả khám nghiệm hiện trường. Các bên cũng tranh tụng về các
hoạt động được hội đồng xét xử quyết định thực hiện như: xem xét vật chứng, xem xét tại
chỗ; trình bài, công bố báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức…
1 Nguyễn Ngọc Kiện (2017), Thủ tục tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
2 Nguyễn Thị Mai (2021), Trường đại học Luật Hà Nội.
- Đối tượng của hoạt đng tranh tng là
các quan điểm, luận cứ và luận chứng của các
bên đưa ra trong việc giải quyết vụ án.
4. Ý nghĩa của hoạt động tranh tụng tại toà
- Về mặt chính tr, thực hiện hoạt động tranh tụng tại toà có chgt lượng, bảo đảm việc xét
xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật chính là thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về vgn đề bảo đảm quyền con người, vgn đề cải cách tư
pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền; phản ánh nguyên tắc hoạt động của Nhà nước
pháp quyền, đặt con người vào vị trí trung tâm của chính sách kinh tế - xã hội và pháp
luật đồng thời cũng thể hiện tính dân chủ, nhân văn trong mối quan hệ giữa Nhà nước với
công dân, với con người.
- Về mặt xã hi, hoạt động tranh tụng tại phiên toà góp phần bảo đảm cho công lý được
thực thi, bảo đảm việc giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, không bỏ lọt tội
phạm, không hàm oan người vô tội, từ đó bảo đảm công bhng trong xã hội. Thông qua
hoạt động tranh tụng tại phiên toà, mọi tình tiết có liên quan đến vụ án sẽ được kiểm
chứng và làm sáng tỏ. Góp phận củng cố lòng tin của người dân và cơ quan tiến hành tố
tụng, vào pháp luật của Nhà nước, góp phần duy trì trật tự xã hội. Tăng cường tranh tụng
trong tố tụng hình sự tạo cơ sở nền tảng cho người dân giữ vững niềm tiên vào Nhà nước
và chế độ chính trị, tích cực phát huy ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia
vào các hoạt động để phòng chống tội phạm.
- Về mặt php lý, hoạt động tranh tụng thể hiện sự tập trung, đầy đủ nhgt các chức năng
của TTHS bao gồm chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử. Đây là cơ
chế góp phần xác định sự thật của vụ án, bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, toàn
diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nhờ có hoạt động tranh tụng tại toà
mà mọi tình tiết liên quan đến vụ án đều được làm sáng tỏ, tương ứng với các căn cứ để
buộc tội bị cáo, chính bị cáo và người bào chữa cũng có quyền đưa ra các lập luận, quan
điểm phản bác.Trên cơ sở đó, nội dung vụ án được xem xét một cách khách quan, toàn
diện. Từ kết quả tranh tụng, toà án sẽ đưa ra phán quyết phù hợp. Ngoài ra trong khi tiến
hành tranh tụng, các chủ thể sẽ phát hiện những thiếu sót, vi phạm của cơ quan tiến hành
tố tụng, phát hiện những tình tiết mới có liên quan đến vụ án mà trước đó chưa được làm
rõ, từ đó có những biện pháp nhhm kịp thời khắc phục sai lầm, điều tra bổ sung để làm rõ
tgt cả vgn đề cần phải chứng minh trong vụ án.
5. Điều kiện bảo đảm hoạt động tranh tụng tại toà
Thứ nhgt, bảo đảm sự có mặt, vai trò, năng lực của chủ thể tranh tụng
Thứ hai, bảo đảm sự độc lập của toà án
Thứ ba, bảo đảm các tiền đề chuẩn bị cho hoạt động tranh tụng
Thứ tư, bảo đảm sự phù hợp về pháp luật
Thứ năm, bảo đảm về cơ sở vật chgt và chế độ đãi ngộ
6. Cụ thể hoá các hoạt động tranh tụng tại phiên toà
Chủ thể thc hiện chức năng buc ti: VKS là cơ quan có chứng năng thực hành quyền
công tố, tức là nhân dân quyền lực Nhà nước để buộc tội. KSV trực tiếp thực hiện thông
qua các hoạt động: Công bố cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày luận tội và tranh luận.
Chủ thể thc hiện chức năng gỡ ti: bao gồm người bào chữa và bị cáo. Các chủ thể này
thực hiện hoạt động bào chữa với mục đích xác định sự vô tội hoặc làm giảm TNHS cho
bị cáo. Phía chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội tại phiên toà sẽ đưa ra chứng cứ, tài liệu,
sử dụng các cơ sở pháp lý, lập luận nhhm bác bỏ những chứng cứ buộc tội, chứng minh
sự vô tội hoặc giảm nhẹ TNHS đối với bị cáo, đề xugt yêu cầu, kiến nghị với HĐXX về
hình phạt, mức bồi thượng với bị cáo.
Chủ thể tranh tng khc bao gồm bị hại, đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự. Các chủ thể tham gia tranh tụng nhhm bảo vệ
lợi ích bị xâm phạm hoặc làm rõ những yếu tố thể hiện ngh_a vụ của họ liên quan tới vụ
án, chủ yếu là tranh luận liên quan tới vgn đề bồi thường, bồi hoàn trong vụ án. KSV có
trách nhiệm tranh luận, đối đáp với các chủ thể này để làm rõ vgn đề dân sự trong VAHS.
Chủ thể điều khiển tranh tng mặc dù HĐXX không tham gia tranh tụng những để đảm
bảo tranh tụng được diễn ra thì phải có sự xugt hiện của chủ thể giữ vai trò trọng tài, ra
phán quyết cuối cùng – chính là Toà án. Chủ toạ phiên toà là người điều khiển các hoạt
động tố tụng tại phiên toà, kiểm tra sự có mặt của các bên tranh tụng cũng như các chủ
thể khác, giải thích cho người tham gia tố tụng biết về quyền, ngh_a vụ của họ tại phiên
toà, hỏi KSV và người tham gia tố tụng về việc có đề nghị thay đổi người tiến hành tố
tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản hay
không.Tiếp theo Thẩm phán chủ toạ phiên toà tạo điều kiện để các bên được tranh luận,
đưa ra chứng cứ, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình và quan điểm của bên kia. II. Thực tiễn
Chủ thể thực hiện chức năng bào chữa (gỡ tội) cho bị cáo tại phiên tòa có thể là Luật sư,
bào chữa viên nhân dân, người đại diện của bị cáo, trợ giúp viên pháp lý. Trên thực tế,
việc thống kê, báo cáo về sự tham gia của bào chữa viên nhân dân, người đại diện của bị
cáo, trợ giúp viên pháp lý không được thực hiện đầy đủ, do đó, tác giả chỉ tập trung làm
rõ về hoạt động tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa. Cũng trên cơ sở nội dung 100 biên
bản phiên tòa cho thgy trong tgt cả phiên tòa có sự có mặt của Luật sư bào chữa thì Luật
sư đều chủ động, tích cực tham gia bào chữa cho bị cáo, chủ động tranh luận, đối đáp với KSV.
Tại một số phiên tòa, Luật sư đề xugt Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để
điều tra bổ sung, làm rõ thêm các tình tiết có liên quan đến vụ án. Hầu hết các quan điểm
bào chữa đều đề nghị Hội đồng xét xử xem thêm các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho bị cáo,
đề nghị cho bị cáo được hưởng khoan hồng. Điều này đã thể hiện được trình độ chuyên
môn cũng như đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư khi tham gia bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm.
Những chủ thể tranh tụng khác gồm bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, ngh_a vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi
ích cho các chủ thể này. Trong số biên bản phiên tòa có rgt ít trường hợp bị hại, hay
đương sự tham gia tranh tụng. Trên thực tế, những chủ thể này ít tham gia phiên tòa, phần
lớn bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, ngh_a vụ liên quan đến
vụ án vắng mặt tại phiên tòa. Phạm vi tranh tụng của bị hại liên quan đến cả vgn đề hình
sự, vgn đề dân sự trong vụ án, đối với đương sự, người có quyền lợi, ngh_a vụ liên quan
đến vụ án thì phạm vi tranh tụng hẹp hơn, chỉ liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong vụ án. III. Giải pháp
Thứ nhgt, hoàn thiện quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án Điều 15 BLTTHS
năm 2015 về nguyên tắc xác định sự thật vụ án quy định “trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Tuy nhiên quy định như vậy
còn khá chung chung dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan bị chồng chéo,
chức năng tố tụng không hoàn toàn độc lập, ảnh hưởng đến chgt lượng tiến hành tố tụng
nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng. Cơ quan điều tra (CQĐT) và cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều có chức năng, nhiệm vụ tiến hành
các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Viện kiểm sát (VKS) với chức năng thực hành quyền công tố, truy tố người phạm tội nên
cũng là một chủ thể có trách nhiệm chứng minh tội phạm và bảo vệ các quan điểm buộc
tội của mình trước Tòa án. Nói cách khác, “CQĐT và VKS cùng có trách nhiệm phát hiện
tội phạm, đưa kẻ phạm tội ra trước Tòa để xét xử, hoạt động điều tra là để phục vụ cho
hoạt động công tố, nhưng CQĐT vẫn có vai trò chủ động của mình, KSV không làm thay
nhiệm vụ của điều tra viên mà đóng vai trò dẫn đường trong việc thu thập chứng cứ,
chứng minh sự thật vụ án trong giai đoạn điều tra”.
Thứ hai, hoàn thiện Điều 20 BLTTHS năm 2015 quy định về chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự VKS có hai chức năng
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Có quan điểm cho rhng, Kết Luận
Mặc dù đã xugt hiện và được thừa nhận từ rgt lâu trong lịch sử tư pháp ở các nước phát
triển khác, nhưng vgn đề tranh tụng cũng như nguyên tắc tranh tụng rgt ít được nghiên
cứu ở Việt Nam và đặc biệt cho đến trước năm 2013 thì nó chưa được thừa nhận trong
các văn bản pháp lý chính thức của Nhà nước. Sự thừa nhận mang tính sơ khai đầu tiên
về tranh tụng ở Việt Nam trong các văn bản chính thức của Đảng đó chính là Nghị quyết
08/2002/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của
công tác tư pháp trong thời gian tới, xác định“…việc phán quyết của tòa án phải căn cứ
chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các
chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo …để ra những bản án, quyết
định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định” .
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ Luật tố tụng hình sự (hiện hành).
2. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật, Đại học Huế.
3. TS.Nguyễn Ngọc Kiện (2017), Thủ tục tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
4. Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Trường đại học Luật Hà Nội.
5. ThS. Nguyễn Anh Hoàng, Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo luật tố
tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Lập pháp, 17/12/2023.