Hoạt động văn hóa tại phố đi bộ Hồ Gươm và ảnh hưởng với giới trẻ hiện nay | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Hoạt động văn hóa tại phố đi bộ Hồ Gươm và ảnh hưởng với giới trẻ hiện nay | Đại học Sư Phạm Hà Nội ới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TIỂU LUẬN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI PHỐ ĐI BỘ HỒ GƯƠM
VÀ ẢNH HƯỞNG VỚI GIỚI TRẺ
Họ và tên sinh viên: Trần Quế Anh
Mã sinh viên: 725914008
Lớp: K72K
Khoa: Giáo dục Tiểu học
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2022.
0
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu:
1. Giới thiệu chung về chủ đề và chọn vấn đề để nghiên cứu
2. Giải thích khái niệm có trong nghiên cứu
3. Xác định câu hỏi và địa bàn nghiên cứu
4. Vài nét về điểm nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Mục đích nghiên cứu
II. Nội dung:
1. Tổng quan về tư liệu đã có
2. Nội dung
III. Kết luận:
IV. Tài liệu tham khảo:
1
I. Phần mở đầu:
1. Giới thiệu chung về chủ đề và chọn vấn đề để nghiên cứu
một hiện tượng rất thú vị đồng thời đáng suy ngẫm khi bàn đến việc
tham gia các trò chơi dân gian tại các trường Tiểu học, THCS, THPT tại Nội.
Mỗi khi tiếng nhạc dân gian rộn vang lên, các em Tiểu học háo hức chạy ùa ra
khỏi lớp, xếp thành từng nhóm để chơi mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, cướp cờ,
Sự thích thú ấy với những hoạt động trên trường THCS giảm dần dường
như trở thành “hờ hững” khi các em học THPT. Nhiều phụ huynh, giáo viên ngay
lập tức nhận định rằng thế hệ trẻ ngày nay không còn quan tâm tới những văn hóa
dân tộc.
Nhưng nếu vậy, làm thế nào để giải thích về sự tham gia nhiệt tình, sáng tạo
của giới trẻ trong các hoạt động văn hóa tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm? Mỗi cuối
tuần, tuyến đường dọc quanh bờ hồ lại tấp nập người qua lại với hàng loạt những
hoạt động mang đậm màu sắc văn hóa. Từ trò chơi ô ăn quan đến xe điện trẻ em, từ
đàn bầu đến ukulele, từ những nhóm tập dưỡng sinh đến nhóm nhảy nhạc hiện đại,
tất cả đều hiện diện trong không gian phố đi bộ. Những người đã từng đến đây
hòa trong bầu không khí ấy, chắc hẳn sẽ nhiều cảm xúc đan xen, như vừa được
một tấm du hành về tuổi thơ, vừa tiếp thu những nét mới mẻ trong nền văn hóa
hiện đại.
Bài tiểu luận của tôi không phải một cuộc phân trần cho sự “vô tâm” đối với
văn hóa của học sinh trong phạm vi nhà trường, hay nêu ra tồn tại trong việc tổ
chức các hoạt động văn hóa. Điều một sinh viên muốn theo đuổi sự nghiệp giáo
dục như tôi hướng tới cách văn hóa được đưa vào trong những hoạt động của
phố đi bộ Hồ Gươm một cách hiệu quả và những ảnh hưởng của nó.
2. Giải thích khái niệm có trong nghiên cứu:
2.1. Khái niệm “văn hóa”:
Các khái niệm về “văn hóa” cùng đa dạng. Trong quá trình học tập trên
lớp tự suy ngẫm, tôi đồng ý với quan điểm: “Văn hóa tất cả những con
người có, con người nghĩ, con người làm với tư cách là những thành viên xã hội”.
Cách định nghĩa này sẽ thống nhất với quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề
của tôi xuyên suốt bài viết này. Theo đó, “văn hóa” phố đi bộ Hồ Gươm không còn
đi liền với những từ như “giá trị” hay “nét đẹp” sẽ toàn bộ những hiện vật
người nơi đây có, những tư tưởng, hệ giá trị và khuôn mẫu hành vi của họ.
2
2.2. Khái niệm “phố đi bộ”:
Phố đi bộ là một khu quy hoạch, mà ở đó bao gồm những hoạt động vui chơi
giải trí, những món ăn đặc sắc, những quán ăn vỉa hè, những quán nhậu, bia hơi
được phát triển rộng rãi, những gian hàng bán những sản phẩm lưu niệm, hàng hóa
truyền thống của địa phương... Về bản, phố đi bộ không phải điều mới mẻ
những thành phố du lịch. Bởi người ta nhận nhiều lợi ích từ những tuyến phố
này như giảm bớt tiếng ồn, lưu lượng giao thông, tạo không gian vui chơi giải trí
hấp dẫn du khách.
3. Xác định câu hỏi và địa bàn nghiên cứu:
3.1. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Văn hóa được đưa vào trong những hoạt động của phố đi bộ Hồ Gươm
như thế nào?
2. Ảnh hưởng của những hoạt động trên tới người tham gia là gì?
3.2. Địa bàn nghiên cứu:
Phố đi bộ quanh hồ Gươm bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/9/2016. Các
tuyến phố đi bộ khu vực hồ Gươm được áp dụng từ 19h đến 24h vào 3 ngày cuối
tuần (Thứ sáu, Thứ bảy, Chủ nhật)
Uỷ ban nhân dân Thành phố Nội tổ chức không gian đi bộ trên các tuyến
đường: Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ phía
bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lai (đoạn từ Đinh
Tiên Hoàng đến 3 Thái Tổ), Thạch, Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Đinh Tiên
Hoàng đến Lý Thái Tổ), Phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền
đến Hàng Bài), Lò Sũ (Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), Hàng Dầu (Đinh
Tiên Hoàng đến Cầu Gỗ), phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can (đoạn từ Hàng
Hành đến Thái Tổ), Hàng Bài (đoạn từ Hai Trưng đến Hàng Khay), Bảo
Khánh (đoạn từ Ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ).
Không gian tổ chức các hoạt động chính: Khu vực tượng đài Thái Tổ,
khu vực vườn hoa đền Kiệu, khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục,
khu vực số 16 Thái Tổ, khu vực tượng đài Vua Thái Tổ, cầu Thê Húc. Các
không gian xung quanh hồ Hoàn Kiếm đủ điều kiện để tổ chức.
4. Vài nét về điểm nghiên cứu:
3
Phố đi bộ Hồ Gươm địa điểm nhiều ưu điểm tại trung tâm của đô thị
Nội, với các di tích lịch sử, công trình hành chính, văn hóa, thương mại giá
trị nghệ thuật kiến trúc, mặt nước, cảnh quan, cây xanh, ... Vi trí này cũng
mối liên hệ tiếp cận giao thông thuận lợi về khoảng cách đi bộ. Sau 6 năm hoạt
động, phố đi bộ tại Hồ Gươm được tổ chức ngày càng quy củ và hiệu quả về nhiểu
mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, …). Những tồn tại như nạn “chặt chém”, xả rác
bừa bãi, dần được giảm thiểu. Đơn cử như vụ “khoai đắt hơn gạo” vào ngày
2/12/2022 vừa qua, khi một củ khoai được đẩy lên giáo 80.000 đồng, lực lượng
chức năng đã ngay lập tức vào cuộc và đưa ra phương án xử phạt. Rồi hiện tượng
đường phố ngập rác sau mỗi chương trình lễ hội đã không còn xuất hiện như trước.
Như vậy, phố đi bộ Hồ Gươm đã vượt qua nhiều thử thách (công tác quản tổ
chức, giao thông, môi trường, luận, …) trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân Thủ đô cũng như ấn tượng
khó phai với khách du lịch.
Với những yếu tô trên, ta có thể nhận định, mô hình phố đi bộ tại Hồ Gươm
là một mô hình thành công. Trên cơ sở đó, các hoạt động văn hóa tại đây có được
điều kiện tốt nhất để phát triển tiềm năng của mình. Do đó, tôi chọn điểm nghiên
cứu như trên để thuận lợi cho việc tìm kiếm tài liệu và thực hiện nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định
tính.
5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
- Sử dụng bảng hỏi trên Google Form:
+ Số lượng: 50 người.
+ Đối tượng: Người tham gia các hoạt động văn hóa tại Hồ Gươm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính:
5.2.1. Phỏng vấn sâu:
+ Số lượng: 2 người
+ Đối tượng: Người trực tiếp thực hiện hoạt động văn hóa tại Hồ Gươm, gồm:
o Nhà thư pháp Nam Phương Vũ Ngọc Kỳ.
o Nghệ nhân nặn tò he Nguyễn Văn Thành và một số thợ nặn tò he khác
đến từ làng tò hè Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội).
5.2.2. Quan sát tham gia:
- Thời gian: ngày 4/12/2022
- Địa điểm: Phố đi bộ Hồ Gươm.
4
- Hoạt động: Đến thăm các di tích lịch sử và tham gia các hoạt động văn hóa.
6. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu về cách đưa văn hóa vào trong các hoạt động tại phố đi bộ.
- Khẳng định ảnh hưởng tích cực của các hoạt động trên với người tham gia
nói riêng và sự phát triển của văn hóa nói chung.
- Về phía cá nhân: Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn, điều tra xã hội học bằng
phiếu hỏi; rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá vấn đề.
II. Nội dung:
1. Tổng quan về tư liệu đã có:
Do năng lực tìm kiếmliệu có hạn cùng với sự không phổ biến của chủ đề
này so với các chủ đề truyền thống, tôi xin trích dẫn hai luận điểm sau:
Trần Thị Xuân Nga (2017) trong “Nghiên cứu hoạt động phố đi bộ đối với
người dân tuyến phố tây Thành phố Huế” đã nhận xét về hình tuyến phố đi bộ
Nội như sau: “Để thể tồn tại duy trì sức hấp dẫn lớn đến vậy, điều đầu
tiên có lẽ cần kể tới đó là âm nhạc và nghệ thuật đường phố hội tụ ở đâybạn có
thể nghe thổi kèn saxophone, sáo, violon, nghe hát chèo, cải lương... hay đơn giản
chỉ đi qua một chỗ bật những đĩa nhạc toàn ca khúc thời thượng trong
ngoài nước.” (tr27)
Ngô Thanh Thảo (2016) trong “Tổ chức không gian tuyến phố đi bộ phục vụ
ẩm thực, văn hóa khu phố cổ Nội” viết: “Việc bảo tồn, gìn giữ phát huy
những giá tr văn hóa, lịch sử, kiến trúc của khu phố cổ Nội luôn đề tài
chuyên môn hấp dẫn phức tạp cầm sự đầu tư, quan tâm nghiên cứu giải
quyết một cách toàn diện của các cấp chính quyền , các nhà khoa học, các nhà
chuyên môn và sự đồng thuận tham gia của người dân.” (tr81)
Như vậy, dù thực hiện nghiên cứu về khía cạnh nào, hai nhà nghiên cứu trên
cũng khẳng định tầm quan trọng của văn hóa trong các hoạt động của phố đi bộ.
Mô hình phố đi bộ Hồ Gươm không đơn thuần chỉ là một biện pháp phát triển kinh
tế hay đẩy mạnh du lịch của Hà Nội mà bao gồm chặt chẽ yếu tố văn hóa.
Trần Thị Xuân Nga dừng lại việc nhận xét chung hình tại Nội
để làm sở so sánh với hình tuyến phố Tây Huế, Ngô Thanh Thảo
nghiên cứu về việc tổ chức không gian tuyến phố trên bình diện kiến trúc. Trong
5
bài viết này của tôi, tôi sẽ chỉ ra cụ thể văn hóa có trong những hoạt động tại phố đi
bộ như thế nào và những ảnh hưởng của nó.
2. Nội dung
2.1. Trò chơi
76% người tham gia phỏng vấn nói rằng họ thích chơi trò chơi dân gian.
Trong số đó, chỉ 13% người chưa từng chơi trò chơi dân gian trước đây, còn lại
đều đã được tiếp xúc trong gia đình hoặc nhà trường.
nơi đây, cả những người lớn tuổi, người trẻ tuổi đều không hề ngần ngại
tham gia chơi những trò chơi tưởng như chỉ dành riêng cho trẻ em. Tại một góc
phố, khoảng 5 chiếc bàn chơi của trò ô ăn quan được kẻ dưới đường. Phía bên
kia, hàng chục người vây quanh nhóm nhảy dây tập thể, liên tục thử thách với việc
quay 1 dây rồi 2 dây. Đằng xa xa, ta thấy những con người cao lênh khênh trên
chiếc kheo, khuôn mặt không giấu nổi sự thích thú cùng hồi hộp. Ngoài ra còn
rất nhiều trò chơi dân gian khác diễn ra tại đây như đánh chuyền, kéo co, …
Như vậy, cách nào đã khiến trò chơi dân gian đây thu hút như vậy, khác
hoàn toàn so với khung cảnh chúng ta thường thấy trong các trường THCT, THPT?
đến 83,3% trong số những người không thích tham gia chọn nguyên nhân:
“Cảm thấy ngại khi chơi những trò trẻ con”.
Theo tâm học, “trong đám đông, mọi tình cảm, hành động đều tính
chất lây nhiễm” (báo Khoa học&Phát triển). Kết hợp giữa lý thuyết và số liệu khảo
sát tôi được, tôi cho rằng cách thực hành văn hóa tại phố đi bộ Hồ Gươm khác
biệt so với phần nhiều trường học hiện nay là ở nhận thức của người tổ chức, cũng
như người tham gia. Tham gia bởi đây hoạt động hàng tuần của nhà trường
một cách tham gia thụ động. Hơn nữa, ở độ tuổi THCS, THPT, các học sinh có tâm
lý được trở thành “người lớn” và không còn tham gia những hoạt động các em
cho là “trẻ con”. Với tâm lý chung và hình thức tham gia thụ động, thật dễ thấy các
hoạt động tại phố đi bộ Hồ Gươm có điểm cuốn hút rõ rệt hơn.
Việc trực tiếp nhìn thấy những người đang chơi tại phố đi bộ, cảm nhận bầu
không khí náo nhiệt với tiếng reo đã khơi gợi ham muốn tham gia từ chính
người xem. Vậy nên những lần đầu đòi hỏi một số chất xúc tác nhưng bản chất
việc họ tham gia chủ động. Sở điều này trước hết từ nhận thức của
những người tổ chức trò chơi. Họ thật sự yêu trân trọng trò chơi dân gian với
tầm vóc một món ăn tinh thần, không phải chỉkhẩu hiệu giữ gìn nét đẹp văn
hóa dân tộc một cách máy móc. Đó là gốc rễ của sự phát huy văn hóa dân tộc.
6
2.2. Nghệ thuật
2.2.1. Nghệ thuật tạo hình
Dọc hồ Gươm có hàng chục thợ vẽ tranh, nếu rảnh rỗi, bạn có thể ngồi lại
chắc chắn, sẽ có một bức chân dung như ý. Hay nếu để ý hơn, bạn sẽ thấy hình ảnh
một cụ đồ mặc áo the khăn xếp, râu tóc bạc phơ ngồi bên chiếc bàn gỗ viết thư
pháp. đó một tấm bảng giải thích một số chữ thư pháp bằng tiếng Việt
tiếng anh. Nhưng điều đặc biệt vị thầy đồ sẽ không viết chữ theo yêu câu. Đoạn
phỏng vấn (nếu không nói là trò chuyện) giữa tôi và thầy kéo dài tận 60 phút, vượt
ngoài kế hoạch của tôi. Để giữ bài viết được súc tích nhất thể, tôi xin phép lựa
chọn một chi tiết để đưa vào phần này, đó lời tuyên ngôn nghề của cụ: “Chắt
chiu tinh túy muôn đời/ Bứt hoa chia sẻ những lời vàng son/Gửi quý khách chìa
khóa thành công/Trao tận tay cẩm nang cuộc sống”
Thầy thư pháp Nam Phương Vũ Ngọc Kỳ cho rằng thư pháp trước cốt để rèn
luyện mình, để “chắt chiu tinh túy muôn đời” vào trong khối óctrái tim nhưng
quan trọng nhất sau đó vẫn là để chia sẻ giá trị đó cho những người đi sau. Do vậy,
cụ không viết chữ theo yêu cầu của khách ngược lại, hỏi han, tâm sự với họ để
lựa chọn một con chữ cùng những câu thơ đề kèm bên dưới sao cho phù hợp nhất
với câu chuyện mỗi người. Sau cùng, cụ còn nhiệt tình chia sẻ thêm về nhân sinh
quan những câu chuyện thế sự. nhân tôi tin rằng những vị khách của thầy
không chỉ nhận được một bức thư pháp đầy nghệ thuật còn cả những triết
nhân sinh quan và bài học về thế sự rất hiện đại.
Tuy nhiên, theo khảo sát của tôi, 98% người tham gia chưa từng tìm hiểu về
thư pháp. Nghĩa là, những “lời vàng son” không thể nào truyền tải được nếu chỉ
trao nhanh chóng cho người ta một con chữ hoàn hảo về mặt kĩ thuật nhưng không
có sự giảng giải về ý nghĩa và liên hệ cuộc sống.
Một minh chứng tiếp theo, nghê nhân nặn he Nguyễn Văn Thành trong
trời đông giá rét vẫn một mình ngồi bên sạp he vỉa hè và lặng lẽ làm việc. Chia
sẻ về công việc của mình, ông nói: “Sở dỉ dù đã là một nghệ nhân ưu rất bận
rộng với công việc nghiên cứu, tôi vẫn chọn ngồi đây vì tò he là một loại hình nghệ
thuật biểu diễn. Có thể hiểu như nơi đây là sân khấu và những người xem là khán
giả của người nặn he. Không chỉ vậy, tôi còn hướng dẫn cho khách của mình tự
tay nặn he rồi giảng dạy trong các trường học, dụ như các trường Tiểu học
hay khoa Mầm non của Đại học Sư phạm”.
Vừa nghe vừa chứng kiến những chuyển động tay điêu luyện của nghệ nhân,
tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ về bộ môn này. Khi còn bé, chúng ta thiên về cảm
7
giác “muốn sở hữu” he hơn “muốn thưởng thức” nghệ thuật tạo hình rồi
thuật tạo bột. Đó xuất phát từ suy nghĩ he chỉ một thứ đồ chơi, một thứ để
ngắm. Nhưng với nghệ nhân Nguyễn Văn Thành nói riêng rất nhiều những thợ
nặn ở làng nghề he Xuân La (Phú Xuyên, Nội) nói chung, he một nghệ
thuật thực thụ. Họ đang cố gắng từng ngày để nhân rộng tầm hiểu biết của người
Việt Nam lẫn thế giới về he, như việc ông Thành và các đồng nghiệp của mình
vẫn thực hiện mỗi cuối tuần tại phố đi bộ Hồ Gươm.
Không chỉ vậy, các nghệ nhân còn không ngừng cải tiến chất lượng sản
phẩm lẫn phong cách tạo hình. Tôi hết sức bất ngờ khi ông Thành i rằng he
của ông có thể giữ nguyên vẹn đến 2-3 năm, trong khi ấn tượng của tôi ngày trước
về tò he đó sự nứt, vỡ sau vài ngày ngắn ngủi. Ông chia sẻ đây chính là loại bột
do chính ông nghiên cứu phát triển nhằm đưa sản phẩm tiếp cận với người dân
nhiều hơn. Về phong cách tạo hình, nếu như trước đây bạn chỉ thấy những hình
như hoa hồng, rồng, 12 con giáp thì bạn sẽ còn bất ngờ hơn nữa khi đến các sạp tò
he quanh phố đi bộ. Mọi nhân vật hoạt hình của trẻ em thời nay đều xuất hiện trên
sạp, như biểu tượng người chơi “Among us” một trò chơi điện tử rất thịnh hành
trong vài năm qua, hay đàn cừu trong “Shaun the Sheep”một bộ phim trên kênh
Disney, rồi Nobita, Doraemon, …
Khi tôi hỏi về điều này, một người nặn tò he chia sẻ họ làm theo yêu cầu của
trẻ, trẻ thích con thì sẽ cho họ xem ảnh trên điện thoại để làm theo. Có thể nói,
thế giới giải trí của trẻ thơ được hiện diện rất trực tiếp qua một sạp bán hàng rong
nhỏ. Đó không phải là sự biến chất mà là sự tiếp nối của văn hóa, là kết quả của sự
mong muốn trong chính những người trong nền văn hóa đó.
Do sự có hạn về thời gian, tôi không thể tiến hành phỏng vấn thêm ở bộ môn
tạo hình khác như vẽ tranh biếm họa, vẽ truyền thần, nhiếp ảnh, … Với riêng hai ví
dụ tiêu biểu trên, tôi rút ra kết luận tiếp theo: khi đưa văn hóa vào các hoạt động tại
phố đi bộ Hồ Gươm, sự truyền tải ý nghĩa liên quan đến thực tế kế thừa thành
quả văn hóa song song với việc việc đổi mới văn hóa sao cho phù hợp với thời hiện
nay là hai yếu tố không thể thiếu.
2.2.2. Nghệ thuật trình diễn
Các hoạt động này được tổ chức luân chuyển lưu động tại các vị trí khác
nhau trong khu vực phố đi bộ, với những màn trình diễn âm nhạc, nhảy, …
8
Nếu yêu thích những giai điệu ngọt ngào mang theo những chuyện tích cổ
của dân tộc như chèo hay chầu văn thì hãy rảo bước tới khu vực Mây, Lương
Ngọc Quyến hoặc không khó để bắt gặp ngẫu nhiên một góc phố nào đó
người nghệ sĩ đang độc tấu đàn tranh, đàn bầu, …
Bên cạnh những loại hình nghệ thuật truyền thống còn sự biểu diễn của
các loại hình mới. Các nhóm thường thực hiện tự do và không quá coi trọng giá trị
kinh tế mà thay vào đó là đam mê biểu diễn hoặc đơn giản là mong muốn cùng bạn
tụ tập nhảy, hát múa, chơi nhạc cụ cho khuây khỏa. Khách đến nghe, nếu thấy
vui có thể bỏ tiền cho họ, nếu không, có thể đi lướt qua, tìm đến nhóm nhạc khác
để thưởng thức.
Bên cạnh đó, còn những nỗ lực kết hợp cả loại hình nghệ thuật truyền
thống lẫn hiện đại. Đơn cử như Nghệ đàn nhị Trần Văn Xâm, giảng viên của
khoa Âm nhạc Truyền thống, thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - Nhạc
trưởng của dàn nhạc dân tộc. Để âm nhạc truyền thống đến gần hơn với khán giả,
nghệ sỹ Trần Văn Xâm đã phối khí lại những bản nhạc đương đại với những giai
điệu vui tươi, rộn rã cho đàn Nhị.
Theo khảo sát của tôi, có tới 96% người bày tỏ sự yêu thích đối với các hoạt
động biểu diễn nghệ thuật. Trong đó, 6,25% chỉ thích nghệ thuật truyền thống,
20,8% chỉ thích hoạt động đương đại 72,95% hứng thú, quan tâm tới cả hai
loại hình nghệ thuật. Điều đó thể hiện điểm thành công của các hoạt động phố đi
bộ Hồ Gươm tính đa dạng. Những người khác nhau về độ tuổi, giới tính, công
việc sẽ có sở thích âm nhạc khác nhau. Do đó, khi mọi hoạt động đều được tổ chức
ở cùng một không gian với sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, người xem vừa được
thỏa mãn nhu cầu thường thức nghệ thuật vừa có cơ hội khám phá những hình thức
nghệ thuật mới.
2.3. Các hoạt động giải trí khác
khi người ta đến phố đi bộ không phải để tham gia vào bất một hoạt
động cụ thể nào. Họ chỉ đơn giản đến đó, đi dạo loanh quanh hoặc ngồi thư thả bên
ghế đá, hít thở bầu không khi rất Hà Nội. Dường như dù bên kia hồ có sôi động bởi
tiếng âm thanh, loa nhạc thế nhạc cũng không thể ảnh hưởng tới họ.
Rồi những người đến đó cùng bạn bè, ngồi bên một hàng nước nhỏ bé,
ngâm nga đủ thứ chuyện trên đời. Từ những chuyện lông gà vỏ tỏi trong cuộc sống
đến những nỗi niềm rất riêng tư, từ những tràng cười sản khoái đến những tiếng
9
thở dài, từ chuyện Việt Nam đến chuyện thế giới, tất cả chỉ gói gọn trong mấy
chiếc ghế nhựa xanh, vài cốc trà đá, miếng kẹo lạc, đĩa hướng dương.
Những người tham gia hoạt động như trên chiếm 32% trong khảo sát của tôi.
Đây một con số nhỏ so với các hoạt động văn hóa tôi đã đề cập phía trên. Dẫu
vây, tôi tin rằng văn hóa không loại trừ những nhóm chiếm thiểu số. Hoạt động này
không do ai tổ chức hay kêu gọi,bắt nguồn từ chính yếu tố sẵn trong những
con người tham gia vào văn hóa: “sức sống hội mãnh liệt” (theo báo Nghiên
cứu quốc tế). Theo đó, trong con người đã nhu cầu muốn được chia sẻ gắn
kết cộng đồng. Loại hình trên đã đáp ứng nhu cầu của họ với một mức giá bình dân
và một không gian thoải mái.
III. Kết luận
1. Cách đưa văn hóa vào trong hoạt động của phố đi bộ Hồ Gươm:
- Giáo dục nhận thức về văn hóa của người tổ chức từ đó lan tỏa tới người
tham gia, cần nhìn nhận mọi hoạt động với thái độ trân trọng và hiểu ý nghĩa
của nó, từ đó dẫn tới sự chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa.
- Những bài học, ý nghĩa truyền tải cần sự liên hệ với thực tế. Các thông
điệp về văn hóa sẽ trở nên sáo rỗng nếu văn hóa chỉ phục vụ mục đích tưởng
nhớ về những điều đã có, đã nghĩ, đã làm. Văn hóa còn cần giúp đỡ con
người trong cuộc sống hiện đại.
- Cần bảo tồn, kế thừa các thành quả văn hóa trước đây song song với việc đổi
mới văn hóa sao cho phù hợp với thời hiện nay. Văn hóa vật sống, cần
thực hiện quá trình phủ định không ngừng, tiếp biến không ngừng để làm đa
dạng và phong thêm cho chính nó.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa đa dạng, từ truyền thông, đương đại đến kết
hợp cả yếu tố.
2. Ảnh hưởng tích cực của những hoạt động trên:
- Là giải pháp chon nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương.
- “không gian sống” của nền văn hóa, cách để tiến hành sự giao lưu, tiếp
biến văn hóa.
10
IV. Tài liệu tham khảo
1. Trần Quốc Vượng (chủ biên) và cộng sự (2022[2006]), “Cơ sở văn hóa Việt
Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Sơn Minh Nguyệt Nguyễn Thị Huệ - Đỗ Thị Hạnh
Phúc- Trần Quốc Khánh Trần Thị Lệ Thu (2022[2015]), “Giáo trình Tâm
lý học Giáo dục”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
3. Trần Thị Xuân Nga (2017), “Nghiên cứu hoạt động phố đi bộ đối với người
dân tuyến phố tây Thành phố Huế”, Huế.
4. Ngô Thanh Thảo (2016), “Tổ chức không gian tuyến phố đi bộ phục vụ ẩm
thực, văn hóa khu phố cổ Hà Nội”, Hà Nội.
5. “Phố đi bộ gì vui? Khám phá các hoạt động phố đi bộ Nội”, nguồn:
https://halotravel.vn/hoat-dong-tai-pho-di-bo-ha-noi/, ngày đăng 6/8/2022,
ngày truy cập 5/12/2022.
6. “Phố đi bộ nét đẹp trong lòng Nội”, nguồn: https://vovworld.vn/vi-
VN/ha-noi-ngan-nam/pho-di-bo-net-dep-trong-long-ha-noi-526187.vov,
ngày đăng 3/4/2017, ngày truy cập 5/12/2022.
7. “Tâm học đám đông”, nguồn: https://khoahocphattrien.vn/khoa-
hoc/tam-ly-hoc-dam-dong/202106171126300p1c160.htm, ngày đăng
19/6/2021, ngày truy cập 5/12/2022.
8. “Biểu diễn nhạc truyền thống trên phố đi bộ”, nguồn:
https://dangcongsan.vn/anh/bieu-dien-nhac-truyen-thong-tren-pho-di-bo-
437688.html, ngày đăng 13/5/2017, ngày truy cập 5/12/2022.
9. “Vì sao không thể Hán hóa người Việt”, nguồn:
https://nghiencuuquocte.org/2021/05/15/vi-sao-khong-the-han-hoa-nguoi-
viet/, ngày đăng 15/5/2022, ngày truy cập 5/12/2022.
10.“"Phố đi bộ"- giải pháp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa Thủ đô”,
nguồn: https://tuyengiao.vn/dien-dan/van-de-quan-tam/pho-di-bo-giai-phap-
dap-ung-nhu-cau-sinh-hoat-van-hoa-o-thu-do-93222, ngày đăng 27/10/2016,
ngày truy cập 5/12/2022.
11
12
| 1/13

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TIỂU LUẬN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI PHỐ ĐI BỘ HỒ GƯƠM
VÀ ẢNH HƯỞNG VỚI GIỚI TRẺ
Họ và tên sinh viên: Trần Quế Anh Mã sinh viên: 725914008 Lớp: K72K Khoa: Giáo dục Tiểu học
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2022. 0 MỤC LỤC I. Phần mở đầu: 1.
Giới thiệu chung về chủ đề và chọn vấn đề để nghiên cứu 2.
Giải thích khái niệm có trong nghiên cứu 3.
Xác định câu hỏi và địa bàn nghiên cứu 4.
Vài nét về điểm nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Mục đích nghiên cứu II. Nội dung: 1.
Tổng quan về tư liệu đã có 2. Nội dung III. Kết luận: IV.
Tài liệu tham khảo: 1 I. Phần mở đầu:
1. Giới thiệu chung về chủ đề và chọn vấn đề để nghiên cứu
Có một hiện tượng rất thú vị đồng thời đáng suy ngẫm khi bàn đến việc
tham gia các trò chơi dân gian tại các trường Tiểu học, THCS, THPT tại Hà Nội.
Mỗi khi tiếng nhạc dân gian rộn rã vang lên, các em Tiểu học háo hức chạy ùa ra
khỏi lớp, xếp thành từng nhóm để chơi mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, cướp cờ,
… Sự thích thú ấy với những hoạt động trên ở trường THCS giảm dần và dường
như trở thành “hờ hững” khi các em học THPT. Nhiều phụ huynh, giáo viên ngay
lập tức nhận định rằng thế hệ trẻ ngày nay không còn quan tâm tới những văn hóa dân tộc.
Nhưng nếu vậy, làm thế nào để giải thích về sự tham gia nhiệt tình, sáng tạo
của giới trẻ trong các hoạt động văn hóa tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm? Mỗi cuối
tuần, tuyến đường dọc quanh bờ hồ lại tấp nập người qua lại với hàng loạt những
hoạt động mang đậm màu sắc văn hóa. Từ trò chơi ô ăn quan đến xe điện trẻ em, từ
đàn bầu đến ukulele, từ những nhóm tập dưỡng sinh đến nhóm nhảy nhạc hiện đại,
tất cả đều hiện diện trong không gian phố đi bộ. Những người đã từng đến đây và
hòa trong bầu không khí ấy, chắc hẳn sẽ có nhiều cảm xúc đan xen, như vừa được
một tấm vé du hành về tuổi thơ, vừa tiếp thu những nét mới mẻ trong nền văn hóa hiện đại.
Bài tiểu luận của tôi không phải một cuộc phân trần cho sự “vô tâm” đối với
văn hóa của học sinh trong phạm vi nhà trường, hay nêu ra tồn tại trong việc tổ
chức các hoạt động văn hóa. Điều một sinh viên muốn theo đuổi sự nghiệp giáo
dục như tôi hướng tới là cách văn hóa được đưa vào trong những hoạt động của
phố đi bộ Hồ Gươm một cách hiệu quả và những ảnh hưởng của nó.
2. Giải thích khái niệm có trong nghiên cứu:
2.1. Khái niệm “văn hóa”:
Các khái niệm về “văn hóa” vô cùng đa dạng. Trong quá trình học tập trên
lớp và tự suy ngẫm, tôi đồng ý với quan điểm: “Văn hóa là tất cả những gì con
người có, con người nghĩ, con người làm với tư cách là những thành viên xã hội”.
Cách định nghĩa này sẽ thống nhất với quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề
của tôi xuyên suốt bài viết này. Theo đó, “văn hóa” phố đi bộ Hồ Gươm không còn
đi liền với những từ như “giá trị” hay “nét đẹp” mà sẽ là toàn bộ những hiện vật
người nơi đây có, những tư tưởng, hệ giá trị và khuôn mẫu hành vi của họ. 2
2.2. Khái niệm “phố đi bộ”:
Phố đi bộ là một khu quy hoạch, mà ở đó bao gồm những hoạt động vui chơi
giải trí, những món ăn đặc sắc, những quán ăn vỉa hè, những quán nhậu, bia hơi
được phát triển rộng rãi, những gian hàng bán những sản phẩm lưu niệm, hàng hóa
truyền thống của địa phương... Về cơ bản, phố đi bộ không phải là điều gì mới mẻ
ở những thành phố du lịch. Bởi người ta nhận rõ nhiều lợi ích từ những tuyến phố
này như giảm bớt tiếng ồn, lưu lượng giao thông, tạo không gian vui chơi giải trí hấp dẫn du khách.
3. Xác định câu hỏi và địa bàn nghiên cứu: 3.1. Câu hỏi nghiên cứu:
 1. Văn hóa được đưa vào trong những hoạt động của phố đi bộ Hồ Gươm như thế nào?
 2. Ảnh hưởng của những hoạt động trên tới người tham gia là gì?
3.2. Địa bàn nghiên cứu:
Phố đi bộ quanh hồ Gươm bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/9/2016. Các
tuyến phố đi bộ khu vực hồ Gươm được áp dụng từ 19h đến 24h vào 3 ngày cuối
tuần (Thứ sáu, Thứ bảy, Chủ nhật)
Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức không gian đi bộ trên các tuyến
đường: Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ phía
bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lê Lai (đoạn từ Đinh
Tiên Hoàng đến 3 Lý Thái Tổ), Lê Thạch, Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Đinh Tiên
Hoàng đến Lý Thái Tổ), Phố Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền
đến Hàng Bài), Lò Sũ (Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), Hàng Dầu (Đinh
Tiên Hoàng đến Cầu Gỗ), phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can (đoạn từ Hàng
Hành đến Lê Thái Tổ), Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay), Bảo
Khánh (đoạn từ Ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ).
Không gian tổ chức các hoạt động chính: Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ,
khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu, khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục,
khu vực số 16 Lê Thái Tổ, khu vực tượng đài Vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc. Các
không gian xung quanh hồ Hoàn Kiếm đủ điều kiện để tổ chức.
4. Vài nét về điểm nghiên cứu: 3
Phố đi bộ Hồ Gươm là địa điểm có nhiều ưu điểm tại trung tâm của đô thị
Hà Nội, với các di tích lịch sử, công trình hành chính, văn hóa, thương mại có giá
trị nghệ thuật kiến trúc, có mặt nước, cảnh quan, cây xanh, ... Vi trí này cũng có
mối liên hệ tiếp cận giao thông thuận lợi về khoảng cách đi bộ. Sau 6 năm hoạt
động, phố đi bộ tại Hồ Gươm được tổ chức ngày càng quy củ và hiệu quả về nhiểu
mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, …). Những tồn tại như nạn “chặt chém”, xả rác
bừa bãi, … dần được giảm thiểu. Đơn cử như vụ “khoai đắt hơn gạo” vào ngày
2/12/2022 vừa qua, khi một củ khoai được đẩy lên giáo 80.000 đồng, lực lượng
chức năng đã ngay lập tức vào cuộc và đưa ra phương án xử phạt. Rồi hiện tượng
đường phố ngập rác sau mỗi chương trình lễ hội đã không còn xuất hiện như trước.
Như vậy, phố đi bộ Hồ Gươm đã vượt qua nhiều thử thách (công tác quản lý và tổ
chức, giao thông, môi trường, dư luận, …) và trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân Thủ đô cũng như ấn tượng
khó phai với khách du lịch.
Với những yếu tô trên, ta có thể nhận định, mô hình phố đi bộ tại Hồ Gươm
là một mô hình thành công. Trên cơ sở đó, các hoạt động văn hóa tại đây có được
điều kiện tốt nhất để phát triển tiềm năng của mình. Do đó, tôi chọn điểm nghiên
cứu như trên để thuận lợi cho việc tìm kiếm tài liệu và thực hiện nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính.
5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
- Sử dụng bảng hỏi trên Google Form: + Số lượng: 50 người.
+ Đối tượng: Người tham gia các hoạt động văn hóa tại Hồ Gươm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: 5.2.1. Phỏng vấn sâu: + Số lượng: 2 người
+ Đối tượng: Người trực tiếp thực hiện hoạt động văn hóa tại Hồ Gươm, gồm: o
Nhà thư pháp Nam Phương Vũ Ngọc Kỳ. o
Nghệ nhân nặn tò he Nguyễn Văn Thành và một số thợ nặn tò he khác
đến từ làng tò hè Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội). 5.2.2. Quan sát tham gia: - Thời gian: ngày 4/12/2022
- Địa điểm: Phố đi bộ Hồ Gươm. 4
- Hoạt động: Đến thăm các di tích lịch sử và tham gia các hoạt động văn hóa. 6. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu về cách đưa văn hóa vào trong các hoạt động tại phố đi bộ.
- Khẳng định ảnh hưởng tích cực của các hoạt động trên với người tham gia
nói riêng và sự phát triển của văn hóa nói chung.
- Về phía cá nhân: Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn, điều tra xã hội học bằng
phiếu hỏi; rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá vấn đề. II. Nội dung:
1. Tổng quan về tư liệu đã có:
Do năng lực tìm kiếm tư liệu có hạn cùng với sự không phổ biến của chủ đề
này so với các chủ đề truyền thống, tôi xin trích dẫn hai luận điểm sau:
Trần Thị Xuân Nga (2017) trong “Nghiên cứu hoạt động phố đi bộ đối với
người dân tuyến phố tây Thành phố Huế” đã nhận xét về mô hình tuyến phố đi bộ
ở Hà Nội như sau: “Để có thể tồn tại và duy trì sức hấp dẫn lớn đến vậy, điều đầu
tiên có lẽ cần kể tới đó là âm nhạc và nghệ thuật đường phố hội tụ ở đây … bạn có
thể nghe thổi kèn saxophone, sáo, violon, nghe hát chèo, cải lương... hay đơn giản
chỉ là đi qua một chỗ có bật những đĩa nhạc toàn ca khúc thời thượng trong và ngoài nước.” (tr27)
Ngô Thanh Thảo (2016) trong “Tổ chức không gian tuyến phố đi bộ phục vụ
ẩm thực, văn hóa khu phố cổ Hà Nội” viết: “Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy
những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội luôn là đề tài
chuyên môn hấp dẫn và phức tạp cầm có sự đầu tư, quan tâm nghiên cứu và giải
quyết một cách toàn diện của các cấp chính quyền , các nhà khoa học, các nhà
chuyên môn và sự đồng thuận tham gia của người dân.” (tr81)
Như vậy, dù thực hiện nghiên cứu về khía cạnh nào, hai nhà nghiên cứu trên
cũng khẳng định tầm quan trọng của văn hóa trong các hoạt động của phố đi bộ.
Mô hình phố đi bộ Hồ Gươm không đơn thuần chỉ là một biện pháp phát triển kinh
tế hay đẩy mạnh du lịch của Hà Nội mà bao gồm chặt chẽ yếu tố văn hóa.
Bà Trần Thị Xuân Nga dừng lại ở việc nhận xét chung mô hình tại Hà Nội
để làm cơ sở so sánh với mô hình tuyến phố Tây ở Huế, bà Ngô Thanh Thảo
nghiên cứu về việc tổ chức không gian tuyến phố trên bình diện kiến trúc. Trong 5
bài viết này của tôi, tôi sẽ chỉ ra cụ thể văn hóa có trong những hoạt động tại phố đi
bộ như thế nào và những ảnh hưởng của nó. 2. Nội dung 2.1. Trò chơi
76% người tham gia phỏng vấn nói rằng họ thích chơi trò chơi dân gian.
Trong số đó, chỉ có 13% người chưa từng chơi trò chơi dân gian trước đây, còn lại
đều đã được tiếp xúc trong gia đình hoặc nhà trường.
Ở nơi đây, cả những người lớn tuổi, người trẻ tuổi đều không hề ngần ngại
tham gia chơi những trò chơi tưởng như chỉ dành riêng cho trẻ em. Tại một góc
phố, có khoảng 5 chiếc bàn chơi của trò ô ăn quan được kẻ dưới đường. Phía bên
kia, hàng chục người vây quanh nhóm nhảy dây tập thể, liên tục thử thách với việc
quay 1 dây rồi 2 dây. Đằng xa xa, ta có thấy những con người cao lênh khênh trên
chiếc cà kheo, khuôn mặt không giấu nổi sự thích thú cùng hồi hộp. Ngoài ra còn
rất nhiều trò chơi dân gian khác diễn ra tại đây như đánh chuyền, kéo co, …
Như vậy, cách nào đã khiến trò chơi dân gian ở đây thu hút như vậy, khác
hoàn toàn so với khung cảnh chúng ta thường thấy trong các trường THCT, THPT?
Có đến 83,3% trong số những người không thích tham gia chọn nguyên nhân:
“Cảm thấy ngại khi chơi những trò trẻ con”.
Theo tâm lý học, “trong đám đông, mọi tình cảm, hành động đều có tính
chất lây nhiễm” (báo Khoa học&Phát triển). Kết hợp giữa lý thuyết và số liệu khảo
sát tôi có được, tôi cho rằng cách thực hành văn hóa tại phố đi bộ Hồ Gươm khác
biệt so với phần nhiều trường học hiện nay là ở nhận thức của người tổ chức, cũng
như người tham gia. Tham gia bởi đây là hoạt động hàng tuần của nhà trường là
một cách tham gia thụ động. Hơn nữa, ở độ tuổi THCS, THPT, các học sinh có tâm
lý được trở thành “người lớn” và không còn tham gia những hoạt động mà các em
cho là “trẻ con”. Với tâm lý chung và hình thức tham gia thụ động, thật dễ thấy các
hoạt động tại phố đi bộ Hồ Gươm có điểm cuốn hút rõ rệt hơn.
Việc trực tiếp nhìn thấy những người đang chơi tại phố đi bộ, cảm nhận bầu
không khí náo nhiệt với tiếng hò reo đã khơi gợi ham muốn tham gia từ chính
người xem. Vậy nên dù những lần đầu đòi hỏi một số chất xúc tác nhưng bản chất
việc họ tham gia là chủ động. Sở dĩ có điều này trước hết là từ nhận thức của
những người tổ chức trò chơi. Họ thật sự yêu và trân trọng trò chơi dân gian với
tầm vóc là một món ăn tinh thần, không phải chỉ vì khẩu hiệu giữ gìn nét đẹp văn
hóa dân tộc một cách máy móc. Đó là gốc rễ của sự phát huy văn hóa dân tộc. 6 2.2. Nghệ thuật
2.2.1. Nghệ thuật tạo hình
Dọc hồ Gươm có hàng chục thợ vẽ tranh, nếu rảnh rỗi, bạn có thể ngồi lại và
chắc chắn, sẽ có một bức chân dung như ý. Hay nếu để ý hơn, bạn sẽ thấy hình ảnh
một cụ đồ mặc áo the khăn xếp, râu tóc bạc phơ ngồi bên chiếc bàn gỗ viết thư
pháp. Ở đó có một tấm bảng giải thích một số chữ thư pháp bằng tiếng Việt và
tiếng anh. Nhưng điều đặc biệt là vị thầy đồ sẽ không viết chữ theo yêu câu. Đoạn
phỏng vấn (nếu không nói là trò chuyện) giữa tôi và thầy kéo dài tận 60 phút, vượt
ngoài kế hoạch của tôi. Để giữ bài viết được súc tích nhất có thể, tôi xin phép lựa
chọn một chi tiết để đưa vào phần này, đó là lời tuyên ngôn nghề của cụ: “Chắt
chiu tinh túy muôn đời/ Bứt hoa chia sẻ những lời vàng son/Gửi quý khách chìa
khóa thành công/Trao tận tay cẩm nang cuộc sống”
Thầy thư pháp Nam Phương Vũ Ngọc Kỳ cho rằng thư pháp trước cốt để rèn
luyện mình, để “chắt chiu tinh túy muôn đời” vào trong khối óc và trái tim nhưng
quan trọng nhất sau đó vẫn là để chia sẻ giá trị đó cho những người đi sau. Do vậy,
cụ không viết chữ theo yêu cầu của khách mà ngược lại, hỏi han, tâm sự với họ để
lựa chọn một con chữ cùng những câu thơ đề kèm bên dưới sao cho phù hợp nhất
với câu chuyện mỗi người. Sau cùng, cụ còn nhiệt tình chia sẻ thêm về nhân sinh
quan và những câu chuyện thế sự. Cá nhân tôi tin rằng những vị khách của thầy
không chỉ nhận được một bức thư pháp đầy nghệ thuật mà còn cả những triết lý
nhân sinh quan và bài học về thế sự rất hiện đại.
Tuy nhiên, theo khảo sát của tôi, 98% người tham gia chưa từng tìm hiểu về
thư pháp. Nghĩa là, những “lời vàng son” không thể nào truyền tải được nếu chỉ
trao nhanh chóng cho người ta một con chữ hoàn hảo về mặt kĩ thuật nhưng không
có sự giảng giải về ý nghĩa và liên hệ cuộc sống.
Một minh chứng tiếp theo, nghê nhân nặn tò he Nguyễn Văn Thành trong
trời đông giá rét vẫn một mình ngồi bên sạp tò he vỉa hè và lặng lẽ làm việc. Chia
sẻ về công việc của mình, ông nói: “Sở dỉ dù đã là một nghệ nhân ưu tú và rất bận
rộng với công việc nghiên cứu, tôi vẫn chọn ngồi đây vì tò he là một loại hình nghệ
thuật biểu diễn. Có thể hiểu như nơi đây là sân khấu và những người xem là khán
giả của người nặn tò he. Không chỉ vậy, tôi còn hướng dẫn cho khách của mình tự
tay nặn tò he rồi giảng dạy trong các trường học, ví dụ như các trường Tiểu học
hay khoa Mầm non của Đại học Sư phạm”.
Vừa nghe vừa chứng kiến những chuyển động tay điêu luyện của nghệ nhân,
tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ về bộ môn này. Khi còn bé, chúng ta thiên về cảm 7
giác “muốn sở hữu” tò he hơn là “muốn thưởng thức” nghệ thuật tạo hình rồi kĩ
thuật tạo bột. Đó xuất phát từ suy nghĩ tò he chỉ là một thứ đồ chơi, một thứ để
ngắm. Nhưng với nghệ nhân Nguyễn Văn Thành nói riêng và rất nhiều những thợ
nặn ở làng nghề tò he Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội) nói chung, tò he là một nghệ
thuật thực thụ. Họ đang cố gắng từng ngày để nhân rộng tầm hiểu biết của người
Việt Nam lẫn thế giới về tò he, như việc ông Thành và các đồng nghiệp của mình
vẫn thực hiện mỗi cuối tuần tại phố đi bộ Hồ Gươm.
Không chỉ vậy, các nghệ nhân còn không ngừng cải tiến chất lượng sản
phẩm lẫn phong cách tạo hình. Tôi hết sức bất ngờ khi ông Thành nói rằng tò he
của ông có thể giữ nguyên vẹn đến 2-3 năm, trong khi ấn tượng của tôi ngày trước
về tò he đó là sự nứt, vỡ sau vài ngày ngắn ngủi. Ông chia sẻ đây chính là loại bột
do chính ông nghiên cứu và phát triển nhằm đưa sản phẩm tiếp cận với người dân
nhiều hơn. Về phong cách tạo hình, nếu như trước đây bạn chỉ thấy những hình
như hoa hồng, rồng, 12 con giáp thì bạn sẽ còn bất ngờ hơn nữa khi đến các sạp tò
he quanh phố đi bộ. Mọi nhân vật hoạt hình của trẻ em thời nay đều xuất hiện trên
sạp, như biểu tượng người chơi “Among us” – một trò chơi điện tử rất thịnh hành
trong vài năm qua, hay đàn cừu trong “Shaun the Sheep” – một bộ phim trên kênh
Disney, rồi Nobita, Doraemon, …
Khi tôi hỏi về điều này, một người nặn tò he chia sẻ họ làm theo yêu cầu của
trẻ, trẻ thích con gì thì sẽ cho họ xem ảnh trên điện thoại để làm theo. Có thể nói,
thế giới giải trí của trẻ thơ được hiện diện rất trực tiếp qua một sạp bán hàng rong
nhỏ. Đó không phải là sự biến chất mà là sự tiếp nối của văn hóa, là kết quả của sự
mong muốn trong chính những người trong nền văn hóa đó.
Do sự có hạn về thời gian, tôi không thể tiến hành phỏng vấn thêm ở bộ môn
tạo hình khác như vẽ tranh biếm họa, vẽ truyền thần, nhiếp ảnh, … Với riêng hai ví
dụ tiêu biểu trên, tôi rút ra kết luận tiếp theo: khi đưa văn hóa vào các hoạt động tại
phố đi bộ Hồ Gươm, sự truyền tải ý nghĩa liên quan đến thực tế và kế thừa thành
quả văn hóa song song với việc việc đổi mới văn hóa sao cho phù hợp với thời hiện
nay là hai yếu tố không thể thiếu.
2.2.2. Nghệ thuật trình diễn
Các hoạt động này được tổ chức luân chuyển lưu động tại các vị trí khác
nhau trong khu vực phố đi bộ, với những màn trình diễn âm nhạc, nhảy, … 8
Nếu yêu thích những giai điệu ngọt ngào mang theo những chuyện tích cổ
của dân tộc như chèo hay chầu văn thì hãy rảo bước tới khu vực Mã Mây, Lương
Ngọc Quyến hoặc không khó để bắt gặp ngẫu nhiên ở một góc phố nào đó có
người nghệ sĩ đang độc tấu đàn tranh, đàn bầu, …
Bên cạnh những loại hình nghệ thuật truyền thống còn có sự biểu diễn của
các loại hình mới. Các nhóm thường thực hiện tự do và không quá coi trọng giá trị
kinh tế mà thay vào đó là đam mê biểu diễn hoặc đơn giản là mong muốn cùng bạn
bè tụ tập nhảy, hát múa, chơi nhạc cụ cho khuây khỏa. Khách đến nghe, nếu thấy
vui có thể bỏ tiền cho họ, nếu không, có thể đi lướt qua, tìm đến nhóm nhạc khác để thưởng thức.
Bên cạnh đó, còn có những nỗ lực kết hợp cả loại hình nghệ thuật truyền
thống lẫn hiện đại. Đơn cử như Nghệ sĩ đàn nhị Trần Văn Xâm, giảng viên của
khoa Âm nhạc Truyền thống, thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - Nhạc
trưởng của dàn nhạc dân tộc. Để âm nhạc truyền thống đến gần hơn với khán giả,
nghệ sỹ Trần Văn Xâm đã phối khí lại những bản nhạc đương đại với những giai
điệu vui tươi, rộn rã cho đàn Nhị.
Theo khảo sát của tôi, có tới 96% người bày tỏ sự yêu thích đối với các hoạt
động biểu diễn nghệ thuật. Trong đó, 6,25% chỉ thích nghệ thuật truyền thống,
20,8% chỉ thích hoạt động đương đại và 72,95% có hứng thú, quan tâm tới cả hai
loại hình nghệ thuật. Điều đó thể hiện điểm thành công của các hoạt động phố đi
bộ Hồ Gươm ở tính đa dạng. Những người khác nhau về độ tuổi, giới tính, công
việc sẽ có sở thích âm nhạc khác nhau. Do đó, khi mọi hoạt động đều được tổ chức
ở cùng một không gian với sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, người xem vừa được
thỏa mãn nhu cầu thường thức nghệ thuật vừa có cơ hội khám phá những hình thức nghệ thuật mới.
2.3. Các hoạt động giải trí khác
Có khi người ta đến phố đi bộ không phải để tham gia vào bất kì một hoạt
động cụ thể nào. Họ chỉ đơn giản đến đó, đi dạo loanh quanh hoặc ngồi thư thả bên
ghế đá, hít thở bầu không khi rất Hà Nội. Dường như dù bên kia hồ có sôi động bởi
tiếng âm thanh, loa nhạc thế nhạc cũng không thể ảnh hưởng tới họ.
Rồi có những người đến đó cùng bạn bè, ngồi bên một hàng nước nhỏ bé,
ngâm nga đủ thứ chuyện trên đời. Từ những chuyện lông gà vỏ tỏi trong cuộc sống
đến những nỗi niềm rất riêng tư, từ những tràng cười sản khoái đến những tiếng 9
thở dài, từ chuyện Việt Nam đến chuyện thế giới, tất cả chỉ gói gọn trong mấy
chiếc ghế nhựa xanh, vài cốc trà đá, miếng kẹo lạc, đĩa hướng dương.
Những người tham gia hoạt động như trên chiếm 32% trong khảo sát của tôi.
Đây là một con số nhỏ so với các hoạt động văn hóa tôi đã đề cập phía trên. Dẫu
vây, tôi tin rằng văn hóa không loại trừ những nhóm chiếm thiểu số. Hoạt động này
không do ai tổ chức hay kêu gọi, nó bắt nguồn từ chính yếu tố sẵn có trong những
con người tham gia vào văn hóa: “sức sống xã hội mãnh liệt” (theo báo Nghiên
cứu quốc tế). Theo đó, trong con người đã có nhu cầu muốn được chia sẻ và gắn
kết cộng đồng. Loại hình trên đã đáp ứng nhu cầu của họ với một mức giá bình dân
và một không gian thoải mái. III. Kết luận
1. Cách đưa văn hóa vào trong hoạt động của phố đi bộ Hồ Gươm:
- Giáo dục nhận thức về văn hóa của người tổ chức từ đó lan tỏa tới người
tham gia, cần nhìn nhận mọi hoạt động với thái độ trân trọng và hiểu ý nghĩa
của nó, từ đó dẫn tới sự chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa.
- Những bài học, ý nghĩa truyền tải cần có sự liên hệ với thực tế. Các thông
điệp về văn hóa sẽ trở nên sáo rỗng nếu văn hóa chỉ phục vụ mục đích tưởng
nhớ về những điều đã có, đã nghĩ, đã làm. Văn hóa còn cần giúp đỡ con
người trong cuộc sống hiện đại.
- Cần bảo tồn, kế thừa các thành quả văn hóa trước đây song song với việc đổi
mới văn hóa sao cho phù hợp với thời hiện nay. Văn hóa là vật sống, cần
thực hiện quá trình phủ định không ngừng, tiếp biến không ngừng để làm đa
dạng và phong thêm cho chính nó.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa đa dạng, từ truyền thông, đương đại đến kết hợp cả yếu tố.
2. Ảnh hưởng tích cực của những hoạt động trên:
- Là giải pháp chon nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương.
- Là “không gian sống” của nền văn hóa, cách để tiến hành sự giao lưu, tiếp biến văn hóa. 10 IV. Tài liệu tham khảo
1. Trần Quốc Vượng (chủ biên) và cộng sự (2022[2006]), “Cơ sở văn hóa Việt
Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Sơn – Lê Minh Nguyệt – Nguyễn Thị Huệ - Đỗ Thị Hạnh
Phúc- Trần Quốc Khánh – Trần Thị Lệ Thu (2022[2015]), “Giáo trình Tâm
lý học Giáo dục”,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
3. Trần Thị Xuân Nga (2017), “Nghiên cứu hoạt động phố đi bộ đối với người
dân tuyến phố tây Thành phố Huế”, Huế.
4. Ngô Thanh Thảo (2016), “Tổ chức không gian tuyến phố đi bộ phục vụ ẩm
thực, văn hóa khu phố cổ Hà Nội”, Hà Nội.
5. “Phố đi bộ có gì vui? Khám phá các hoạt động ở phố đi bộ Hà Nội”, nguồn:
https://halotravel.vn/hoat-dong-tai-pho-di-bo-ha-noi/, ngày đăng 6/8/2022, ngày truy cập 5/12/2022.
6. “Phố đi bộ – nét đẹp trong lòng Hà Nội”, nguồn: https://vovworld.vn/vi-
VN/ha-noi-ngan-nam/pho-di-bo-net-dep-trong-long-ha-noi-526187.vov,
ngày đăng 3/4/2017, ngày truy cập 5/12/2022. 7.
“Tâm lý học đám đông”, nguồn: https://khoahocphattrien.vn/khoa-
hoc/tam-ly-hoc-dam-dong/202106171126300p1c160.htm, ngày đăng
19/6/2021, ngày truy cập 5/12/2022. 8.
“Biểu diễn nhạc truyền thống trên phố đi bộ”, nguồn:
https://dangcongsan.vn/anh/bieu-dien-nhac-truyen-thong-tren-pho-di-bo-
437688.html, ngày đăng 13/5/2017, ngày truy cập 5/12/2022.
9. “Vì sao không thể Hán hóa người Việt”, nguồn:
https://nghiencuuquocte.org/2021/05/15/vi-sao-khong-the-han-hoa-nguoi-
viet/, ngày đăng 15/5/2022, ngày truy cập 5/12/2022.
10.“"Phố đi bộ"- giải pháp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa ở Thủ đô”,
nguồn: https://tuyengiao.vn/dien-dan/van-de-quan-tam/pho-di-bo-giai-phap-
dap-ung-nhu-cau-sinh-hoat-van-hoa-o-thu-do-93222, ngày đăng 27/10/2016, ngày truy cập 5/12/2022. 11 12