-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Học phần Các loại hình nghệ thuật cơ bản - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Học phần Các loại hình nghệ thuật cơ bản - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI ----------------
BÀI THI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
HỌC PHẦN: CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CƠ BẢN Chuyên đề
: Tìm hiểu, cảm nhận và phân tích Điện ảnh Giảng viên : TS. Mai Anh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Hà Tuấn An Mã số sinh viên : TTQT49-C1-1504 Lớp hành chính : IMC2
Hà Nội, tháng 11 năm 2022 MỤC LỤC I.
Đánh giá về hiện tượng làm phim remake của Việt Nam dựa trên phim
nước ngoài ……………………………………………………………. . 3
1. Nguồn gốc phim remake ……………………………………………… 3
2. Thực trạng làm phim remake tại Việt Nam ……………………………. 3
3. Tác động tích cực ……………………………………………………… 4
4. Tác động tiêu cực ……………………………………………………….5
5. Kết luận …………………………………………………………………7 II.
Sự ảnh hưởng của phim Not One Less dựa trên phim Where is the
friend’s house. Lý giải sự thành công của Not One Less ……………… 8
A. Giới thiệu chung về Not One Less và Where is the friend’s house ……. 8
1. Thông tin cơ bản về hai bộ phim ………………………………………. 8
2. Những nhân vật trong hai bộ phim …………………………………….. 9
B. Đánh giá sự ảnh hưởng của Where is the friend’s house tới phim Not One
Less ……………………………………………………………………. 9
1. Cấu trúc hai bộ phim ………………………………………………….. 9
a) Where is the friend’s house ……………………………………………. 9
b) Not One Less …………………………………………………………. 10
2. Nội dung hai bộ phim ………………………………………………… 10
3. Nhân vật hai bộ phim …………………………………………………. 13
a) Nhân vật chính …………………………………………………………13
b) Nhật vật phụ ……………………………………………………………14
4. Lý giải sự thành công của Not One Less ………………………………15
C. Kết luận ……………………………………………………………….. 16
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….. 16
I. Đánh giá về hiện tượng làm phim remake của Việt Nam dựa trên phim nước ngoài 1. Nguồn gốc phim remake
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu phim remake là gì? Remake là phim lấy chất
liệu chính từ phim đã ra đời trước đó. Thông thường, các nhà làm phim giữ
nguyên cốt truyện, hệ thống nhân vật, chỉ thay đổi một số tình tiết và cách thức
thể hiện. Những bộ phim tiêu biểu của thể loại remake tại Việt Nam như: Tiệc
Trăng Máu - (Intimate Stranger - Hàn Quốc). Tháng Năm Rực Rỡ - Sunny
(2011). Đầu năm 2015, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho ra mắt bộ phim Em là
bà nội của anh được làm lại từ tác phẩm Miss Granny của Hàn Quốc. Hay mới
đây tác phẩm điện ảnh Việt Nam mới ra rạp mang tên Nghề Siêu Dễ cũng được
làm lại dựa trên bộ phim gốc Extreme Job 2019
2. Thực trạng làm phim remake tại Việt Nam
Thực trạng làm phim remake ở Việt Nam đang trở nên vô cùng phổ biến bởi
nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu
chính là sự dư thừa về số lượng nhưng thiếu hụt về chất lượng của kịch bản điện
ảnh trong nước. Bên cạnh đó, nhu cầu giải trí của người dân ngày càng lớn do
thu nhập đời sống tăng cao, từ có cung dẫn tới có cầu khi hàng loạt nhà đầu tư
mạnh tay chi tiền xây dựng những cụm rạp chất lượng, đồng thời việc du nhập
các bộ phim từ nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh do công tác kiểm duyệt
được nới lỏng. Từ đó rạp chiếu phim mở cửa quanh năm suốt tháng và không có
sự giới hạn về số lượng phim phát hành theo thời gian. Chính vì sự phát triển
quá nhanh của điện ảnh Việt Nam trong khi những yếu tố nội tại không thể đáp
ứng kịp, đặc biệt là kịch bản, đã dẫn tới việc các đạo diễn buộc phải tim kiếm
giải pháp tạm thời và một trong số chúng là phim remake. 3. Tác động tích cực
Trong bối cảnh khan hiếm nguồn kịch bản chất lượng thì hướng đi remake được
đánh giá là một lựa chọn an toàn và kịp thời. Cùng ra mắt vào một thời điểm
trên VTV1 và VTV3, phim truyền hình dài tập Người phán xử remake từ Ha-
Borer của Israel và Sống chung với mẹ chồng được chuyển thể từ tiểu thuyết
cùng tên ở Trung Quốc, đã tạo ra một tiếng vang lớn và thu hút lại đông đảo
khán giả quay trở lại với màn ảnh nhỏ phim Việt, sau một thời gian những
gameshow truyền hình chiếm sóng ở khung giờ vàng.
Một trong những lợi thế của làm phim remake chính là kế thừa một kịch bản
chất lượng và đã được kiểm chứng ở một thị trường khác. Từ đó, đạo diễn, biên
kịch không cần phải tốn thời gian và sức lực để xây dựng câu chuyện mới cũng
như những nhân vật mới. Thế nhưng để làm được một bộ phim remake hay đòi
đội ngũ đạo diễn, biên kịch vẫn cần phải nghiên cứu, học hỏi, hiểu được tinh
thần cốt lõi của bộ phim trước. Đồng thời phải có sự am hiểu vốn văn hóa để
khiến cho bộ phim phù hợp với văn hóa bản địa cũng như trong thời đại mới.
Bên cạnh đó, phải giữ lại những chi tiết đắt, thay đổi một số cảnh quay chưa
phù hợp và thêm vào đó những chất liệu mới.
Ví dụ như so với bản Hàn, Tiệc trăng máu vẫn có những thay đổi đáng ghi nhận,
giúp phim “hòa hợp” tốt hơn với bối cảnh văn hóa Việt Nam. Trong phim Tiệc
Trăng Máu và Intimate Stranger, chi tiết bác sĩ thẩm mỹ Seok Ho (Jo Jin
Woong) bị lừa tiền khi đầu tư vào dự án bất động sản ma trong bản Hàn được
thay đổi thành Quang cùng người thứ năm trong nhóm bạn thân hùn tiền mở
chuỗi cửa hàng thuốc. Rồi khi việc kinh doanh thất bại, người kia ôm tiền bỏ
trốn, còn Quang phải gánh khoản nợ khổng lồ. Thay đổi này vừa giải thích hợp
lý cho sự biến mất của người bạn thứ năm, vừa phản ánh một thực trạng có thật
trong xã hội, nhưng vẫn nhất quán với tính cách nhân vật.
Không những vậy nhiều bộ phim đã có sẵn một lượng khán giả hùng hậu của
phiên bản gốc, việc Việt hóa các bộ phim ăn khách là một cách kéo người xem
đến rạp vì họ tò mò với phiên bản Việt. Đây giống như một trào lưu mua format
gameshow truyền hình của nước ngoài về sản xuất và khá ăn khách ở Việt Nam.
Thị trường phim Việt cũng áp dụng điều tương tự và điều này khơi dậy sự tò mò
của khán giả. Họ sẽ chờ đợi bản Việt hóa có gì mới lạ không.
Ngoài ra yếu tố văn hóa cũng tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công
của phim remake. Dưới trào lưu của nền văn hóa Hàn Quốc được du nhập vào
Việt Nam, nhà sản xuất Việt có thể yên tâm về những kịch bản Hàn được
chuyển thể sang màn ảnh Việt, bởi lẽ đã sẵn có một lượng lớn khán giả quan
tâm đến phim Hàn và họ thường chọn ra rạp để xem những bộ phim Hàn hoặc
có yếu tố Hàn để xem.
Bên cạnh đó, các đơn vị phát hành phim Hàn cũng đang chiếm ưu thế lớn tại
Việt Nam, tiêu biểu như tập đoàn CJ.CGV cuối năm 2017 đã vận hành 54-55
cụm rạp trên cả nước… và riêng tổng vốn đầu tư CGV rót vào Việt Nam 2018
khoảng 70 triệu USD. Như vậy, nếu mua bản quyền của phim made in Korea để
làm lại thì ít nhiều những phim này cũng được các nhà phát hành Hàn Quốc tại
Việt Nam ưu ái về lịch chiếu khi ra rạp 4. Tác động tiêu cực
Trên thế giới, không có một nền điện ảnh quốc gia nào có thể tồn tại lâu bền
bằng hành trình làm lại phim của nước khác, remake phim chỉ như một sự ăn
sẵn món ngon thiên hạ. Còn đạo diễn làm phim remake, sử dụng công sáng tạo
cho phiên bản mới không nhiều, chưa kể có đạo diễn còn máy móc, gần như
đem nguyên xi bản gốc trong rất nhiều phân cảnh, phân đoạn… nên khi xem
phim cảm giác như một bản copy bị lỗi.
Phải thừa nhận phim Việt remake là một bước lùi của điện ảnh Việt. Biên kịch
phim Việt đã rất yếu kém, nay phim remake lại “kéo” vai trò của nhà biên kịch
Việt xuống thấp hơn, trong khi với điện ảnh thế giới thì nhà biên kịch chiếm vai
trò đặc biệt quan trọng. Với phim remake, vai trò nhà biên kịch chỉ là người sửa
lại kịch bản, Việt hóa phù hợp với khán giả Việt, là thao tác kỹ thuật và ít sự sáng tạo.
Tiếp đến khán giả chắc chắn sẽ đặt lên bàn cân so sánh với bộ phim gốc đã rất
thành công trước đó. Thực tế nhiều bộ phim đã không vượt qua nổi cái bóng của
phim gốc và trở thành một bản copy tệ hại. Bên cạnh đó, làm sao để Việt hóa bộ
phim, không chỉ ở bối cảnh, nhân vật mà còn đưa được vào đó tinh thần Việt,
văn hóa Việt là điều không dễ dàng.
Tiêu biểu như nếu nhân vật bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Seok Ho trong Intimate
Strangers có phần nổi bật trong nhóm bảy người ở bản Hàn khi mà anh luôn đưa
ra những lời khuyên đầy ý nghĩa và sâu lắng, thì Quang của Hứa Vỹ Văn trong
Tiệc trăng máu là một mắt xích yếu. Nhân vật được xây dựng với câu chuyện
nhiều chi tiết hơn phiên bản Hàn, nhưng có lẽ do chưa trải nghiệm làm chồng,
làm cha, nam diễn viên có vài phân đoạn diễn chưa “tới”. Cảnh Quang trò
chuyện với con gái qua điện thoại khi cô bé xin đi chơi qua đêm với bạn trai,
Hứa Vỹ Văn mới chỉ thể hiện được phần trách nhiệm của một người đi trước
giàu kinh nghiệm, mà chưa lột tả được tình yêu và sự lo lắng của một người
cha. Tương tự, anh dễ dàng hòa mình vào nhân vật Quang - bạn chí cốt của
Bình, Linh và Mạnh, nhưng lại chưa thuyết phục khán giả rằng mình là chồng của Nguyệt Ánh.
Tiếp đến các bộ phim của nước ngoài thường cài cắm trong đó các yếu tố văn
hóa như một thứ quyền lực mềm. Những yếu tố văn hóa có thể được phát hiện
dễ dàng, cũng có thể phải rất tinh ý mới nhận ra. Làm thế nào để thay vào đó
những nét riêng của văn hóa Việt là điều rất khó, nếu làm không khéo sẽ rất
phô. Thực tế không có nhiều đạo diễn làm được điều này. Có thể đề cập đến
trong phim Intimate Stranger, trong khi những món ăn trong bữa tiệc đều được
chọn lọc một cách chỉn chu và thể hiện văn hóa ẩm thực Hàn Quốc như salad cá
minh thái, canh cá sư tử, … Thì trong phiên bản Tiệc trăng máu những món ăn
được đưa lên bàn tiệc đậm chất châu Âu như đùi lợn Tây Ban Nha, salad Nga,
chính điều này đã làm bộ phim có phần đánh mất đi bản sắc văn hóa Việt Nam khi được chuyển thể. 5. Kết luận
Cuối cùng remake cũng chỉ là một hướng đi trong tình trạng khan hiếm kịch bản
tốt và bản thân những bộ phim remake cũng làm phong phú thêm cho nền điện
ảnh nước nhà. Khi mức sống ngày càng được nâng cao thì gu thưởng thức nghệ
thuật của công chúng cũng ngày một khắt khe hơn. Phim remake dẫu là một
món ngon và lạ miệng thì khán giả ăn mãi cũng ngán và cũng chỉ nên là những
món thêm nếm cho phong phú bàn tiệc. Người Việt thì không thể ăn kim chi
hay pizza thay cơm được. Với sự tiếp nhận và đánh giá ngày một khắt khe của
khán giả thì những bộ phim kém chất lượng sớm muộn cũng bị đào thải khỏi
quy trình vận hành đầy khốc liệt của ngành điện ảnh.
II. Sự ảnh hưởng của phim Not One Less dựa trên phim Where is the friend’s
house. Lý giải sự thành công của Not One Less
A. Giới thiệu chung về Not One Less và Where is the friend’s house
1. Thông tin cơ bản hai bộ phim
Not One Less là một bộ phim chính kịch năm 1999 của đạo diễn Trung Quốc
Trương Nghệ Mưu, được chuyển thể từ câu chuyện A Sun in the Sky năm 1997
của Shi Xiangsheng (tiếng Trung: 天上有个太阳; bính âm: tiān shàng yǒu ge
tàiyáng). Nó được sản xuất bởi Xưởng phim Quảng Tây và được phát hành bởi
China Film Group Corporation ở Trung Quốc đại lục, và được phân phối bởi
Sony Pictures Classics ở Bắc Mỹ và Nhà phân phối phim Columbia TriStar trên toàn thế giới.
Lấy bối cảnh ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào những năm 1990, bộ phim
xoay quanh một giáo viên dạy thay tên Wei Minzhi, ở vùng nông thôn Trung
Quốc. Cô được giao nhiệm vụ đến để thay thế một giáo viên khác trong một
tháng, Wei được yêu cầu không được để bất kỳ học sinh nào bỏ học. Vì thế cô
đã làm tròn trách nhiệm của mình khi một trong những học sinh lên thành phố
để tìm việc, cô ấy cất công đi tìm kiếm người học sinh đó ròng rã trong một thời
gian dài. Ngoài ra bộ phim còn đề cập đến cải cách giáo dục ở Trung Quốc,
khoảng cách giàu nghèo giữa dân thành thị và nông thôn, và sự trầm trọng vấn
đề tham nhũng của bộ máy quan liêu trong cuộc sống hàng ngày. Phim được
quay theo phong cách tân hiện thực/phim tài liệu với một dàn diễn viên không
chuyên đóng các nhân vật có cùng tên và nghề nghiệp với các diễn viên ngoài
đời, từ đó làm mờ ranh giới giữa chính kịch và thực tế.
Where Is the Friend's House? Where Is the Friend's House? (tiếng Ba Tư: هناخ
تساجک تسود, Khane-ye bụi kojast) là một bộ phim chính kịch năm 1987 của Iran
do Abbas Kiarostami viết kịch bản và đạo diễn.
Bộ phim miêu tả câu chuyện diễn ra ở một ngôi trường tại vùng nông thôn ở
Iran, tại đây một cậu bé tên Mohamed Reza Nematzadeh đã bị thầy giáo quở
trách nặng nề vì cậu đã không làm bài tập vào trong vở ba lần. Chính vì điều
này nên thầy đã cảnh cáo cậu nếu cậu tiếp tục vi phạm lần tiếp theo thì cậu sẽ bị
đuổi ra khỏi lớp. Sau khi buổi học hôm đó kết thúc, nhân vật chính Ahmad
Ahmadpour đã vô tình va chạm với Reza ngoài sân trường, điều này đã dẫn tới
việc Ahmad cầm nhầm vở của Reza. Chiều hôm đó khi Ahmad đang làm bài
tập, cậu đã phát hiện ra mình cầm nhầm vở của bạn học, vì lo sợ bạn học sẽ bị
đuổi ra khỏi lớp nên cậu đã tự mình đi đến nhà của Reza để trả lại vở cho bạn,
mặc dù nhà cậu bạn này rất xa. Tiêu đề phim bắt nguồn từ một bài thơ của
Sohrab Sepehri. Bộ phim là phần đầu tiên trong bộ ba Koker của Kiarostami,
tiếp theo là And Life Goes On và Through the Olive Trees, tất cả đều diễn ra ở Koker, Iran.
2, Những nhân vật trong hai bộ phim
Bộ phim xoay quanh nhân vật chính là cô giáo Wei và các nhân vật phụ có tầm
ảnh hưởng lớn đến những quyết định của cô như thầy giáo Gao, ông trưởng
thôn, 28 học sinh, Ming Xinhong và Zhang Huike.
Diễn biến câu chuyện diễn ra với nhân vật chính là Ahmad với hành trình đi tìm
vả trả lại quyển vở cho cậu bạn Reza. Những nhân vật phụ khác như thầy giáo,
ông của Ahmad, chú Reza và ông lão gặp trên đường cũng đã để lại những dấu
ấn và thông điệp của bộ phim
B. Đánh giá sự ảnh hưởng của Where is the friend’s house tới Not One Less
1. Về cấu trúc hai bộ phim
Cả hai bộ phim Not One Less và Where is the friend’s house đều tuân theo cấu
trúc phim hành trình. Đây là một cấu trúc phim khá phổ biến thường được sử
dụng trong các thể loại phim như khoa học viễn tưởng, phiêu lưu, ví dụ như
Interstellar (2014), Sideways (2004) và Due Date (2010), …
a) Where is the friend’s house
Trong khi phim Where is the friend’s house với cấu trúc diễn biến là cuộc tìm
kiếm người bạn Reza được chia làm bốn chặng. Chặng đầu chính là khi Ahmad
trốn mẹ đến làng Poshteh để tìm và trả vở cho người bạn Reza. Chặng hai là sự
chán nản và thất vọng của Ahmad khi mà những nỗ lực của cậu đến Poshteh đã
vô nghĩa bởi lúc đấy Reza đã cùng bố đến Koker - ngôi làng Ahmad ở. Chặng
ba bắt đầu vào thời điểm Ahmad quay lại Koker và vô tình gặp người sẽ cho cậu
đáp án của cuộc tìm kiếm chính là bố của Reza, nhưng vì người đàn ông này
cũng quá bận rộn nên đã không thèm để ý lời cậu nói và cưỡi ngựa về nhà, do
đó Ahmad đã phải chạy đuổi theo ông ta nhưng không kịp do con ngựa đi quá
nhanh. Chặng bốn diễn ra với khoảnh khắc Ahmad gặp một ông lão biết địa chỉ
nhà của Reza, từ đó cậu bé nhờ đó ông già đó giúp Ahmad đi tìm Reza bằng
cách đi bộ cùng với cậu, tuy nhiên vì ông cụ sức khỏe yếu do đã già nên cậu đã
bị lạc ông lão và vẫn không thể tìm kiếm được Reza. b) Not One Less
Còn đối với Not One Less, bộ phim cũng trải qua hành trình với bốn chặng
tương tự. Chặng đầu cô giáo Wei đi nhờ một người dân lên thành phố để tìm
Huike, sau đó cô đã gặp người dẫn Huike lên thành phố tìm việc và cả hai người
cùng đi tìm Huike ở ga tàu. Chặng thứ hai khi cô Minzhi rơi vào trạng thái thất
vọng do không có bất kỳ manh mối nào của Huike và trong lúc ấy, cô đã lóe lên
ý tưởng về việc viết thông tin của Huike lên giấy rồi dán nó ở những chỗ đông
người. Chặng ba của cô Wei bắt đầu vào thời điểm cô gặp được người đàn ông
đã cho cô một hy vọng ở ga tàu, ông ta hướng dẫn cô đến đài truyền hình để nhờ
họ hỏi thông tin của Huike thông qua quảng cáo và báo đài. Chặng bốn chính là
nỗ lực của cô để xin được gặp giám đốc đài, người mà sẽ cho cô cơ hội để tìm
được Huike và cuối cùng cô đã thành công gặp.
Ngoài việc cả hai bộ phim đều là cấu trúc hành trình và theo các mốc chặng như
nhau thì mục đích cuộc hành trình của hai nhân vật trong phim đều chung một
mục tiêu giống nhau. Mục đích thứ nhất của hai bộ phim chính là đều tìm kiếm
một cá nhân ở một nơi xa lạ và họ chưa từng đến, từ đó ta có thể thấy được sự
bỡ ngỡ của hai nhân vật chính khi lên thành phố và đến làng Poshteh. Mục đích
thứ hai chính là cả hai nhân vật chính đều mong muốn hai đối tượng mình tìm là
Huike vào Reza tiếp tục con đường học tập và tích lũy kiến thức. Nếu như cô
giáo Wei đi tìm học sinh của mình để thuyết phục cậu Huike quay trở lại trường
học thì cậu bé Ahmad tìm Reza để trả lại vở cho cậu nhằm thầy không đuổi học cậu. 2. Nội dung hai bộ phim
Not One Less cũng chịu ảnh hưởng từ Where is the friend’s house khi nội dung
phim đều mang tính chất phê phán những vấn đề trong xã hội như giáo dục lỗi
thời và tệ nạn quan liêu, tham nhũng. Phim Where is the friend’s house đã làm
nổi bật hình thức giáo dục lỗi thời thông qua cuộc hội thoại giữa ông của
Ahmad và người bạn của ông. Ông nội Ahmad cho rằng giáo dục bằng bạo lực
là điều cần thiết để buộc một đứa trẻ nghe lời người lớn, thậm chí cho dù đứa
trẻ không phạm sai lầm thì ông nghĩ rằng vẫn luôn phải đánh đứa trẻ đó để nó
nhớ rằng nó luôn phải nghe lời. Ngoài ra, ông tin rằng cách giáo dục đúng cách
là bắt đứa trẻ luôn phải nghe tuân lệnh người lớn và không được phép cãi lời hay phản kháng.
Đối với phim Not one less, tệ nạn quan liêu, tham nhũng đã được khắc họa rõ
nét qua cách hành xử của những nhân vật có chức vị trong bộ máy Nhà nước.
Ông trưởng thôn mặc dù là người phải có trách nhiệm phải quan tâm đến đời
sống của người dân trong ngôi làng ông quản lý, nhưng ông lại tỏ ra vô cùng vô
tâm trước việc bỏ học của cậu bé Huike và ông thậm chí còn cho rằng đó là bình
thường. Không những vậy, việc ông lựa chọn giáo viên dạy thay cho thầy Gao
cũng phản ánh sự thiếu quan tâm của ông đến với giáo dục của làng, ông không
quan tâm đến việc liệu cô Wei người mới 13 tuổi và tốt nghiệp tiểu học có dạy
học được hay không, mà ông chỉ biết rằng mình đã tìm được giáo viên thay thế.
Từ đó bộ phim cho ta thấy sự vô trách nhiệm và năng lực yếu kém cùng với
trình độ nhận thức tầm thường của một người nhẽ ra phải thúc đẩy sự phát triển
của nơi mình quản lý. Ngoài ra sự máy móc của quy trình làm việc cũng thể
hiện sự quan liêu mà bộ phim muốn phản ánh trong bộ máy hành chính. Khi cô
giáo Wei đến đài truyền hình và mong muốn được nhờ giúp đỡ, người bán báo ở
đài không giúp đỡ cô vì nói rằng cô phải tuân thủ quy trình. Mặc dù sau đó cô
giáo Wei đã đứng đợi ở cổng đài hai ngày một đêm nhưng vẫn không nhận được
sự giúp đỡ của bất kì ai, chỉ đến khi có người báo cho ông giám đốc đài về việc
có một cô gái đang tìm ông hai ngày rồi thì khi bị chất vấn tại sao không giúp
đỡ cô giáo Minzhi, người phụ nữ đó chống chế bằng cách nói rằng cô chỉ tuân
thủ quy trình. Từ đó, sự thiếu linh hoạt đã được chuyển tới khán giả thông qua
cảnh phim đó và thậm chí cô đã có thể làm nhiều điều để giúp cô giáo Wei
nhưng cuối cùng cô đã chọn không làm gì.
Cả hai bộ phim Not One Less và Where is the friend’s house đều ca ngợi những
phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ. Phim Where is the friend’s house tôn vinh tấm
lòng cao thượng và nhân cách cao cả của cậu bé Ahmad khi cậu nỗ lực tìm mọi
cách để trả vở lại cho bạn Reza. Còn đối với Not One Less, bộ phim ca ngợi
lòng nhân ái, tận tụy với công việc và luôn giữ đúng lời hứa của cô giáo Wei.
Mặc dù cậu học sinh Huike bỏ học lên thành phố tìm việc, cô không hề ngần
ngại tìm cách kiếm tiền đủ như đi bê gạch hoặc thậm chí đi lậu vé để lên thành
phố tìm học sinh này, mặc dù cô chưa từng lên thành thị và thậm chí không biết giá vé xe là bao nhiêu. 3. Nhân vật hai bộ phim a) Nhân vật chính
Trong khi phim Where is the friend’s house sử dụng diễn viên chính là một bé
trai thì diễn viên nhí nữ đóng vai trò tâm điểm trong bộ phim Not One Less. Cả
hai diễn viên nhí đều thể hiện vô cùng xuất sắc diễn xuất của mình với những
tính cách của một đứa trẻ. Từ việc cả cậu bé Ahmad cứng đầu nằng nặc xin mẹ
đi trả vở cho bạn rồi từ đó dẫn đến trốn mẹ chạy đi cho tới hình ảnh cô bé Wei
không biết dạy gì cho lũ trẻ nên cô chỉ biết ra viết bài lên bảng rồi ra ngoài ngồi chơi.
Không những vậy cả hai đứa trẻ đều cho chúng ta thấy tấm lòng bác ái và tính
cách cao thượng mà ngay cả người lớn cũng cần phải học hỏi. Một đứa trẻ tuy
chỉ mới có 13 tuổi nhưng dám tìm mọi cách để đi tìm một cậu học sinh ngỗ
nghịch của lớp, cô bé ấy dám vận động cả lớp cùng đi bê gạch để lấy tiền lên
thành phố, dám tự đi một mình ngay trong lần đầu tiên bước chân lên nơi thành
thị náo nhiệt và dám đương đầu với những người lớn hơn mình rất nhiều để xin
họ giúp đỡ tìm cậu bé Huike. Nhân cách của cô bé Wei có lẽ đã chịu ảnh hưởng
bởi nhân cách tốt đẹp của cậu bé Ahmad khi mà tầm tuổi của cậu, các bạn chỉ
nghĩ đến việc đi chơi hay thậm chí không làm bài tập về nhà để có thêm thời
gian chạy nhảy. Nhưng đối với cậu, một người có tấm lòng cao cả khi cậu nhận
thức được hậu quả của người bạn Reza khi không làm bài tập về nhà vào vở sẽ
bị đuổi ra khỏi lớp, vì lẽ đó cậu đã không quản ngại khó khăn, vượt qua cám dỗ
thú vui tuổi trẻ, dám kháng lời mẹ để đi tìm và trả vở cho cậu bạn Reza. b) Nhân vật phụ
Diễn viên phụ của phim Not One Less cũng có những nét tương đồng so với
phim Where is the friend’s house. Trong phim Where is the friend’s house,
những người lớn đều thể hiện sự thờ ơ, vô cảm của mình trước những câu hỏi
và nguyện vọng của cậu bé Ahmad, từ người mẹ thậm chí đã nói “Nếu bạn ấy bị
đuổi học thì do bạn ấy xứng đáng” , tới hình ảnh người ông chỉ quan tâm cách
ra lệnh và yêu cầu Ahmad phải phục tùng mình trong khi không thèm lắng nghe
đến lý do của cậu, và cho tới người bố của Reza không những không thèm để
tâm những gì Ahmad nói mà thậm chí xé vở của cậu mặc dù không được cậu
cho phép. Cách hành xử này cũng diễn ra tương tự trong phim Not One Less khi
mà lúc cô giáo Wei hỏi về 50 tệ tiền lương thì cả thầy giáo Gao và ông trưởng
thôn đều đùn đẩy cho nhau và cả hai đều nói mình không có tiền, không những
thế khi cô Wei đề xuất với ông trưởng thôn về việc đi tìm Huike, ông không chỉ
thể hiện sự vô tâm mà thậm chí bỏ mặc trách nhiệm chăm lo, hỗ trợ các gia
đình, điều mà thuộc về nghĩa vụ của trưởng thôn. Ngoài ra người đưa cậu bé
Huike lên thành phố làm việc cũng tỏ ra kệ mặc đối với sự mất tích của Huike,
cô gái này theo cô giáo đến nhà ga để tìm Huike thực chất chỉ vì 2,5 tệ, cách cô
gái này di chuyển lững thững, đòi ăn sáng hay cho thấy thái độ hờ hững của cô
trước sự mất tích của cậu Huike.
4. Lý giải sự thành công của Not One Less
Mặc dù chịu sự ảnh hưởng rõ nét nhiều yếu tố từ phim Where is the friend’s
house nhưng Not One Less vẫn thành công nhờ tạo ra được sự khác biệt ở các góc độ khác.
Not One Less có một cốt truyện hoàn toàn khác biệt và nó phản ánh đúng thực
trạng những vấn đề nhức nhối trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Còn ngược
lại, Where is the friend’s house phản ánh một lối sống thờ ơ, ích kỷ giữa con
người với con người trong nội tại của đất nước Iran. Bộ phim đã có một sự đầu
tư lớn hơn về mặt địa điểm quay phim, nhờ vậy nội dung phim không bị trở nên
gò bó, khiên cưỡng trong phạm vi địa lý nhỏ giống như ngôi làng trong phim
Where is the friend’s house. Màu sắc của Not One Less chủ yếu sử dụng tông
màu vàng ấm, khác với tàu màu xám trắng trong phim Where is the friend’s
house. Điều này khiến khán giả có cảm giác ngột ngạt, bức bối không chỉ đến từ
thời tiết của mùa hạ của Trung Quốc mà còn đến từ sự bất lực trước những
nghịch cảnh mà cô giáo Wei phải đối mặt. Âm thanh bộ phim Not One Less chủ
yếu sử dụng âm thanh gốc với những tiếng động đặc trưng của thành thị như
tiếng xe cộ, người đi lại, … trong khi đó Where is the friend’s house không có
nhiều âm thanh xuyên suốt bộ phim và còn thường sử dụng những đoạn nhạc để
lồng vào nhiều cảnh quay của Ahmad. Cách diễn xuất của nhân vật chính Wei
Minzhi cũng đóng góp vai trò lớn tới sự thành công của bộ phim, cô không chỉ
thể hiện được sự ngây thơ, vui tươi của tuổi trẻ, mà vẫn cho thấy sự trưởng
thành của mình qua các cảnh phim như đấu tranh đòi trả tiền lúc bê gạch, hay
yêu cầu người đưa Huike lên thành phố làm việc phải đi cùng với mình để tìm kiếm cậu. C. Kết luận
Cuối cùng, bộ phim Not One Less mặc dù đã có nhiều học hỏi từ bộ phim
Where is the friend’s house nhưng bộ phim đến từ Trung Quốc vẫn tạo ra được
những cái nét và chất riêng của mình. Not one xây dựng một cốt truyện logic,
chặt chẽ, độc đáo và vô cùng mới lạ, không những vậy nó còn làm sáng tỏ được
những vấn đề nhức nhối trong xã hội Trung Quốc. Chính vì thế phim vẫn thu
hút được đông đảo sự quan tâm và đón nhận từ người dân trong nước và cả
những nhận xét tích cực của nhiều nhà phê bình điện ảnh trên thế giới. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Đánh giá hiện tượng làm phim remake Việt Nam dựa trên phim nước ngoài
1.https://cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Con-sot-phim-remake-Xu-
the-hay-su-be-tac-sang-tao-i417557/
2. https://vhnt.org.vn/doi-net-ve-phim-remake/
3.https://kenh14.vn/trao-luu-lam-phim-remake-huong-di-moi-hay-su-be-tac-
cua-dien-anh-viet-20180814161042828.chn
B. Sự ảnh hưởng của phim Not One Less dựa trên phim Where is the friend’s house
1. https://en.wikipedia.org/wiki/Not_One_Less
2. https://en.wikipedia.org/wiki/Where_Is_the_Friend%27s_House%3F