HỌC PHẦN LUẬT KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG CMKT VIỆT NAM HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP CHƯƠNG 2 | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Nội dung ôn tập cho học phần Luật Kế toán và Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, đặc biệt chương 2, thường bao gồm các vấn đề sau: Các quy định pháp luật về kế toán: Nắm vững các điều luật, nghị định và thông tư liên quan đến hoạt động kế toán tại Việt Nam.
Môn: Kế toán (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC PHẦN LUẬT KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG CMKT VIỆT NAM
HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP CHƯƠNG 2
I – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Chuẩn mực kế toán là gì?
A. CMKT là những quy định hướng dẫn việc ghi chép kế toán và lập BCTC
B. CMKT là quy định, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế
toán cơ bản chung nhất làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC.
C. CMKT là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp
kế toán cơ bản làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập BCTC.
D. CMKT là những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập BCTC
2. Hệ thống các chế độ kế toán cơ bản được xây dựng trên cơ sở các
chuẩn mực kế toán được ban hành, bao gồm:
A. Chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán đơn vị vừa và nhỏ, chế độ
kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán đơn vị xây lắp.
B. Chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán đơn vị hành chính sự
nghiệp, chế độ kế toán đơn vị xây lắp.
C. Chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.
D. Chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư, chế độ
kế toán đơn vị xây lắp.
3. Việc xây dựng các chuẩn mực kế toán VN phải đảm bảo nguyên tắc:
A. Chuẩn mực kế toán VN phải đơn giản rõ ràng và tuân thủ các quy định về
thể thức ban hành văn bản pháp luật VN.
B. Phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường VN, phù hợp với
hệ thống pháp luât trình độ kinh nghiệm kế toán và kiểm toán VN.
C. Dựa trên các chuẩn mực quốc tế về kế toán và về kiểm toán do Liên đoàn kế toán công bố. D. Tất cả đáp án trên
4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm bao nhiêu chuẩn mực và được ban hành làm mấy đợt?
A. 26 chuẩn mực, ban hành làm 2 đợt
B. 26 chuẩn mực, ban hành làm 3 đợt
C. 26 chuẩn mực, ban hành làm 4 đợt
D. 26 chuẩn mực, ban hành làm 5 đợt
5. Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn các
chuẩn mực do cơ quan nào ban hành và được ban hành từ năm nào?
A. Chính phủ ban hành năm 2001
B. Bộ Tài chính ban hành năm 2006
C. Chính phủ ban hành từ năm 2001 đến năm 2006 D.
Bộ Tài chính ban hành từ năm 2001 đến năm 2006. 6. Chế độ kế toán là:
A. Những quy định hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể.
B. Do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý
nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành. C. A hoặc B D. A và B
7. Mục đích của chuẩn mực kế toán là quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo
tài chính của doanh nghiệp, nhằm:
A. Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
B. Giúp cho DN ghi chép kế toán và lập BCTC theo các chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa
được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên BCTC phản ánh trung thực và hợp lý;
C. Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự
phù hợp của BCTC với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; và giúp cho
người sử dụng BCTC hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù
hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
D. Tất cả các đáp án trên
8. Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu và soạn thảo bởi ban chỉ đạo
nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Ban chỉ đạo gồm bao nhiêu thành viên? A. 15 thành viên B. 14 thành viên C. 13 thành viên D. 12 thành viên
9. Hội đồng quốc gia về kế toán thuộc Bộ Tài chính có chức năng tư vấn cho
Bộ trưởng Bộ Tài chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề
khác liên quan đến kế toán, kiểm toán. Hội đồng quốc gia về kế toán bao gồm bao nhiêu thành viên? A. 16 thành viên B. 17 thành viên C. 18 thành viên
10. Cơ quan nào ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam? A. Bộ Tài chính B. Vụ chế độ kế toán C. Quốc hội D. Chính phủ
Câu 11: Quy trình soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm bao nhiêu bước? A. 3 bước B. 4 bước C. 5 bước D. 7 bước
Câu 12: Chuẩn mực kế toán được ban hành dưới hình thức văn bản là: A. Nghị định B. Quyết định C. Thông tư D. Công văn
13. Nội dung nào sau đây được quy định trong Chuẩn mực kế
toán? A. Chứng từ kế toán B. Tài khoản kế toán C. Sổ kế toán
D. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán
Câu 14: Ý nghĩa pháp lý của hệ thống chuẩn mực kế toán là:
A. Những quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kế toán
B. Các quy định mực thước về kế toán
C. Các quy định cụ thể về kế toán
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 15: Việc ban hành và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán sẽ có tác
động đến các đối tượng nào sau đây?
A. Những người làm kế toán và kiểm toán
B. Những người sử dụng thông tin kế toán
C. Các cơ quan quản lý chức năng Nhà nước
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: Cơ quan nào có quyền hạn cao nhất trong việc điều chỉnh chính sách
kế toán và hướng dẫn thi hành? A. Quốc hội B. Chính phủ C. Bộ Tài chính
D. Hội Kế toán – Kiểm toán Việt Nam
Câu 17: Chế độ kế toán được ban hành dưới hình thức văn bản là: A. Nghị định B. Quyết định C. Thông tư D. B và C
Câu 18: Nội dung cơ bản của Chế độ kế toán bao gồm:
A. Chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hình thức kế toán và hệ
thống sổ kế toán, hệ thống BCTC.
B. Chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống BCTC.
C. Chứng từ kế toán, hệ hống tài khoản kế toán, hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán.
D. Hệ thống tài khoản kế toán, hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán, hệ thống BCTC.
Câu 19: Ý nghĩa pháp lý của chế độ kế toán là:
A. Các quy định cụ thể về kế toán cho các doanh nghiệp nói chung và từng ngành, lĩnh vực.
B. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
C. Các quy định mực thước về kế toán
D. Những quy định kế toán được Luật hóa
Câu 20: Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành được ban hành theo:
A. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
B. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
C. Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 D. B và C
II. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH
1. Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định và hướng
dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan
quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước
về kế toán uỷ quyền ban hành.
2. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn
mực kế toán quốc tế nhưng có sửa đổi bổ sung một số điều.
3. Chế độ kế toán là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban
hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên BCTC.
4. Mục đích của chuẩn mực kế toán giúp cho DN ghi chép kế toán và lập BCTC
nhằm đảm bảo cho các thông tin trên BCTC phản ánh trung thực và hợp lý.
5. Khi xây dựng các các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt của Việt
Nam là tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.
6. Việc được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhằm đảm
bảo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai,
minh bạch trong BCTC của các doanh nghiệp.
7. Tính đến nay số lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây
dựng đã tương đương với số lượng các chuẩn mực kế toán quốc tế.
8. Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán được quy định cụ thể trong từng chuẩn
mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế trong phạm vi cả nước.
9. Mục đích của chuẩn mực kế toán chỉ giúp cho người sử dụng BCTC hiểu và
đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
10. Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn
các chuẩn mực do Quốc hội ban hành từ năm 2001.
11. Chuẩn mực kế toán đề cập đến phương pháp kế toán và báo cáo kế toán
quản trị thuộc kế toán quản trị.
12. Chuẩn mực kế toán là văn bản pháp luật cao nhất về kế toán do Quốc hội ban hành và công bố.
13. Chuẩn mực kế toán được coi là các quy định mực thước về kế toán, là
cơ sở cho các quy định kế toán cụ thể và phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
14. Đối tượng áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
15. Chuẩn mực kế toán giúp những người sử dụng thông tin kế toán nhận biết và
đánh giá tính trung thực, khách quan và khả năng so sánh của các thông tin được cung cấp.