Hồi giáo trong nền văn hóa Arab - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng

Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn 1,8 tỷ người theo, tương đương 24% dân số thế giới, chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia. Điểm nổi bật trong tiến trình phát triển của đạo Hồi chính là những cuộc chiến tranh, vừa là nội chiến, vừa là bành trướng để mở rộng bờ cõi. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

I. Khái quát về đạo Hồi:
Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn 1,8 tỷ người theo, tương đương 24%
dân số thế giới, chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia. Điểm nổi bật trong tiến trình
phát triển của đạo Hồi chính là những cuộc chiến tranh, vừa là nội chiến, vừa là bành
trướng để mở rộng bờ cõi. Trải qua quá trình hàng ngàn năm, Hồi giáo đã vươn ra
toàn cầu.
II. Giới thiệu về đạo Hồi
1. Hồi giáo là gì?
- Đạo Hồi tiếng Arab gọi là Islam nghĩa là "phục tùng", về sau dân tộc Hồi ở
Trung Quốc theo tôn giáo này nên ta quen gọi là đạo Hồi. Islam còn là danh
từ ghép từ hai chữ Ikhlas và Salam (nghĩa là bình an và thuần khiết).
- Theo truyền thuyết, thiên thần Gabriel đã hỏi Muhammad:”Hồi Giáo là
gì?”. Muhammad đáp:
"Hồi giáo là tin vào Allah là vị tiên tri của ngài, đọc những kinh cầu nguyện
đã chỉ định, bố thí cho người nghèo, nhịn ăn trong tháng Ramadan và hành
hương ở thánh địa Mecca. Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn và hành hương là 4
bổn phận của Hồi giáo. Thêm lòng tin vào Allah và vị tiên tri nữa thành
năm cái trụ cột của Hồi giáo.”
2. Tôn giáo nhất thần tuyệt đối
Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà đạo Hồi tôn
thờ là chúa Allah. Tín đồ Hồi giáo tin rằng ngoài chúa Allah không có vị thần
nào khác. Tất cả những gì ở trên trời dưới đất đều thuộc về Allah. Allah đã
dựng nên vòm trời mà không dùng cột, chế ngự được mặt trời, mặt trăng, tạo ra
mặt đất rồi đặt trên đó, đây là núi kia là sông. Allah cũng sinh ra loài người và
biết linh hồn mỗi người ra sao. Allah có một số thiên thần giúp việc làm thư kí
ghi chép những hành vi thiện ác của mỗi người và làm sứ giả. Hồi giáo không
chấp nhận tổ tông, không ai có quyền rửa tội cho một ai khác ngoại trừ Allah.
3. Muhammad
Nhà tiên tri Muhammad là một nhân vật bí ẩn, bởi vì có rất ít thông tin cụ thể
về cuộc đời của ông được viết trong kinh Koran. Để biết nhiều hơn về
Muhammad, chúng ta phải tìm đến thể loại văn học Sira – các tác phẩm viết về
tiểu sử bằng tiếng Arab. Nhiều tác phẩm trong số này có niên đại vào thế kỷ
thứ 8 hoặc 9, tức là khoảng một hoặc hai thế kỷ sau khi Muhammad qua đời.
Tiểu sử đầu tiên và chi tiết nhất nói về Mohamet được viết bởi Ibn Ishaq.
Muhammad là con của Abdallah vad Amira, cũng là hậu duệ cuối cùng của
Kassay. Là dòng dõi quý phái nhưng gia sản tầm thường. Tên ông có nghĩa là
“rất đáng khen” rất hợp với giai đoạn trong thánh kinh báo trước ông sẽ ra đời.
Ông mồ côi mẹ hồi 6 tuổi và được ông nội nuôi nấng rồi sau đó được một
người chú (hay bác) tên Abu Talib săn sóc.
Muhammad là người được Allah giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ
là sứ giả của Allah và là tiên tri của tín đồ. Muhammad cũng công nhận rằng
trước ông đã có nhiều vị tiên tri như Adam, Noah, Moses,... nhưng ông là vị
tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất. Tuy nhiên, Muhammad được biết đến với danh
nghĩa nhà tiên tri khá muộn, khi ông 40 tuổi (vào năm 619).
4. Kinh Koran-giáo lý của Hồi giáo
a. Kinh Koran là gì:
Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Koran, tiếng Arập viết là " Qur'an " nghĩa là
"bài đọc", "bài giảng", trong đó ghi lại những lời nói của Muhammad nhưng
theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán bảo của chúa Allah.
b. Nguồn gốc:
Khi Muhammad còn sống, những lời nói của ông được các môn đồ ghi lại trên
lá chà là, trên đá trắng và học thuộc lòng. Năm 633 trong một trận chiến đấu,
các môn đồ ấy chết gần hết. Những người kế thừa Muhammad là các Calipha
Abu Bakr và Uthman thu thập, sắp xếp, chỉnh lí những tài liệu ấy thành kinh
Koran.
c. Đặc điểm và nội dung của kinh Coran:
Kinh Koran được chia thành 114 chương sắp xếp theo nguyên tắc dài để trên,
ngắn để dưới. Kinh Côran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, do đó,
đối với người Arab, kinh Koran ngoài những nguyên tắc tôn giáo còn là một
bản tổng hợp mọi tri thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức. Lúc
đầu ở Arab chưa có pháp luật nào khác ngoài kinh Koran, về sau tuy đã đặt ra
pháp luật nhưng vẫn lấy giáo lí của kinh Koran làm nguyên tắc.
Muhammad khuyên các tín đồ coi kinh Koran là lời khải thị cuối cùng của
Thượng đế. Các lời khải thị trước đã bị sai lạc đi, và lời khải thị cuối cùng tức
kinh Koran có mục đích đoàn kết họ lại, giải tội cho họ và cho toàn thể nhân
loại, một tín ngưỡng tạo ra sinh lực và sự thống nhất.
Lời văn trong kinh Koran rất thuần khiết, đầy hình ảnh rực rỡ, hoa mĩ quá đối
với người phương Tây. Ai cũng nhận nó là tác phẩm đầu tiên và hay nhất được
viết bằng văn xuôi của dân tộc Arab.
5. Những giáo phái của Hồi giáo:
- Thời Muhammad, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán đảo Arab. Sau đó cùng
với quá trình chinh phục của Arab, đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây Á, Trung
Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Trong quá trình ấy, đạo Hồi đã chia thành hai
giáo phái chính là phái Sunni (chiếm từ 70% đến 90%) và phái Shia
(Shiite).
- Việc ly giáo dẫn đến thành lập các giáo phái chính của Hồi giáo không phải
là do các vấn đề giáo lý, như giữa Tin lành và Công giáo, mà là do sự kh•ng
định "người kế vị thực sự" sau Muhammad.
- Phân biệt phái Sunni và phái Shia:
a. Giống nhau:
Dù cả người Hồi giáo Sunni và Shia đều đồng ý về năm trụ cột của Hồi giáo và
sử dụng chung kinh Koran.
b. Khác nhau
Song họ vẫn tồn tại những điều khác biệt dẫn tới mâu thuẫn. Sự khác biệt
chính giữa người Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia nằm ở cách giải thích của họ
về sự kế thừa hợp pháp trong cương vị lãnh đạo sau cái chết của nhà tiên tri
Muhammad. Phần lớn các tín đồ mà sau này trở thành những người Hồi giáo
Sunni ủng hộ Abu Bakr, người bạn và cũng là cha của Aisha, vợ của nhà tiên
tri. Những người Hồi giáo Shia lại cho rằng thân nhân của Muhammad mới là
những người kế vị chính đáng. Họ kh•ng định nhà tiên tri đã bổ nhiệm Ali,
người anh họ và cũng là con rể của ngài, làm người kế nhiệm mình.
III. Nguồn gốc, sự thành lập và phát triển của đạo Hồi.
1. Nguồn gốc:
- Mặc dù nhà tiên tri Muhammad được coi là người sáng lập đạo Hồi, nhưng
các tín đồ Hồi giáo tin rằng tôn giáo của họ tồn tại từ khi thời gian bắt đầu,
vào nó dần được tiết lộ cho nhân loại thông qua một loạt các nhà tiên tri.
Người Hồi giáo tin Muhammad là vị sứ giả cuối cùng mà Thượng Đế gửi
xuống để dẫn dắt nhân loại (hoặc nhà tiên tri cuối cùng), và thông qua ông,
sự mặc khải đầy đủ về đức tin của đạo Hồi đã được thực hiện.
- Trong một đêm năm 610, khi đang ngồi tĩnh tâm một hình trong hang động
xung quanh Mecca, Muhammad đã thấy một vị linh giác là Thiên thần
Gabriel và được cho là đã nhận được sự mặc khải thiêng liêng đầu tiên của
mình. Theo Muhammad ibn Ishak, người chép tiểu sử kĩ nhất của ông thì sự
việc xảy ra như sau: “Trong khi tôi ngủ, chân đắp một bằng một gấm thuê
trên đó có viết những chữ gì đó, thì thánh Gabriel hiện ra bảo: “Này đọc
đi”. Tôi đáp: “Con không biết đọc”. Ngài dùng tấm phủ chân đè tôi mạnh
tới nỗi tôi muốn nghẹt thở. Rồi Ngài buông tôi ra, bảo: “Đọc đi!”... Thế là
tôi đọc lớn tiếng, sau cùng Ngài bỏ đi. Rồi tôi tỉnh dậy, và những thứ chữ
đó như khắc trong tim tôi. Rồi tôi bước ra ngoài hang, đi tới nửa đường
trong núi, và nghe thấy có tiếng trên trời bảo tôi: “Này Muhammad, con là
sứ giả của Allah và ta là Gabriel đây”. Tôi ngẩng lên nhìn và thấy thánh
Gabriel có thân hình con người, chân chạm nhau ở bờ vòm trời, Ngài bảo
tôi: “Này Muhammad, con là sứ giả của Allah và ta là Gabriel đây”.
- Muhammad ban đầu cảm thấy sợ hãi và bất an nhưng được bà Khadija tức
vợ ông trấn an, bà tin rằng đó là lời khải thị của trời và khuyến khích ông
tuyên bố sứ mạng của mình. Và cũng từ đó Muhammad bắt đầu truyền bá
đạo Hồi.
- Muhammad bắt đầu truyền bá đạo Hồi tại Mecca với những điều căn bản
như: noi gương các sứ giả đời trước; tránh xa việc cúng lạy các pho tượng
là tác phẩm của bàn tay con người; giúp đỡ người nghèo khó, cô quả; tránh
tích lũy tài sản, cho vay nặng lãi; hiếu thảo với cha mẹ; làm điều thiện và
tránh gây tội ác vì mọi hành động của mỗi cá nhân đều được thiên thần ghi
chép, ai phần phước nhiều hơn phần tội sẽ được lên Thiên Đàng và trái lại
sẽ bị đọa Địa Ngục.…
2. Các giai đoạn phát triển:
a. Thời kỳ khởi đầu
Vì là một tôn giáo mới nên lúc đầu Muhammad chỉ lôi kéo được một vài người gia
nhập vào đạo của mình. Muhammad thường lui tới điện Kalla để thuyết giáo về vị đức
tin của mình là Allah và giáo phái mới. Nhưng lại bị bọn Koraishite nhận thấy thông
điệp của nhà tiên tri đi ngược lại với tín ngưỡng tổ tiên của mình và lợi ích kinh tế của
Mecca, nên đã phản ứng mạnh mẽ và gây trở ngại để ngăn cản sự phát triển của đạo
Hồi. Tuy nhiên, họ không thể làm gì nhiều để chống lại nhà tiên tri vì ông được vợ
chú của mình ủng hộ, cả hai đều là những nhân vật quyền lực của Mecca.
Năm 619, cái chết của người vợ Khadijah và người chú Abu Talib đã khiến cuộc sống
của Muhammad thay đổi và từ đó vấn đề truyền đạo của nhà tiên tri của ông ngày một
khó khăn hơn. Năm 622, để tránh sự truy lùng của bọn Koraishite, Muhammad cùng
với các tín đồ của mình phải thực hiện cuộc hành trình sang Medina. Đã có hai trăm
tín đồ ở Mecca đi trước và tín đồ ở Medina đứng đợi ở cổng thành Medina để đón tiếp
vị tiên tri.
17 năm sau, viên Calipha Umar (người nối nghiệp Muhammad, làm quốc vương của
Hồi giáo) lấy ngày đầu năm Ả Rập đó - năm mà Muhammad trốn tại Medina làm đầu
kỉ nguyên Hồi giáo (tức ngày 16/7/622).
b. Sự thành lập của nhà nước Arab mở thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của đạo
Hồi:
Quá trình thành lập nhà nước Arab gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi do
Muhammad truyền bá.
Tại Medina, Muhammad dần dần thành lập được một lực lượng chính trị kết hợp với
tôn giáo do ông cầm đầu.
Năm 630, nhận thấy mình đã đủ thế lực để chiếm Mecca, Muhammad đem 10.000
người tiến xuống thành phố này. Mecca không dám chống cự. Muhammad trở thành
người đứng đầu nhà nước Arab mới thành lập.
Năm 632, Muhammad chết. Từ đó, người đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Arab gọi
là Calipha (nghĩa là người kế thừa của tiên tri). Các Calipha đều do giới quý tộc bầu
ra. Trong đó có thể kể đến những vị Calipha nổi tiếng như: Abu Bakr, Umar, Uthman,
Ali Talib.
Để mở rộng đất đai và truyền bá đạo Hồi, Arab tích cực thi hành chính sách xâm lược
bên ngoài. Kết quả Arab đã lần lượt chinh phục được Xiri (636), Palestine (638), Ai
Cập (642), Ba Tư (651).
Năm 661, Calipha Ali vốn là em con chú và là con rể của Muhammad bị giết chết,
viên tổng đốc ở Xiri thuộc họ Omeyyad đã được lập lên làm Calipha. Từ đó ngôi
Calipha trở thành cha truyền con nối. Như vậy, vương triều đầu tiên ở Arab - vương
triều Omeyyad (661-750) được thành lập.
Triều Omeyyad tiếp tục thi hành chính sách chinh phục bên ngoài, kết quả Arab chiếm
được một dải ở miền Bắc châu Phi và bán đảo Tây Ban Nha, do đó đến giữa thế kỉ
VIII, Arập trở thành một đế quốc rộng lớn, lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu là
châu Á, châu Phi, châu Âu. Đông đến lưu vực sông Ấn, Tây giáp Đại Tây Dương.
Chính nhờ chính sách chinh phục của Arab mà Hồi giáo ngày càng được truyền bá
rộng rãi.
c. Sự diệt vong:
Đến thế kỉ X, đế quốc Arab không duy trì được sự thống nhất nữa, thế lực ngày càng
suy yếu. Năm 1258, kinh đô Baghdad bị quân Mông Cổ chiếm. Đế quốc Arab diệt
vong. Dù đế chế này đã diệt vong, Hồi giáo vẫn tiếp rục lan truyền mạnh mẽ, vượt xa
khỏi vùng đất Arab để trở thành nguồn lực tinh thần của nhiều đế chế lẫy lừng khác
trong lịch sử như các đế chế Ottoman, Mogul, Timur… và đã trở thành một trong 3
tôn giáo lớn nhất, ảnh hưởng nhất của thế giới ngày nay.
IV. Thành tựu
1. Văn học:
Văn học Arab có những thành tựu rất xuất sắc, chủ yếu biểu hiện ở hai mặt: Thơ và
truyện. Trước khi nhà nước ra đời, ở Arab đã có rất nhiều thơ ca truyền miệng. Từ nửa
thế kỉ VII về sau, thơ ca chép bằng chữ viết ra đời. Thời kì phát triển rực rỡ nhất của
thơ ca Arab là từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XI. Tuy Arab là nơi tinh thần Hồi giáo bao
trùm tất cả, nhưng các nhà thơ, bằng khuynh hướng này hoặc khuynh hướng khác, đã
thoát khỏi sự ràng buộc của tôn giáo. Những tác phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến
như: Anh dũng ca (Thế kỉ IX), Thi ca tập (Thế kỉ X). Trong thời kì này, ở Arab xuất
hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng, trong đó tiêu biểu nhất là Abu Nuwas, Abu Al Ala Maari.
Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập “Nghìn lẻ một đêm” hình thành từ thế kỉ X đến thế
kỉ XII. Những truyện trong tác phẩm này bắt nguồn từ tập "Một nghìn câu chuyện"
của Ba Tư ra đời từ thế kỉ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện thần thoại của
Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp... rồi cải biên và gắn lại với nhau thành một truyện dài xảy ra
trong cung vua Arab. Năm 1700, một người ở Xiri đã giữ một bản chép tay tác phẩm
này cho nhà phương Đông học người Pháp Artoine Galland. Ông đã dịch tác phẩm
này ra tiếng Pháp, lấy nhan đề là “Nghìn lẻ một đêm” và xuất bản lần đầu tiên ở Paris
năm 1704. Sau đó tác phẩm này được dịch ra các tiếng châu Âu khác và rất được
người đọc ưa thích.
2. Nghệ thuật:
Khi nhà nước Arab mới ra đời, vốn thoát thai từ kinh tế du mục và buôn bán, cơ sở
nghệ thuật Arab rất nghèo nàn. Thêm vào đó, Muhammad lại cấm điêu khắc và hội
họa vì hai môn này có thể dẫn đến sự sùng bái ảnh tượng. Muhammad cũng cấm dùng
tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp bằng vàng bạc, để nhân dân khỏi phải vì ham muốn
các thú vui mà sinh ra đồi bại. Tuy vậy, về sau những cấm đoán ấy được nới lỏng,
đồng thời đã học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Bizantium, Ấn Độ nên
nghệ thuật cũng có những tiến bộ đáng kể.
a. Kiến trúc:
- Thành tích về kiến trúc chủ yếu biểu hiện ở cung điện và thánh thất Hồi giáo. Các
công trình kiến trúc được xây dựng mang đặc trưng của Hồi giáo: tháp nhỏ ,
muqarnas, arabesque, họa tiết hình học Hồi giáo, vòm nhọn, vòm nhiều chân, mái
vòm hành và mái vòm nhọn được phát triển muộn hơn.
- Những công trình kiến trúc nổi tiếng như:
+ Mái Vòm Đá (Dome of the Rock) (Jerusalem, Palestine): Có niên đại từ thế kỷ thứ
7, ngôi đền công cộng nổi tiếng này là di tích Hồi giáo lâu đời nhất thế giới. Là tòa
nhà Hồi giáo đầu tiên có mái vòm theo phong cách Byzantine, việc xây dựng The
Dome of the Rock là một trong những ví dụ sớm nhất về sự phát triển của phong cách
Hồi giáo. Mái vòm bằng gỗ dát vàng nằm trên một chân đế hình bát giác. Bản thân tòa
nhà được trang trí bằng tranh ghép hoa và hình học.
+ Lăng mộ Gonbad-e Qabus (Gonbad-e Qabus, Iran)
Lăng mộ Gonbad-e Qabus là một công trình, đài tưởng niệm nằm ở thành phố
Gonbad-e Qabus. Công trình này cao 53 mét, được xây dựng vào năm 1006 cho
Qabus Ibn Voshmgir (người cai trị Ziyarid). Nó nằm gần khu di tích của thành phố cổ
Jorjan ở đông bắc Iran và là một di sản thế giới của UNESCO vào năm 2012.
+ Đại Thánh đường Al Haram (Mecca, Saudi Arabia):
Đây là nơi đầu tiên được xây dựng cho các tín đồ Allah cầu nguyện, được mở vào
năm 638 sau công nguyên. Al Haram là thánh đường rộng nhất và lâu đời nhất thế
giới. Cấu trúc hiện tại của thánh đường có diện tích 356.800 m2, bao gồm các không
gian cầu nguyện ngoài trời và trong nhà, có thể chứa đến 4 triệu tín đồ trong thời gian
Hajj, một trong những cuộc tụ họp lớn nhất hàng năm của người Hồi giáo trên thế
giới.
+ Thánh đường Al-Masjid an-Nabawi – (Medina, Saudi Arabia):
Còn được gọi là thánh đường Tiên Tri, do được xây bởi nhà tiên tri Muhammad, nằm
tại thành phố Medina. Đây là địa điểm linh thiêng thứ 2 của người đạo Hồi.
b. Hội họa và âm nhạc
- Do Hồi giáo cấm điêu khắc và hội họa nên địa vị của họa sĩ rất thấp, chỉ
được coi ngang với thợ thủ công mà thôi.
- Âm nhạc lúc đầu cũng bị cấm vì truyền thuyết nói Muhammad cho rằng lời
ca, điệu vũ của phụ nữ cũng như tiếng các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỷ
sứ để đày con người xuống địa ngục. Về sau người ta cho rằng, rượu như
thể xác, âm nhạc như linh hồn, nhờ hai thứ đó mà cuộc sống con người mới
được vui vẻ. Vì vậy âm nhạc dần dần được thịnh hành.
- Những thành tựu về âm nhạc:
+ Từ thế kỉ VII, Arab đã biết "Âm nhạc có thể đo được". Lúc bấy giờ ở
Arab đã biết kí âm thể hiện độ cao và độ dài của các nốt nhạc. Trong khi
đó ở châu Âu mãi đến cuối thế kỉ XII mới biết vấn đề đó.
+ Phát minh ra rất nhiều loại nhạc cụ như đàn Oud, đàn Qanun, Nay, Riq,…
+ Tương truyền rằng, cũng chính người Arab là người đầu tiên sử dụng
cây đũa nhạc trưởng.
c. Thư pháp Hồi giáo
Thư pháp Hồi Giáo là phép viết chữ của người Arab được nâng lên thành một nghệ
thuật, là phương tiện để biểu hiện cái tâm, cái khí của người dùng bút. Sự phối hợp
giữa hình ảnh và ý nghĩa đã tạo ra ý nghĩa ẩn dụ, đây cũng chính là những tấm mạng
phủ lên các tác phẩm nghệ thuật Hồi Giáo nói chung và nghệ thuật thư pháp nói riêng.
Môn thư pháp rất được coi trọng, do đó những người viết chữ được để cao và được
tặng những số tiền lớn.
3. Khoa học tự nhiên:
Là một nước thành lập rất muộn, lúc đầu Arab tương đối lạc hậu về các lĩnh vực khoa
học tự nhiên. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung
quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên khoa học của Arab đã phát triển nhanh
chóng. Trên cơ sở tiếp thu các thành tựu văn hóa bên ngoài, các học giả Arab đã tiếp
tục nghiên cứu và phát triển, do đó đã có nhiều cống hiến mới, nhất là về các mặt toán
học, thiên văn học, địa lí học, y học, hóa học...
- Về toán học: Người Arab đã tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng
giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số.
+ Nhà Đại số học Arab nổi tiếng nhất là Muhammad ibn Musa (780-855).
Tác phẩm Đại số học của ông là quyển sách đầu tiên về môn khoa học này.
+ Nhà toán học Al-Battani (850-929) thì lại có nhiều đóng góp về môn
Lượng giác học. Các khái niệm sin, cosin, tang, cotang mà ngày nay chúng
ta sử dụng là do ông đặt ra.
+ Năm 976, Muhammad ibn Ahmad nói khi làm toán nếu không có số nào
xuất hiện ở hàng chục thì phải dùng một vòng tròn nhỏ thay vào để giữ
hàng. Người Arab gọi vòng tròn ấy là Sifr nghĩa là trống không, tiếng
Latinh đổi thành Zephyrum, người Ý gọi tắt là Zero.
- Về thiên văn: Người Arab cũng rất chú ý quan sát các tinh tú và nghiên cứu
các vết trên Mặt Trời.
+ Họ cũng cho rằng Trái Đất tròn.
+ Al-Biruni, học giả tiêu biểu nhất của Arab cuối thế kỉ X đầu thế kỉ XI còn
biết rằng vật gì cũng bị hút về phía trung tâm Trái Đất.
+ Cuối thế kỉ XI, người Arab đã làm được một thiên cầu bằng đồng thau
đường kính 209 mm, trên đó có 47 chòm sao gồm 1015 ngôi sao.
- Về địa lý:
+ Người Arab đã dùng phương pháp cùng một lúc lấy vị trí của Mặt Trời
hai điểm trên mặt đất và tính được 1° của Trái Đất dài hơn 90km và chu vi
của Trái Đất là 35.000km như vậy là gần đúng.
+ Đến cuối thế kỉ X, Arab còn có một tác phẩm địa lí rất quan trọng, đó là
quyển Địa chí đế quốc Hồi giáo của Muhammad Al-Maqdisi.
+ Muhammad al-Idrisi, một nhà địa lý học nổi tiếng ở Arab vào thế kỷ XII
đã viết một tác phẩm nhan đề là Sách của Roger. Trong sách này, ông chia
Trái Đất làm 7 miền khí hậu, mỗi miền lại chia làm 10 phần, mỗi phần có
vẽ một bản đồ tương đối chi tiết
- Về vật lý:
+ biết sự khúc xạ của ánh sáng trong không khí và nước
+ tính được lớp khí quyển xung quanh Trái Đất dày đến 15km.
+ nghiên cứu tác động của ánh sáng chiếu trên các gương lồi, gương lõm và
các thấu kính hội tụ
- Về hóa học:
+ người Arab đã chế tạo ra nồi cất trước tiên và đặt tên là al-ambik, do đó
nay tiếng Pháp gọi là alambic.
+ phân biệt được base và acid.
+ người Arab quan niệm rằng kim loại nào phân tích tới cùng đều có những
nguyên tố như nhau, do đó có thể làm cho loại này biến thành loại khác.
- Về sinh vật học:
+ Từ thế kỉ IX, đã nêu ra thuyết tiến hóa, cho rằng từ khoáng vật tiến hóa
thành thực vật rồi đến động vật, đến người.
+ Trong sinh học, lĩnh vực được người Arab quan tâm nhiều nhất là thực
vật học. Từ sớm, họ đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây mới.
- Về y học: Arab là nước có nền y học rất phát triển.
+ Các thầy thuốc Arab đã biết cách chữa trị rất nhiều loại bệnh thuộc nội
ngoại khoa, đặc biệt giỏi là khoa mắt.
+ Thành tựu y học của Arab còn thể hiện ở chỗ nhiều tác phẩm y học đã
được biên soạn như: “Mười khái luận về mắt” của Isac, “Sách chỉ dẫn cho
các thầy thuốc khoa mắt” của Ixa, “Bệnh đậu mùa và bệnh sởi” của Radi,
“Tiêu chuẩn y học” của Xina... Nhiều tác phẩm trong số này được dịch ra
tiếng Latinh và được dùng trong các trường Y khoa ở Tây Âu trong nhiều
thế kỉ
+ Danh tiếng những người này vang tận Tây Âu, do vậy ngày nay
ở Đại học y khoa Pari vẫn treo chân dung của Radi và Xina.
4. Giáo dục:
Arab sở dĩ có nền văn hóa cao như vậy, một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo
dục. Theo truyền thuyết, Muhammad rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức. Ông
nói: "Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang trí thức là kẻ đó đang
đi trên con đường của Chúa... Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của
người tử vì đạo".
Tuy không có tổ chức chặt chẽ nhưng chế độ giáo dục của Arab cũng bao gồm 3 cấp
tiểu học, trung học và đại học.
V. Những quan niệm của đạo Hồi:
1. Tiếp thu những quan niệm của tôn giáo khác:
Đạo Hồi cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là của đạo
Do Thái như truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc
phán xét cuối cùng thiên thần, quỷ Satan...
Đạo Hồi bắt chước một số nghi thức và tục lệ của đạo Do Thái như trước khi
cầu nguyện phải rửa mặt và tay chân; khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa
Mecca và phải phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các con
vật bị chết vì bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống rượu.
2. Không thờ ảnh tượng
Đạo Hồi chỉ có một điều quan trọng không giống các tôn giáo khác là tuyệt đối
không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm rằng Allah tỏa khắp mọi nơi, không có
một hình tượng nào có thể thể hiện được Allah. Bởi vậy trong thánh thất Hồi
giáo chỉ trang trí bằng chữ Arab chứ không có tượng và tranh ảnh. Chỉ riêng
trong đền Caaba ở Mecca có thờ một phiến đá đen từ xưa để lại mà thôi
3. Quan hệ gia đình:
Về quan hệ gia đình, đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều
nhất là 4 vợ. Đàn ông Hồi giáo cũng có thể lấy người theo đạo Do Thái hoặc
đạo Kitô làm vợ nhưng không được cưới người theo đa thần giáo. Tuy cho lấy
nhiều vợ nhưng đạo Hồi lại cấm việc lấy nàng hầu. Riêng Muhammad thì
ngoại lệ: Ông có 10 vợ và 2 nàng hầu.
4. Năm trụ cột của Hồi giáo:
Thừa nhận chỉ có chúa Allah không có chúa nào khác, còn Muhammad là sứ
giả của Allah và là vị tiên tri cuối cùng.
Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối, và đêm. Tín đồ Hồi
giáo phải cầu nguyên năm lần một ngày, vào lúc bình minh, giữa trưa, giữa
chiều, khi mặt trời lặn và tối. Tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu - tại
trường học, nơi làm việc, tại nhà hay ngoài trời - nhưng phải theo quy định.
Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải ở trong một trạng thái tinh thần và thể xác
thanh khiết. Trước tiên họ phải súc miệng, sau đó rửa mặt, cổ, tay và chân.
Buổi cầu nguyện bao gồm việc đọc một số đoạn Kinh Koran, quỳ lạy và chạm
đầu xuống đất, thể hiện sự phục tùng Chúa Trời. Tín đồ sử dụng một tấm thảm
để quỳ. Khi cầu nguyện, tín đồ phải quay mặt về hướng Mecca, trung tâm tinh
thần của Hồi giáo.
Mỗi năm đến tháng Ramadan phải trai giới 1 tháng, tháng Ramadan là tháng 9
lịch Hồi, nhưng vì Muhammad thay đổi âm lịch cũ, bỏ tháng nhuận nên tháng
Ramađan cứ lùi dần, không tương ứng với một thời gian cố định nào của
dương lịch. Suốt 29 ngày của tháng Ramadan này, từ khi mặt trời mọc đến khi
mặt trời lặn, tín đồ phải nhịn ăn, uống, hút thuốc và những ham muốn khác.
Nhưng trẻ con, người già, người ốm, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú,
người đi đường xa thì được miễn. Ngày đầu tiên sau tháng Ramadan là ngày
phá giới. Tín đồ mặc quần áo mới, gặp nhau thì ân cần chào hỏi, tặng quà lẫn
nhau, bố thí cho người nghèo và đi tảo mộ.
Phải nộp thuế cho đạo. Số thuế ấy dùng để xây cất thánh thất, bù đắp các
khoản chi tiêu của chính quyền và bố thí cho người nghèo. Umar một chiến
hữu thân cận của Muhammad và là Calipha thứ 2 của Arab nói: "Nhờ cầu
nguyện chúng ta đi được nửa đường tới Chúa, nhờ trai giới chúng ta tới được
cửa thiên cung của ngài, nhờ bố thí chúng ta vào được thiên cung".
Trong suốt đời người nếu có khả năng phải đi hành hương đến Caaba một lần.
Những người hành hương khi đến chỗ đã nhìn thấy Mecca thì dừng lại để cắm
trại. Họ tắm rửa, khoác một áo choàng trắng không có đường may rồi đi vào
Mecca. Đầu tiên họ dừng lại ở giếng Zemzem để uống một ngụm nước.Nước ở
đây sở dĩ được coi là thiêng liêng vì theo truyền thuyết Ismael, con trai của
Abraham đã giải khát ở giếng này. Tiếp đó họ tiến vào đền Caaba, đi quanh đền
bảy lần, hôn hoặc sờ phiến đá đen. Cuộc hành hương kéo dài trong 10 ngày.
Trong thời gian ấy, những người hành hương còn có nhiều hoạt động khác.
Đến ngày thứ 10, họ cúng một con cừu hoặc một con vật có sừng khác hoặc
một con lạc đà. Cúng xong thì mổ ra để ăn và bố thí. Sau đó họ cắt tóc, móng
tay móng chân đem chôn. Khi mọi nghi lễ của cuộc hành hương đã hoàn tất, họ
lại mặc quần áo bình thường, lòng đầy hân hoan vì hoàn thành một bổn phận
quan trọng của tín đồ Hồi giáo và lên đường trở về quê hương của mình
5. Những quan niệm về lối sống của Đạo Hồi
Đạo hồi không có 10 điều răng như đạo KiTô nhưng kinh Koran cũng liệt kê
10 điều tương tự:
o Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa Allah
o Vinh danh và kính trọng cha mẹ
o Tôn trọng quyền của người khác
o Hay bố thí rộng rãi cho người nghèo
o Cấm giết người ngoại trừ trường hợp đặc biệt (TH đặc biệt được phép giết người
mà không bị trọng tội đó là trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng
giết người Đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ Đạo, nhưng nếu chiến thắng phải nêu gương
thiên sứ Mohamet tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận, chỉ được giết kẻ
sát nhân để trừ hại cho dân lành)
o Cấm ngoại tình
o Hay bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi
o Hãy cư xử công bằng với mọi người
o Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần
o Hãy khiêm tốn
6. Những điều kiêng kị của các tín đồ theo đạo Hồi:
Rượu và các loại nước uống có chất kích thích mạnh
Thuốc kích thích và các chất ma tuý
Thịt chó, thịt lợn, các loại thức ăn có thịt chó, thịt lợn và tiết canh các loại
Tranh ảnh, phim và sách báo khiêu dâm
Sách báo chống Đạo Hồi và Chính phủ của họ
Cờ bạc và các thứ dùng để chơi cờ bạc
Đứng, ngồi gần, hỏi, nhìn hoặc nói chuyện với phụ nữ
Tuyên truyền các chủ nghĩa mà họ không thích
VI. Các lễ lớn của người Hồi giáo
1. Ramadan
Mỗi năm, tương ứng với tháng thứ chín theo âm lịch, Người Hồi giáo dành một tháng
để nhịn ăn vào ban ngày. Sự tuân thủ này được gọi là Ramadan. Từ bình minh đến
hoàng hôn trong tháng này, người Hồi giáo kiêng thực phẩm, chất lỏng, hút thuốc và
quan hệ tình dục. Đây là một khía cạnh cực kỳ quan trọng của đức tin Hồi giáo: thực
tế, đây là một trong những Trụ cột Hồi giáo.
2. Hajj
Mỗi năm trong tháng thứ 12 theo lịch Hồi giáo, hàng triệu người Hồi giáo thực hiện
một chuyến hành hương hàng năm đến Mecca, Ả Rập Saudi, nơi sinh của
Muhammad. Cuộc hành hương này được gọi là Hajj.
3. Năm mới Hồi giáo: 1 Muharram
st
Al-Hijra, ngày đầu tiên của Muharram, đánh dấu sự khởi đầu năm mới của đạo Hồi.
Ngày này được chọn để kỷ niệm Muhammad đến Medina, một thời điểm quan trọng
trong lịch sử thần học Hồi giáo.
4. Lễ Hatji
Là lễ hội của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi, ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh,
Đồng Nai, thờ thượng đế Allah. Lễ được tổ chức từ ngày 7-10/12 (Hồi lịch) tại các
Thánh đường Hồi giáo.
Hàng năm ở An Giang lễ Hatji diễn ra tại thánh đường Chăm lớn Châu Giang xã Phú
Hiệp, huyện Phú Tân. Vào ngày lễ, toàn thể tín đồ phải lắng nghe ông Khojip nói lại
sự tích ngày thánh Ibrohim. Buổi tối, tổ chức cuộc thi đọc kinh Coran và chấm giải
nhất cho ai đọc hay và thông suốt.
VII. Hồi giáo tại Việt Nam
1. Các giai đoạn phát triển:
a. Giai đoạn 1:
- Thế kỉ 10, người Chăm giết trâu để cúng và họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao
thượng đế Allah => Giả định rằng thế kỉ 10 thì Hồi giáo đã được truyền vào đất
Chiêm Thành (khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay)
- Mặc dù, thế kỉ 10 Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa đã gây ảnh hưởng
nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa, tuy nhiên Hồi giáo không phát triển
vì lòng sùng tín thần thánh Bà la mô giáo đã ăn sâu và trở thành truyền thống trong xã
hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm => Ở Vương quốc Chămpa cổ, khoảng trước
năm 1470, Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chămpa.
b. Giai đoạn 2:
- Sau năm 1740, cư dân Chămpa lưu tán tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia,
Campuchia,.. và tìm hiểu về Hồi giáo ở các nước đó.
- Nhiều người bỏ tôn giáo truyền thống ( Bà la môn ) để theo Hồi giáo, họ còn
truyền bá cho đồng bào nên đã xuất hiện sự hài hoà giữa đạo Hồi và đạo Bà la môn
=> Sản sinh ra tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung Bộ
( Chăm Bàni )
c. Giai đoạn 3:
- Năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng rút
chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền ( nay là Châu Đốc, An Giang ) mang theo
những binh lính, người Chàm, người Malai theo đạo Hồi. Nhờ lực lượng này lập quân
đội trấn giữ biên giới => Hình thành Hồi giáo chính thống của người Chăm ( Chăm
Islam )
d. Giai đoạn 4:
- Cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng buôn bán với
phương Tây, các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ,.. theo
đạo Hồi. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, khi Nam Bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình
giao thương phát triển, đó chính là điều kiện để những người đạo Hồi nhập cư vào
Việt Nam đông hơn.
- Ngoài ra năm 1880-1890, Gia Định xuất hiện bộ phận thương nhân người Ấn Độ,
Pakistan, mang tín ngưỡng Hồi giáo, hoi làm nghề buôn bán tơ lụa,.. => Đó là nguồn
gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TPHCM đến ngày nay.
2. Hồi giáo tại Việt Nam ngày nay
Số lượng tín đồ Hồi Giáo có khoảng 80.000 người (bao gồm Chăm Bàni và Chăm
Islam) cư trú 13/63 tỉnh, thành cả nước. Gồm 89 cơ sở thờ tự, 1062 chức sắc, chức
việc, 7 tổ chức Hồi giáo được công nhận (asean2020.vn)
Tập trung nhất của Hồi giáo ở Việt Nam là An Giang nơi có thành đường được xem là
lớn nhất Việt Nam là thành đường Jamiul Muslimin, được xây dựng vào năm 1933
với khả năng tiếp nhận trên dưới 1000 người hành lễ.
Ngoài ra có thể kể đến những công trình kiến trúc mang đậm đặc trưng của Hồi giáo
tại Việt Nam như:
- Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Noor, Hà Nội (số 12, Hàng Lược, quận
Hoàn Kiếm)
- Thánh đường Jamia Al-Musulman, Thành phố Hồ Chí Minh: xây dựng lần
đầu năm 1935
- Thánh đường Mubarak An Giang: Tân Châu, An Giang: xây dựng năm
1750, trên 500 năm tuổi
- Thánh đường Jamiul Azhar: Châu Phong, Tân Châu, An Giang, xây dựng
năm 1959
VIII. Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu tham khảo chính:
+ Lịch sử văn minh thế giới - Vũ Dương Ninh
2. Tài liệu tham khảo phụ:
+Lịch sử văn minh Ả Rập – Will Durant ( Nguyễn Hiến Lê dịch)
+ World Civilizations: The Global Experience, Combined Volume, 7th Edition -
Peter Stearns, Michael Adas, Stuart Schwartz, and Marc Jason Gilbert
+Bài giảng Lịch sử văn minh thế giới- ThS. Nguyễn Văn Tuấn
3. Trang web tham khảo:
+ https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/nha-tien-tri-muhammad-nguoi-sang-lap-
dao-hoi/20190228031248907p1c879.htm
+ https://congtyxklduytin.com/mot-so-dieu-cam-ki-dao-hoi-nguoi-giup-viec-gia-
dinh-a-rap-xe-ut-can-luu-y/
+ https://zingnews.vn/nhung-thanh-duong-hoi-giao-long-lay-nhat-the-gioi-
post495933.html
+ https://www.youtube.com/watch?v=O24QGdecD9k
+ https://en.wikipedia.org/
+ https://vi.unansea.com/arabesque-la-nghe-thuat-hinh-hoc-quy-tac-djieu-chinh/
+ https://www.slideshare.net/thaodang312/thnh-tu-vn-minh-rp
+ https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/an-tuong-buoi-trien-lam-thu-phap-arab-
371666.vov
+ http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/lich-su-vat-ly/300-khoa-hoc-trong-the-gioi-
hoi-giao
+ http://tatham.vn/nhac-cu-trong-am-nhac-cua-nguoi-a-rap-a50.html
+ https://trithucvn.org/van-hoa/cac-nha-khoa-hoc-cua-dao-hoi.html
| 1/15

Preview text:

I. Khái quát về đạo Hồi:
Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn 1,8 tỷ người theo, tương đương 24%
dân số thế giới, chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia. Điểm nổi bật trong tiến trình
phát triển của đạo Hồi chính là những cuộc chiến tranh, vừa là nội chiến, vừa là bành
trướng để mở rộng bờ cõi. Trải qua quá trình hàng ngàn năm, Hồi giáo đã vươn ra toàn cầu. II.
Giới thiệu về đạo Hồi 1. Hồi giáo là gì? -
Đạo Hồi tiếng Arab gọi là Islam nghĩa là "phục tùng", về sau dân tộc Hồi ở
Trung Quốc theo tôn giáo này nên ta quen gọi là đạo Hồi. Islam còn là danh
từ ghép từ hai chữ Ikhlas và Salam (nghĩa là bình an và thuần khiết). -
Theo truyền thuyết, thiên thần Gabriel đã hỏi Muhammad:”Hồi Giáo là gì?”. Muhammad đáp:
"Hồi giáo là tin vào Allah là vị tiên tri của ngài, đọc những kinh cầu nguyện
đã chỉ định, bố thí cho người nghèo, nhịn ăn trong tháng Ramadan và hành
hương ở thánh địa Mecca. Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn và hành hương là 4
bổn phận của Hồi giáo. Thêm lòng tin vào Allah và vị tiên tri nữa thành
năm cái trụ cột của Hồi giáo.”
2. Tôn giáo nhất thần tuyệt đối
Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà đạo Hồi tôn
thờ là chúa Allah. Tín đồ Hồi giáo tin rằng ngoài chúa Allah không có vị thần
nào khác. Tất cả những gì ở trên trời dưới đất đều thuộc về Allah. Allah đã
dựng nên vòm trời mà không dùng cột, chế ngự được mặt trời, mặt trăng, tạo ra
mặt đất rồi đặt trên đó, đây là núi kia là sông. Allah cũng sinh ra loài người và
biết linh hồn mỗi người ra sao. Allah có một số thiên thần giúp việc làm thư kí
ghi chép những hành vi thiện ác của mỗi người và làm sứ giả. Hồi giáo không
chấp nhận tổ tông, không ai có quyền rửa tội cho một ai khác ngoại trừ Allah. 3. Muhammad
Nhà tiên tri Muhammad là một nhân vật bí ẩn, bởi vì có rất ít thông tin cụ thể
về cuộc đời của ông được viết trong kinh Koran. Để biết nhiều hơn về
Muhammad, chúng ta phải tìm đến thể loại văn học Sira – các tác phẩm viết về
tiểu sử bằng tiếng Arab. Nhiều tác phẩm trong số này có niên đại vào thế kỷ
thứ 8 hoặc 9, tức là khoảng một hoặc hai thế kỷ sau khi Muhammad qua đời.
Tiểu sử đầu tiên và chi tiết nhất nói về Mohamet được viết bởi Ibn Ishaq.
Muhammad là con của Abdallah vad Amira, cũng là hậu duệ cuối cùng của
Kassay. Là dòng dõi quý phái nhưng gia sản tầm thường. Tên ông có nghĩa là
“rất đáng khen” rất hợp với giai đoạn trong thánh kinh báo trước ông sẽ ra đời.
Ông mồ côi mẹ hồi 6 tuổi và được ông nội nuôi nấng rồi sau đó được một
người chú (hay bác) tên Abu Talib săn sóc.
Muhammad là người được Allah giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ
là sứ giả của Allah và là tiên tri của tín đồ. Muhammad cũng công nhận rằng
trước ông đã có nhiều vị tiên tri như Adam, Noah, Moses,... nhưng ông là vị
tiên tri cuối cùng và vĩ đại nhất. Tuy nhiên, Muhammad được biết đến với danh
nghĩa nhà tiên tri khá muộn, khi ông 40 tuổi (vào năm 619).
4. Kinh Koran-giáo lý của Hồi giáo a. Kinh Koran là gì:
Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Koran, tiếng Arập viết là " Qur'an " nghĩa là
"bài đọc", "bài giảng", trong đó ghi lại những lời nói của Muhammad nhưng
theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán bảo của chúa Allah. b. Nguồn gốc:
Khi Muhammad còn sống, những lời nói của ông được các môn đồ ghi lại trên
lá chà là, trên đá trắng và học thuộc lòng. Năm 633 trong một trận chiến đấu,
các môn đồ ấy chết gần hết. Những người kế thừa Muhammad là các Calipha
Abu Bakr và Uthman thu thập, sắp xếp, chỉnh lí những tài liệu ấy thành kinh Koran.
c. Đặc điểm và nội dung của kinh Coran:
Kinh Koran được chia thành 114 chương sắp xếp theo nguyên tắc dài để trên,
ngắn để dưới. Kinh Côran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, do đó,
đối với người Arab, kinh Koran ngoài những nguyên tắc tôn giáo còn là một
bản tổng hợp mọi tri thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức. Lúc
đầu ở Arab chưa có pháp luật nào khác ngoài kinh Koran, về sau tuy đã đặt ra
pháp luật nhưng vẫn lấy giáo lí của kinh Koran làm nguyên tắc.
Muhammad khuyên các tín đồ coi kinh Koran là lời khải thị cuối cùng của
Thượng đế. Các lời khải thị trước đã bị sai lạc đi, và lời khải thị cuối cùng tức
kinh Koran có mục đích đoàn kết họ lại, giải tội cho họ và cho toàn thể nhân
loại, một tín ngưỡng tạo ra sinh lực và sự thống nhất.
Lời văn trong kinh Koran rất thuần khiết, đầy hình ảnh rực rỡ, hoa mĩ quá đối
với người phương Tây. Ai cũng nhận nó là tác phẩm đầu tiên và hay nhất được
viết bằng văn xuôi của dân tộc Arab.
5. Những giáo phái của Hồi giáo: -
Thời Muhammad, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán đảo Arab. Sau đó cùng
với quá trình chinh phục của Arab, đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây Á, Trung
Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Trong quá trình ấy, đạo Hồi đã chia thành hai
giáo phái chính là phái Sunni (chiếm từ 70% đến 90%) và phái Shia (Shiite). -
Việc ly giáo dẫn đến thành lập các giáo phái chính của Hồi giáo không phải
là do các vấn đề giáo lý, như giữa Tin lành và Công giáo, mà là do sự kh•ng
định "người kế vị thực sự" sau Muhammad. -
Phân biệt phái Sunni và phái Shia: a. Giống nhau:
Dù cả người Hồi giáo Sunni và Shia đều đồng ý về năm trụ cột của Hồi giáo và sử dụng chung kinh Koran. b. Khác nhau
Song họ vẫn tồn tại những điều khác biệt dẫn tới mâu thuẫn. Sự khác biệt
chính giữa người Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia nằm ở cách giải thích của họ
về sự kế thừa hợp pháp trong cương vị lãnh đạo sau cái chết của nhà tiên tri
Muhammad. Phần lớn các tín đồ mà sau này trở thành những người Hồi giáo
Sunni ủng hộ Abu Bakr, người bạn và cũng là cha của Aisha, vợ của nhà tiên
tri. Những người Hồi giáo Shia lại cho rằng thân nhân của Muhammad mới là
những người kế vị chính đáng. Họ kh•ng định nhà tiên tri đã bổ nhiệm Ali,
người anh họ và cũng là con rể của ngài, làm người kế nhiệm mình. III.
Nguồn gốc, sự thành lập và phát triển của đạo Hồi. 1. Nguồn gốc: -
Mặc dù nhà tiên tri Muhammad được coi là người sáng lập đạo Hồi, nhưng
các tín đồ Hồi giáo tin rằng tôn giáo của họ tồn tại từ khi thời gian bắt đầu,
vào nó dần được tiết lộ cho nhân loại thông qua một loạt các nhà tiên tri.
Người Hồi giáo tin Muhammad là vị sứ giả cuối cùng mà Thượng Đế gửi
xuống để dẫn dắt nhân loại (hoặc nhà tiên tri cuối cùng), và thông qua ông,
sự mặc khải đầy đủ về đức tin của đạo Hồi đã được thực hiện. -
Trong một đêm năm 610, khi đang ngồi tĩnh tâm một hình trong hang động
xung quanh Mecca, Muhammad đã thấy một vị linh giác là Thiên thần
Gabriel và được cho là đã nhận được sự mặc khải thiêng liêng đầu tiên của
mình. Theo Muhammad ibn Ishak, người chép tiểu sử kĩ nhất của ông thì sự
việc xảy ra như sau: “Trong khi tôi ngủ, chân đắp một bằng một gấm thuê
trên đó có viết những chữ gì đó, thì thánh Gabriel hiện ra bảo: “Này đọc
đi”. Tôi đáp: “Con không biết đọc”. Ngài dùng tấm phủ chân đè tôi mạnh
tới nỗi tôi muốn nghẹt thở. Rồi Ngài buông tôi ra, bảo: “Đọc đi!”... Thế là
tôi đọc lớn tiếng, sau cùng Ngài bỏ đi. Rồi tôi tỉnh dậy, và những thứ chữ
đó như khắc trong tim tôi. Rồi tôi bước ra ngoài hang, đi tới nửa đường
trong núi, và nghe thấy có tiếng trên trời bảo tôi: “Này Muhammad, con là
sứ giả của Allah và ta là Gabriel đây”. Tôi ngẩng lên nhìn và thấy thánh
Gabriel có thân hình con người, chân chạm nhau ở bờ vòm trời, Ngài bảo
tôi: “Này Muhammad, con là sứ giả của Allah và ta là Gabriel đây”. -
Muhammad ban đầu cảm thấy sợ hãi và bất an nhưng được bà Khadija tức
vợ ông trấn an, bà tin rằng đó là lời khải thị của trời và khuyến khích ông
tuyên bố sứ mạng của mình. Và cũng từ đó Muhammad bắt đầu truyền bá đạo Hồi. -
Muhammad bắt đầu truyền bá đạo Hồi tại Mecca với những điều căn bản
như: noi gương các sứ giả đời trước; tránh xa việc cúng lạy các pho tượng
là tác phẩm của bàn tay con người; giúp đỡ người nghèo khó, cô quả; tránh
tích lũy tài sản, cho vay nặng lãi; hiếu thảo với cha mẹ; làm điều thiện và
tránh gây tội ác vì mọi hành động của mỗi cá nhân đều được thiên thần ghi
chép, ai phần phước nhiều hơn phần tội sẽ được lên Thiên Đàng và trái lại
sẽ bị đọa Địa Ngục.…
2. Các giai đoạn phát triển: a. Thời kỳ khởi đầu
Vì là một tôn giáo mới nên lúc đầu Muhammad chỉ lôi kéo được một vài người gia
nhập vào đạo của mình. Muhammad thường lui tới điện Kalla để thuyết giáo về vị đức
tin của mình là Allah và giáo phái mới. Nhưng lại bị bọn Koraishite nhận thấy thông
điệp của nhà tiên tri đi ngược lại với tín ngưỡng tổ tiên của mình và lợi ích kinh tế của
Mecca, nên đã phản ứng mạnh mẽ và gây trở ngại để ngăn cản sự phát triển của đạo
Hồi. Tuy nhiên, họ không thể làm gì nhiều để chống lại nhà tiên tri vì ông được vợ và
chú của mình ủng hộ, cả hai đều là những nhân vật quyền lực của Mecca.
Năm 619, cái chết của người vợ Khadijah và người chú Abu Talib đã khiến cuộc sống
của Muhammad thay đổi và từ đó vấn đề truyền đạo của nhà tiên tri của ông ngày một
khó khăn hơn. Năm 622, để tránh sự truy lùng của bọn Koraishite, Muhammad cùng
với các tín đồ của mình phải thực hiện cuộc hành trình sang Medina. Đã có hai trăm
tín đồ ở Mecca đi trước và tín đồ ở Medina đứng đợi ở cổng thành Medina để đón tiếp vị tiên tri.
17 năm sau, viên Calipha Umar (người nối nghiệp Muhammad, làm quốc vương của
Hồi giáo) lấy ngày đầu năm Ả Rập đó - năm mà Muhammad trốn tại Medina làm đầu
kỉ nguyên Hồi giáo (tức ngày 16/7/622).
b. Sự thành lập của nhà nước Arab mở thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của đạo Hồi:
Quá trình thành lập nhà nước Arab gắn liền với quá trình thành lập đạo Hồi do Muhammad truyền bá.
Tại Medina, Muhammad dần dần thành lập được một lực lượng chính trị kết hợp với
tôn giáo do ông cầm đầu.
Năm 630, nhận thấy mình đã đủ thế lực để chiếm Mecca, Muhammad đem 10.000
người tiến xuống thành phố này. Mecca không dám chống cự. Muhammad trở thành
người đứng đầu nhà nước Arab mới thành lập.
Năm 632, Muhammad chết. Từ đó, người đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Arab gọi
là Calipha (nghĩa là người kế thừa của tiên tri). Các Calipha đều do giới quý tộc bầu
ra. Trong đó có thể kể đến những vị Calipha nổi tiếng như: Abu Bakr, Umar, Uthman, Ali Talib.
Để mở rộng đất đai và truyền bá đạo Hồi, Arab tích cực thi hành chính sách xâm lược
bên ngoài. Kết quả Arab đã lần lượt chinh phục được Xiri (636), Palestine (638), Ai Cập (642), Ba Tư (651).
Năm 661, Calipha Ali vốn là em con chú và là con rể của Muhammad bị giết chết,
viên tổng đốc ở Xiri thuộc họ Omeyyad đã được lập lên làm Calipha. Từ đó ngôi
Calipha trở thành cha truyền con nối. Như vậy, vương triều đầu tiên ở Arab - vương
triều Omeyyad (661-750) được thành lập.
Triều Omeyyad tiếp tục thi hành chính sách chinh phục bên ngoài, kết quả Arab chiếm
được một dải ở miền Bắc châu Phi và bán đảo Tây Ban Nha, do đó đến giữa thế kỉ
VIII, Arập trở thành một đế quốc rộng lớn, lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu là
châu Á, châu Phi, châu Âu. Đông đến lưu vực sông Ấn, Tây giáp Đại Tây Dương.
Chính nhờ chính sách chinh phục của Arab mà Hồi giáo ngày càng được truyền bá rộng rãi. c. Sự diệt vong:
Đến thế kỉ X, đế quốc Arab không duy trì được sự thống nhất nữa, thế lực ngày càng
suy yếu. Năm 1258, kinh đô Baghdad bị quân Mông Cổ chiếm. Đế quốc Arab diệt
vong. Dù đế chế này đã diệt vong, Hồi giáo vẫn tiếp rục lan truyền mạnh mẽ, vượt xa
khỏi vùng đất Arab để trở thành nguồn lực tinh thần của nhiều đế chế lẫy lừng khác
trong lịch sử như các đế chế Ottoman, Mogul, Timur… và đã trở thành một trong 3
tôn giáo lớn nhất, ảnh hưởng nhất của thế giới ngày nay. IV. Thành tựu 1. Văn học:
Văn học Arab có những thành tựu rất xuất sắc, chủ yếu biểu hiện ở hai mặt: Thơ và
truyện. Trước khi nhà nước ra đời, ở Arab đã có rất nhiều thơ ca truyền miệng. Từ nửa
thế kỉ VII về sau, thơ ca chép bằng chữ viết ra đời. Thời kì phát triển rực rỡ nhất của
thơ ca Arab là từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XI. Tuy Arab là nơi tinh thần Hồi giáo bao
trùm tất cả, nhưng các nhà thơ, bằng khuynh hướng này hoặc khuynh hướng khác, đã
thoát khỏi sự ràng buộc của tôn giáo. Những tác phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến
như: Anh dũng ca (Thế kỉ IX), Thi ca tập (Thế kỉ X). Trong thời kì này, ở Arab xuất
hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng, trong đó tiêu biểu nhất là Abu Nuwas, Abu Al Ala Maari.
Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập “Nghìn lẻ một đêm” hình thành từ thế kỉ X đến thế
kỉ XII. Những truyện trong tác phẩm này bắt nguồn từ tập "Một nghìn câu chuyện"
của Ba Tư ra đời từ thế kỉ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện thần thoại của
Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp... rồi cải biên và gắn lại với nhau thành một truyện dài xảy ra
trong cung vua Arab. Năm 1700, một người ở Xiri đã giữ một bản chép tay tác phẩm
này cho nhà phương Đông học người Pháp Artoine Galland. Ông đã dịch tác phẩm
này ra tiếng Pháp, lấy nhan đề là “Nghìn lẻ một đêm” và xuất bản lần đầu tiên ở Paris
năm 1704. Sau đó tác phẩm này được dịch ra các tiếng châu Âu khác và rất được người đọc ưa thích. 2. Nghệ thuật:
Khi nhà nước Arab mới ra đời, vốn thoát thai từ kinh tế du mục và buôn bán, cơ sở
nghệ thuật Arab rất nghèo nàn. Thêm vào đó, Muhammad lại cấm điêu khắc và hội
họa vì hai môn này có thể dẫn đến sự sùng bái ảnh tượng. Muhammad cũng cấm dùng
tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp bằng vàng bạc, để nhân dân khỏi phải vì ham muốn
các thú vui mà sinh ra đồi bại. Tuy vậy, về sau những cấm đoán ấy được nới lỏng,
đồng thời đã học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Bizantium, Ấn Độ nên
nghệ thuật cũng có những tiến bộ đáng kể. a. Kiến trúc:
- Thành tích về kiến trúc chủ yếu biểu hiện ở cung điện và thánh thất Hồi giáo. Các
công trình kiến trúc được xây dựng mang đặc trưng của Hồi giáo: tháp nhỏ ,
muqarnas, arabesque, họa tiết hình học Hồi giáo, vòm nhọn, vòm nhiều chân, mái
vòm hành và mái vòm nhọn được phát triển muộn hơn.
- Những công trình kiến trúc nổi tiếng như:
+ Mái Vòm Đá (Dome of the Rock) (Jerusalem, Palestine): Có niên đại từ thế kỷ thứ
7, ngôi đền công cộng nổi tiếng này là di tích Hồi giáo lâu đời nhất thế giới. Là tòa
nhà Hồi giáo đầu tiên có mái vòm theo phong cách Byzantine, việc xây dựng The
Dome of the Rock là một trong những ví dụ sớm nhất về sự phát triển của phong cách
Hồi giáo. Mái vòm bằng gỗ dát vàng nằm trên một chân đế hình bát giác. Bản thân tòa
nhà được trang trí bằng tranh ghép hoa và hình học.
+ Lăng mộ Gonbad-e Qabus (Gonbad-e Qabus, Iran)
Lăng mộ Gonbad-e Qabus là một công trình, đài tưởng niệm nằm ở thành phố
Gonbad-e Qabus. Công trình này cao 53 mét, được xây dựng vào năm 1006 cho
Qabus Ibn Voshmgir (người cai trị Ziyarid). Nó nằm gần khu di tích của thành phố cổ
Jorjan ở đông bắc Iran và là một di sản thế giới của UNESCO vào năm 2012.
+ Đại Thánh đường Al Haram (Mecca, Saudi Arabia):
Đây là nơi đầu tiên được xây dựng cho các tín đồ Allah cầu nguyện, được mở vào
năm 638 sau công nguyên. Al Haram là thánh đường rộng nhất và lâu đời nhất thế
giới. Cấu trúc hiện tại của thánh đường có diện tích 356.800 m2, bao gồm các không
gian cầu nguyện ngoài trời và trong nhà, có thể chứa đến 4 triệu tín đồ trong thời gian
Hajj, một trong những cuộc tụ họp lớn nhất hàng năm của người Hồi giáo trên thế giới.
+ Thánh đường Al-Masjid an-Nabawi – (Medina, Saudi Arabia):
Còn được gọi là thánh đường Tiên Tri, do được xây bởi nhà tiên tri Muhammad, nằm
tại thành phố Medina. Đây là địa điểm linh thiêng thứ 2 của người đạo Hồi. b. Hội họa và âm nhạc -
Do Hồi giáo cấm điêu khắc và hội họa nên địa vị của họa sĩ rất thấp, chỉ
được coi ngang với thợ thủ công mà thôi. -
Âm nhạc lúc đầu cũng bị cấm vì truyền thuyết nói Muhammad cho rằng lời
ca, điệu vũ của phụ nữ cũng như tiếng các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỷ
sứ để đày con người xuống địa ngục. Về sau người ta cho rằng, rượu như
thể xác, âm nhạc như linh hồn, nhờ hai thứ đó mà cuộc sống con người mới
được vui vẻ. Vì vậy âm nhạc dần dần được thịnh hành. -
Những thành tựu về âm nhạc:
+ Từ thế kỉ VII, ở Arab đã biết "Âm nhạc có thể đo được". Lúc bấy giờ ở
Arab đã biết kí âm thể hiện độ cao và độ dài của các nốt nhạc. Trong khi
đó ở châu Âu mãi đến cuối thế kỉ XII mới biết vấn đề đó.
+ Phát minh ra rất nhiều loại nhạc cụ như đàn Oud, đàn Qanun, Nay, Riq,…
+ Tương truyền rằng, cũng chính người Arab là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng. c. Thư pháp Hồi giáo
Thư pháp Hồi Giáo là phép viết chữ của người Arab được nâng lên thành một nghệ
thuật, là phương tiện để biểu hiện cái tâm, cái khí của người dùng bút. Sự phối hợp
giữa hình ảnh và ý nghĩa đã tạo ra ý nghĩa ẩn dụ, đây cũng chính là những tấm mạng
phủ lên các tác phẩm nghệ thuật Hồi Giáo nói chung và nghệ thuật thư pháp nói riêng.
Môn thư pháp rất được coi trọng, do đó những người viết chữ được để cao và được
tặng những số tiền lớn. 3. Khoa học tự nhiên:
Là một nước thành lập rất muộn, lúc đầu Arab tương đối lạc hậu về các lĩnh vực khoa
học tự nhiên. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung
quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên khoa học của Arab đã phát triển nhanh
chóng. Trên cơ sở tiếp thu các thành tựu văn hóa bên ngoài, các học giả Arab đã tiếp
tục nghiên cứu và phát triển, do đó đã có nhiều cống hiến mới, nhất là về các mặt toán
học, thiên văn học, địa lí học, y học, hóa học... -
Về toán học: Người Arab đã tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng
giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số.
+ Nhà Đại số học Arab nổi tiếng nhất là Muhammad ibn Musa (780-855).
Tác phẩm Đại số học của ông là quyển sách đầu tiên về môn khoa học này.
+ Nhà toán học Al-Battani (850-929) thì lại có nhiều đóng góp về môn
Lượng giác học. Các khái niệm sin, cosin, tang, cotang mà ngày nay chúng
ta sử dụng là do ông đặt ra.
+ Năm 976, Muhammad ibn Ahmad nói khi làm toán nếu không có số nào
xuất hiện ở hàng chục thì phải dùng một vòng tròn nhỏ thay vào để giữ
hàng. Người Arab gọi vòng tròn ấy là Sifr nghĩa là trống không, tiếng
Latinh đổi thành Zephyrum, người Ý gọi tắt là Zero. -
Về thiên văn: Người Arab cũng rất chú ý quan sát các tinh tú và nghiên cứu các vết trên Mặt Trời.
+ Họ cũng cho rằng Trái Đất tròn.
+ Al-Biruni, học giả tiêu biểu nhất của Arab cuối thế kỉ X đầu thế kỉ XI còn
biết rằng vật gì cũng bị hút về phía trung tâm Trái Đất.
+ Cuối thế kỉ XI, người Arab đã làm được một thiên cầu bằng đồng thau
đường kính 209 mm, trên đó có 47 chòm sao gồm 1015 ngôi sao. - Về địa lý:
+ Người Arab đã dùng phương pháp cùng một lúc lấy vị trí của Mặt Trời ở
hai điểm trên mặt đất và tính được 1° của Trái Đất dài hơn 90km và chu vi
của Trái Đất là 35.000km như vậy là gần đúng.
+ Đến cuối thế kỉ X, Arab còn có một tác phẩm địa lí rất quan trọng, đó là
quyển Địa chí đế quốc Hồi giáo của Muhammad Al-Maqdisi.
+ Muhammad al-Idrisi, một nhà địa lý học nổi tiếng ở Arab vào thế kỷ XII
đã viết một tác phẩm nhan đề là Sách của Roger. Trong sách này, ông chia
Trái Đất làm 7 miền khí hậu, mỗi miền lại chia làm 10 phần, mỗi phần có
vẽ một bản đồ tương đối chi tiết - Về vật lý:
+ biết sự khúc xạ của ánh sáng trong không khí và nước
+ tính được lớp khí quyển xung quanh Trái Đất dày đến 15km.
+ nghiên cứu tác động của ánh sáng chiếu trên các gương lồi, gương lõm và các thấu kính hội tụ - Về hóa học:
+ người Arab đã chế tạo ra nồi cất trước tiên và đặt tên là al-ambik, do đó
nay tiếng Pháp gọi là alambic.
+ phân biệt được base và acid.
+ người Arab quan niệm rằng kim loại nào phân tích tới cùng đều có những
nguyên tố như nhau, do đó có thể làm cho loại này biến thành loại khác. - Về sinh vật học:
+ Từ thế kỉ IX, đã nêu ra thuyết tiến hóa, cho rằng từ khoáng vật tiến hóa
thành thực vật rồi đến động vật, đến người.
+ Trong sinh học, lĩnh vực được người Arab quan tâm nhiều nhất là thực
vật học. Từ sớm, họ đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây mới. -
Về y học: Arab là nước có nền y học rất phát triển.
+ Các thầy thuốc Arab đã biết cách chữa trị rất nhiều loại bệnh thuộc nội
ngoại khoa, đặc biệt giỏi là khoa mắt.
+ Thành tựu y học của Arab còn thể hiện ở chỗ nhiều tác phẩm y học đã
được biên soạn như: “Mười khái luận về mắt” của Isac, “Sách chỉ dẫn cho
các thầy thuốc khoa mắt” của Ixa, “Bệnh đậu mùa và bệnh sởi” của Radi,
“Tiêu chuẩn y học” của Xina... Nhiều tác phẩm trong số này được dịch ra
tiếng Latinh và được dùng trong các trường Y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỉ
+ Danh tiếng những người này vang tận Tây Âu, do vậy ngày nay
ở Đại học y khoa Pari vẫn treo chân dung của Radi và Xina. 4. Giáo dục:
Arab sở dĩ có nền văn hóa cao như vậy, một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo
dục. Theo truyền thuyết, Muhammad rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức. Ông
nói: "Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang trí thức là kẻ đó đang
đi trên con đường của Chúa... Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của người tử vì đạo".
Tuy không có tổ chức chặt chẽ nhưng chế độ giáo dục của Arab cũng bao gồm 3 cấp
tiểu học, trung học và đại học. V.
Những quan niệm của đạo Hồi:
1. Tiếp thu những quan niệm của tôn giáo khác:
Đạo Hồi cũng tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, nhất là của đạo
Do Thái như truyền thuyết về sáng tạo thế giới, thiên đường, địa ngục, cuộc
phán xét cuối cùng thiên thần, quỷ Satan...
Đạo Hồi bắt chước một số nghi thức và tục lệ của đạo Do Thái như trước khi
cầu nguyện phải rửa mặt và tay chân; khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa
Mecca và phải phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt heo, thịt chó, thịt các con
vật bị chết vì bệnh, thịt đã cúng thần và cấm uống rượu. 2. Không thờ ảnh tượng
Đạo Hồi chỉ có một điều quan trọng không giống các tôn giáo khác là tuyệt đối
không thờ ảnh tượng vì họ quan niệm rằng Allah tỏa khắp mọi nơi, không có
một hình tượng nào có thể thể hiện được Allah. Bởi vậy trong thánh thất Hồi
giáo chỉ trang trí bằng chữ Arab chứ không có tượng và tranh ảnh. Chỉ riêng
trong đền Caaba ở Mecca có thờ một phiến đá đen từ xưa để lại mà thôi 3. Quan hệ gia đình:
Về quan hệ gia đình, đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê nhưng chỉ cho lấy nhiều
nhất là 4 vợ. Đàn ông Hồi giáo cũng có thể lấy người theo đạo Do Thái hoặc
đạo Kitô làm vợ nhưng không được cưới người theo đa thần giáo. Tuy cho lấy
nhiều vợ nhưng đạo Hồi lại cấm việc lấy nàng hầu. Riêng Muhammad thì
ngoại lệ: Ông có 10 vợ và 2 nàng hầu.
4. Năm trụ cột của Hồi giáo:
 Thừa nhận chỉ có chúa Allah không có chúa nào khác, còn Muhammad là sứ
giả của Allah và là vị tiên tri cuối cùng.
 Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều, tối, và đêm. Tín đồ Hồi
giáo phải cầu nguyên năm lần một ngày, vào lúc bình minh, giữa trưa, giữa
chiều, khi mặt trời lặn và tối. Tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu - tại
trường học, nơi làm việc, tại nhà hay ngoài trời - nhưng phải theo quy định.
Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải ở trong một trạng thái tinh thần và thể xác
thanh khiết. Trước tiên họ phải súc miệng, sau đó rửa mặt, cổ, tay và chân.
Buổi cầu nguyện bao gồm việc đọc một số đoạn Kinh Koran, quỳ lạy và chạm
đầu xuống đất, thể hiện sự phục tùng Chúa Trời. Tín đồ sử dụng một tấm thảm
để quỳ. Khi cầu nguyện, tín đồ phải quay mặt về hướng Mecca, trung tâm tinh thần của Hồi giáo.
 Mỗi năm đến tháng Ramadan phải trai giới 1 tháng, tháng Ramadan là tháng 9
lịch Hồi, nhưng vì Muhammad thay đổi âm lịch cũ, bỏ tháng nhuận nên tháng
Ramađan cứ lùi dần, không tương ứng với một thời gian cố định nào của
dương lịch. Suốt 29 ngày của tháng Ramadan này, từ khi mặt trời mọc đến khi
mặt trời lặn, tín đồ phải nhịn ăn, uống, hút thuốc và những ham muốn khác.
Nhưng trẻ con, người già, người ốm, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú,
người đi đường xa thì được miễn. Ngày đầu tiên sau tháng Ramadan là ngày
phá giới. Tín đồ mặc quần áo mới, gặp nhau thì ân cần chào hỏi, tặng quà lẫn
nhau, bố thí cho người nghèo và đi tảo mộ.
 Phải nộp thuế cho đạo. Số thuế ấy dùng để xây cất thánh thất, bù đắp các
khoản chi tiêu của chính quyền và bố thí cho người nghèo. Umar một chiến
hữu thân cận của Muhammad và là Calipha thứ 2 của Arab nói: "Nhờ cầu
nguyện chúng ta đi được nửa đường tới Chúa, nhờ trai giới chúng ta tới được
cửa thiên cung của ngài, nhờ bố thí chúng ta vào được thiên cung".
 Trong suốt đời người nếu có khả năng phải đi hành hương đến Caaba một lần.
Những người hành hương khi đến chỗ đã nhìn thấy Mecca thì dừng lại để cắm
trại. Họ tắm rửa, khoác một áo choàng trắng không có đường may rồi đi vào
Mecca. Đầu tiên họ dừng lại ở giếng Zemzem để uống một ngụm nước.Nước ở
đây sở dĩ được coi là thiêng liêng vì theo truyền thuyết Ismael, con trai của
Abraham đã giải khát ở giếng này. Tiếp đó họ tiến vào đền Caaba, đi quanh đền
bảy lần, hôn hoặc sờ phiến đá đen. Cuộc hành hương kéo dài trong 10 ngày.
Trong thời gian ấy, những người hành hương còn có nhiều hoạt động khác.
Đến ngày thứ 10, họ cúng một con cừu hoặc một con vật có sừng khác hoặc
một con lạc đà. Cúng xong thì mổ ra để ăn và bố thí. Sau đó họ cắt tóc, móng
tay móng chân đem chôn. Khi mọi nghi lễ của cuộc hành hương đã hoàn tất, họ
lại mặc quần áo bình thường, lòng đầy hân hoan vì hoàn thành một bổn phận
quan trọng của tín đồ Hồi giáo và lên đường trở về quê hương của mình
5. Những quan niệm về lối sống của Đạo Hồi
Đạo hồi không có 10 điều răng như đạo KiTô nhưng kinh Koran cũng liệt kê 10 điều tương tự: o
Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa Allah o
Vinh danh và kính trọng cha mẹ o
Tôn trọng quyền của người khác o
Hay bố thí rộng rãi cho người nghèo o
Cấm giết người ngoại trừ trường hợp đặc biệt (TH đặc biệt được phép giết người
mà không bị trọng tội đó là trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng
giết người Đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ Đạo, nhưng nếu chiến thắng phải nêu gương
thiên sứ Mohamet tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận, chỉ được giết kẻ
sát nhân để trừ hại cho dân lành) o Cấm ngoại tình o
Hay bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi o
Hãy cư xử công bằng với mọi người o
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần o Hãy khiêm tốn
6. Những điều kiêng kị của các tín đồ theo đạo Hồi:
 Rượu và các loại nước uống có chất kích thích mạnh
 Thuốc kích thích và các chất ma tuý
 Thịt chó, thịt lợn, các loại thức ăn có thịt chó, thịt lợn và tiết canh các loại
 Tranh ảnh, phim và sách báo khiêu dâm
 Sách báo chống Đạo Hồi và Chính phủ của họ
 Cờ bạc và các thứ dùng để chơi cờ bạc
 Đứng, ngồi gần, hỏi, nhìn hoặc nói chuyện với phụ nữ
 Tuyên truyền các chủ nghĩa mà họ không thích VI.
Các lễ lớn của người Hồi giáo 1. Ramadan
Mỗi năm, tương ứng với tháng thứ chín theo âm lịch, Người Hồi giáo dành một tháng
để nhịn ăn vào ban ngày. Sự tuân thủ này được gọi là Ramadan. Từ bình minh đến
hoàng hôn trong tháng này, người Hồi giáo kiêng thực phẩm, chất lỏng, hút thuốc và
quan hệ tình dục. Đây là một khía cạnh cực kỳ quan trọng của đức tin Hồi giáo: thực
tế, đây là một trong những Trụ cột Hồi giáo. 2. Hajj
Mỗi năm trong tháng thứ 12 theo lịch Hồi giáo, hàng triệu người Hồi giáo thực hiện
một chuyến hành hương hàng năm đến Mecca, Ả Rập Saudi, nơi sinh của
Muhammad. Cuộc hành hương này được gọi là Hajj.
3. Năm mới Hồi giáo: 1st Muharram
Al-Hijra, ngày đầu tiên của Muharram, đánh dấu sự khởi đầu năm mới của đạo Hồi.
Ngày này được chọn để kỷ niệm Muhammad đến Medina, một thời điểm quan trọng
trong lịch sử thần học Hồi giáo. 4. Lễ Hatji
Là lễ hội của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi, ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh,
Đồng Nai, thờ thượng đế Allah. Lễ được tổ chức từ ngày 7-10/12 (Hồi lịch) tại các Thánh đường Hồi giáo.
Hàng năm ở An Giang lễ Hatji diễn ra tại thánh đường Chăm lớn Châu Giang xã Phú
Hiệp, huyện Phú Tân. Vào ngày lễ, toàn thể tín đồ phải lắng nghe ông Khojip nói lại
sự tích ngày thánh Ibrohim. Buổi tối, tổ chức cuộc thi đọc kinh Coran và chấm giải
nhất cho ai đọc hay và thông suốt. VII. Hồi giáo tại Việt Nam
1. Các giai đoạn phát triển: a. Giai đoạn 1:
- Thế kỉ 10, người Chăm giết trâu để cúng và họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao
thượng đế Allah => Giả định rằng thế kỉ 10 thì Hồi giáo đã được truyền vào đất
Chiêm Thành (khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay)
- Mặc dù, thế kỉ 10 Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa đã gây ảnh hưởng
nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa, tuy nhiên Hồi giáo không phát triển
vì lòng sùng tín thần thánh Bà la mô giáo đã ăn sâu và trở thành truyền thống trong xã
hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm => Ở Vương quốc Chămpa cổ, khoảng trước
năm 1470, Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chămpa. b. Giai đoạn 2:
- Sau năm 1740, cư dân Chămpa lưu tán tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia,
Campuchia,.. và tìm hiểu về Hồi giáo ở các nước đó.
- Nhiều người bỏ tôn giáo truyền thống ( Bà la môn ) để theo Hồi giáo, họ còn
truyền bá cho đồng bào nên đã xuất hiện sự hài hoà giữa đạo Hồi và đạo Bà la môn
=> Sản sinh ra tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung Bộ ( Chăm Bàni ) c. Giai đoạn 3:
- Năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng rút
chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền ( nay là Châu Đốc, An Giang ) mang theo
những binh lính, người Chàm, người Malai theo đạo Hồi. Nhờ lực lượng này lập quân
đội trấn giữ biên giới => Hình thành Hồi giáo chính thống của người Chăm ( Chăm Islam ) d. Giai đoạn 4:
- Cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng buôn bán với
phương Tây, các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ,.. theo
đạo Hồi. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, khi Nam Bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình
giao thương phát triển, đó chính là điều kiện để những người đạo Hồi nhập cư vào Việt Nam đông hơn.
- Ngoài ra năm 1880-1890, Gia Định xuất hiện bộ phận thương nhân người Ấn Độ,
Pakistan, mang tín ngưỡng Hồi giáo, hoi làm nghề buôn bán tơ lụa,.. => Đó là nguồn
gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TPHCM đến ngày nay.
2. Hồi giáo tại Việt Nam ngày nay
Số lượng tín đồ Hồi Giáo có khoảng 80.000 người (bao gồm Chăm Bàni và Chăm
Islam) cư trú 13/63 tỉnh, thành cả nước. Gồm 89 cơ sở thờ tự, 1062 chức sắc, chức
việc, 7 tổ chức Hồi giáo được công nhận (asean2020.vn)
Tập trung nhất của Hồi giáo ở Việt Nam là An Giang nơi có thành đường được xem là
lớn nhất Việt Nam là thành đường Jamiul Muslimin, được xây dựng vào năm 1933
với khả năng tiếp nhận trên dưới 1000 người hành lễ.
Ngoài ra có thể kể đến những công trình kiến trúc mang đậm đặc trưng của Hồi giáo tại Việt Nam như: -
Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Noor, Hà Nội (số 12, Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm) -
Thánh đường Jamia Al-Musulman, Thành phố Hồ Chí Minh: xây dựng lần đầu năm 1935 -
Thánh đường Mubarak An Giang: Tân Châu, An Giang: xây dựng năm 1750, trên 500 năm tuổi -
Thánh đường Jamiul Azhar: Châu Phong, Tân Châu, An Giang, xây dựng năm 1959
VIII. Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu tham khảo chính:
+ Lịch sử văn minh thế giới - Vũ Dương Ninh
2. Tài liệu tham khảo phụ:
+Lịch sử văn minh Ả Rập – Will Durant ( Nguyễn Hiến Lê dịch)
+ World Civilizations: The Global Experience, Combined Volume, 7th Edition -
Peter Stearns, Michael Adas, Stuart Schwartz, and Marc Jason Gilbert
+Bài giảng Lịch sử văn minh thế giới- ThS. Nguyễn Văn Tuấn 3. Trang web tham khảo:
+ https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/nha-tien-tri-muhammad-nguoi-sang-lap-
dao-hoi/20190228031248907p1c879.htm
+ https://congtyxklduytin.com/mot-so-dieu-cam-ki-dao-hoi-nguoi-giup-viec-gia- dinh-a-rap-xe-ut-can-luu-y/
+ https://zingnews.vn/nhung-thanh-duong-hoi-giao-long-lay-nhat-the-gioi- post495933.html
+ https://www.youtube.com/watch?v=O24QGdecD9k + https://en.wikipedia.org/
+ https://vi.unansea.com/arabesque-la-nghe-thuat-hinh-hoc-quy-tac-djieu-chinh/
+ https://www.slideshare.net/thaodang312/thnh-tu-vn-minh-rp
+ https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/an-tuong-buoi-trien-lam-thu-phap-arab- 371666.vov
+ http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/lich-su-vat-ly/300-khoa-hoc-trong-the-gioi- hoi-giao
+ http://tatham.vn/nhac-cu-trong-am-nhac-cua-nguoi-a-rap-a50.html
+ https://trithucvn.org/van-hoa/cac-nha-khoa-hoc-cua-dao-hoi.html