Hội nhập và cam kết quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Hội nhập và cam kết quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
I.
SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 1. Toàn cảnh
Lúa gạo không chỉ là nguồn lương thực quan trọng, mà còn là mặt hàng xuất khẩu chiến
lược của Việt Nam. Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo,
sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn
gạo/năm, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính chiếm đến hơn 50%
sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất khẩu gạo chính
của Việt Nam là châu Á, đặc biệt là Philippines luôn đứng ở vị trí thứ nhất về thị trường
Biểu đồ 1. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua một số năm (Nghìn tấn) 8016 6866 7112 7106 6582 6249 6237 5255 4833 2005 2010 2011 2012 2015 2020 2021 2022 7 tháng 2023
Biểu đồ 1: Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua một số năm (Nguồn: Tổng cục hải quan)
xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm tới 44,44% thị phần xuất khẩu gạo. Trong đó Gana
(Ấn Độ) ứng ở vị trí thứ tư và chiếm thị phần. ⅕
Xuất khẩu gạo ở Việt Nam tăng giảm liên tục, tính riêng 7 tháng đầu năm 2023, lượng
gạo xuất khẩu đã đạt tới con số 4833 nghìn tấn và tổng cục hải quan cũng dự báo rằng
trong 5 tháng còn lại, con số này ước tính sẽ đạt được 3000 nghìn tấn, thì cả năm 2023 sẽ
đạt 7833 nghìn tấn,tăng 10,2% hay tăng 727 nghìn tấn so với năm trước, đứng thứ 2
lượng kỷ lục đã đạt được trong năm 2012. Và thực tế cũng cho thấy là tính đến hết tháng
11 năm 2023, xuất khẩu gạo của VN đạt gần 7,8 triệu tấn, kim ngạch 4,4 tỉ USD. Đây là
những con số chưa từng có của ngành gạo kể từ năm 1989 đến nay và còn tiếp tục tăng
khi kết thúc năm 2023. Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc tăng thêm 727 nghìn tấn, có
thể là 1 triệu vì chúng ta vẫn còn tháng 12 phía trước, so với mức xuất khẩu năm trước,
đưa tổng lượng xuất khẩu gạo lên mức đáng kể. Đây là một tăng trưởng to lớn, không chỉ
góp phần làm phục hồi thị trường mà còn là dấu hiệu tích cực cho ngành nông nghiệp và
xuất khẩu nước ta. Điều này không chỉ là một kết quả tích cực mà còn là một động lực
quan trọng cho ngành nông nghiệp và nền kinh tế nước này trong bối cảnh biến động thị trường quốc tế.
Biểu đồ 2: giá gạo xuất khẩu bình quân của việt nam
qua mỗi năm (tấn/usd) 600 553 495 500 486 439 407 400 300 226 227 200 100 0 1989 1999 2009 2011 2019 2022 2023 (9 th án g )
Có thời điểm trong tháng 11, giá gạo VN cao hơn Thái Lan đến 100
USD/tấn. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu thì vẫn tăng mạnh. Vậy điều gì
làm khách hàng thế giới “mê” gạo VN dù giá cao ngất. Theo quan điểm
của nhóm chúng tôi, trong lĩnh vực thương mại, giá trị thường được
đánh giá cùng với chất lượng sản phẩm. Việc gạo Việt Nam có giá cao
nhất thế giới không chỉ là một dấu hiệu của giá trị, mà còn là sự công
nhận của người tiêu dùng về chất lượng hàng đầu trong phân khúc
này, tiêu biểu có thể kể đến ST 25. Ngoài EU
Thị trường gạo trong Liên minh châu Âu (EU) là một phần quan trọng của thị trường
quốc tế. Với một thị trường lớn và đa dạng, việc xuất khẩu gạo sang Liên minh châu Âu
mang lại nhiều lợi ích đối với các quốc gia xuất khẩu. Các thỏa thuận thương mại giữa
EU và quốc gia xuất khẩu cũng có thể mang lại các ưu đãi thuế và điều kiện thuận lợi,
giúp giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh, đồng thời giảm thiểu rủi ro về nguồn cung cấp.
Tuy nhiên, đi kèm với một nguồn doanh thu to lớn là một tiêu chuẩn cao khó ai so bì.
Tiêu chuẩn SPS (An toàn Thực phẩm và Phytosanitary) là một yếu tố quan trọng đối với
việc xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định cụ
thể là 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát và gạo thơm, được chia thành các phân kỳ
trong năm. Để được hưởng thuế suất 0%, các loại gạo thơm phải có giấy chứng nhận
đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Điều này nhằm nhấn
mạnh việc đảm bảo chất lượng và chủng loại sản phẩm là rất quan trọng.
Các quy định về thuốc Bảo vệ Thực vật của EU quy định về việc đưa thuốc ra thị trường,
mức dư lượng tối đa cho phép, sử dụng bền vững và yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc.
Mức dư lượng tối đa có thể khác nhau tùy thuộc vào Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP)
và điều kiện cụ thể của từng sản phẩm.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý của EU cam kết bảo vệ 39 chỉ dẫn địa lý liên quan đến nông nghiệp
và thực phẩm của Việt Nam. Những sản phẩm này chủ yếu bao gồm cây công nghiệp -
chế biến, thủy sản và sản phẩm chế biến từ thủy sản, rau và quả. Điều này tạo ra cơ hội
cho Việt Nam xuất khẩu những sản phẩm có tiềm năng cao và độc đáo đến thị trường EU,
nhưng cũng đặt ra những thách thức về việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm để
đáp ứng tiêu chuẩn SPS cao của thị trường này.
Mặc cho những đòi hỏi khó khăn của EU về chất lượng gạo, xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang những nước này tăng liên tục, điển hình là Bồ Đào Nha tăng 1.467%. Không chỉ Bồ
Đào Nha mà nhiều quốc gia châu Âu tăng đột biến nhập khẩu gạo Việt Nam trong 6
tháng đầu năm 2023 và dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt mức cao kỷ lục.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công
thương), trong 6 tháng đầu năm 2023, Đức là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt
Nam trong khối EU với sản lượng gần 12.500 tấn, trị giá gần 9,3 triệu USD; tăng 33% về
lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Ba Lan tăng gấp 2,4 lần
so với cùng kỳ, đạt 6.700 tấn. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang một số thị trường tăng ở
mức 3 - 4 con số như: Bồ Đào Nha tăng 1.467%, Bungari tăng 1.012%, Hungary tăng
704%, Tây Ban Nha tăng 252%, Bỉ tăng 210%, Slovakia tăng 192%... và tăng đều trên
hầu hết các loại gạo Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang EU đạt trên 58.000 tấn, tăng gần 16% về lượng và kim ngạch đạt gần 39 triệu USD,
tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2022. "Với đà tăng trưởng như hiện nay, xuất khẩu gạo
sang EU có thể vượt ngưỡng 100.000 tấn, con số cao nhất từ trước đến nay và vượt xa so
với hạn ngạch 80.000 tấn/năm của Hiệp định thương mại tự do EVFTA mà 2 bên đã ký
kết. Sản lượng gạo xuất khẩu vào EU năm 2022 của Việt Nam là 94.500 tấn, tăng 48% so với năm 2021". 2. CƠ HỘI 2.1. Hiệp định EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được thực thi đã đánh dấu cột
mốc quan trọng trong suốt 30 năm hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.
Tháng 8/2020, xuất khẩu nông sản 2 chiều giữa VN và các nước trong khối EU đã
tăng lên, trong đó gạo là một trong những mặt hàng được xuất nhiều nhất. Nhờ có
hiệp định này, thuế suất gạo của Việt Nam đã được đưa về 0%. Theo cam kết từ Hiệp
định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm:
30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt,
gạo tấm sẽ được tự do hóa hoàn toàn, ước tính Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng
100.000 tấn vào EU hằng năm. Trước khi hiệp định EVFTA được ký kết, xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang EU chỉ đạt khoảng 12 triệu USA tương đương với 20.000 tấn
gạo năm 2018. Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU đạt 28,5 triệu Euro, là
50.000 tấn gạo. Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp vào năm 2021
nhưng lượng gạo mà Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu
USD, tăng gần 1% về lượng và tăng hơn 20% về giá trị so với năm 2020. Với số liệu
thống kê cho thấy, trong năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 94.510 tấn và đã
vượt hạn ngạch xuất khẩu hàng năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết của hiệp
định. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM230280
https://baochinhphu.vn/xuat-khau-lo-hang-gao-thom-sang-eu-theo-evfta-
102279373.htm#:~:text=N%C4%83m%202019%2C%20xu%E1%BA%A5t%20kh
%E1%BA%A9u%20g%E1%BA%A1o,Myamnar%2C%201%2F4%20Campuchia.
Cần số liệu về số lượng gạo VN xuất khẩu sang EU trước và sau EVFTA 2.2.
Gạo Việt Nam và nhu cầu của thị trường các nước EU
Nhu cầu tiêu thụ của gạo Việt tại EU ngày càng cao, theo báo cáo của bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo đạt 4,3 triệu tấn và 2,3 tỷ USD tăng
22% về khối lượng và 35% về giá trị trong 6 tháng đầu năm 2023. Trong khối EU,
Đức là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2023 với
sản lượng gần 12.500 tấn, trị giá gần 9,3 triệu USD; tăng 33% về lượng và 21% về giá
so với cùng kỳ năm 2022. Kế đến là Ba Lan với sản lượng đạt 6.700 tấn, tăng 2,7 lần
so với cùng kỳ. Đặc biệt hơn xuất khẩu gạo tăng trưởng 3 thâm chí 4 con số ở một số
nước như: Bồ Đào Nha tăng 1.467%, Bungari tăng 1.012%, Hungary tăng 704%, Tây
Ban Nha tăng 252% và Bỉ tăng 210%. Hiện nay, với chính sách cấm xuất khẩu gạo
của Ấn Độ đã tạo nên cơ hội cho gạo Việt Nam có thể tiếp cận được với thị trường
Châu Âu nhiều hơn, các loại gạo nổi tiếng với chất lượng cao và hương vị đặc trưng
chủ yếu được xuất khẩu sang châu Âu là gạo thơm (ST25, ST24, ST20, Đài Thơm 8,
Jasmine,...), còn lại là gạo trắng, gạo giống Nhật, gạo lứt, gạo hữu cơ...
https://thanhnien.vn/xuat-khau-gao-sang-nhieu-nuoc-eu-tang-dot-bien-bo-dao-nha-tang- 1467-185231204112826466.htm# 2.3.
Giá trị thương hiệu và giá gạo Việt Nam xuất khẩu
Từ tháng 9/2020, Lộc Trời đã xuất khẩu lô hàng gạo thơm sang Châu Âu với mức
thuế suất ưu đãi của EVFTA (khoảng 30.000 tấn gạo). Trong tháng 6/2022, doanh
nghiệp này đã xuất khẩu gần 500 tấn gạo mang thương hiệu “ Cơm Việt Nam Rice”
vào thị trường Châu Âu và số gạo nãy sẽ được xuất khẩu vào các thị trường như Đức,
Hà Lan, Pháp. Tập đoàn này cũng được đánh giá có đầy đủ các yếu tốc cần thiết để
phát triển tại thị trường trường Pháp, vì vậy, vào ngày 2/9/2022, gạo Lộc Trời lần đầu
tiên ra mắt tại chuỗi siêu thị E.Leclerc Viry Châtillon và Carrefour Ormesson – một
trong những tập đoàn phân phối bán lẻ lớn nhất tại Pháp và Châu Âu với giá bán lẻ
4000 Euro/tấn. Hoạt động xuất khẩu này không chỉ đánh dấu cột mốc lớn cho tập
đoàn mà còn khẳng định tên tuổi, vị thế của gạo Việt ở thị trường Châu Âu.
Về giá gạo xuất khẩu, bình quân 6 tháng đầu năm 2023 ước tính đạt 539 USD/tấn, các
thương hiệu gạo nổi tiếng như ST24, ST25 đã tăng trên 1.200 USD/tấn. Giá gạo lộc
trời thương hiệu Cơm Việt Nam Rice đã vào hệ thống siêu thị EU và được bán với
mức giá 12,9 EUR/5kg, tương đương 2.000 USD/tấn. Công ty CP Nông sản hữu cơ
Quảng Trị (QTOrganic) đã xuất khẩu được 15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị đầu tiên sang
thị trường EU với mức giá 1.800 USD/tấn. Với mức giá như đã nêu trên, Việt Nam
đang là nước có mức giá xuất khẩu gạo cao nhất thế giới và điều đó cũng khẳng định
được chất lượng gạo của Việt Nam.
Gạo Lộc Trời tại siêu thị Pháp 2.4.
Đầu tư phát triển công nghệ
Hiện tại, Việt Nam đang là nước nằm trong top đầu trong việc xuất khẩu gạo sang EU
cũng như có giá gạo cao nhất thế giới. Việc xuất khẩu gạo với sản lượng lớn với giá
cả cao như đã đề cập ở trên cũng cho thấy được gạo Việt Nam rất chất lượng. Việc
này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gạo Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc được đầu
tư công nghệ máy móc hay phân bón từ chính phủ hoặc từ các đối tác trong EU để
nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất, có thể tăng sản lượng gạo xuất khẩu cho EU 3. THÁCH THỨC
Ngoài những thuận lợi là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với
sản lượng cùng với kim ngạch xuất khẩu đứng hạng 2 thế giới. Cùng với việc tham gia
các hiệp định đa phương như EVFTA đã mở rộng ra cho chúng ta nhiều cơ hội. Hiện thị
trường gạo EU là một thị trường lớn và cạnh tranh gay gắt. Các nhà xuất khẩu gạo Việt
Nam phải cạnh tranh với các đối thủ từ các nước khác như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan,...
Hiện gạo Việt Nam cũng chưa có nhận dạng thương hiệu mạnh trên thị trường EU bằng
các nước cạnh tranh trên. 3.1. Chi phí
Chi phí sản xuất gạo hiện khá cao bao gồm các loại chi phí giống, những phân bón, thuốc
trừ sâu, tiền công lao động,... Các loại chi phí này khi áp dụng ở nước ta hiện nhỉnh hơn
so với các nước khác do giá nhân công cao và chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc
trừ sâu,... cũng cao hơn. Chi phí vận chuyển gạo xuất khẩu cũng hiện ở mức khá cao,
hiện chi phí này bao gồm chi phí vận chuyển nội địa, chi phí vận chuyển quốc tế. Chi phí
vận chuyển nội địa tại nước ta hiện cao hơn so với các nước khác do cơ sở, hệ thống giao
thông vận tải chưa đồng bộ, chi phí nhiên liệu cao… Chi phí vận chuyển quốc tế cũng rất
lớn do khoảng cách xa, cước phí vận tải biển hiện cũng quá cao.
Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 2020 tại Cần Thơ – Nguồn: Còn nhiều dư địa để giảm giá
thành sản xuất lúa gạo trong nước | Vien Khoa Hoc Ky Thuat Nong Nghiep Mien Nam (iasvn.org) 3.2. Thực trạng
Một thực trạng khác hiện nay là việc làn sóng bỏ lúa chuyển sang cây ăn trái vẫn đang rất
nhức nhối. Xuất khẩu rau quả Việt Nam tám tháng đầu năm đạt 3,5 tỉ USD, tăng hơn
56% so với cùng kì năm trước. Trong đó khi mít và sầu riêng đang là những loại cây ăn
quả ‘hot’ trên thị trường xuất khẩu với mức lợi nhuận rất cao thì rất nhiều nông dân đang
chuyển đất trồng lúa sang đất canh tác cây ăn quả với tốc độ chóng mặt, nhất là khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay, con số lợi nhuận của việc trồng mít so với trồng
lúa thì khi chọn trồng mít sẽ có lợi nhuận ít nhất cũng gấp hơn 10 lần so với trồng lúa
trong cùng một diện tích và thời gian như nhau (lấy giá lúa là 8.000 đồng/kg và giá mít là 30.000 đồng/kg).
Trên “Thời báo Kinh Tế Sài Gòn Online”, số ra ngày 28/08/2023 bởi cây viết Trung
Chánh với tiêu đề “Làn sóng bỏ lúa chuyển sang cây ăn trái vẫn tiếp tục… ‘nóng’!”. Bài
viết đã có phỏng vấn với ông Nguyễn Văn Khánh, nông dân ở xã Đốc Binh Kiều, huyện
Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thừa nhận, chính mức lợi nhuận cao từ cây mít Thái đã
khiến ông quyết định chuyển đất lúa sang loại cây trồng này. Ông nói, “Với năng suất lúa
khoảng 30 giạ/công (600 kg/1.000m2) (lúa tươi) và giá bán là 8.000 đồng/kg như hiện
nay, mỗi công lúa nông dân thu được khoảng 4,8 triệu đồng. “Trừ đi chi phí sản xuất, ít
nhất khoảng 2 triệu đồng/công, lợi nhuận thu được mỗi công lúa khoảng 2,8 triệu đồng”,
ông tính toán và cho biết, trường hợp giá lúa sụt giảm thì lợi nhuận sẽ giảm theo. Trong
khi đó, với giá mít bình quân hiện nay, khoảng 30.000 đồng/kg, thì sau khi trừ đi chi phí
sản xuất, nông dân đạt lợi nhuận ít nhất cũng gấp 10 lần so với cây lúa trên cùng đơn vị
diện tích. “Loại nào cho hiệu quả kinh tế cao hơn thì mình theo thôi”. Đây là một bài toán
đau đầu mà các nhà quản lý, nhà nước cần theo dõi và quan tâm chặt chẽ để tránh tình
trạng khủng hoảng thiếu-thừa hay việc đảm bảo an ninh lương thực của nước ta trong bối
cảnh khó khăn hiện nay. (paraphase lại cho ít chữ và đúng ý là việc chuyển đổi nhiều
dạng cây trồng ảnh hưởng không chỉ tới người dân mà còn là GDP cả nước.)
Qua những thách thức bên trên, đòi hỏi chúng ta cần những giải pháp cụ thể, để những
người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam có thể vượt qua những
thách thức và tiếp tục mở rộng thị phần gạo trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường gạo EU.
Quản lý rủi ro và tuân thủ: Tuân thủ các quy định về môi trường, lao động và an ninh
thực phẩm là một thách thức, đặc biệt là khi ngành sản xuất gạo cần tuân thủ nhiều quy
định phức tạp từ phía EU. Việc này sẽ làm giảm uy tín gạo VN trên thị trường thế giới rất nhiều.
Quản lý nguồn cung: Sự việc của Ấn Độ làm ta cũng phải cảnh giác trong việc xuất
khẩu quá nhiều mà không để tâm tới thị trường trong nước, từ đó làm giá gạo trong
nước tăng cao, gây rối loạn an ninh lương thực.
Đầu tư và Công nghệ: Các doanh nghiệp gạo Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc hợp tác
và đầu tư công nghệ từ các đối tác trong EU. Điều này có thể giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất. Giải pháp
2. Chú trọng về giá cả
- Trоng số các nước TPP chưа thực hiện ký kết hiệp định thương mại tự dо với Việt
Nam, các quốc giа ở châu Mỹ như Hоа Kỳ, Cаnаdа, Mexicо và Peru được coi là
những thị trường xuất khẩu gạо có tiềm năng, đặc biệt hơn đó là thị trường Hоа
Kỳ với nhu cầu nhập khẩu gạо cао. Tuy nhiên, lượng gạo mà Hоа Kỳ nhập khẩu
từ Việt Nam trong thời gian quа giảm dần còn rất ít. Nguyên nhân là dо chất lượng
gạo của Việt Nam tại những thị trường khó tính chưa đủ đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam.
- Do đó cần phải lao động trực tiếp từ khâu thu hоạch, trong đó chú trọng đầu tư các
công nghiệp chế biến, vì chế biến có thể giảm tỷ lệ hao hụt (hiện tỷ lệ hao hụt sau
thu hoạch trоng cả nước đang rất thấp).từ 13-16% và tại Thái Lan khoảng 7-10%),
vì thế có thể giúp cải thiện được chất lượng gạo tại Việt Nam (80% tổng sản lượng
gạo được xay xát tại các nhà máy nhỏ không được trang bị đồng bộ sấy, trong khi
ở Thái Lan có hơn 89% các nhà máy lớn được trang bị đồng bộ nên chất lượng và sản lượng gạo cao hơn.
3. Xây dựng chiến lược xuất khẩu gạо
- Trên tại thị trường xuất khẩu gạо hiện nay,cần điểm qua hai nước là Thái Lan và Ấn
Độ, đây chính là những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam. Do hai nước này
không tham gia đàm phán nên Việt Nam sẽ có lợi thế về xuất khẩu gạo theo
EVFTA. Ngoại trừ Singapore và Mаlаysia là hаi thị trường tiêu thụ gạo chính của Việt Nam.