Hợp đồng Repo - Lý thuyết tài chính | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Hợp đồng Repo, tên tiếng Anh đầy đủ là Sales and Repurchase Agreement, là một thỏa thuận giao dịch của tổ chức, cá nhân bán giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu,…) sau đó cam kết mua lại với mức giá cụ thể được xác định trước trong thời điểm tương lai. Repo còn là hình thức cho vay ngắn hạn đối với nhiều loại chứng khoán hiện nay. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:
Thông tin:
13 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hợp đồng Repo - Lý thuyết tài chính | Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Hợp đồng Repo, tên tiếng Anh đầy đủ là Sales and Repurchase Agreement, là một thỏa thuận giao dịch của tổ chức, cá nhân bán giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu,…) sau đó cam kết mua lại với mức giá cụ thể được xác định trước trong thời điểm tương lai. Repo còn là hình thức cho vay ngắn hạn đối với nhiều loại chứng khoán hiện nay. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

15 8 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|44744371
lOMoARcPSD|44744371
MỤC LỤC
1.
Hợp đồng Repo là gì? ............................................................................................................................. 1
2.
Đặc điểm của hợp đồng repo .................................................................................................................. 1
2.1.
Công thức tính tiền lãi của giao dịch repo (xác định giá mua lại) ............................................... 1
2.2.
Các tổ chức thường thực hiện giao dịch Repo .............................................................................. 2
2.3.
Nghiệp vụ thị trường mở ................................................................................................................ 3
3.
Bản chất của hợp đồng Repo. ................................................................................................................ 3
4.
Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng Repo ............................................................................................... 4
4.1.
Nghiệp vụ Repo phái sinh .............................................................................................................. 4
4.2.
Hợp đồng Repo có ngày đến hạn thanh toán linh hoạt ................................................................ 5
5.
Rủi ro tín dụng đối với giao dịch Repo ................................................................................................. 7
6.
Các rủi ro của hoạt động Repo trong thị trường tài chính .................................................................. 7
7.
Thực trạng Repo tại Việt Nam ............................................................................................................... 8
8.
Kết luận ................................................................................................................................................... 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................
10
lOMoARcPSD|44744371
1. Hợp đồng Repo là gì?
Hợp đồng Repo, tên tiếng Anh đầy đủ Sales and Repurchase Agreement, một thỏa
thuận giao dịch của tổ chức, cá nhân bán giấy tờ giá (như trái phiếu, cổ phiếu,…) sau đó
cam kết mua lại với mức giá cụ thể được xác định trước trong thời điểm tương lai. Repo còn
hình thức cho vay ngắn hạn đối với nhiều loại chứng khoán hiện nay. Dưới góc nhìn tài
chính, Repo bản chất một dạng nghiệp vụ phái sinh biến thể từ các nghiệp vụ cho vay
thông thường bảo đảm đang rất thịnh hành trên hầu hết các thị trường tài chính lớn
trên thế giới.
2. Đặc điểm của hợp đồng repo
Hợp đồng Repo đặc điểm riêng linh hoạt hơn các công cụ thị trường tiền tệ khác.
Thứ nhất là, người bán chứng khoán (người đi vay) có quyền thay thế tài sản cầm cố nhưng
phải đảm bảo thực hiện các điều khoản gắn liền với thị trường. Thứ hai là, kỳ hạn hợp đồng
ngắn và được điều chỉnh để đáp ứng một cách chính xác các nhu cầu đầu tư đa dạng. Các kỳ
hạn chuẩn, phổ biến của hợp đồng Repo qua đêm, vài ngày hoặc 1, 2 hay 3 tuần hoặc 1,
2, 3 hoặc 6 tháng. Nhưng còn các hợp đồng Repo kỳ hạn thể được thương lượng
hoặc để mở được duy trì liên tục cho đến khi một trong hai bên yêu cầu chấm dứt hợp
đồng. Các hợp đồng duy trì liên tục giống với một loạt các hợp đồng Repo qua đêm theo đó
lãi suất giá trị khoản vốn đầu được xem xét lại hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp
với thực trạng của thị trường.
Ví dụ, nếu giá thị trường của các chứng khoán làm tài sản cầm cố giảm dưới giá trị do 2
bên đã thoả thuận thì người đi vay thể sẽ bị yêu cầu hoàn trả vốn hoặc trao thêm chứng
khoán. Khoản lợi nhuận từ giao dịch Repo do 2 bên thương lượng hình thành không
phụ thuộc vào lãi coupon hay lãi của chứng khoán cầm cố. Ngoài các nhân tố liên quan đến
kỳ hạn điều kiện của từng hợp đồng Repo, lãi suất Repo bị chi phối bởi thực trạng của
toàn cảnh thị trường tiền tệ, giá cạnh tranh của các khoản vốn tương đương trên các thị
trường liên quan và mức độ sẵn sàng của giấy tờ có giá đủ điều kiện làm tài sản cầm cố.
2.1. Công thức tính tiền lãi của giao dịch repo (xác định giá mua lại)
1
lOMoARcPSD|44744371
Ngoài ra khi thực hiện giao dịch repo, có 3 thông tin mà những người tham gia hợp
đồng cần quan tâm, đó là:
Kỳ hạn: Khoảng thời gian mà bên đi vay có nghĩa vụ mua lại các giấy tờ có giá, tính từ
thời điểm bắt đầu bán chúng.
Tỷ lệ chiết khấu (haircut): Bên đi vay (bên bán) sẽ không nhận được tiền mặt bằng với
giá trị của khoản tài sản mà họ bán, mà số tiền họ nhận được sẽ được chiết khấu dựa
theo một tỷ lệ được tính dựa trên giá trị tài sản. Ví dụ, nếu haircut là 5%, bạn thực hiện
giao dịch repo bằng cách bán trái phiếu có giá trị thị trường $100, bạn sẽ chỉ được nhận
về $95 tiền mặt. Nếu lấy 1 haircut, ta sẽ được giá trị tương đương với tỷ lệ loan to value
như cho vay.
Lãi suất repo: Bên đi vay sẽ được yêu cầu mua lại tài sản vào thời điểm đáo hạn tại một
mức giá được cam kết trong hợp đồng Repo, và giá mua lại sẽ khác so với giá ban đầu
bán ra. Mức chênh lệch này tương đương với lãi suất mà bên đi vay phải trả. Ví dụ: bạn
thực hiện giao dịch Repo kỳ hạn 1 tháng bằng cách bán trái phiếu có giá trị thị trường
$100, haircut 5%, bạn sẽ nhận về $95 tiền mặt. Lãi suất Repo được quy định là 4%. Khi
đó, đến ngày đáo hạn, bạn sẽ phải mua lại trái phiếu trên với giá:
2.2. Các tổ chức thường thực hiện giao dịch Repo
Giao dịch Repo xảy ra nhiều trên các hệ thống ngân hàng đối với NHTW. Khi đó,
NHTW sẽ mua lại các giấy tờ giá theo dạng Repo, nhằm cung cấp thanh khoản cho các
ngân ng. Việc NHTW thực hiện Reverse Repo cũng khiến dự trữ trong các ngân hàng
thương mại tăng lên, làm tăng cung tiền, do vậy giao dịch repo của NHTW là một hoạt động
trong công cụ nghiệp vụ thị trường mở (open market operation OMO). Do đó, lãi suất
Repo của NHTW đôi khi cũng được gọi là lãi suất OMO. Hơn nữa, trong mỗi kỳ chính sách
tiền tệ, NHTW cũng quy định các mức lãi suất Repo các kỳ hạn khác nhau ngoài việc quy
định các mức lãi suất chính sách.
Ngoài ra hiện tại, một số tổ chức tài chính cũng thể thực hiện giao dịch Repo với
khách hàng, chẳng hạn như các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán.
2
lOMoARcPSD|44744371
2.3. Nghiệp vụ thị trường mở
Thông qua hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Trung ương thể điều tiết lượng tiền
trong lưu thông bằng cách mua hoặc bán giấy giờ có giá của chính phủ (chứng chỉ tiền gửi,
tín phiếu kho bạc, trái phiếu chỉnh phủ), từ các ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng
trung ương tìm cách tăng cung tiền, họ mua lại các giấy tờ giá này từ các ngân hàng
thương mại, giúp ngân hàng thương mại thêm tiền mặt để cho vay. Ngược lại, khi
NHTW muốn giảm cung tiền, họ sẽ bán ra các giấy tờ có giá đó cho ngân hàng thương mại.
Các NHTW có thể thực hiện công cụ OMO này bằng cách mua, bán trực tiếp giấy tờ có giá,
hoặc sử dụng công cụ Repo hoặc Reverse Repo.
3. Bản chất của hợp đồng Repo.
Thứ nhất, hợp đồng Repo sự chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán sang người
mua. Qua đó, trong thời hạn Repo, người mua (thông thường các Công ty chứng khoán,
sàn môi giới,…) sẽ nắm giữ quyền sở hữu của tài sản, người bán (nhà đầu tư) phải thực hiện
làm thủ tục trực tiếp chuyển nhượng quyền sở hữu i sản này cho người mua. Trong suốt
quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua phải hoàn toàn chịu rủi ro và hưởng lợi ích phát sinh
từ phần tài sản đó. Đây có thể được xem điểm khác biệt to lớn nhất của Repo so với cầm
cố thông thường trong cầm cố, người vay vẫn còn quyền sở hữu đối với tài sản đó cổ
phiếu còn Công ty chứng khoán chỉ có vai trò như người “giữ” cổ phiếu mà thôi.
Thứ hai, hợp đồng Repo, các tổ chức như Công ty chứng khoán, sàn môi giới,… đều
hoàn toàn quyền sử dụng tài sản để kinh doanh kiếm lợi nhuận trong suốt thời hạn
thực hiện hợp đồng.
Thứ ba, quyền nghĩa vụ bên mua bán khác biệt so với mua bán thông thường. Đơn
giản, nếu trong mua bán thông thường, người mua nhận quyền s hữu tài sản người bán
không còn được bất kỳ liên quan gì đến tài sản nữa, thì trong hợp đồng Repo, mối quan hệ mua
bán hoàn toàn khác biệt. Bên bán vẫn tiếp tục nhận các lợi ích phát sinh, trong khi đó bên
mua có thể dùng tài sản đó để kinh doanh sinh lợi. Ví dụ: Ông A bán hợp đồng Repo với tài sản
cổ phiếu Apple (APPL) cho Ngân hàng B, và cam kết mua lại trong thời gian 1 tuần sau. Quyền
sở hữu đã được chuyển nhượng sang Ngân hàng B. Trong thời hạn hợp đồng, nếu các quyền
phát sinh của cố phiếu APPL như cổ tức, quyền tham dự đại hổi cổ đông,…thì A vẫn được
hưởng, mặc dù B nắm quyền sở hữu. Có thể nói, đây chính là điểm
3
lOMoARcPSD|44744371
khác biệt đặc trưng nhất của hợp đồng Repo, và chính đặc điểm này đã giúp loại hợp đồng
này rất được ưa chuộng tại các thị trường tài chính phát triển.
4. Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng Repo
Các thành viên sở hữu chứng khoán thời điểm nhất định thể thiếu tiền để đáp ứng
nhu cầu thanh khoản thể được hỗ trợ vốn ngay lập tức nếu thoả thuận bán một lượng
chứng khoán cho thành viên khác đang sẵn tiền cam kết sẽ mua lại lượng chứng
khoán đó sau khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu. Trong hợp đồng
Repo chuẩn người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt
kỳ hạn của hợp đồng. Người bán chứng khoán và cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đó gọi
đây hợp đồng mua lại nhưng người mua chứng khoán rồi sau đó bán lại gọi đây hợp
đồng mua lại đảo ngược. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương gọi chung các giao dịch mua
hay bán chứng khoán của mình với các thành viên khác trên thị trường tiền tệ giao dịch
Repo.
Sở hợp đồng mua lại được các thành viên trên thị trường tiền tệ ưa thích do
những đặc điểm giống nhưng thuận lợi hơn so với các thoả thuận vay mượn thông thường.
Hợp đồng Repo thể hiện một khoản vay có bảo đảm. Khoản lãi trả cho người cho vay chính
là phần chênh lệch giữa giá bán ban đầu thấp hơn giá mua lại chứng khoán đó. Ngoài ra, giá
trị thực tế của khoản vay thường thấp hơn giá trị thị trường của chứng khoán làm tài sản
cầm cố. Phần chênh lệch này cao hay thấp phụ thuộc mức độ an toàn của tài sản cầm cố.
dụ, nếu người cho vay chỉ cho vay 90% giá trị theo thị trường của chứng khoán thì
khoản chênh lệch là 10%. Bên cạnh đó, hợp đồng Repo cũng thể hiện giao dịch mua bán
hẳn do trong hợp đồng sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố. Người mua trong
giao dịch Repo có quyền kinh doanh chứng khoán đã mua trong suốt thời hạn của hợp đồng
Repo thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu. Đặc điểm này không xuất hiện trong các hợp
đồng cho vay có tài sản cầm cố.
4.1. Nghiệp vụ Repo phái sinh
Tuy nhiên trên thực tế, nghiệp vụ Repo chuẩn đã bộc lộ sự chưa linh hoạt hơi cứng
nhắc về kỳ hạn hợp đồng, giá trị khoản vay, chủng loại chứng khoán lãi suất Repo nên
không thoả mãn được đầy đủ yêu cầu của các đối tác tham gia. Vì vậy, ở các thị trường tiền
4
lOMoARcPSD|44744371
tệ phát triển, các thành viên trong hợp đồng đã cải tiến, thay đổi một số điều khoản của hợp
đồng Repo chuẩn ban đầu nhằm sắp xếp một cách tối ưu các nhu cầu về kỳ hạn đầu tư và đi
vay,m linh hoạt cấu của tài sản cầm cố, hoặc cho phép thay thế các chứng khoán phù
hợp với cam kết mua lại. Đây chính nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của một số
nghiệp vụ sau đây phái sinh từ nghiệp vụ Repo chuẩn ban đầu.
Hợp đồng mua lại Đô la (hợp đồng quay vòng chứng khoán): người bán ban đầu
trách nhiệm mua lại các chứng khoán gần như tương tự số chứng khoán được bán ban đầu.
Các chứng khoán được mua lại này có ngày đến hạn trong phạm vi thoả thuận sát với
ngày đến hạn của chứng khoán ban đầu.
2 loại hợp đồng Repo quay vòng chứng khoán. Loại thứ nhất “Hợp đồng quay
vòng đô la với chứng khoán hưởng lãi coupon cố định”, người bán nhất trí mua lại chứng
khoán có cùng mức lãi coupon với các chứng khoán được bán ở nửa đầu của giao dịch. Loại
thứ hai hợp đồng quay vòng chứng khoán giữ nguyên lợi nhận. Người bán nhất trí mua
lại chứng khoán lợi nhuận cuối cùng theo thị trường gần như bằng với lợi nhuận của
chứng khoán được bán ban đầu.
Chứng khoán được bảo đảm trong các hợp đồng quay vòng đô la lãi coupon hàng
tháng các khoản thanh toán gốc thể được thanh toán trước hạn. Các dòng tiền hàng
tháng này được thông báo vào cuối tháng khi ngày đến hạn của một hợp đồng quay vòng đô
la kéo dài sang tháng sau. Khác với các hợp đồng Repo chuẩn người bán sẽ nhận các
khoản lãi chứng khoán, trong hợp đồng quay vòng đô la người mua chứng khoán sẽ nhận
các khoản lãi hoặc thoả thuận với người bán chứng khoán. Kỳ hạn của hợp đồng quay vòng
đô la thường được thoả thuận sao cho người cho vay được giữ lại các khoản gốc lãi của
các chứng khoán trong suốt thời gian của hợp đồng. Phần lớn hợp đồng thực hiện trong
khoảng 1 tháng hoặc 3 tháng.
4.2. Hợp đồng Repo có ngày đến hạn thanh toán linh hoạt
Loại thứ nhất “đảo ngày đến hạn thanh toán”, cam kết mua lại chứng khoán của người
bán ban đầu thực tế bị loại bỏ hoàn toàn thời hạn thanh toán của hợp đồng dài n thời
hạn còn lại của chứng khoán được bảo lãnh. Việc đảo ngày đến hạn giúp người bán tránh
được thua lỗ do không phải bán đứt số chứng khoán này với giá thấp hơn giá trị thị trường.
Trái lại, người bán có một khoản vốn đầu tư vào các tài sản sinh lời cao hơn. Tổng giá trị
5
lOMoARcPSD|44744371
cam kết mua lại của người bán tính bằng đô la trong giao dịch phụ thuộc vào cách thanh
toán phần gốc cuối cùng của chứng khoán. Thường thì người mua giữ lại khoản thanh toán
gốc lãi cuối cùng nhận trực tiếp từ nhà phát hành chứng khoán. Số tiền giữ lại này trừ đi
giá trị mua lại của người bán sẽ là phần lợi nhuận của người mua chứng khoán.
Loại thứ hai cho phép trước ngày đến hạn thanh toán cuối cùng của hợp đồng khách
hàng vẫn thể bán lại một phần trong số chứng khoán đã mua. Thoả thuận này (thường
giữa đại lý nhà đầu khách hàng lớn, điển hình là một tập đoàn hoặc chính quyền đô
thị hoặc cơ quan có thẩm quyền tương tự) thường được sử dụng để tài trợ các công trình xây
dựng hoặc các dự án tương tự hoàn thành theo từng giai đoạn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho
giai đoạn nào đó của dự án, khách hàng thể bán lượng chứng khoán tương ứng với số
vốn đó cho đại lý. Khách hàng phải thông báo một kế hoạch sử dụng vốn của mình khi thoả
thuận hợp đồng với đại lý nhưng không nhất thiết phải thực hiện kế hoạch đó một cách cứng
nhắc. Thực tế thường không sự chắc chắn hoàn toàn về thời điểm rút vốn của nhà đầu
tư. Giá bán ban đầu trong các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn luôn thấp hơn giá bán ban
đầu trong các hợp đồng Repo có kỳ hạn tương đương. Tài sản cầm cố trong các hợp đồng
Repo linh hoạt về kỳ hạn thanh toán thường chứng khoán do Chính phủ phát hành hoặc
Chính phủ bảo đảm.
Các hợp đồng Repo có lãi suất tính theo chỉ số là các hợp đồng kỳ hạn với lãi suất Repo
được bảo đảm biến động theo lãi suất thị trường. Lãi suất của hợp đồng này được xác lập lại
một cách định kỳ theo một hàm toán học với các chỉ số số cố định (hằng số), các biến số
lãi suất của Fed, lãi suất LIBOR hoặc một vài lãi suất ngắn hạn khác. Phần lớn các hợp
đồng Repo theo chỉ số giống với các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn thanh toán góc
độ chúng là đều là các hợp đồng kỳ hạn cho phép nhà đầu tư bán lại chứng khoán cho đại lý
hoặc mua thêm chứng khoán khi nhà đầu nhu cầu. Các hợp đồng Repo theo chỉ số
được sử dụng thường xuyên để phòng tránh rủi ro hoặc tài trợ cho trạng thái về chứng
khoán như các trái phiếu lãi suất thả nổi các nghĩa vụ cho vay bảo đảm với
lãi suất được điều chỉnh theo lãi suất của Fed, lãi suất LIBOR, hoặc các lãi suất ngắn hạn
khác. dụ, một công ty đi vay chịu lãi suất thả nổi để tài trợ cho một dự án đổi mới sắp
triển khai có thể đầu tư số tiền vay vào một hợp đồng Repo có lãi suất được tính gắn với các
lãi suất quan trọng tương tự các lãi suất kể trên. Kết quả là, những biến động lãi suất trong
6
lOMoARcPSD|44744371
suốt thời gian của dự án sẽ tạo ra các thay đổi có tính bù đắp giữa chi phí trả lãi cho khoản
vay của công ty và khoản thu lãi đầu tư vào hợp đồng Repo theo chỉ số.
Một điều rất đáng quan tâm quá trình thực hiện nghiệp vụ Repo đã xuất hiện vấn đề
chưa ràng về địa vị pháp của các hợp đồng Repo.Trước khi vụ phá sản của
Lombard-Wall, Inc năm 1982 (do hãng này mất khả năng hoàn trả các khoản vốn từ các hợp
đồng Repo dài hạn được định giá cao hơn giá trị thực của nó), các thành viên trong hợp
đồng hoạt động theo giả định rằng người mua chứng khoán Repo cho rằng mình được
quyền thanh các chứng khoán đó nếu đến hạn thanh toán người n không khả năng
mua lại chứng khoán. Nhưng sau đó, một số vấn đề mang tính pháp lý đã nảy sinh như giao
dịch Repo giao dịch cho vay bảo đảm hay giao dịch mua, bán hẳn, các đối c trong
hợp đồng Repo có lợi ích ưu tiên nào về pháp lý đối với các chứng khoán đang chịu sự kiểm
soát của tòa án hay họ người cho vay không được bảo đảm ràng bằng tài sản của vụ
phá sản. Các vấn đề này cần có sự điều chỉnh của luật.
5. Rủi ro tín dụng đối với giao dịch Repo
Cho dù có tài sản chất lượng cao làm bảo đảm cho một giao dịch Repo, cả hai bên tham
gia giao dịch đều vẫn có thể chịu rủi ro tín dụng.
dụ, nhà đầu X sử dụng 2 triệu USD trái phiếu coupon mức tín nhiệm cao làm tài
sản đảm bảo cho một hợp đồng Repo với nhà kinh doanh Y để có thể vay một khoản tiền 2 triệu
USD mua lại 2 triệu mệnh giá trái phiếu này sau 3 tháng nữa với mức giá cao hơn 2 triệu.
Nếu nhà đầu X không thể mua lại trái phiếu trên, nhà kinh doanh Y đương nhiên thể giữ
tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nếu lãi suất thị trường trái phiếu tăng cao sau khi giao dịch repo
được kết, giá trị thị trường của trái phiếu sẽ giảm, như vậy, nhà kinh doanh Y sở hữu trái
phiếu với giá trị thị trường thấp hơn số tiền mà nhà kinh doanh Y đã cho nhà đầu tư X vay. Rủi
ro lúc này thuộc về nhà kinh doanh Y. Ngược lại, giá trị thị trường của trái phiếu tăng lên, nhà
đầu tư X sẽ lo lắng việc thu lại tài sản đảm bảo và mức lãi suất (thông qua mức giá mua lại cao
hơn giá bán ban đầu) phải trả cho nhà kinh doanh Y, khi đó trái phiếu đã g trị thị trường
cao hơn khoản vay. Rủi ro lúc này thuộc về nhà đầu tư X.
7
lOMoARcPSD|44744371
6. Các rủi ro của hoạt động Repo trong thị trường tài chính
thực tế, suốt 10 năm qua, hoạt động Repo chứng khoán đã được nhiều công ty
chứng khoán hay các sàn môi giới triển khai mạnh, nhưng tính pháp vẫn chưa thực sự
được thiết lập một cách rõ ràng. Việc “mạnh ai nấy làm”, không tuân theo một quy tắc pháp
chung o cả, dễn đến hệ quả tranh chấp, rủi ro thị trường, phương hại cho nhà đầu
(đặc biệt các nhà đầu nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm). Một số rủi ro của hoạt động này như
sau:
Repo gây rủi ro tăng ảo giá chứng khoán: Việc thực hiện Repo trong đầu tư chứng
khoán có thể được xem như hoạt động đầu tư mạo hiểm. Việc đẩy giá ảo như sau, các
nhà đầu tư lớn hay “cá mập” sẽ tận dụng nguồn tiền chiếm dụng từ các công ty chứng
khoán để tiến hành repo cổ phiếu của mình rồi sau đó mua tiếp cổ phiếu khiến thị giá cổ
phiếu bị đẩy lên cao liên tục. Đặc biệt, phải kể đến các trường hợp khối lượng lớn sẽ ảnh
hưởng và tạo ra cung cầu ảo, dẫn đến hoạt động đầu tư bị méo mó, phương hại đến các
nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Chính điều này, dẫn đến hệ quả vấn đề lợi dụng để trục lợi và
gây lũng đoạn thị trường.
Repo gây rủi ro biến động giá: Rủi ro biến động giá hiện hữu và gây thiệt hại cho nhà
đầu tư khi thị trường chứng khoán bắt đầu diễn biến ảm đạm. Khi thị trường giảm, nhà
đầu tư sẽ không mua lại chứng khoán cam kết, khi đó, dẫn đến viễn cảnh các công ty
chứng khoán phải hoàn toàn chịu ôm luôn phần tài sản bị mất giá. Để có thể thu hồi vốn,
công ty chứng khoán phải tiến hành buộc bán phần chứng khoán cầm cố ra ngoài thị
trường Việt Nam. Chính vì thế, càng tạo nên làn sóng bán tháo diện rộng trên thị trường
chứng khoán.
Rủi ro biến động giá còn thể hiện khía cạnh khi sức khoẻ của các doanh nghiệp
trong nước lao dốc. dụ điển hình, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
2009 đã gây thiệt hại cho nhiều công ty dẫn đến tình trạng thua lỗ khiến thị giá chứng
khoán liên tục giảm mạnh, khi đó, các hợp đồng Repo không thể được tất toán, rủi ro phải
gánh chịu bởi rất lớn lên nhà đầu tư và các công ty chứng khoán.
8
lOMoARcPSD|44744371
7. Thực trạng Repo tại Việt Nam
Vào những năm 2007 2008, khi thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) đang
bước vào thời kỳ sôi nổi, thanh khoản cao kỷ lục nhiều Công ty chứng khoán (CTCK)
bắt đầu cho ra mắt sản phẩm mới, đó chính Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement).
Ngay tại thời điểm đó, Repo được xem sản phẩm ưu việt như được vay số tiền lớn, dễ
dàng chuyển đổi, thủ tục rõ ràng,… hơn so với loại hình cho vay hay cầm cố thông thường.
Tuy nhiên, đến thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, TTCK VN bắt đầu cao dốc liên
tục, nhà đầu tư đã thực hiện Repo cho CTCK mua thì bây giờ mất khả năng thanh toán. Kết
quả đẩy hệ thống CTCK mất vốn hơn nghìn tỷ đồng bị đẩy vào bờ vực phá sản. Khi đó,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Công văn 99/UBCK-QLKD quyết định dừng mọi
hoạt động mới hợp đồng Repo. Yêu cầu này tác động đến các hoạt động liên quan như
cầm cố, thế chấp chứng khoán và gây VNIndex giảm hơn 100 điểm.
có mức quy thị trường tăng đáng kể 35% năm 2014, nhưng hoạt động Repo đến
ngày nay tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, do chưa quy định pháp đủ
chặt chẽ để kiểm soát hoạt động của hình thức này. Một số yếu tố dẫn đến kém phát triển
trong hoạt động repo trong thị trường tài chính Việt Nam như sau:
Thứ nhất, trên thế giới, giao dịch repo diễn ra sôi nổi của tổ chức, nhà bán buôn chứng
khoán, mập hay đặc biệt các quỹ đầu tư, quỹ đầu cơ. Tuy nhiên, Việt Nam, mảng
Repo không thực sự được các quỹ đầu tư, nhà bán buôn chứng khoán quan tâm lượng
thanh khoản giao dịch còn quá nhỏ.
Thứ hai, hoạt động Repo trên thị trường Việt Nam vẫn chưa khung pháp ràng
chưa được công nhận như một hoạt động môi giới độc lập. thế, dẫn đến quy thị
trường Repo còn rất nhỏ so với các quốc gia lân cận.
Thức ba, thiếu tổ chức chuyên môn đại diện đánh giá rủi ro cho từng giao dịch chính là
điểm mấu chốt làm cho hoạt động Repo tại Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh. Việc
không sự tham gia đại diện của bên thứ ba chuyên môn đánh giá rủi ro, dẫn đến tình
trạng cả hai bên đi vay cho vay khó tin tưởng nhau được. ngoài ra việc thẩm định,
quản lý tài sản bảo đảm trong Repo vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
9
lOMoARcPSD|44744371
8. Kết luận
Repo là một loại giao dịch có lợi ích rất lớn cho các bên tham gia, và được rất nhiều các
nhà đầu ưu thích sử dụng. Có thể thấy với nhiều ưu điểm hơn so với các khoản cho vay
bảo đảm bằng chứng khoán, nghiệp vụ Repo đã ngày càng phát triển. trong quá trình
phát triển đó, môi trường pháp cho hoạt động này cũng được hình thành ngày càng
hoàn thiện để đảm bảo sự an toàn và linh hoạt cho nghiệp vụ.
10
lOMoARcPSD|44744371
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement) gì? Rủi ro tín dụng đối với giao dịch
Repo. (2019). Vietnambiz. Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement) là gì? Rủi ro tín
dụng đối với giao dịch Repo (vietnambiz.vn)
2. Chi, V. T. (2007). Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng Repo. Ngân Hàng nhà nước
Việt Nam.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?
3. Tùng, A. (2020). Repo và nghiệp vụ thị trường mở. Dubaotiente.com. Repo và
nghiệp vụ thị trường mở (dubaotiente.com)
4. Quí, T. (2021). Repo gì? Tất tần tật những điều cần biết về loại hợp đồng này.
vnrebates.net. Repo gì? Tất tần tật những điều cần biết về loại hợp đồng này
(vnrebates.net)
11
| 1/13

Preview text:

lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371 MỤC LỤC 1. H
ợp đồng Repo là gì? . ............................................................................................................................ 1 2. Đ
ặc điểm của hợp đồng repo . ................................................................................................................. 1 2.1. C
ông thức tính tiền lãi của giao dịch repo (xác định giá mua lại) . .............................................. 1 2.2. C
ác tổ chức thường thực hiện giao dịch Repo . ............................................................................. 2 2.3. N
ghiệp vụ thị trường mở . ............................................................................................................... 3 3. B
ản chất của hợp đồng Repo. . ............................................................................................................... 3 4. M
ột số vấn đề cơ bản về hợp đồng Repo . .............................................................................................. 4 4.1. N
ghiệp vụ Repo phái sinh . ............................................................................................................. 4 4.2. H
ợp đồng Repo có ngày đến hạn thanh toán linh hoạt . ............................................................... 5 5. R
ủi ro tín dụng đối với giao dịch Repo . ................................................................................................ 7 6. C
ác rủi ro của hoạt động Repo trong thị trường tài chính . ................................................................. 7 7. T
hực trạng Repo tại Việt Nam . .............................................................................................................. 8 8. K
ết luận . .................................................................................................................................................. 9 D
ANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .................................................................................................... 10 lOMoARcPSD|44744371
1. Hợp đồng Repo là gì?
Hợp đồng Repo, tên tiếng Anh đầy đủ là Sales and Repurchase Agreement, là một thỏa
thuận giao dịch của tổ chức, cá nhân bán giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu,…) sau đó
cam kết mua lại với mức giá cụ thể được xác định trước trong thời điểm tương lai. Repo còn
là hình thức cho vay ngắn hạn đối với nhiều loại chứng khoán hiện nay. Dưới góc nhìn tài
chính, Repo bản chất là một dạng nghiệp vụ phái sinh biến thể từ các nghiệp vụ cho vay
thông thường có bảo đảm và đang rất thịnh hành trên hầu hết các thị trường tài chính lớn trên thế giới.
2. Đặc điểm của hợp đồng repo
Hợp đồng Repo có đặc điểm riêng và linh hoạt hơn các công cụ thị trường tiền tệ khác.
Thứ nhất là, người bán chứng khoán (người đi vay) có quyền thay thế tài sản cầm cố nhưng
phải đảm bảo thực hiện các điều khoản gắn liền với thị trường. Thứ hai là, kỳ hạn hợp đồng
ngắn và được điều chỉnh để đáp ứng một cách chính xác các nhu cầu đầu tư đa dạng. Các kỳ
hạn chuẩn, phổ biến của hợp đồng Repo là qua đêm, vài ngày hoặc 1, 2 hay 3 tuần hoặc 1,
2, 3 hoặc 6 tháng. Nhưng còn có các hợp đồng Repo mà kỳ hạn có thể được thương lượng
hoặc để mở và được duy trì liên tục cho đến khi một trong hai bên yêu cầu chấm dứt hợp
đồng. Các hợp đồng duy trì liên tục giống với một loạt các hợp đồng Repo qua đêm theo đó
lãi suất và giá trị khoản vốn đầu tư được xem xét lại hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp
với thực trạng của thị trường.
Ví dụ, nếu giá thị trường của các chứng khoán làm tài sản cầm cố giảm dưới giá trị do 2
bên đã thoả thuận thì người đi vay có thể sẽ bị yêu cầu hoàn trả vốn hoặc trao thêm chứng
khoán. Khoản lợi nhuận từ giao dịch Repo là do 2 bên thương lượng và hình thành không
phụ thuộc vào lãi coupon hay lãi của chứng khoán cầm cố. Ngoài các nhân tố liên quan đến
kỳ hạn và điều kiện của từng hợp đồng Repo, lãi suất Repo bị chi phối bởi thực trạng của
toàn cảnh thị trường tiền tệ, giá cạnh tranh của các khoản vốn tương đương trên các thị
trường liên quan và mức độ sẵn sàng của giấy tờ có giá đủ điều kiện làm tài sản cầm cố. 2.1.
Công thức tính tiền lãi của giao dịch repo (xác định giá mua lại) 1 lOMoARcPSD|44744371
Ngoài ra khi thực hiện giao dịch repo, có 3 thông tin mà những người tham gia hợp
đồng cần quan tâm, đó là:
Kỳ hạn: Khoảng thời gian mà bên đi vay có nghĩa vụ mua lại các giấy tờ có giá, tính từ
thời điểm bắt đầu bán chúng.
Tỷ lệ chiết khấu (haircut): Bên đi vay (bên bán) sẽ không nhận được tiền mặt bằng với
giá trị của khoản tài sản mà họ bán, mà số tiền họ nhận được sẽ được chiết khấu dựa
theo một tỷ lệ được tính dựa trên giá trị tài sản. Ví dụ, nếu haircut là 5%, bạn thực hiện
giao dịch repo bằng cách bán trái phiếu có giá trị thị trường $100, bạn sẽ chỉ được nhận
về $95 tiền mặt. Nếu lấy 1 haircut, ta sẽ được giá trị tương đương với tỷ lệ loan to value như cho vay.
Lãi suất repo: Bên đi vay sẽ được yêu cầu mua lại tài sản vào thời điểm đáo hạn tại một
mức giá được cam kết trong hợp đồng Repo, và giá mua lại sẽ khác so với giá ban đầu
bán ra. Mức chênh lệch này tương đương với lãi suất mà bên đi vay phải trả. Ví dụ: bạn
thực hiện giao dịch Repo kỳ hạn 1 tháng bằng cách bán trái phiếu có giá trị thị trường
$100, haircut 5%, bạn sẽ nhận về $95 tiền mặt. Lãi suất Repo được quy định là 4%. Khi
đó, đến ngày đáo hạn, bạn sẽ phải mua lại trái phiếu trên với giá: 2.2.
Các tổ chức thường thực hiện giao dịch Repo
Giao dịch Repo xảy ra nhiều trên các hệ thống ngân hàng đối với NHTW. Khi đó,
NHTW sẽ mua lại các giấy tờ có giá theo dạng Repo, nhằm cung cấp thanh khoản cho các
ngân hàng. Việc NHTW thực hiện Reverse Repo cũng khiến dự trữ trong các ngân hàng
thương mại tăng lên, làm tăng cung tiền, do vậy giao dịch repo của NHTW là một hoạt động
trong công cụ nghiệp vụ thị trường mở (open market operation – OMO). Do đó, lãi suất
Repo của NHTW đôi khi cũng được gọi là lãi suất OMO. Hơn nữa, trong mỗi kỳ chính sách
tiền tệ, NHTW cũng quy định các mức lãi suất Repo các kỳ hạn khác nhau ngoài việc quy
định các mức lãi suất chính sách.
Ngoài ra hiện tại, một số tổ chức tài chính cũng có thể thực hiện giao dịch Repo với
khách hàng, chẳng hạn như các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán. 2 lOMoARcPSD|44744371 2.3.
Nghiệp vụ thị trường mở
Thông qua hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết lượng tiền
trong lưu thông bằng cách mua hoặc bán giấy giờ có giá của chính phủ (chứng chỉ tiền gửi,
tín phiếu kho bạc, trái phiếu chỉnh phủ), từ các ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng
trung ương tìm cách tăng cung tiền, họ mua lại các giấy tờ có giá này từ các ngân hàng
thương mại, giúp ngân hàng thương mại có thêm tiền mặt để cho vay. Ngược lại, khi
NHTW muốn giảm cung tiền, họ sẽ bán ra các giấy tờ có giá đó cho ngân hàng thương mại.
Các NHTW có thể thực hiện công cụ OMO này bằng cách mua, bán trực tiếp giấy tờ có giá,
hoặc sử dụng công cụ Repo hoặc Reverse Repo.
3. Bản chất của hợp đồng Repo.
Thứ nhất, hợp đồng Repo là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán sang người
mua. Qua đó, trong thời hạn Repo, người mua (thông thường là các Công ty chứng khoán,
sàn môi giới,…) sẽ nắm giữ quyền sở hữu của tài sản, người bán (nhà đầu tư) phải thực hiện
làm thủ tục trực tiếp chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản này cho người mua. Trong suốt
quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua phải hoàn toàn chịu rủi ro và hưởng lợi ích phát sinh
từ phần tài sản đó. Đây có thể được xem là điểm khác biệt to lớn nhất của Repo so với cầm
cố thông thường vì trong cầm cố, người vay vẫn còn quyền sở hữu đối với tài sản đó cổ
phiếu còn Công ty chứng khoán chỉ có vai trò như người “giữ” cổ phiếu mà thôi.
Thứ hai, ở hợp đồng Repo, các tổ chức như Công ty chứng khoán, sàn môi giới,… đều
hoàn toàn có quyền sử dụng tài sản để kinh doanh và kiếm lợi nhuận trong suốt thời hạn thực hiện hợp đồng.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ bên mua và bán khác biệt so với mua bán thông thường. Đơn
giản, nếu trong mua bán thông thường, người mua nhận quyền sở hữu tài sản và người bán
không còn được bất kỳ liên quan gì đến tài sản nữa, thì trong hợp đồng Repo, mối quan hệ mua
và bán hoàn toàn khác biệt. Bên bán vẫn tiếp tục nhận các lợi ích phát sinh, trong khi đó bên
mua có thể dùng tài sản đó để kinh doanh sinh lợi. Ví dụ: Ông A bán hợp đồng Repo với tài sản
cổ phiếu Apple (APPL) cho Ngân hàng B, và cam kết mua lại trong thời gian 1 tuần sau. Quyền
sở hữu đã được chuyển nhượng sang Ngân hàng B. Trong thời hạn hợp đồng, nếu các quyền
phát sinh của cố phiếu APPL như cổ tức, quyền tham dự đại hổi cổ đông,…thì A vẫn được
hưởng, mặc dù B nắm quyền sở hữu. Có thể nói, đây chính là điểm 3 lOMoARcPSD|44744371
khác biệt đặc trưng nhất của hợp đồng Repo, và chính đặc điểm này đã giúp loại hợp đồng
này rất được ưa chuộng tại các thị trường tài chính phát triển.
4. Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng Repo
Các thành viên sở hữu chứng khoán ở thời điểm nhất định có thể thiếu tiền để đáp ứng
nhu cầu thanh khoản có thể được hỗ trợ vốn ngay lập tức nếu thoả thuận bán một lượng
chứng khoán cho thành viên khác đang có sẵn tiền và cam kết sẽ mua lại lượng chứng
khoán đó sau khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu. Trong hợp đồng
Repo chuẩn người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt
kỳ hạn của hợp đồng. Người bán chứng khoán và cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đó gọi
đây là hợp đồng mua lại nhưng người mua chứng khoán rồi sau đó bán lại gọi đây là hợp
đồng mua lại đảo ngược. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương gọi chung các giao dịch mua
hay bán chứng khoán của mình với các thành viên khác trên thị trường tiền tệ là giao dịch Repo.
Sở dĩ hợp đồng mua lại được các thành viên trên thị trường tiền tệ ưa thích là do có
những đặc điểm giống nhưng thuận lợi hơn so với các thoả thuận vay mượn thông thường.
Hợp đồng Repo thể hiện một khoản vay có bảo đảm. Khoản lãi trả cho người cho vay chính
là phần chênh lệch giữa giá bán ban đầu thấp hơn giá mua lại chứng khoán đó. Ngoài ra, giá
trị thực tế của khoản vay thường thấp hơn giá trị thị trường của chứng khoán làm tài sản
cầm cố. Phần chênh lệch này cao hay thấp phụ thuộc mức độ an toàn của tài sản cầm cố.
Ví dụ, nếu người cho vay chỉ cho vay 90% giá trị theo thị trường của chứng khoán thì
khoản chênh lệch là 10%. Bên cạnh đó, hợp đồng Repo cũng thể hiện giao dịch mua và bán
hẳn do trong hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố. Người mua trong
giao dịch Repo có quyền kinh doanh chứng khoán đã mua trong suốt thời hạn của hợp đồng
Repo thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu. Đặc điểm này không xuất hiện trong các hợp
đồng cho vay có tài sản cầm cố. 4.1.
Nghiệp vụ Repo phái sinh
Tuy nhiên trên thực tế, nghiệp vụ Repo chuẩn đã bộc lộ sự chưa linh hoạt và hơi cứng
nhắc về kỳ hạn hợp đồng, giá trị khoản vay, chủng loại chứng khoán và lãi suất Repo nên
không thoả mãn được đầy đủ yêu cầu của các đối tác tham gia. Vì vậy, ở các thị trường tiền 4 lOMoARcPSD|44744371
tệ phát triển, các thành viên trong hợp đồng đã cải tiến, thay đổi một số điều khoản của hợp
đồng Repo chuẩn ban đầu nhằm sắp xếp một cách tối ưu các nhu cầu về kỳ hạn đầu tư và đi
vay, làm linh hoạt cơ cấu của tài sản cầm cố, hoặc cho phép thay thế các chứng khoán phù
hợp với cam kết mua lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của một số
nghiệp vụ sau đây phái sinh từ nghiệp vụ Repo chuẩn ban đầu.
Hợp đồng mua lại Đô la (hợp đồng quay vòng chứng khoán): người bán ban đầu có
trách nhiệm mua lại các chứng khoán gần như tương tự số chứng khoán được bán ban đầu.
Các chứng khoán được mua lại này có ngày đến hạn trong phạm vi thoả thuận và sát với
ngày đến hạn của chứng khoán ban đầu.
Có 2 loại hợp đồng Repo quay vòng chứng khoán. Loại thứ nhất là “Hợp đồng quay
vòng đô la với chứng khoán hưởng lãi coupon cố định”, người bán nhất trí mua lại chứng
khoán có cùng mức lãi coupon với các chứng khoán được bán ở nửa đầu của giao dịch. Loại
thứ hai là hợp đồng quay vòng chứng khoán giữ nguyên lợi nhận. Người bán nhất trí mua
lại chứng khoán có lợi nhuận cuối cùng theo thị trường gần như bằng với lợi nhuận của
chứng khoán được bán ban đầu.
Chứng khoán được bảo đảm trong các hợp đồng quay vòng đô la có lãi coupon hàng
tháng và các khoản thanh toán gốc có thể được thanh toán trước hạn. Các dòng tiền hàng
tháng này được thông báo vào cuối tháng khi ngày đến hạn của một hợp đồng quay vòng đô
la kéo dài sang tháng sau. Khác với các hợp đồng Repo chuẩn là người bán sẽ nhận các
khoản lãi chứng khoán, trong hợp đồng quay vòng đô la người mua chứng khoán sẽ nhận
các khoản lãi hoặc thoả thuận với người bán chứng khoán. Kỳ hạn của hợp đồng quay vòng
đô la thường được thoả thuận sao cho người cho vay được giữ lại các khoản gốc và lãi của
các chứng khoán trong suốt thời gian của hợp đồng. Phần lớn hợp đồng thực hiện trong
khoảng 1 tháng hoặc 3 tháng. 4.2.
Hợp đồng Repo có ngày đến hạn thanh toán linh hoạt
Loại thứ nhất “đảo ngày đến hạn thanh toán”, cam kết mua lại chứng khoán của người
bán ban đầu thực tế bị loại bỏ hoàn toàn vì thời hạn thanh toán của hợp đồng dài hơn thời
hạn còn lại của chứng khoán được bảo lãnh. Việc đảo ngày đến hạn giúp người bán tránh
được thua lỗ do không phải bán đứt số chứng khoán này với giá thấp hơn giá trị thị trường.
Trái lại, người bán có một khoản vốn đầu tư vào các tài sản sinh lời cao hơn. Tổng giá trị 5 lOMoARcPSD|44744371
cam kết mua lại của người bán tính bằng đô la trong giao dịch phụ thuộc vào cách thanh
toán phần gốc cuối cùng của chứng khoán. Thường thì người mua giữ lại khoản thanh toán
gốc và lãi cuối cùng nhận trực tiếp từ nhà phát hành chứng khoán. Số tiền giữ lại này trừ đi
giá trị mua lại của người bán sẽ là phần lợi nhuận của người mua chứng khoán.
Loại thứ hai cho phép trước ngày đến hạn thanh toán cuối cùng của hợp đồng khách
hàng vẫn có thể bán lại một phần trong số chứng khoán đã mua. Thoả thuận này (thường
giữa đại lý và nhà đầu tư là khách hàng lớn, điển hình là một tập đoàn hoặc chính quyền đô
thị hoặc cơ quan có thẩm quyền tương tự) thường được sử dụng để tài trợ các công trình xây
dựng hoặc các dự án tương tự hoàn thành theo từng giai đoạn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho
giai đoạn nào đó của dự án, khách hàng có thể bán lượng chứng khoán tương ứng với số
vốn đó cho đại lý. Khách hàng phải thông báo một kế hoạch sử dụng vốn của mình khi thoả
thuận hợp đồng với đại lý nhưng không nhất thiết phải thực hiện kế hoạch đó một cách cứng
nhắc. Thực tế là thường không có sự chắc chắn hoàn toàn về thời điểm rút vốn của nhà đầu
tư. Giá bán ban đầu trong các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn luôn thấp hơn giá bán ban
đầu trong các hợp đồng Repo có kỳ hạn tương đương. Tài sản cầm cố trong các hợp đồng
Repo linh hoạt về kỳ hạn thanh toán thường là chứng khoán do Chính phủ phát hành hoặc Chính phủ bảo đảm.
Các hợp đồng Repo có lãi suất tính theo chỉ số là các hợp đồng kỳ hạn với lãi suất Repo
được bảo đảm biến động theo lãi suất thị trường. Lãi suất của hợp đồng này được xác lập lại
một cách định kỳ theo một hàm toán học với các chỉ số số cố định (hằng số), các biến số là
lãi suất của Fed, lãi suất LIBOR hoặc một vài lãi suất ngắn hạn khác. Phần lớn các hợp
đồng Repo theo chỉ số giống với các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn thanh toán ở góc
độ chúng là đều là các hợp đồng kỳ hạn cho phép nhà đầu tư bán lại chứng khoán cho đại lý
hoặc mua thêm chứng khoán khi nhà đầu tư có nhu cầu. Các hợp đồng Repo theo chỉ số
được sử dụng thường xuyên để phòng tránh rủi ro hoặc tài trợ cho trạng thái về chứng
khoán như là các trái phiếu có lãi suất thả nổi và các nghĩa vụ cho vay có bảo đảm mà với
lãi suất được điều chỉnh theo lãi suất của Fed, lãi suất LIBOR, hoặc các lãi suất ngắn hạn
khác. Ví dụ, một công ty đi vay chịu lãi suất thả nổi để tài trợ cho một dự án đổi mới sắp
triển khai có thể đầu tư số tiền vay vào một hợp đồng Repo có lãi suất được tính gắn với các
lãi suất quan trọng tương tự các lãi suất kể trên. Kết quả là, những biến động lãi suất trong 6 lOMoARcPSD|44744371
suốt thời gian của dự án sẽ tạo ra các thay đổi có tính bù đắp giữa chi phí trả lãi cho khoản
vay của công ty và khoản thu lãi đầu tư vào hợp đồng Repo theo chỉ số.
Một điều rất đáng quan tâm là quá trình thực hiện nghiệp vụ Repo đã xuất hiện vấn đề
chưa rõ ràng về địa vị pháp lý của các hợp đồng Repo.Trước khi có vụ phá sản của
Lombard-Wall, Inc năm 1982 (do hãng này mất khả năng hoàn trả các khoản vốn từ các hợp
đồng Repo dài hạn được định giá cao hơn giá trị thực của nó), các thành viên trong hợp
đồng hoạt động theo giả định rằng người mua chứng khoán Repo cho rằng mình được
quyền thanh lý các chứng khoán đó nếu đến hạn thanh toán người bán không có khả năng
mua lại chứng khoán. Nhưng sau đó, một số vấn đề mang tính pháp lý đã nảy sinh như giao
dịch Repo là giao dịch cho vay có bảo đảm hay giao dịch mua, bán hẳn, các đối tác trong
hợp đồng Repo có lợi ích ưu tiên nào về pháp lý đối với các chứng khoán đang chịu sự kiểm
soát của tòa án hay họ là người cho vay không được bảo đảm rõ ràng bằng tài sản của vụ
phá sản. Các vấn đề này cần có sự điều chỉnh của luật.
5. Rủi ro tín dụng đối với giao dịch Repo
Cho dù có tài sản chất lượng cao làm bảo đảm cho một giao dịch Repo, cả hai bên tham
gia giao dịch đều vẫn có thể chịu rủi ro tín dụng.
Ví dụ, nhà đầu tư X sử dụng 2 triệu USD trái phiếu coupon có mức tín nhiệm cao làm tài
sản đảm bảo cho một hợp đồng Repo với nhà kinh doanh Y để có thể vay một khoản tiền 2 triệu
USD và mua lại 2 triệu mệnh giá trái phiếu này sau 3 tháng nữa với mức giá cao hơn 2 triệu.
Nếu nhà đầu tư X không thể mua lại trái phiếu trên, nhà kinh doanh Y đương nhiên có thể giữ
tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nếu lãi suất thị trường trái phiếu tăng cao sau khi giao dịch repo
được kí kết, giá trị thị trường của trái phiếu sẽ giảm, và như vậy, nhà kinh doanh Y sở hữu trái
phiếu với giá trị thị trường thấp hơn số tiền mà nhà kinh doanh Y đã cho nhà đầu tư X vay. Rủi
ro lúc này thuộc về nhà kinh doanh Y. Ngược lại, giá trị thị trường của trái phiếu tăng lên, nhà
đầu tư X sẽ lo lắng việc thu lại tài sản đảm bảo và mức lãi suất (thông qua mức giá mua lại cao
hơn giá bán ban đầu) phải trả cho nhà kinh doanh Y, khi đó trái phiếu đã có giá trị thị trường
cao hơn khoản vay. Rủi ro lúc này thuộc về nhà đầu tư X. 7 lOMoARcPSD|44744371
6. Các rủi ro của hoạt động Repo trong thị trường tài chính
Dù thực tế, suốt 10 năm qua, hoạt động Repo chứng khoán đã được nhiều công ty
chứng khoán hay các sàn môi giới triển khai mạnh, nhưng tính pháp lý vẫn chưa thực sự
được thiết lập một cách rõ ràng. Việc “mạnh ai nấy làm”, không tuân theo một quy tắc pháp
lý chung nào cả, dễn đến hệ quả tranh chấp, rủi ro thị trường, phương hại cho nhà đầu tư
(đặc biệt các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm). Một số rủi ro của hoạt động này như sau:
Repo gây rủi ro tăng ảo giá chứng khoán: Việc thực hiện Repo trong đầu tư chứng
khoán có thể được xem như hoạt động đầu tư mạo hiểm. Việc đẩy giá ảo như sau, các
nhà đầu tư lớn hay “cá mập” sẽ tận dụng nguồn tiền chiếm dụng từ các công ty chứng
khoán để tiến hành repo cổ phiếu của mình rồi sau đó mua tiếp cổ phiếu khiến thị giá cổ
phiếu bị đẩy lên cao liên tục. Đặc biệt, phải kể đến các trường hợp khối lượng lớn sẽ ảnh
hưởng và tạo ra cung cầu ảo, dẫn đến hoạt động đầu tư bị méo mó, phương hại đến các
nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Chính điều này, dẫn đến hệ quả vấn đề lợi dụng để trục lợi và
gây lũng đoạn thị trường.
Repo gây rủi ro biến động giá: Rủi ro biến động giá hiện hữu và gây thiệt hại cho nhà
đầu tư khi thị trường chứng khoán bắt đầu diễn biến ảm đạm. Khi thị trường giảm, nhà
đầu tư sẽ không mua lại chứng khoán cam kết, khi đó, dẫn đến viễn cảnh các công ty
chứng khoán phải hoàn toàn chịu ôm luôn phần tài sản bị mất giá. Để có thể thu hồi vốn,
công ty chứng khoán phải tiến hành buộc bán phần chứng khoán cầm cố ra ngoài thị
trường Việt Nam. Chính vì thế, càng tạo nên làn sóng bán tháo diện rộng trên thị trường chứng khoán.
Rủi ro biến động giá còn thể hiện rõ ở khía cạnh khi sức khoẻ của các doanh nghiệp
trong nước lao dốc. Ví dụ điển hình, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 –
2009 đã gây thiệt hại cho nhiều công ty và dẫn đến tình trạng thua lỗ khiến thị giá chứng
khoán liên tục giảm mạnh, khi đó, các hợp đồng Repo không thể được tất toán, rủi ro phải
gánh chịu bởi rất lớn lên nhà đầu tư và các công ty chứng khoán. 8 lOMoARcPSD|44744371
7. Thực trạng Repo tại Việt Nam
Vào những năm 2007 – 2008, khi thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) đang
bước vào thời kỳ sôi nổi, thanh khoản cao kỷ lục và nhiều Công ty chứng khoán (CTCK)
bắt đầu cho ra mắt sản phẩm mới, đó chính là Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement).
Ngay tại thời điểm đó, Repo được xem là sản phẩm ưu việt như được vay số tiền lớn, dễ
dàng chuyển đổi, thủ tục rõ ràng,… hơn so với loại hình cho vay hay cầm cố thông thường.
Tuy nhiên, đến thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, TTCK VN bắt đầu cao dốc liên
tục, nhà đầu tư đã thực hiện Repo cho CTCK mua thì bây giờ mất khả năng thanh toán. Kết
quả đẩy hệ thống CTCK mất vốn hơn nghìn tỷ đồng và bị đẩy vào bờ vực phá sản. Khi đó,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Công văn 99/UBCK-QLKD quyết định dừng mọi
hoạt động ký mới hợp đồng Repo. Yêu cầu này tác động đến các hoạt động liên quan như
cầm cố, thế chấp chứng khoán và gây VNIndex giảm hơn 100 điểm.
Dù có mức quy mô thị trường tăng đáng kể 35% năm 2014, nhưng hoạt động Repo đến
ngày nay tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, vì lý do chưa có quy định pháp lý đủ
chặt chẽ để kiểm soát hoạt động của hình thức này. Một số yếu tố dẫn đến kém phát triển
trong hoạt động repo trong thị trường tài chính Việt Nam như sau:
Thứ nhất, trên thế giới, giao dịch repo diễn ra sôi nổi của tổ chức, nhà bán buôn chứng
khoán, cá mập hay đặc biệt là các quỹ đầu tư, quỹ đầu cơ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mảng
Repo không thực sự được các quỹ đầu tư, nhà bán buôn chứng khoán quan tâm vì lượng
thanh khoản giao dịch còn quá nhỏ.
Thứ hai, hoạt động Repo trên thị trường Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng
và chưa được công nhận như một hoạt động môi giới độc lập. Vì thế, dẫn đến quy mô thị
trường Repo còn rất nhỏ so với các quốc gia lân cận.
Thức ba, thiếu tổ chức chuyên môn đại diện đánh giá rủi ro cho từng giao dịch chính là
điểm mấu chốt làm cho hoạt động Repo tại Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh. Việc
không có sự tham gia đại diện của bên thứ ba có chuyên môn đánh giá rủi ro, dẫn đến tình
trạng cả hai bên đi vay và cho vay khó tin tưởng nhau được. Và ngoài ra việc thẩm định,
quản lý tài sản bảo đảm trong Repo vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 9 lOMoARcPSD|44744371 8. Kết luận
Repo là một loại giao dịch có lợi ích rất lớn cho các bên tham gia, và được rất nhiều các
nhà đầu tư ưu thích sử dụng. Có thể thấy với nhiều ưu điểm hơn so với các khoản cho vay
có bảo đảm bằng chứng khoán, nghiệp vụ Repo đã ngày càng phát triển. Và trong quá trình
phát triển đó, môi trường pháp lý cho hoạt động này cũng được hình thành và ngày càng
hoàn thiện để đảm bảo sự an toàn và linh hoạt cho nghiệp vụ. 10 lOMoARcPSD|44744371
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement) là gì? Rủi ro tín dụng đối với giao dịch
Repo. (2019). Vietnambiz. Hợp đồng Repo (Repurchase Agreement) là gì? Rủi ro tín
dụng đối với giao dịch Repo (vietnambiz.vn) 2.
Chi, V. T. (2007). Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng Repo. Ngân Hàng nhà nước Việt Nam.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?
3. Tùng, A. (2020). Repo và nghiệp vụ thị trường mở. Dubaotiente.com. Repo và nghiệ p vụ
thị trường mở (dubaotiente.com)
4. Quí, T. (2021). Repo là gì? Tất tần tật những điều cần biết về loại hợp đồng này.
vnrebates.net. Repo là gì? Tất tần tật những điều cần biết về loại hợp đồng này (vnrebates.net) 11