Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu | Tiểu luận quan hệ quốc tế đại cương

Các vấn đề toàn cầu (VĐTC) là nguyên nhân và cũng là đối tượng của quan hệ quốc tế. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển, toàn cầu hoá ngày càng mở  rộng làm nảy sinh và gia tăng các VĐTC. Bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu về hợp  tác quốc tế trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
40 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu | Tiểu luận quan hệ quốc tế đại cương

Các vấn đề toàn cầu (VĐTC) là nguyên nhân và cũng là đối tượng của quan hệ quốc tế. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển, toàn cầu hoá ngày càng mở  rộng làm nảy sinh và gia tăng các VĐTC. Bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu về hợp  tác quốc tế trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

6 3 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
🏵🏵🏵🏵🏵🏵
Môn: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề
toàn cầu
Giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện: Vũ Trà Giang
Lớp: Truyền hình K40
Mã sinh viên: 2056050015
TIỂU
LUẬN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Kết cấu bài tiểu luận 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ
TOÀN CẦU 3
1. Hợp tác quốc tế 3
2. Những vấn đề toàn cầu 4
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU NỔI BẬT HIỆN NAY 8
1. Vấn đề chiến tranh – hòa bình 8
2. Ô nhiễm môi trường 12
3. Vấn đề dân số 18
4. Vấn đề dịch bệnh 23
5. Khủng bố 24
CHƯƠNG 3: HỢPC QUỐC TẾ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
TOÀN CẦU 27
1. Nguyên tắc chung trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu 27
2. Định hướng giải pháp trong hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn
cầu 30
3. Định hướng của Việt Nam trong việc hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn
đề toàn cầu 34
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các vấn đề toàn cầu (VĐTC) nguyên nhân cũng đối tượng của quan hệ
quốc tế. hội phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển, toàn cầu hoá ngày càng
mở rộng làm nảy sinh và gia tăng các VĐTC. Bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu về
hợp tác quốc tế trong việc xử các vấn đề toàn cầu. Những vấn đề toàn cầu nổi
cộm hiện naythể tính đếnđói nghèo, môi trường ngày càng xấu đi, dân số,
năng lượng, dịch bệnh và chiến tranh. Chúng đã tạo nên xu thế tất yếu là hợp tác
giữa các quốc gia, tạo nên những mối liên kết khu vực, liên kết toàn cầu chặt
chẽ. Bên cạnh đó, giữa các quốc gia, các nhóm nước cũng nảy sinh những mâu
thuẫn, xung đột về nguyên nhân và hướng giải quyết các vấn đề này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích các vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay và sự hợp tác quốc tế trong việc
giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ đó nhận định tình hình đề xuất giải pháp
thích hợp để giảm thiểu hậu quả của các vấn đề toàn cầu hiện nay mang lại cho
các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng.
Nêu ra nhận thức chung về hợp tác quốc tế, các vấn đề toàn cầu, thực trạng,
nguyên nhân giải pháp. Tìm hiểu về hớp tác quốc tế trên khía cạnh này, phân
tích, lọc thông tin.
3. Kết cấu bài tiểu luận
Chương 1: Những lý luận về hợp tác quốc tế và vấn đề toàn cầu
Chương 2: Một số vấn đề toàn cầu nổi bật hiện nay
Chương 3: Hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề toàn cầu
2
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
1. Hợp tác quốc tế
- Hợp tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế, là hoạt động
của các chủ thể có quan hệ quốc tế cùng giúp đỡ nhau vì một lợi ích chung. Hợp
tác được thể hiện qua cách hành vi, ứng xử, các mục đích... của các chủ thể.
- Về mặt hành vi, đó là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế,
không chống phá và chiến tranh với nhau, tức là trong đó bạo lực được loại ra.
Về mặt mục đích, hợp tác là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích
chung, lợi ích chung. Sự phối hợp đa dạng từ nhân lực, vật lực đến tài lực. Về
mặt kết quả, sự hợp tác thưởng đem lại kết quả như nhau cho các bên tham gia
hợp tác tức là hoặc cùng được, hoặc cùng không thỏa mãn...
Hợp tác quốc tế được tiến hành và thực hiện dựa trên hai cơ sở cơ bản chung
nhất như sau:
- Động lực lớn nhất để các bên tham gia quá trình hợp tác quốc tế là việc xác
định được lợi ích và quan điểm của các bên tham gia hợp tác.
- Hợp tác quốc tế thể hiện sự nhân nhượng, điều hoà lợi ích, giải quyết một cách
hoà bình các mâu thuẫn, xung đột để các bên đều có lợi.
Các hình thức hợp tác quốc tế cơ bản:
- Hợp tác song phương: Đây là sự hợp tác khi có hai chủ thể quốc tế (hai quốc
gia, hai chính đảng, tổ chức chính trị xã hội...) tham gia, được coi là hình thức
quan trọng và phổ biến nhất, có thể được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá...
- Hợp tác đa phương: Hợp tác đa phương có thể giữa các quốc gia, chính đảng,
các tổ chức chính trị xã hội... ở nhiều cấp độ (khu vực, liện khu vực, châu lục...)
và nhiều lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, tôn giáo...).
- Hợp tác toàn cầu: Hợp tác toàn cầu có sự tham gia của tất cả hoặc đa số các
chủ thể quan hệ quốc tế, với cơ sở là đạt tới các mục tiêu chung trong việc giải
quyết những vấn đề mang tính toàn cầu không thể giải quyết, xử lý bởi một quốc
gia riêng lẻ, đòi hỏi sự phối hợp, thoả thuận, hợp tác của các nước như các vấn
đề về hoả bình, bệnh tật hiểm nghèo, các tổ chức tội phạm và khủng bố quốc tế...
3
2. Những vấn đề toàn cầu
1.1. Khái niệm những vấn đề toàn cầu
Thuật ngữ Những vẫn đề toàn cầu theo như cách nghĩ hiện nay được bắt đầu sử
dụng rộng rãi vào cuối những năm 60 của thế XX. Vào những năm này tu trên
thế
giới đang ngày càng trở nên cấp bách, đe dọa đến sự tôn tại của toàn nhân
loại,
hoặc ít nhất cũng đang gây ra nhiều sự xáo trộn, ngăn cản sự phát triển của loài
người.
Các nhà khoa học này đang mở ra một hướng nghiên cứu mới trong khoa học -
hướng nghiên cứu các vấn đề, sự kiện, và các quá trình đang diễn ra trên phạm vi
toàn cầu để từ đó kịp nhận biết ra những thay đổi, những hậu quả thể xảy ra
đề cách giải quyết. Một tổ chức quốc tế, phi chính phủ đã được thành lập ra
năm 1968 utại Rôma (Italia), tập hợp nhiều nhà nghiên cúu khoa học thuộc đủ
các lĩnh vực của đời sống để chuyên nghiên cứu về những vấn đề toàn cầu.
Người sáng lập chủ tịch đầu tiên của tổ chức này ông Pechey người Italia
nên tổ chức này có tên gọi là “Câu lạc bộ Rôma”. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã
hội khoa học chưa đủ tiền đề để trình bày một cách hệ thống quan điểm
của mình về những vấn đề toàn cầu vă lợi ích chung của nhân loại, song tư tưởng
về lợi ích của nhân loại đã được F. Ăngghen đề cập một cách trực tiếp. Trong tác
phẩm “Tình cảnh giải cấp công nhân Anh", ông viết: “Nếu ở Pháp là chính trị thì
Anh là công nghiệp và nói chung là phong trào của xã hội công dân đã lôi cuốn
vào cơn lốc của lịch sử các giai cấp cuối cùng hãy còn hờ hững với vấn đề lợi ích
chung của nhân loại".
Tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến ngày nay trả lời cho câu hỏi thoạt
đầu tưởng chừng như rất đơn giản: Những vấn đề nào được coi vấn để toàn
4
cầu?
cũng không phải đơn giản. Rất nhiều nhà khoa học nhiều nước đã thử liệt
một
danh sách những vấn đề toàn cẫu. dụ như các tác giả của cuốn sách “Bách
khoa
toàn thư các vấn đề trên thế giới triển vọng của loài người" xuất bản 1991 tại
Munkhen (Đức) đã liệt 12.000 vẫn đề họ coi mang tính toàn cầu. Tuy
nhiên không phải nhà khoa học nào cũng đồng ý với cách đánh giá trên. Thế giới
hiện đại cùng phức tạp nhiều mặt đầy mâu thuẫn, nhưng cũng ràng buộc,
phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên những mâu thuẫn đó không đồng nhật về bản chất
cũng như phạm vi biểu hiện. Một số vấn đề này. sinh ra như hậu quả của quá
trình chính trị thế giới, một số do sự phát triển của khoa học kỹ thuật các
hoạt động sản xuất của con người. Số khác do điều kiện thiên nhiên con
người đang sinh sống. Các vấn đề nảy sinh ra cũng khác nhau về phạm vi và biêu
hiện. nhiều vẫn đề mang tính toàn cần số còn lại chỉ mang tính chất khu vực
hoặc một vùng lãnh thổ. Do vậy để hiểu biết rõ thế nào là những vấn đề toàn cầu,
phải hiểu bản chất mức đô ảnh hưởng của từng vấn đề, trên sở đó mới
thể đưa ra phương pháp giải quyết đúng đắn. Khoa học hiện đại đưa ra những
tiêu chí sau để xác định đâu là những vấn đề toàn cầu:
- các mức độ khác nhau liên quan trực tiếp đến lợi ích sống còn của cả nhân
loại, đến vận mệnh của tất cả các dân tộc đến từng con người.
- Mang tính cấp bách, ảnh hưởng không những đến sự tiến bộ của nhân loại,
còn đe dọa đến sự tồn tại của loài người.
- Giải quyết những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự phối hợp sức lực ý thức trách
nhiệm cao của các quốc gia, của toàn nhân loại. Những vấn đề toàn cầu không
thể
5
giải quyết bởi từng quốc gia, dân tộc hoặc một nhóm nước. Do vậy những vấn đề
toàn cầu mang những đặc thù như biểu hiện trên phạm vi toàn thế giới, tính cấp
bách, phối hợp hành động tổng thể, cùng phụ thuộc.
Trên sở đó, thể xác định khái niệm Những vấn đề toàn cầu dùng để chi
tổng thể những vấn đề cấp bách từ nguyên nhân này sinh, phát triển đến
phạm vi, quy tác động việc khắc phục những hậu quả của liên quan
trực tiếp đến từng con người đến tất cả các dân tộc, quốc gia, đến toàn nhân loại.
1.2. Phân loại, nội dung những vấn đề toàn cầu
Ngày nay con người đang đứng trước hàng loạt vấn đề toàn cầu Nguyên nhân
do sự phát triển như bão của lượng sản xuất, khoa học, công nghệ dẫn đến
sự phân bố lại các lực lượng xã hội trên quốc tế, là quá trình đấu tranh và hợp tác
về quân sự, chính trị kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc. Nhìn chung những năm
tới những vấn đề toàn cầu vẫn trong xu hướng gia tăng về số lượng, quy về
tính chất. Những vấn đề toàn cầu gồm các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau, do vậy phương pháp hệ thống hóa các vấn đề toàn cầu của các nhà
nghiên cứu cũng rất khác nhau. rất nhiều nhà nghiên cứu chia những vấn đề
toàn cầu theo lĩnh vực nghiên cứu. Theo phương pháp này có thể chia những vấn
đề toàn cầu làm 4 nhóm chính: chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Một cách
phân loại khác là theo mức độ ảnh hưởng của từng vẫn đề toàn cầu, dựa gay gắt.
vào đó chia những vấn đề toàn cầu ra 2 nhóm: t . Cáchhông thường cấp bách
phân loại thứ 3, phản ánh tương đối đầy đủ là cách phân loại lấy các mối quan hệ
của con người làm tiêu chí. Trên sở này thể phân loạI những vấn để toàn
cầu làm hai tổ hợp lớn, mỗi tổ hợp bao gồm nhiều vấn đề toàn cầu tính chất
mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tổ hợp thứ nhất bao gồm các vấn đề liên
quan đến mối liên hệ giữa , tổ hợp thứ hai bao gồm cáccon người con người
vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa . con người thiên nhiên Đặc trưng
6
của tổ hợp thứ nhất giải quyết các mâu thuẫn trong hội trong các mối
quan hệ quốc tế. liên quan trực tiếp đến từng con người tương lai của loài
người. Tiền đề để giải quyết những mâu thuẫn đó là các giải pháp chính trị.
Đặc trưng của tổ hợp thứ hai sự không cân bằng giữa nhu câu trong quá
trình lao động - sinh sống của con người khả năng thể của thế giới tự
nhiên.
Tiền để để giải quyết sự không cân bằng đó bên cạnh các giải pháp chính trị phải
sự trợ giúp lớn của . Do xuất hiện những vấn đềcách mạng khoa học kỹ thuật
toàn cầu tất yếu nảy sinh . Sự xuất hiện lợi ích nhân loạilợi ích toàn nhân loại
bên cạnh lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc dẫn đến việc xem xét các lợi ích càng
trở nên phức tạp trong luận trong thực tiễn. Hiện nay việc giải quyết mối
quan hệ giữa lợi ích toàn nhân loại với các lợi ích khác đang là vấn đề thời sự đối
với mỗi giai cấp, dân tộc. vậy cách nhìn nhận phương hướng giải quyết
vấn đề này xuất phát trước hết từ lập trường giai cấp. Phải nhận thức được mối
liên hệ giữa các lợi ich nhân - lợi ích giai cấp - lợi ích dân tộc - lợi ích nhân
loại cách giải quyết các lợi ích trên sở khoa học không đứng trên quan
điểm giai cấp thì không phương hướng giải quyết đúng đắn. Những vấn đề
toàn cầu cuộc đấu tranh để giải quyết chúng Trong nhữngmang tính lịch sử.
thời điểm lịch sử khác nhau thì những vấn đề toàn cầu khác nhau nên biện pháp
giải cũng khác nhau. Quan điểm đẩy đủ đúng đắn về những vấn đề toàn cầu
cần nắm vững những nội dung trên. Từ hai tổ hợp trên, tùy theo lập trường của
giai cấp cầm quyền, dựa vào những vấn đề cấp bách của nước mình mà mỗi quốc
gia thể nêu lên những vẫn đề toàn cầu cấp bách khác nhau. dụ như các
nước châu Phi coi vấn đề xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu Van để cấp bách là: gìn
giữ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; bảo vệ môi trường sống; vấn đề tăng /
giảm dân số; phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo; và xóa bỏ khoảng cách
giàu nghèo giữa các nước.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá
độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2013)" xác định: “Nhân dân các đề toàn
cầu cấp bách nhất, hoặc nước Nga coi 5 nước đang đứng trước những vấn đề
toàn
cầu cấp bách liên quan dến vận mệnh của loài người. Đó gìn giữ hòanh,
đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ dân số,
phòng ngừa đây lùi bệnh tật hiểm nghèo". Hiện nay các chính phủ, các nhà
hoạt động khoa học, chính trị đêu thông nhất về những vấn đề toàn cầu cấp bách
hiện nay liên quan trực tiếp đến sự sông còn của loài người là: bảo vệ hòa
bình, đẩy lùi nguy chiến tranh bảo vệ môi trường sống bị phá hủy nghiêm
trọng.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU NỔI BẬT HIỆN
NAY
1. Vấn đề chiến tranh – hòa bình
Thực trạng chiến tranh trên thế giới
Lịch sử loài người phần lớn các cuộc chiến tranh: 5.500 năm gần đây nhất,
nhân loại đã chứng kiến 14.000 cuộc chiến tranh lớn nhỏ, chỉ 292 năm được
sống trong hòa bình. Năm 1648, theo Arien Duran: trong lịch sử 3421 năm qua,
chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Một số cuộc chiến tranh tiêu biểu:
Những cuộc chinh phạt của đế quốc Mông Cổ (thế kỷ XII-XIV)
Chiến tranh trăm năm giữa Anh – Pháp (1337-1453)
Chiến tranh 30 năm (1618- 1648)
Chiến tranh thế giới I,II
Trong năm 2000: thế giới đã chứng kiến 144 cuộc xung đột, 12 cuộc chiến
tranh, 24 cuộc khủng hoảng
8
Thực tiễn những năm qua cho thấy, khía cạnh cạnh tranh theo đó nguy
xung đột, xu hướng gia tăng đáng kể trong quan hệ quốc tế. Nguyên nhân
do: 1- Khủng hoảng kinh tế thế giới buộc các quốc gia phải tìm mọi cách để
bảo đảm lợi ích và vị thế của mình, trong đó có những phương cách mang tính vị
kỷ, cường quyền; 2- Tương quan so sánh lực lượng thay đổi mạnh mẽ góp phần
khiến cạnh tranh trở thành mặt chủ đạo trong một số cặp quan hệ nước lớn quan
trọng, tiêu biểu như Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nga, Trung Quốc - Ấn Độ. Trong
nội bộ các quốc gia, sự nổi lên của các lực lượng cực hữu và cực tả tiếp tục thách
thức các chính quyền đương nhiệm và gây ra bất ổn chính trị.cấp độ khu vực,
chủ nghĩa dân tộc biểu hiện gay gắt đa dạng hơn cả trong chính trị - an
ninh cũng như trong kinh tế. Có thể khẳng định, cục diện an ninh - chính trị toàn
cầu đang ở giai đoạn hết sức nhạy cảm, trong đó cạnh tranh nước lớn gia tăng về
cường độ quy mô, tạo ra nguy cuốn các nước vừa nhỏ vào tình thế
“lưỡng nan” về ngoại giao an ninh. Trong bối cảnh đó, các vấn đề an ninh
truyền thống diễn biến phức tạp, các “điểm nóng” đều tăng nhiệt, một số tranh
chấp lãnh thổ tái bùng phát thành xung đột cục bộ, trong khi các chế quản
xung đột các nỗ lực kiểm soát khí chiến lược ít phát huy tác dụng. Một số
chuyên gia cho rằng, thế giới hậu dịch bệnh COVID-19 sẽ nghèo hơn, kém cởi
mở ít tự do hơn, trong đó duy “cùng lợi” bị ảnh hưởng đáng kể. Cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là cạnh tranh
chiến lược giữa Mỹ Trung Quốc. Quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày càng thể
hiện rõ bản chất cạnh tranh chiến lược mang tính quy luật giữa một cường
quốc đang lên một cường quốc tại vị. Xu hướng cạnh tranh diễn ra quyết liệt
trên tất cả các lĩnh vực, như thương mại, công nghệ, ngoại giao, quân sự, dân
chủ, nhân quyền trên các diễn đàn đa phương, như Liên hợp quốc, Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên, cả hai nước đều kiềm
9
chế, không để đổ vỡ quan hệ cả hai bên đều nhu cầu tập trung xử lý những
khó khăn trong nước. Bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, trong bối cảnh
nước Mỹ chính quyền mới, Trung Quốc nỗ lực chuẩn bị kỷ niệm 100 năm
thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, cạnh tranh hợp tác giữa hai cường
quốc này những diễn biến mới, phức tạp hơn. Tài liệu Hướng dẫn tạm thời
Chiến lược An ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn nêu
Trung Quốc đối thủ cạnh tranh chiến lược số 1 của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ
An-tô-ni Giôn Blin-kin (Antony John Blinken) cho rằng, cạnh tranh với Trung
Quốc thách thức địa - chính trị quan trọng nhất trong thế kỷ XXI. Trong khi
đó, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả Mỹ trên các lĩnh vực. Tuy nhiên,
hai bên để ngỏ khả năng hợp tác trên một số lĩnh vực, như biến đổi khí hậu,
phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Nguồn gốc chiến tranh và nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới
Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh:
Nguồn gốc sâu xa sự xuất hiện tồn tại của chế độ chiếm hữu nhân về
TLSX (nguồn gốc kinh tế)
Nguồn gốc trực tiếp: sự xuất hiện tồn tại của giai cấp đối kháng giai cấp
(nguồn gốc xã hội)
Những nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới:
Sự phát triển của vũ khí hủy diệt hàng loạt
Nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân
Tham vọng của các nước lớn
Giải pháp cho vấn đề chiến tranh
10
Thực hiện nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các nước chế độ chính trị -
hội khác nhau: Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không
dùng lực hoặc đe dọa dùng lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, giải quyết các bất đồng tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình,
bình đẳng hai bên cùng lợi, phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc
biệt Liên hợp quốc, Kiểm soát cắt giảm khí, chú trọng đến vai trò của
ngoại giao phòng ngừa, hợp tác cùng phát triển
2. Ô nhiễm môi trường
2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên những biến đổi
nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trường như đất, nước, không
khí… vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh thể (dẫn đến biến dạng hoặc
chết hàng loạt) con người (ốm đau, bệnh tật, suy giảm sức khoẻ, thậm chí cả
chết người)
2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm nước, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, các tia vũ trụ…
Ô nhiễm nước dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi toàn bộ sự sống trên trái
đất gắn liền với nước. Ô nhiễm nước sự biến đổi của chất lượng nước bởi các
chất lạ, độc hại đến nước, gây nguy hiểm đến sự sống của các sinh vật, đến sự
sống sinh hoạt của con người, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, ngư nghiệp các hoạt động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí…Nếu
xét theo các tác nhân gây ô nhiễm thì ô nhiễm nước các loại như ô nhiễm
cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lí…
11
Ô nhiễm không khí sự mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển, làm
biến đổi thành phần chất lượng của không khí theo chiều hướng xấu đối với
sự sống. Ô nhiễm không khí cũnghai nguồn: nguồn gốc tự nhiên (do núi lửa,
cháy rừng, gió bụi, các quá trình phân huỷ các chất hữu trong tự nhiên…)
nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động sản xuất tiêu dùng của con người gây
nên.
Ô nhiễm đất sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng của
thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải độc
hại, các sinh vật vi sinh vật… theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của
sinh vật và con người
Sa mạc hoá một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của sự suy thoái ô
nhiễm đất. Hiện tượng sa mạc hoá diễn ra đặc biệt mạnh các vùng thường
xuyên bị khô hạn. Hiện nay trên thế giới có tới 3,6 tỉ ha đất đang chịu ảnh hưởng
của sự suy thoái đất.
2.3. Thực trạng của ô nhiễm môi trường hiện nay
Ô nhiễm môi trường đang một thách thức lớn đối với tất cả chúng ta. Chỉ mất
vài phút để đốn đổ một cái cây nhưng lại phải mất rất nhiều năm, thậm chí cả
trăm năm để trồng lại được một cái cây như thế. Chính những hành động của con
người đã đang tàn phá nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Dưới đây
một vài con số thống giật mình, trên thực tế những con số này lẽ còn cao
hơn nữa.
Khoảng 50% dân số trên hành tinh không có nước sạch
80% diện tích rừng đang bị tàn phá hoặc suy thoái, 6 triệu ha đất trồng đã bị biến
thành hoang mạc. Nếu tốc độ khai thác rừng tiếp tục như hiện nay thì chỉ khoảng
trong 170 năm nữa, rừng trên toàn cầu sẽ hoàn toàn biến mất.
12
¼ các loài động vật hàng loạt những loài động thực vật quý hiếm khác
đang nguy tuyệt chủng Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường Đến sức
khoẻ con người
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí những nguy hiểm khác về môi
trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến sự
suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi
vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da...
Theo tổ chức y tế thể giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người chết vì các căn
bệnh liên quan đến môi trường. Ngày 5/12/1952 tại Luân Đôn, Anh đã xảy ra
hiện tượng “làn khói giết người”. Người ta đo được hàm lượng khí Sunfua trong
không khí đã cao tới 3,8mg/m3 - gấp 6 lần so với bình thường. Nồng độ bụi khói
lên tới 4,5mg/m3 cao gấp 10 lần so với thường ngày. Dân trong thành phố đều
cảm thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng có 4,5 ngày đã có hơn
4000 người bỏ mạng, trong đó phần lớn là trẻ con và người già, hai tháng sau lại
8000 người nữa tiếp tục chết. Không chỉ tác động trực tiếp, ô nhiễm môi
trường còn để lại những hậu quả lâu dài khi đến vài thế hệ. Điển hình như sự
bùng nổ làng ung thư Việt Nam. Sau một làng ung thư đầu tiên Thạch Sơn
Phú Thọ, liên tiếp một loạt các làng ung thư khác được nhắc tới Nam,
Tây, Nghệ An, Quảng Nam mới đây nhất làng ung thư Thuỷ Nguyên -
Hải Phòng. nơi số người chết lên tới hơn 1/3 dân số của làng, bao gồm
người già trẻ em tất cả đểu liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường
trầm trọng đến kinh tế:
Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm năng
suất lao động, đặc biệt sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của chất
lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản xuất như
13
sụ tổn thất trong nghề (do ô nhiễm nước), giảm sự phát triển của rừng do đất
bị xói mòn...
Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu quả của ô
nhiễm môi trường không ngừng tăng lên. Nhật Bản, thiệt hại về kinh tế do ô
nhiễm môi trường 1955 132 triệu USD, đến năm 1970 (15 năm sau) con số
này đã lên tới 13 tỷ USD, tức tăng 174 lần. Ước tính thiệt hại về kinh tế do ô
nhiễm môi trường gây ra các nước Tây Âu tương ứng với 6% tổng thu nhập
quốc dân.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn tác động trỏ lại môi trường tự nhiên. Sự ô
nhiễm môi trường nước, không khí dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống. Sự ô
nhiễm môi trường sống mang tính toàn cầu được chỉ báo bằng các hiện tượng
chủ yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng Ozon, mưa axit, sa mạc hoá, sự đa
dạng sinh học bị giảm sút… đó chính những vấn đề bức xúc nhất đang đặt ra
cho toàn nhân loại. Một sự biến đổi nguy hiểm nhất do tác động ngược của ô
nhiễm môi trường chính la sự biến đổi khí hậu trên trái đất. thể coi sự biến
đổi của khí hậu trên trái đất hậu quả tổng hợp tất yếu của các hiện tượng do ô
nhiễm môi trường gây nên. G.H Bronteman nguyên chủ tịch uỷ ban môi trường
phát triển thế giới đã nói rằng trchiến tranh hạt nhân ra thì sự biến đổi của
khí hậu là mối đe doạ lớn nhất đối với con người. Nó không những đe doạ sự tồn
vong của con người mà còn uy hiếp cả tương lai của trái đất.
2.4. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân con người
Quan điểm duy nhân loại lấy con người làm trung tâm từ xa xưa, đặc biệt
trong thế kỉ XVII- XVIII đã trở thành một quan niệm ăn vào tiềm thức của con
người. Con người tâm điểm của mọi sự chú ý, quyền uy tối thượng, còn
giới tự nhiên chỉ một bộ máy tri giác. Con người thống trị tự nhiên nên
14
thể tuỳ ý tác động lên nó, lấy đi của tự nhiên tất cả những cần thiết cho
cuộc sống của mình, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy, nhất là từ khi nổ ra cuộc
cách mạng công nghiệp.
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã khai thác, vét
tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa vào sản xuất, bất chấp các quy
luật tồn tại phát triển của chúng, miễn thu được lợi nhuận một cách cao
nhất, nhanh nhất, khi lợi ích kinh tế trở thành mục tiêu duy nhất cao nhất
của sự phát triển hội, một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển.
Nhưng thực chất thì lợi ích kinh tế do đâu mà có? Phải chăng con người đã cướp
bóc từ thiên nhiên vay mượn các thế hệ tương lai. Những khối tài nguyên
khổng lồ mà con người đem vào trong sản xuất lẽ ra phải được coi là cái vốn của
sản xuất, thế nhưng trong thực tế, chúng lại được xem như là thu nhập hội, là
lợi ích kinh tế con người được hưởng thụ. Điều đó cũng nghĩa các thế
hệ mai sau khó hội để thoả mãn các nhu cầu của mình từ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên trên trái đất.
Nguyên nhân xã hội:
+ Sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ của nền sản xuất xã hội.
Sự chưa hoàn thiện của thuật công nghệ của nền sản xuất hội dưới nền
văn minh nông nghiệp công nghiệp một trong những nguyên nhân gây nên
thúc đẩy ô nhiễm môi trường. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con
người, nền sản xuất hội đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên
nhiên rất lớn và ngày càng nhiều hơn. Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ
chưa hoàn thiện còn nhiều hạn chế, hội buộc phải sử dụng phương thức
khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, nghĩa đối với một loại tài
nguyên nào đó chỉ dùng một vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như
than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm nhiên liệu. Chính điều đó tài nguyên thiên
15
nhiên càng được khai thác nhiều thì các chất thải bỏ độc hại ra môi trường ngày
càng lớn. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên theo bề rộng tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng
ô nhiễm nặng nề hơn.
+ Bùng nổ dân số.
Tác động đến môi trường của sự gia tăng dân số thế giớithể mô tả bằng công
thức
Tổng quát: I = C.P.E
Trong đó:
I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số các yếu tố liên quan đến dân
số.
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới
E: Sự gia tang tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên mà con người
khai thác.
Các tác động tiêu cự của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới nói
chung sự bùng nổ dân số một số quốc gia khu vực nói riêng biểu hiện
các khía cạnh:
Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên môi trường trái đất do khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực
phẩm, sản xuất công nghiệp…
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường
tự
nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
16
Sự gia tăng dân số đô thị sự hình thành các thành phố lớn siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị nguy bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn
cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư,
kéo theo ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên.
+ Chiến tranh.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc đã rải 72 triệu lít
chất diệt cỏ trong đó 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7 triệu ha đất
trồng rừng miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con người cũng như
môi trường sống cho đến nay vấn chưa tình toán được hết sự tàn phá khủng
khiếp của nó. Ngay khi bị rải thuôc diệt cỏ lần thứ nhất, 30% cây rừng bị chết
ngay sau đó. Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô nhiễm, động vật chết nhiễm độc,
nhiều thảm rừng đến nay vấn không loại cây nào thể mọc được… minh
chứng tiêu biểu cho sức tàn phá của chiến tranh lên môi trường tự nhiên.
Thế giới của chúng ta đã phải chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh sức huỷ
diệt lớn, từng ngày từng giờ vẫn xảy ra những cuộc chiến tranh xung đột sắc
tộc, tôn giáo… Bên cạnh những thiệt hạỉ khủng khiếp về người của thì hậu
quả tác động đến ô nhiễm môi trường đang là một lời cảnh bảo.
2.5. Giải pháp
Giải pháp về quản lý:
+ Ban hành luật về môi trường và sử dụng tài nguyên
+ Thành lập các cơ quan nhà nước về tư vấn bảo vệ môi trường
+ Thuế về môi trường
+ Thưởng, phạt thích đáng
Giải pháp về phát triển:
17
+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền và giáo dục về môi trường
+ Phát triển theo hướng bền vững
Giải pháp về hợp tác quốc tế:
+ Tăng cường vai trò chinh trị khả năng hành động độc lập của các tổ chức
khu vực và quốc tế.
+ Tăng cường đối thoại giữa các nước phát triển và đang phát triển
3. Vấn đề dân số
Các vấn đề liên quan đến dân số
Bùng nổ dân số: dùng để tả khuynh hướng toàn cầu trong thế kỷ XX về sự
phát triển dân số quá nhanh và to lớn do kết quả của tỉ suất sinh cao hơn nhiều so
với tỉ suất tử.
Già hóa dân số: một quá trình tỉ lệ người trưởng thành người cao tuổi
tăng lên trong cấu dân số, trong khi tỉ lệ trẻ em vị thanh niên giảm đi, quá
trình này dẫn tới tăng tuổi trung vị của dân số. Đó kết quả của quá độ nhân
khẩu học, trong đó mức chết mức sinh đều giảm với tổng tỉ suất sinh giảm
xuống mức sinh thay thế, tuổi thọ bình quân tăng lên làm tăng số lượng người
cao tuổi.
Thực trạng
Năm 1804, thế giới khoảng 1 tỷ người nhưng đến năm 2020 đã hơn 7,5 tỷ
người.
18
Già hóa dân số:
+ Già hòa dân số đang diễn ra trên tất cả khu vực, quốc gia với tốc độ khác nhau,
tập trung tại Nhật Bản, Tây Âu.
+ Năm 2012: châu Phi 6% số người từ 60 tuổi trở lên, Mỹ La tinh Caribe:
10%, châu Á: 11%, châu Đại dương: 15%, Nam Mỹ: 19% và châu Âu: 22%.
+ Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới. 2010- 2015: tuổi thọ
trung bình của các nước phát triển là 78, của các nước đang phát triển là 68 tuổi.
+ Trung bình 1 năm khoảng 58 triệu người tròn 60 tuổi, 1 giây 2 người tổ
chức sinh nhật hơn 60 tuổi, cứ 9 người có 1 người từ 60 tuổi trở lên
+ Phụ nữ chiếm đa số trong số người cao tuổi (tỉ lệ 100/84)
19
| 1/40

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 🏵🏵🏵🏵🏵🏵 TIỂU LUẬN
Môn: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu
Giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện: Vũ Trà Giang Lớp: Truyền hình K40 Mã sinh viên: 2056050015 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Kết cấu bài tiểu luận 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU 3 1. Hợp tác quốc tế 3
2. Những vấn đề toàn cầu 4
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU NỔI BẬT HIỆN NAY 8
1. Vấn đề chiến tranh – hòa bình 8 2. Ô nhiễm môi trường 12 3. Vấn đề dân số 18 4. Vấn đề dịch bệnh 23 5. Khủng bố 24
CHƯƠNG 3: HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU 27
1. Nguyên tắc chung trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu 27
2. Định hướng giải pháp trong hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu 30
3. Định hướng của Việt Nam trong việc hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu 34 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Các vấn đề toàn cầu (VĐTC) là nguyên nhân và cũng là đối tượng của quan hệ
quốc tế. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển, toàn cầu hoá ngày càng
mở rộng làm nảy sinh và gia tăng các VĐTC. Bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu về
hợp tác quốc tế trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu. Những vấn đề toàn cầu nổi
cộm hiện nay có thể tính đến là đói nghèo, môi trường ngày càng xấu đi, dân số,
năng lượng, dịch bệnh và chiến tranh. Chúng đã tạo nên xu thế tất yếu là hợp tác
giữa các quốc gia, tạo nên những mối liên kết khu vực, liên kết toàn cầu chặt
chẽ. Bên cạnh đó, giữa các quốc gia, các nhóm nước cũng nảy sinh những mâu
thuẫn, xung đột về nguyên nhân và hướng giải quyết các vấn đề này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích các vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay và sự hợp tác quốc tế trong việc
giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ đó nhận định tình hình và đề xuất giải pháp
thích hợp để giảm thiểu hậu quả của các vấn đề toàn cầu hiện nay mang lại cho
các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng.
Nêu ra nhận thức chung về hợp tác quốc tế, các vấn đề toàn cầu, thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp. Tìm hiểu về hớp tác quốc tế trên khía cạnh này, phân tích, lọc thông tin.
3. Kết cấu bài tiểu luận
Chương 1: Những lý luận về hợp tác quốc tế và vấn đề toàn cầu
Chương 2: Một số vấn đề toàn cầu nổi bật hiện nay
Chương 3: Hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề toàn cầu 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU 1. Hợp tác quốc tế
- Hợp tác quốc tế là một hình thức tương tác trong quan hệ quốc tế, là hoạt động
của các chủ thể có quan hệ quốc tế cùng giúp đỡ nhau vì một lợi ích chung. Hợp
tác được thể hiện qua cách hành vi, ứng xử, các mục đích... của các chủ thể.
- Về mặt hành vi, đó là sự tương tác hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc tế,
không chống phá và chiến tranh với nhau, tức là trong đó bạo lực được loại ra.
Về mặt mục đích, hợp tác là cách thức phối hợp nhằm thực hiện các mục đích
chung, lợi ích chung. Sự phối hợp đa dạng từ nhân lực, vật lực đến tài lực. Về
mặt kết quả, sự hợp tác thưởng đem lại kết quả như nhau cho các bên tham gia
hợp tác tức là hoặc cùng được, hoặc cùng không thỏa mãn...
Hợp tác quốc tế được tiến hành và thực hiện dựa trên hai cơ sở cơ bản chung nhất như sau:
- Động lực lớn nhất để các bên tham gia quá trình hợp tác quốc tế là việc xác
định được lợi ích và quan điểm của các bên tham gia hợp tác.
- Hợp tác quốc tế thể hiện sự nhân nhượng, điều hoà lợi ích, giải quyết một cách
hoà bình các mâu thuẫn, xung đột để các bên đều có lợi.
Các hình thức hợp tác quốc tế cơ bản:
- Hợp tác song phương: Đây là sự hợp tác khi có hai chủ thể quốc tế (hai quốc
gia, hai chính đảng, tổ chức chính trị xã hội...) tham gia, được coi là hình thức
quan trọng và phổ biến nhất, có thể được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá...
- Hợp tác đa phương: Hợp tác đa phương có thể giữa các quốc gia, chính đảng,
các tổ chức chính trị xã hội... ở nhiều cấp độ (khu vực, liện khu vực, châu lục...)
và nhiều lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, tôn giáo...).
- Hợp tác toàn cầu: Hợp tác toàn cầu có sự tham gia của tất cả hoặc đa số các
chủ thể quan hệ quốc tế, với cơ sở là đạt tới các mục tiêu chung trong việc giải
quyết những vấn đề mang tính toàn cầu không thể giải quyết, xử lý bởi một quốc
gia riêng lẻ, đòi hỏi sự phối hợp, thoả thuận, hợp tác của các nước như các vấn
đề về hoả bình, bệnh tật hiểm nghèo, các tổ chức tội phạm và khủng bố quốc tế... 3
2. Những vấn đề toàn cầu
1.1. Khái niệm những vấn đề toàn cầu
Thuật ngữ Những vẫn đề toàn cầu theo như cách nghĩ hiện nay được bắt đầu sử
dụng rộng rãi vào cuối những năm 60 của thế XX. Vào những năm này tu trên thế
giới và đang ngày càng trở nên cấp bách, đe dọa đến sự tôn tại của toàn nhân loại,
hoặc ít nhất cũng đang gây ra nhiều sự xáo trộn, ngăn cản sự phát triển của loài người.
Các nhà khoa học này đang mở ra một hướng nghiên cứu mới trong khoa học -
hướng nghiên cứu các vấn đề, sự kiện, và các quá trình đang diễn ra trên phạm vi
toàn cầu để từ đó kịp nhận biết ra những thay đổi, những hậu quả có thể xảy ra
và đề cách giải quyết. Một tổ chức quốc tế, phi chính phủ đã được thành lập ra
năm 1968 utại Rôma (Italia), tập hợp nhiều nhà nghiên cúu khoa học thuộc đủ
các lĩnh vực của đời sống để chuyên nghiên cứu về những vấn đề toàn cầu.
Người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của tổ chức này là ông Pechey người Italia
nên tổ chức này có tên gọi là “Câu lạc bộ Rôma”. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã
hội khoa học chưa có đủ tiền đề để trình bày một cách có hệ thống quan điểm
của mình về những vấn đề toàn cầu vă lợi ích chung của nhân loại, song tư tưởng
về lợi ích của nhân loại đã được F. Ăngghen đề cập một cách trực tiếp. Trong tác
phẩm “Tình cảnh giải cấp công nhân Anh", ông viết: “Nếu ở Pháp là chính trị thì
ở Anh là công nghiệp và nói chung là phong trào của xã hội công dân đã lôi cuốn
vào cơn lốc của lịch sử các giai cấp cuối cùng hãy còn hờ hững với vấn đề lợi ích chung của nhân loại".
Tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng cho đến ngày nay trả lời cho câu hỏi thoạt
đầu tưởng chừng như rất đơn giản: Những vấn đề nào được coi là vấn để toàn 4 cầu?
cũng không phải đơn giản. Rất nhiều nhà khoa học ở nhiều nước đã thử liệt kê một
danh sách những vấn đề toàn cẫu. Ví dụ như các tác giả của cuốn sách “Bách khoa
toàn thư các vấn đề trên thế giới và triển vọng của loài người" xuất bản 1991 tại
Munkhen (Đức) đã liệt kê 12.000 vẫn đề mà họ coi là mang tính toàn cầu. Tuy
nhiên không phải nhà khoa học nào cũng đồng ý với cách đánh giá trên. Thế giới
hiện đại vô cùng phức tạp nhiều mặt và đầy mâu thuẫn, nhưng cũng ràng buộc,
phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên những mâu thuẫn đó không đồng nhật về bản chất
cũng như phạm vi biểu hiện. Một số vấn đề này. sinh ra như hậu quả của quá
trình chính trị thế giới, một số là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và các
hoạt động sản xuất của con người. Số khác là do điều kiện thiên nhiên mà con
người đang sinh sống. Các vấn đề nảy sinh ra cũng khác nhau về phạm vi và biêu
hiện. Có nhiều vẫn đề mang tính toàn cần số còn lại chỉ mang tính chất khu vực
hoặc một vùng lãnh thổ. Do vậy để hiểu biết rõ thế nào là những vấn đề toàn cầu,
phải hiểu rõ bản chất và mức đô ảnh hưởng của từng vấn đề, trên cơ sở đó mới
có thể đưa ra phương pháp giải quyết đúng đắn. Khoa học hiện đại đưa ra những
tiêu chí sau để xác định đâu là những vấn đề toàn cầu:
- Ở các mức độ khác nhau liên quan trực tiếp đến lợi ích sống còn của cả nhân
loại, đến vận mệnh của tất cả các dân tộc và đến từng con người.
- Mang tính cấp bách, ảnh hưởng không những đến sự tiến bộ của nhân loại, mà
còn đe dọa đến sự tồn tại của loài người.
- Giải quyết những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự phối hợp sức lực và ý thức trách
nhiệm cao của các quốc gia, của toàn nhân loại. Những vấn đề toàn cầu không thể 5
giải quyết bởi từng quốc gia, dân tộc hoặc một nhóm nước. Do vậy những vấn đề
toàn cầu mang những đặc thù như biểu hiện trên phạm vi toàn thế giới, tính cấp
bách, phối hợp hành động tổng thể, cùng phụ thuộc.
Trên cơ sở đó, có thể xác định khái niệm Những vấn đề toàn cầu dùng để chi
tổng thể những vấn đề cấp bách mà từ nguyên nhân này sinh, phát triển đến
phạm vi, quy mô tác động và việc khắc phục những hậu quả của nó liên quan
trực tiếp đến từng con người đến tất cả các dân tộc, quốc gia, đến toàn nhân loại.
1.2. Phân loại, nội dung những vấn đề toàn cầu
Ngày nay con người đang đứng trước hàng loạt vấn đề toàn cầu Nguyên nhân
là do sự phát triển như vũ bão của lượng sản xuất, khoa học, công nghệ dẫn đến
sự phân bố lại các lực lượng xã hội trên quốc tế, là quá trình đấu tranh và hợp tác
về quân sự, chính trị kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc. Nhìn chung những năm
tới những vấn đề toàn cầu vẫn trong xu hướng gia tăng về số lượng, quy mô về
tính chất. Những vấn đề toàn cầu gồm các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau, do vậy phương pháp hệ thống hóa các vấn đề toàn cầu của các nhà
nghiên cứu cũng rất khác nhau. Có rất nhiều nhà nghiên cứu chia những vấn đề
toàn cầu theo lĩnh vực nghiên cứu. Theo phương pháp này có thể chia những vấn
đề toàn cầu làm 4 nhóm chính: chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Một cách
phân loại khác là theo mức độ ảnh hưởng của từng vẫn đề toàn cầu, dựa gay gắt.
vào đó chia những vấn đề toàn cầu ra 2 nhóm: thông thường và cấp bách. Cách
phân loại thứ 3, phản ánh tương đối đầy đủ là cách phân loại lấy các mối quan hệ
của con người làm tiêu chí. Trên cơ sở này có thể phân loạI những vấn để toàn
cầu làm hai tổ hợp lớn, mỗi tổ hợp bao gồm nhiều vấn đề toàn cầu có tính chất
và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tổ hợp thứ nhất bao gồm các vấn đề có liên
quan đến mối liên hệ giữa con người và con người, tổ hợp thứ hai bao gồm các
vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Đặc trưng 6
của tổ hợp thứ nhất là giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội và trong các mối
quan hệ quốc tế. Nó liên quan trực tiếp đến từng con người và tương lai của loài
người. Tiền đề để giải quyết những mâu thuẫn đó là các giải pháp chính trị.
Đặc trưng của tổ hợp thứ hai là sự không cân bằng giữa nhu câu trong quá
trình lao động - sinh sống của con người và khả năng có thể có của thế giới tự nhiên.
Tiền để để giải quyết sự không cân bằng đó bên cạnh các giải pháp chính trị phải
có sự trợ giúp lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật. Do xuất hiện những vấn đề
toàn cầu tất yếu nảy sinh lợi ích toàn nhân loại. Sự xuất hiện lợi ích nhân loại
bên cạnh lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc dẫn đến việc xem xét các lợi ích càng
trở nên phức tạp trong lý luận và trong thực tiễn. Hiện nay việc giải quyết mối
quan hệ giữa lợi ích toàn nhân loại với các lợi ích khác đang là vấn đề thời sự đối
với mỗi giai cấp, dân tộc. Vì vậy cách nhìn nhận và phương hướng giải quyết
vấn đề này xuất phát trước hết từ lập trường giai cấp. Phải nhận thức được mối
liên hệ giữa các lợi ich cá nhân - lợi ích giai cấp - lợi ích dân tộc - lợi ích nhân
loại và cách giải quyết các lợi ích trên cơ sở khoa học không đứng trên quan
điểm giai cấp thì không có phương hướng giải quyết đúng đắn. Những vấn đề
toàn cầu và cuộc đấu tranh để giải quyết chúng mang tính lịch sử. Trong những
thời điểm lịch sử khác nhau thì những vấn đề toàn cầu khác nhau nên biện pháp
giải cũng khác nhau. Quan điểm đẩy đủ và đúng đắn về những vấn đề toàn cầu
cần nắm vững những nội dung trên. Từ hai tổ hợp trên, tùy theo lập trường của
giai cấp cầm quyền, dựa vào những vấn đề cấp bách của nước mình mà mỗi quốc
gia có thể nêu lên những vẫn đề toàn cầu cấp bách khác nhau. Ví dụ như các
nước châu Phi coi vấn đề xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu là Van để cấp bách là: gìn
giữ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; bảo vệ môi trường sống; vấn đề tăng /
giảm dân số; phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo; và xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. 7
Đảng Cộng sản Việt Nam trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá
độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2013)" xác định: “Nhân dân các đề toàn
cầu cấp bách nhất, hoặc nước Nga coi 5 nước đang đứng trước những vấn đề toàn
cầu cấp bách có liên quan dến vận mệnh của loài người. Đó là gìn giữ hòa bình,
đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ dân số,
phòng ngừa và đây lùi bệnh tật hiểm nghèo". Hiện nay các chính phủ, các nhà
hoạt động khoa học, chính trị đêu thông nhất về những vấn đề toàn cầu cấp bách
hiện nay có liên quan trực tiếp đến sự sông còn của loài người là: bảo vệ hòa
bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và bảo vệ môi trường sống bị phá hủy nghiêm trọng.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU NỔI BẬT HIỆN NAY
1. Vấn đề chiến tranh – hòa bình
Thực trạng chiến tranh trên thế giới
Lịch sử loài người phần lớn là các cuộc chiến tranh: 5.500 năm gần đây nhất,
nhân loại đã chứng kiến 14.000 cuộc chiến tranh lớn nhỏ, chỉ có 292 năm được
sống trong hòa bình. Năm 1648, theo Arien Duran: trong lịch sử 3421 năm qua,
chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Một số cuộc chiến tranh tiêu biểu:
● Những cuộc chinh phạt của đế quốc Mông Cổ (thế kỷ XII-XIV)
● Chiến tranh trăm năm giữa Anh – Pháp (1337-1453)
● Chiến tranh 30 năm (1618- 1648)
● Chiến tranh thế giới I,II
● Trong năm 2000: thế giới đã chứng kiến 144 cuộc xung đột, 12 cuộc chiến
tranh, 24 cuộc khủng hoảng 8
Thực tiễn những năm qua cho thấy, khía cạnh cạnh tranh và theo đó là nguy
cơ xung đột, có xu hướng gia tăng đáng kể trong quan hệ quốc tế. Nguyên nhân
là do: 1- Khủng hoảng kinh tế thế giới buộc các quốc gia phải tìm mọi cách để
bảo đảm lợi ích và vị thế của mình, trong đó có những phương cách mang tính vị
kỷ, cường quyền; 2- Tương quan so sánh lực lượng thay đổi mạnh mẽ góp phần
khiến cạnh tranh trở thành mặt chủ đạo trong một số cặp quan hệ nước lớn quan
trọng, tiêu biểu như Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nga, Trung Quốc - Ấn Độ. Trong
nội bộ các quốc gia, sự nổi lên của các lực lượng cực hữu và cực tả tiếp tục thách
thức các chính quyền đương nhiệm và gây ra bất ổn chính trị. Ở cấp độ khu vực,
chủ nghĩa dân tộc có biểu hiện gay gắt và đa dạng hơn cả trong chính trị - an
ninh cũng như trong kinh tế. Có thể khẳng định, cục diện an ninh - chính trị toàn
cầu đang ở giai đoạn hết sức nhạy cảm, trong đó cạnh tranh nước lớn gia tăng về
cường độ và quy mô, tạo ra nguy cơ cuốn các nước vừa và nhỏ vào tình thế
“lưỡng nan” về ngoại giao và an ninh. Trong bối cảnh đó, các vấn đề an ninh
truyền thống diễn biến phức tạp, các “điểm nóng” đều tăng nhiệt, một số tranh
chấp lãnh thổ tái bùng phát thành xung đột cục bộ, trong khi các cơ chế quản lý
xung đột và các nỗ lực kiểm soát vũ khí chiến lược ít phát huy tác dụng. Một số
chuyên gia cho rằng, thế giới hậu dịch bệnh COVID-19 sẽ nghèo hơn, kém cởi
mở và ít tự do hơn, trong đó tư duy “cùng có lợi” bị ảnh hưởng đáng kể. Cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là cạnh tranh
chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày càng thể
hiện rõ bản chất là cạnh tranh chiến lược mang tính quy luật giữa một cường
quốc đang lên và một cường quốc tại vị. Xu hướng cạnh tranh diễn ra quyết liệt
trên tất cả các lĩnh vực, như thương mại, công nghệ, ngoại giao, quân sự, dân
chủ, nhân quyền và trên các diễn đàn đa phương, như Liên hợp quốc, Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên, cả hai nước đều kiềm 9
chế, không để đổ vỡ quan hệ vì cả hai bên đều có nhu cầu tập trung xử lý những
khó khăn trong nước. Bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, trong bối cảnh
nước Mỹ có chính quyền mới, Trung Quốc nỗ lực chuẩn bị kỷ niệm 100 năm
thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, cạnh tranh và hợp tác giữa hai cường
quốc này có những diễn biến mới, phức tạp hơn. Tài liệu Hướng dẫn tạm thời
Chiến lược An ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn nêu
rõ Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược số 1 của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ
An-tô-ni Giôn Blin-kin (Antony John Blinken) cho rằng, cạnh tranh với Trung
Quốc là thách thức địa - chính trị quan trọng nhất trong thế kỷ XXI. Trong khi
đó, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả Mỹ trên các lĩnh vực. Tuy nhiên,
hai bên để ngỏ khả năng hợp tác trên một số lĩnh vực, như biến đổi khí hậu,
phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Nguồn gốc chiến tranh và nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới
Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh:
Nguồn gốc sâu xa là sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX (nguồn gốc kinh tế)
Nguồn gốc trực tiếp: sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp (nguồn gốc xã hội)
Những nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới:
Sự phát triển của vũ khí hủy diệt hàng loạt
Nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân
Tham vọng của các nước lớn
Giải pháp cho vấn đề chiến tranh 10
Thực hiện nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị -
xã hội khác nhau: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình,
bình đẳng và hai bên cùng có lợi, phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc
biệt là Liên hợp quốc, Kiểm soát và cắt giảm vũ khí, chú trọng đến vai trò của
ngoại giao phòng ngừa, hợp tác cùng phát triển 2. Ô nhiễm môi trường
2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên những biến đổi
nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trường như đất, nước, không
khí… vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh thể (dẫn đến biến dạng hoặc
chết hàng loạt) và con người (ốm đau, bệnh tật, suy giảm sức khoẻ, thậm chí cả chết người)
2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm nước, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, các tia vũ trụ…
Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự sống trên trái
đất gắn liền với nước. Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất lượng nước bởi các
chất lạ, độc hại đến nước, gây nguy hiểm đến sự sống của các sinh vật, đến sự
sống và sinh hoạt của con người, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí…Nếu
xét theo các tác nhân gây ô nhiễm thì ô nhiễm nước có các loại như ô nhiễm vô
cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí… 11
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển, làm
biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiều hướng xấu đối với
sự sống. Ô nhiễm không khí cũng có hai nguồn: nguồn gốc tự nhiên (do núi lửa,
cháy rừng, gió bụi, các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong tự nhiên…) và
nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên.
Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng của
thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải độc
hại, các sinh vật và vi sinh vật… theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của sinh vật và con người
Sa mạc hoá là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của sự suy thoái và ô
nhiễm đất. Hiện tượng sa mạc hoá diễn ra đặc biệt mạnh ở các vùng thường
xuyên bị khô hạn. Hiện nay trên thế giới có tới 3,6 tỉ ha đất đang chịu ảnh hưởng của sự suy thoái đất.
2.3. Thực trạng của ô nhiễm môi trường hiện nay
Ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đối với tất cả chúng ta. Chỉ mất
vài phút để đốn đổ một cái cây nhưng lại phải mất rất nhiều năm, thậm chí cả
trăm năm để trồng lại được một cái cây như thế. Chính những hành động của con
người đã và đang tàn phá nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Dưới đây là
một vài con số thống kê giật mình, trên thực tế những con số này có lẽ còn cao hơn nữa.
Khoảng 50% dân số trên hành tinh không có nước sạch
80% diện tích rừng đang bị tàn phá hoặc suy thoái, 6 triệu ha đất trồng đã bị biến
thành hoang mạc. Nếu tốc độ khai thác rừng tiếp tục như hiện nay thì chỉ khoảng
trong 170 năm nữa, rừng trên toàn cầu sẽ hoàn toàn biến mất. 12
¼ các loài động vật có vú và hàng loạt những loài động thực vật quý hiếm khác
đang có nguy cơ tuyệt chủng Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường Đến sức khoẻ con người
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí và những nguy hiểm khác về môi
trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến sự
suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi
vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da...
Theo tổ chức y tế thể giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người chết vì các căn
bệnh liên quan đến môi trường. Ngày 5/12/1952 tại Luân Đôn, Anh đã xảy ra
hiện tượng “làn khói giết người”. Người ta đo được hàm lượng khí Sunfua trong
không khí đã cao tới 3,8mg/m3 - gấp 6 lần so với bình thường. Nồng độ bụi khói
lên tới 4,5mg/m3 cao gấp 10 lần so với thường ngày. Dân trong thành phố đều
cảm thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng có 4,5 ngày đã có hơn
4000 người bỏ mạng, trong đó phần lớn là trẻ con và người già, hai tháng sau lại
có 8000 người nữa tiếp tục chết. Không chỉ có tác động trực tiếp, ô nhiễm môi
trường còn để lại những hậu quả lâu dài có khi đến vài thế hệ. Điển hình như sự
bùng nổ làng ung thư ở Việt Nam. Sau một làng ung thư đầu tiên ở Thạch Sơn –
Phú Thọ, liên tiếp một loạt các làng ung thư khác được nhắc tới ở Hà Nam, Hà
Tây, Nghệ An, Quảng Nam và mới đây nhất là làng ung thư ở Thuỷ Nguyên -
Hải Phòng. Có nơi số người chết lên tới hơn 1/3 dân số của làng, bao gồm cà
người già và trẻ em – tất cả đểu liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường
trầm trọng đến kinh tế:
Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm năng
suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của chất
lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản xuất như 13
sụ tổn thất trong nghề cá (do ô nhiễm nước), giảm sự phát triển của rừng do đất bị xói mòn...
Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu quả của ô
nhiễm môi trường không ngừng tăng lên. Ở Nhật Bản, thiệt hại về kinh tế do ô
nhiễm môi trường 1955 là 132 triệu USD, đến năm 1970 (15 năm sau) con số
này đã lên tới 13 tỷ USD, tức là tăng 174 lần. Ước tính thiệt hại về kinh tế do ô
nhiễm môi trường gây ra ở các nước Tây Âu tương ứng với 6% tổng thu nhập quốc dân.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn tác động trỏ lại môi trường tự nhiên. Sự ô
nhiễm môi trường nước, không khí dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống. Sự ô
nhiễm môi trường sống mang tính toàn cầu được chỉ báo bằng các hiện tượng
chủ yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng Ozon, mưa axit, sa mạc hoá, sự đa
dạng sinh học bị giảm sút… đó chính là những vấn đề bức xúc nhất đang đặt ra
cho toàn nhân loại. Một sự biến đổi nguy hiểm nhất do tác động ngược của ô
nhiễm môi trường chính la sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Có thể coi sự biến
đổi của khí hậu trên trái đất là hậu quả tổng hợp tất yếu của các hiện tượng do ô
nhiễm môi trường gây nên. G.H Bronteman nguyên chủ tịch uỷ ban môi trường
và phát triển thế giới đã nói rằng trừ chiến tranh hạt nhân ra thì sự biến đổi của
khí hậu là mối đe doạ lớn nhất đối với con người. Nó không những đe doạ sự tồn
vong của con người mà còn uy hiếp cả tương lai của trái đất.
2.4. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường Nguyên nhân con người
Quan điểm duy nhân loại lấy con người làm trung tâm từ xa xưa, đặc biệt là
trong thế kỉ XVII- XVIII đã trở thành một quan niệm ăn vào tiềm thức của con
người. Con người là tâm điểm của mọi sự chú ý, có quyền uy tối thượng, còn
giới tự nhiên chỉ là một bộ máy vô tri vô giác. Con người thống trị tự nhiên nên 14
có thể tuỳ ý tác động lên nó, lấy đi của tự nhiên tất cả những gì cần thiết cho
cuộc sống của mình, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy, nhất là từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp.
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã khai thác, vơ vét
tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa vào sản xuất, bất chấp các quy
luật tồn tại và phát triển của chúng, miễn là thu được lợi nhuận một cách cao
nhất, nhanh nhất, khi mà lợi ích kinh tế trở thành mục tiêu duy nhất và cao nhất
của sự phát triển xã hội, một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển.
Nhưng thực chất thì lợi ích kinh tế do đâu mà có? Phải chăng con người đã cướp
bóc từ thiên nhiên và vay mượn các thế hệ tương lai. Những khối tài nguyên
khổng lồ mà con người đem vào trong sản xuất lẽ ra phải được coi là cái vốn của
sản xuất, thế nhưng trong thực tế, chúng lại được xem như là thu nhập xã hội, là
lợi ích kinh tế mà con người được hưởng thụ. Điều đó cũng có nghĩa là các thế
hệ mai sau khó có cơ hội để thoả mãn các nhu cầu của mình từ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên trên trái đất. Nguyên nhân xã hội:
+ Sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ của nền sản xuất xã hội.
Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới nền
văn minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên
và thúc đẩy ô nhiễm môi trường. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con
người, nền sản xuất xã hội đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên
nhiên rất lớn và ngày càng nhiều hơn. Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ
chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, xã hội buộc phải sử dụng phương thức
khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, nghĩa là đối với một loại tài
nguyên nào đó chỉ dùng một vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như
than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm nhiên liệu. Chính vì điều đó mà tài nguyên thiên 15
nhiên càng được khai thác nhiều thì các chất thải bỏ độc hại ra môi trường ngày
càng lớn. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên theo bề rộng là tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn. + Bùng nổ dân số.
Tác động đến môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức Tổng quát: I = C.P.E Trong đó:
I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới
E: Sự gia tang tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên mà con người khai thác.
Các tác động tiêu cự của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới nói
chung và sự bùng nổ dân số ở một số quốc gia và khu vực nói riêng biểu hiện ở các khía cạnh:
Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực
phẩm, sản xuất công nghiệp…
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự
nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 16
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn
cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư,
kéo theo ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. + Chiến tranh.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải 72 triệu lít
chất diệt cỏ trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7 triệu ha đất
trồng và rừng ở miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con người cũng như
môi trường sống cho đến nay vấn chưa tình toán được hết vì sự tàn phá khủng
khiếp của nó. Ngay khi bị rải thuôc diệt cỏ lần thứ nhất, 30% cây rừng bị chết
ngay sau đó. Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô nhiễm, động vật chết vì nhiễm độc,
nhiều thảm rừng đến nay vấn không có loại cây nào có thể mọc được… minh
chứng tiêu biểu cho sức tàn phá của chiến tranh lên môi trường tự nhiên.
Thế giới của chúng ta đã phải chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh có sức huỷ
diệt lớn, và từng ngày từng giờ vẫn xảy ra những cuộc chiến tranh xung đột sắc
tộc, tôn giáo… Bên cạnh những thiệt hạỉ khủng khiếp về người và của thì hậu
quả tác động đến ô nhiễm môi trường đang là một lời cảnh bảo. 2.5. Giải pháp Giải pháp về quản lý:
+ Ban hành luật về môi trường và sử dụng tài nguyên
+ Thành lập các cơ quan nhà nước về tư vấn bảo vệ môi trường + Thuế về môi trường
+ Thưởng, phạt thích đáng
Giải pháp về phát triển: 17
+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền và giáo dục về môi trường
+ Phát triển theo hướng bền vững
Giải pháp về hợp tác quốc tế:
+ Tăng cường vai trò chinh trị và khả năng hành động độc lập của các tổ chức khu vực và quốc tế.
+ Tăng cường đối thoại giữa các nước phát triển và đang phát triển 3. Vấn đề dân số
Các vấn đề liên quan đến dân số
Bùng nổ dân số: dùng để mô tả khuynh hướng toàn cầu trong thế kỷ XX về sự
phát triển dân số quá nhanh và to lớn do kết quả của tỉ suất sinh cao hơn nhiều so với tỉ suất tử.
Già hóa dân số: là một quá trình mà tỉ lệ người trưởng thành và người cao tuổi
tăng lên trong cơ cấu dân số, trong khi tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên giảm đi, quá
trình này dẫn tới tăng tuổi trung vị của dân số. Đó là kết quả của quá độ nhân
khẩu học, trong đó mức chết và mức sinh đều giảm với tổng tỉ suất sinh giảm
xuống mức sinh thay thế, tuổi thọ bình quân tăng lên làm tăng số lượng người cao tuổi. Thực trạng
Năm 1804, thế giới có khoảng 1 tỷ người nhưng đến năm 2020 đã có hơn 7,5 tỷ người. 18 Già hóa dân số:
+ Già hòa dân số đang diễn ra trên tất cả khu vực, quốc gia với tốc độ khác nhau,
tập trung tại Nhật Bản, Tây Âu.
+ Năm 2012: châu Phi có 6% số người từ 60 tuổi trở lên, Mỹ La tinh và Caribe:
10%, châu Á: 11%, châu Đại dương: 15%, Nam Mỹ: 19% và châu Âu: 22%.
+ Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới. 2010- 2015: tuổi thọ
trung bình của các nước phát triển là 78, của các nước đang phát triển là 68 tuổi.
+ Trung bình 1 năm có khoảng 58 triệu người tròn 60 tuổi, 1 giây có 2 người tổ
chức sinh nhật hơn 60 tuổi, cứ 9 người có 1 người từ 60 tuổi trở lên
+ Phụ nữ chiếm đa số trong số người cao tuổi (tỉ lệ 100/84) 19