


Preview text:
lOMoAR cPSD| 48599919
I. Kế hoạch marketing 1. Tóm tắt
Phần này khoảng 1 trang, tóm tắt ngắn gọn các mục tiêu, chiến lược, chương trình
hành động và kết quả tài chính kỳ vọng.
2. Đánh giá tình hình:
• Đánh giá quá khứ: Sử dụng số liệu quá khứ, nhằm xác định xu hướng dài hạn và
những thay đổi ngắn hạn về thị trường.
Các lĩnh vực quan tâm chủ yếu là những số liệu về thị trường (lượng bán và thị phần),
thông tin về hoạt động thị trường (quảng cáo, định giá), lợi nhuận, chi phí, và các sự kiện liên
quan đến những thay đổi về công nghệ, qui định, và các điều kiện môi trường tổng quan khác.
• Phân tích tình huống: Nghiên cứu chi tiết các sự kiện hiện tại. Bao gồm các nội dung sau -
Phân tích lượng bán: Nghiên cứu chi tiết bảng thống kê lượng
bán của một sản phẩm (nhãn hiệu) để phát hiện ra những vấn đề được ẩn dấu
bên trong các con số tổng cộng. -
Phân tích tính hấp dẫn của ngành: Phân tích những nhân tố
thường được sử dụng để đánh giá tính hấp dẫn của ngành trong đó DN đang
cạnh tranh như thị trường (qui mô thị trường, tăng trưởng, tính chu kỳ, tính mùa
vụ, lợi nhuận), đặc điểm của ngành (sự đe doạ của đối thủ mới, tính KT của qui
mô, năng lực mặc cả của người cung ứng và khách hàng, sự khác biệt về SP, ..)
và môi trường (công nghệ, chính trị, kinh tế, pháp lý, …) -
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Phân tích những thông tin cơ bản
liên quan đến các đối thủ cạnh tranh như qui mô, mục tiêu, thị phần, chất lượng
sản phẩm, chiến lược marketing và các đặc điểm khác cần thiết để hiểu được
những dự định và hành vi của họ. -
Phân tích khách hàng: Cố gắng hiểu được khách hàng của DN là
ai, họ cư xử như thế nào và tại sao họ cư xử như vậy? Một loạt các câu hỏi liên
quan đến ai (who), tại sao ( why), cái gì (what), như thế nào (how) etc., nên được trả lời.
• Các giả định KH: Nêu các giả định về nguồn lực (nguyên vật liệu, lao động) và
tiềm năng thị trường để thực hiện kế hoạch marketing.
3. Phần chiến lược marketing: Bao gồm 3 nội dung
• Các mục tiêu: Nhằm trả lời câu hỏi chúng ta muốn đi đâu? Bao gồm các
mục tiêu về tài chính và marketing (e.g. lợi nhuận, luồng tiền mặt, doanh thu, nhận
thức của khách hàng về SP, số lượng trung gian, mức gía bình quân)
• Chiến lược marketing: Nhằm trả lời câu hỏi chúng ta sẽ đến đó như thế
nào? Thường bao gồm các mục như thị trường mục tiêu, định vị thị trường, chiến lOMoAR cPSD| 48599919
lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến marketing.
• Các chương trình hành động: Mỗi yếu tố trong chiến lược marketing phải
được phân tích chi tiết để trả lời câu hỏi cái gì sẽ được làm, khi nào nó được tiến
hành, ai sẽ làm và chi phí cho nó là bao nhiêu?
4. Các phần còn lại của KH marketing
• Thông tin tài chính: Ngân sách (cho hoạt động yểm trợ, nghiên cứu, phát
triển sản phẩm, …), chi phí, doanh thu, và lợi nhuận
• Giám sát và điều hành: Phần này chỉ rõ loại nghiên cứu marketing và các
thông tin cần thiết khác để đo lường kết quả thực thiện theo hướng đạt được những
mục tiêu đã xác định.
• Kế hoạch phòng ngừa: Phác hoạ những bước mà người quản lý có thể
thực hiện để phản ứng với những biến cố không mong đợi.
II. Kế hoạch khởi sự kinh doanh
Kế hoạch này có thể được xem như là một "đề xuất" của nhóm với các nhà tài trợ, ngân
hàng hay đối tác liên kết. Có nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành kết cấu bản kế
hoạch khởi sự kinh doanh. Thông thường, tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của
kinh doanh - đó là marketing, sản xuất, tổ chức và tài chính. Dưới đây là một số ý chính có thể tham khảo.
1. Tóm tắt: Tóm tắt ngắn ngọn đối tượng dự định kinh doanh là gì, hiện tại thị trường của nó
như thế nào? Quy mô kinh doanh của nhóm ra sao? Ước tính doanh thu, chi phí và lợi
nhuận như thế nào? Ngân sách để tiến hành công việc kinh doanh và tiền vốn lấy từ đâu?
2. Kết quả nghiên cứu thị trường
Trình bày kết quả điều tra, tìm hiểu các thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn
cung ứng, v.v. để dẫn tới quyết định sản xuất kinh doanh của nhóm.
3. Giới thiệu về doanh nghiệp
Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp mà nhóm dự định thành lập như tên và địa chỉ,
loại hình, nhiệm vụ, mục tiêu, v.v. 4 . Các chiến lược marketing -
Xác định thị trường mục tiêu - Chiến lược sản phẩm
+ Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được
chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó
là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có
+ Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó
sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ
là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm
cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì? lOMoAR cPSD| 48599919
+ Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất. -
Chiến lược giá cả: Lựa chọn phương pháp định giá và xác định mức giá cho sản phẩm mà nhóm đã lựa chọn. -
Chiến lược phân phối: Xác định số lượng kênh, loại kênh, hình thức thanh toán, v.v.
nhằm mục đích đạt được kết quả dự kiến -
Chiến lược xúc tiến marketing: Chỉ rõ loại xúc tiến mà nhóm lựa chọn, các tiến hành
như thế nào và ngân sách cho hoạt động đó. 5.
Quản lý: Xác định rõ hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, sơ đồ
cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, kế hoạch nhân sự cần thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc,
các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên. 6.
Tài chính: Dự kiến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh trong một
thời gian nhất định. Đồng thời kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Dự kiến sau bao
nhiêu năm có thể hoàn vốn?