Hướng dẫn viết báo cáo - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Việc làm báo cáo môn học nhằm mục đích, giúp sinh viên rèn luyện:-Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.-Phương pháp và khả năng phân tích khoa học về các vấn đề thực tế trên cơ sởvận dụng lý thuyết và tham khảo những tài liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO MÔN HỌC KTVM
ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BÁO CÁO MÔN HỌC 1. Đối tượng: Sinh viên Đại học 2. Mục đích:
Việc làm báo cáo môn học nhằm mục đích, giúp sinh viên rèn luyện:
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp.
- Phương pháp và khả năng phân tích khoa học về các vấn đề thực tế trên cơ sở
vận dụng lý thuyết và tham khảo những tài liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được.
- Khả năng viết, biết cách tổng hợp và trình bày một nội dung khoa học. 3. Yêu cầu:
Báo cáo phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
3.1. Về hình thức:
Theo đúng hướng dẫn trình bày của khoa (phần sau). 3.2. Về nội dung: -
Bài báo cáo phải nêu rõ lý do chọn, mục tiêu nghiên cứu. -
Trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu -
Phân tích một cách cụ thể thực trạng vấn đề nghiên cứu. Chứng minh làm sáng
tỏ thực trạng vấn đề nghiên cứu bằng dữ liệu, số liệu thực tế, đồ thị, .... -
Qua phân tích thực trạng có thể rút ra các kết luận, đánh giá giữa lý thuyết với
thực trạng, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoặc giải pháp cụ thể để giải quyết
những vấn đề đã đánh giá ở trên.
3.3. Về vấn đề đạo văn:
NGHIÊM CẤM sinh viên chép bài của người khác. Trong khi viết bài, sinh viên có
thể tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, sinh viên không được phép chép bài
của người khác mà không có trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo, ...
theo quy định về mặt học thuật. Nếu phát hiện chuyên đề có sự sao chép từ 35% trở lên,
Giảng viên phụ trách sẽ trừ điểm của nhóm đó tùy vào mức độ sao chép.
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY THUYẾT TRÌNH
1. Công cụ trình bày: Sử dụng PowerPoint/Canva (hoặc phần mềm trình chiếu phù hợp) kết
hợp máy chiếu. Các Slide không nên đưa quá nhiều chữ, sử dụng phông chữ Arial hoặc
Times New Roman, cỡ chữ trong khoảng 24-30. Mỗi Slide chỉ nên có 6-8 dòng (tối đa 10 dòng).
2. Bài thuyết trình nên sinh động (chèn hình ảnh, video, màu sắc phù hợp) và có kèm theo
những dữ liệu để dẫn chứng
3. Yêu cầu về thời gian trình bày: 10-15 phút
4. Thời gian hỏi đáp: 10-15 phút
5. Ngoài việc thuyết trình, các nhóm phải chuẩn bị những kiến thức xoay quanh vấn đề
thuyết trình (cập nhật các tin tức liên quan nếu có) để có thể đưa ra những câu trả lời cho
các câu hỏi của GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH
6. Các nhóm trưởng gửi báo cáo + bài thuyết trình lên Elearning theo thời gian GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH yêu cầu
(Đặt tên file: Lớp_Nhóm_Tên Nhóm Trưởng_MSSV Nhóm Trưởng_report
Lớp_Nhóm_Tên Nhóm Trưởng_MSSV Nhóm Trưởng_presentation
VD: Vĩ mô 08_Nhóm 03_Nguyễn Văn A_72200xxx_presentation)
Các định dạng file được sử dụng: doc, docx, ppt, pptx, pdf
7. Trường hợp nhóm trình bày online, nhóm lưu ý record lại phần thuyết trình của nhóm và
gửi video cho lớp trưởng theo thời gian Giảng viên phụ trách yêu cầu. Lớp trưởng sẽ
tổng hợp và gửi lại cho Giảng viên phụ trách
CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO
Bài báo cáo cuối cùng được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Trang bìa (theo mẫu)
2. Trang “Danh mục các từ viết tắt” (nếu có)
3. Trang “Mục lục” (nên sử dụng mục lục tự động)
4. Phần mở đầu (trang riêng)
5. Phần nội dung của báo cáo .
(từ 16 đến 30 trang)
6. Phần kết luận (trang riêng)
7. Tài liệu tham khảo (trang riêng) LƯU Ý
1. Báo cáo phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, có đánh số trang,
đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. báo cáo phải được đóng thành quyển.
2. Trình bày phải kết hợp hài hòa giữa lập luận với số liệu, hình ảnh, bảng biểu minh họa cho sinh động.
3. Trang bìa chính: in trên giấy bìa cứng, không đánh số thứ tự trang bìa.
4. Mục lục: nên sử dụng mục lục tự động
CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO
Khoa quy định mỗi bài báo cáo bao gồm những phần theo trình tự sau đây:
Phần Mở đầu (phần này tối đa 1 trang)
Lý do chọn đề tài nghiên cứu. Phần Nội dung CHƯƠNG 1
[CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ]
1.1. ...............................
1.1.1. ............................
1.1.2. ............................
1.2. ...............................
1.2.1..............................
1.2.2..............................
Trình bày các khái niệm, quan điểm khoa học về dựa
trên tài liệu thu thập từ sách, báo, tài liệu, tạp chí khoa học …. CHƯƠNG 2
[THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU]
2.1. ................................
2.1.1. ............................
2.1.2. ............................
2.2. ............................... 2.2.1............. 2.2.2. ...........
SV phải trình bày các nội dung sau:
Trình bày (hoặc so sánh) và phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu (thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân) CHƯƠNG 3
[GỢI Ý GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU]
3.1. ................................
3.1.1. ............................
3.1.2. ............................
3.2. ...............................
3.2.1. ......................................
3.2.2......................
SV đề xuất giải pháp (hoặc khuyến nghị) nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại
ở phần thực trạng, hoặc tạo điều kiện để thực hiện tốt vấn đề nghiên cứu,
hoặc rút ra các bài học kinh nghiệm từ vấn đề nghiên cứu Phần Kết luận
Có thể viết kết luận đóng lại vấn đề (tóm tắt những gì báo cáo đã trình bày và
phân tích đánh giá) TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh viên liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng để làm bài (bắt buộc)
ĐỊNH DẠNG CHUYÊN ĐỀ 1. Khổ giấy : A4, 2. Kiểu chữ (font)
: Times New Roman, đánh Unicode 3. Cỡ chữ (font size):
- Tiêu đề cấp 1 (heading 1) : 16 (tên chương)
- Tiêu đề cấp 2 (heading 2) : 13
- Tiêu đề cấp 3 (heading 3) : 13 - Văn bản (body text) : 13
- Tên bảng, biểu, sơ đồ… : 13 - Nguồn, đơn vị tính : 11 4. Font style:
- Tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết hoa, in đậm, canh giữa
- Tiêu đề cấp 2 (heading 2): viết thường, in đậm, canh trái
- Tiêu đề cấp 3 (heading 3): viết thường, in đậm, canh trái - Văn bản (body text):
viết thường, canh justified
- Tên bảng, biểu, sơ đồ…:
viết thường, in đậm, canh giữa phía trên bảng, biểu sơ đồ. - Đơn vị tính:
viết thường, in nghiêng, nằm phía trên và bên
phải của bảng, biểu hay hình - Nguồn:
viết thường, in nghiêng, nằm phía dưới và bên
trái của bảng, biểu hay hình
5. Cách dòng (line spacing): 1,5 lines 6. Cách đoạn (spacing) - Before: 6 pt - After: 6 pt 7. Định lề (margin) Lề trên (Top) : 2.5 cm Lề dưới (Bottom) : 2.5 cm Lề trái (Left) : 3.0 cm Lề phải (Right) : 2.0 cm Header : 1.0 cm Footer : 1.0 cm
Định dạng trang in: canh đều 2 biên (Chế độ Justify: Crtl+J) 8. Đánh số trang:
- Từ phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu 1, 2, 3… Số thứ tự
trang được đánh bên phải cuối trang: trang 1 là trang đầu tiên của Chương 1 và kết thúc
là trang cuối cùng của Chương 3
9. Đánh số các chương mục: nên đánh theo số ả rập (1, 2, 3, …), không đánh theo
số La Mã (I, II, III, …) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo qui định sau:
CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH
Khi lập bảng, biểu, đồ thị, hình sinh viên cần lưu ý các điểm sau đây:
1. Phải đánh số theo từng loại và bao gồm luôn số thứ tự của chương
Ví dụ: Hình 1.1, Hình 1.2, …
(Trong đó: số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương 1, số 1,2, ... tiếp theo là
số thứ tự hình trong chương đó) Bảng 1.1, Bảng 1.2, …
(Trong đó: số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương 1, số 1,2, ... tiếp theo là
số thứ tự bảng trong chương đó) 2. Phải có tên
Ví dụ: Bảng 1.1: Doanh thu của doanh nghiệp: 2000 - 2010 3. Phải có đơn vị tính
Ví dụ: ĐVT: triệu đồng 4. Phải có nguồn
Ví dụ: (Nguồn: Niêm giám thống kê 2009)
5. Số phải được phân cách hàng ngàn bằng dấu Chấm (.) và phân cách dấu thập phân bằng dấu phẩy (,). Ví dụ: 1.007.845,25
6. Số phải được canh phải, không canh giữa và không canh trái
7. Số trong cùng một bảng, biểu hay đồ thị phải có cùng số lượng số thập phân. Tức
là nếu lấy 2 số thập phân thì toàn bộ số trong cùng một bảng đều phải có 2 số thập phân.
8. Tiêu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, của hình vẽ ghi phía dưới hình.
9. Không nên để một bảng, sơ đồ cũng như tên và nguồn của bảng, biểu, đồ nằm ở
hai trang. Cố gắng để cùng ở một trang. Các bảng, hình vẽ dài có thể để ở những trang
riêng nhưng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng, hình vẽ ở lần đầu tiên
10. Khi đề cập đến bảng biểu, hình vẽ phải nêu rõ số của hình hoặc bảng biểu đó.
Ví dụ: “…được nêu trong bảng 3.1” hoặc “hình 3.2”
QUY ĐỊNH VỀ VIẾT TẮT
- Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong báo cáo.
- Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong chuyên đề.
- Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
- Nếu báo cáo có nhiều từ viết tắt (4 từ trở lên) thì phải có bảng danh mục các chữ
viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu báo cáo
QUI ĐỊNH VỀ TRÍCH DẪN
Khi viết bài, sinh viên sẽ tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Có khi vô
tình, có khi cố ý, sinh viên viết lại một ý nào đó từ sách, báo, … vào bài viết của mình.
Nếu sinh viên không lưu ý đến vấn đề trích dẫn đúng cách thì sẽ dễ rơi vào tình trạng đạo
văn. Sau đây là hai trường hợp phổ biến nhất mà sinh viên cần lưu ý khi viết bài.
1. Viết lại ý của một tác giả
Trong trường hợp này, sinh viên dùng ý của một người nào đó nhưng diễn đạt lại
bằng lời của mình. Khi đó, sinh viên chỉ cần trích dẫn tên tác giả và năm xuất bản ngay sau câu tự diễn đạt. Ví dụ:
… Bên cạnh đó, vấn đề tự do hóa vẫn còn bị hạn chế đối với các định chế tài chính
phi ngân hàng mặc dù qui mô của khu vực này phát triển rất nhanh. Ngoài ra, vấn đề
tham nhũng vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng để chính sách tự do hóa của chính phủ
có thể thực hiện một cách hiệu quả (Tran, 2019).
2. Chép lại ý của tác giả khác
Trong trường hợp này, sinh viên chép toàn bộ (hay gần như toàn bộ) ý của một tác
giả khác thì sinh viên phải để phần chép đó trong dấu ngoặc kép “…” và ngay sau đó
phải ghi tên tác giả, năm xuất bản và trang chứa ý mà sinh viên đã chép. Ví dụ:
… “Ở Việt Nam hiện tượng lạm phát đang diễn ra được coi như là sự đòi hỏi bức
xúc của việc điều chỉnh cục diện cơ cấu kinh tế cũ, thiết lập trật tự kinh tế mới, mặt bằng
giá mới, thiết chế kinh tế mới tương thích nhằm tạo nền móng vững chắc cho sự phát
triển bền vững theo hướng toàn cầu hóa” (Nguyễn, 2008).
Lưu ý: Tất cả các trường hợp trích dẫn trong bài viết phải được ghi chi tiết ở mục tài liệu tham khảo
Chi tiết về các trường hợp trích dẫn:
+Nếu tài liệu tham khảo được viết bởi 2 tác giả thì trình bày họ của cả 2 tác giả. Ví dụ:
Nguyễn và Trần (1999) cho thấy rằng… hoặc …Bên cạnh đó, vấn đề tự do hóa… (Nguyễn và Trần, 1999).
+Nếu tài liệu tham khảo được viết bởi 3 tác giả trở lên thì trình bày như sau: Nguyễn
và cộng sự (1999) cho thấy rằng… hoặc …Bên cạnh đó, vấn đề tự do hóa… (Nguyễn và cộng sự, 1999).
QUI ĐỊNH VỀ CÁCH VIẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liệt kê các tài liệu đã được người viết thực sự tham khảo để thực hiện đề tài nghiên cứu.
2. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức,
Nga, Trung, Nhật ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn (không phiên âm, không dịch)
3. Tài liệu tham khảo là Tiếng Việt: Xếp theo thứ tự A, B, C của tên tác giả
4. Tài liệu tham khảo là tiếng nước ngoài: Xếp theo thứ tự A, B, C của họ tác giả
5. Nếu sách (báo) có 2 hay 3 tác giả, liệt kê tất cả tên của tất cả tác giả.
6. Nếu sách (báo) có từ 4 tác giả trở lên, liệt kê tên một tác giả và những người khác
ghi chung là “các tác giả”.
Lưu ý: Chỉ viết họ và tên tác giả không ghi học hàm, học vị, chức danh của tác giả.
7. Tất cả các tài liệu tham khảo phải được ghi theo đúng cấu trúc như sau: - Sách:
Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Ví dụ:
Nguyễn Thị Thủy & Nguyễn Thị Thu Hiền (2010) Luật Ngân sách nhà nước, NXB Thanh niên. - Tạp chí
Họ và tên tác giả (tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên tạp chí, số tạp chí, trang của bài báo. Ví dụ:
Vũ Thành Long (Tháng 8/2012), “Trách nhiệm liên đới trong trả lại tài sản và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Pháp luật & Dân Chủ, Số 245, tr. 29. - Báo
Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên , báo trang của bài báo. Ví dụ:
Lê Văn Tứ (06/9/2012), “Tiền sử dụng đất và vai trò lịch sử của nó”, Kinh tế Sài Gòn, tr.20. - Bài báo trên Internet
Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên báo, được
download (hoặc truy cập) tại đường link…, ngày download (hoặc truy cập). Ví dụ:
Văn Giang (21/6/2012), “Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội”, Tuổi trẻ Online, được download tại địa chỉ
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/497917/Kien-doi-no-bao-hiem-xa-hoi.htmt vào ngày 22/7/2012.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển trong
tương lai dự kiến tỷ trọng xuất khẩu năm 2020 đạt 100 tỷ usd (tuoitre, 2012)