-
Thông tin
-
Quiz
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O - Hóa học 12
Phương pháp thăng bằng electron được dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Hóa Học 12 112 tài liệu
Hóa Học 12 382 tài liệu
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O - Hóa học 12
Phương pháp thăng bằng electron được dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Hóa Học 12 112 tài liệu
Môn: Hóa Học 12 382 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Hóa Học 12
Preview text:
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
1. Phương trình phản ứng K2Cr2O7 tác dụng HCl
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O
(da cam) (không màu) (vàng) (không màu) (vàng lục) (không màu)
2. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
Xác định sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng của các nguyên tử.
K2Cr2+6O7+HCl−1→Cr+3Cl3+KCl+Cl20+H2O Chất khử: HCl; Chất oxi hoá: K2Cr2O7.
Biểu diễn các quá trình oxi hóa, quá trình khử. Quá trình oxi hóa: 2Cl−→Cl20+2e Quá trình khử: Cr2+6+6e→2Cr+3
Biểu diễn các quá trình oxi hóa, quá trình khử và tìm hệ số:
1x|Cr2+6+6e→2Cr+33x|2Cl−1→Cl02+2e
Cân bằng phương trình phản ứng
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O
3. Phương pháp thăng bằng electron
Phương pháp thăng bằng electron được dùng để lập phương trình hóa học của phản
ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số
electron chất oxi hóa nhận.
Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron:
+ Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử.
+ Bước 2: Biểu diễn các quá trình oxi hóa, quá trình khử.
+ Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng
số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
+ Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính hệ số
của chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử
của các nguyên tố ở hai vế.
4. Điều kiện phản ứng xảy ra K2Cr2O7 ra Cl2 Nhiệt độ thường
5. Tính chất của Potassium dichromate 5.1. Tính chất vật lí
Là tinh thể tam tà màu đỏ - da cam.
Nhiệt độ nóng chảy: 398oC; phân hủy ở 500oC.
Trong không khí K2Cr2O7 không chảy rữa.
Tan nhiều trong nước cho dung dịch màu da cam – màu đặc trưng của ion Cr 2- 2O7 .
Tan trong SO2 lỏng; không tan trong rượu và ete. Muối này có độ tan thay đổi theo nhiệt
độ, K2Cr2O7 có vị đắng.
5.2. Tính chất hóa học
Phân hủy ở 500oC 4K2Cr2O7
→500oC 4K2CrO4 + 2Cr2O3 + 3O2
Tác dụng với dung dịch kiềm
K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O (da cam) (vàng)
K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh (nhất là trong môi trường acid – tính oxi hóa như acid cromic).
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O
K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Ở trạng thái rắn, K2Cr2O7 có thể oxi hóa được S, P, C khi đun nóng:
K2Cr2O7 + 2C → K2CO3 + Cr2O3 + CO
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường là A. 3 B. 6 C. 8 D.14 Xem đáp án Đáp án C
Cân bằng phương trình hóa học
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
=> số phân tử HCl đóng vai trò môi trường là 2 + 2.3 = 8
Câu 2. Trong phản ứng
K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng là A. 28 B. 29 C. 30 D. 31 Xem đáp án Đáp án B Phương trình hóa học
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O
Tổng hệ số cân bằng trong phương trình là: 1 + 14 + 2 + 2 + 3 + 7 = 29
Câu 3. Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng
A. Màu da cam của dung dịch chuyển thành không màu
B. Dung dịch không màu chuyển thành màu vàng
C. Màu vàng của dung dịch chuyển thành màu da cam
D. Màu da cam của dung dịch chuyển thành màu vàng Xem đáp án Đáp án D
Khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì có hiện tượng màu da cam của dung
dịch chuyển thành màu vàng Cr 2- 2- 2O7
(màu da cam ) + 2OH- → 2CrO4 (màu vàng)+ H2O
Câu 4. Cho các phát biểu sau:
(1). K2Cr2O7 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.
(2). Kim loại Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỷ lệ.
(3). CrO3 là một oxide aicd là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với sulfur, Phosphorus,...
(4). Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
(5). Hợp chất Chromium (IV) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(6). Chromium (III) oxide và Chromium (III) hydroxide đều là chất có tính lưỡng tính.
Tổng số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4. D. 5 Xem đáp án Đáp án C (1) đúng
(2) Sai , Cr tác dụng HCl tỉ lệ 1 :2 (3) Đúng (4) Đúng
(5) Sai, Chromium (VI) chỉ có tính oxi hóa (6) Đúng
Câu 5. Khi cho potassium dichromate vào dung dịch HCl dư đun nóng xảy ra phản ứng:
K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
Nếu dùng 5,88 gam K2Cr2O7 thì số mol HCl bị Oxi hóa là: A. 0,14 mol. B. 0,28 mol. C. 0,12 mol. D. 0,06 mol. Xem đáp án Đáp án C
Số mol HCl bị oxi hóa chính là số mol HCl chuyển thành Cl2
Phương trình phản ứng hóa học
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
⇒ nHCl bị OXH = 2nCl2 = 6nK2Cr2O7 = 6 × 0,02 = 0,12 mol
Câu 6. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi
phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản
ứng với acid HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 (dkc). Giá trị của V là : A. 10,4118 L B. 2,479 L C. 8,6765 L. D. 5,2059 L. Xem đáp án Đáp án C
Áp dụng bảo toàn khối lượng: mAl + mCr2O3 = mX
⇒ nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol
Phương trình phản ứng hóa học 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
Sau phản ứng có: nCr= 0,2 mol ;
nAl= 0,1 mol là phản ứng với acid tạo H2
Phương trình phản ứng hóa học Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2
⇒ nH2 = nCr+ nAl.1,5 = 0,35 mol
=> VH2 = n.24,79 = 0,35.24,79 = 8,6765 L
Câu 7. Crom không phản ứng với chất nào sau đây?
A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng
B. dung dịch HNO3 đặc nguội
C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng
D. dung dịch H2SO4đặc, đun nóng Xem đáp án Đáp án B
Crom không phản ứng với chất nào sau đây?
A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng ⇒ Có phản ứng
2 Cr + 3 H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3 H2
B. dung dịch HNO3 đặc nguội Sai vì Crom bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội
C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng ⇒ Có phản ứng
Cr + 6HNO3(đặc) → Cr(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
D. dung dịch H2SO4đặc, đun nóng ⇒ Có phản ứng
2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O