KDQT - MCDONALD’S trở thành nạn nhân đối đầu giữa Nga và tây ban nha - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
KDQT - MCDONALD’S trở thành nạn nhân đối đầu giữa Nga và tây ban nha - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
MCDONALD’S TRỞ THÀNH NẠN NHÂN TRONG CUỘC ĐỐI
ĐẦU GIỮA NGA VỚI PHƯƠNG TÂY LIÊN QUAN TỚI CUỘC
KHỦNG HOẢNG Ở MIỀN ĐÔNG UKRAINE MỤC LỤC
1. Giới thiệu:________________________________________________________________1
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế_____________________1
Kết quả dự kiến của bài thuyết trình_______________________________________________2
2. Trình bày tình huống________________________________________________________3 2.1.
Giới thiệu công ty________________________________________________________3
Quá trình hình thành và phát triển_______________________________________________3
Mô hình kinh doanh:_________________________________________________________5
Thị trường đầu tiên mà McDonald xâm nhập vào là Canada__________________________5 2.2.
Giới thiệu tình huống_____________________________________________________6
3. Phân tích tình huống________________________________________________________7 3.1.
Các vấn đề liên quan môi trường hoạt động mà công ty gặp phải trong tình huống_____7 3.1.1.
Môi trường tổng quan_________________________________________________7 3.1.2.
Môi trường ngành____________________________________________________9 3.1.3.
Yếu tố chính dẫn đến sự cố này là yếu tố chính trị__________________________10 3.2.
Các phương pháp tiếp cận mà công ty thực hiện để giải quyết các vấn đề___________10 3.3.
Đánh giá phương pháp tiếp cận mà công ty thực hiện để giải quyết các vấn đề_______12
4. Bài học kinh nghiệm cho các công ty / nhà quản lý trong một tình huống tương tự___15
5. Danh mục tài liệu tham khảo________________________________________________16 1. Giới thiệu:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Trên thực tế, mỗi quốc gia có trình độ phát triển, tiềm năng kinh tế và năng
suất khác nhau. Khi một doanh nghiệp muốn hoạt động tại một quốc gia khác,
doanh nghiệp đó phải tìm hiểu về phúc lợi xã hội, tính ổn định, thu nhập và tỉ lệ
nghèo của quốc gia đó. Ngoài ra, do bản chất dễ thay đổi của các thể chế chính trị
và các hoạt động kinh tế, nên các doanh nghiệp còn cần phải quan tâm tới các yếu tố khác nữa.
Để đạt được thành công khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế,
doanh nghiệp phải luôn điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với các
yêu cầu và cơ hội ở nước ngoài. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không thể can
thiệp vào môi trường để làm thay đổi nó, trái lại doanh nghiệp phải tự điều chỉnh
cho phù hợp với môi trường mới
Mục tiêu của phân tích môi trường kinh doanh là phải tìm ra và xác định chính
xác các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế cuả công
ty. Các nhân tố này cũng luôn biến đổi. Do đó, điều quan trọng là phải nắm và dự
đoán được xu hướng vận động của chúng, để từ đó đưa ra chiến lược hội nhập
thích ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong môi trường có hệ
thống kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá… khác nhau, trước hết các doanh
nghiệp phải đưa ra những lời giải thích hữu hiệu cho các vấn đề cơ bản dưới đây:
1. Ớ các quốc gia mà các công ty sẽ hoạt động kinh doanh, cơ cấu chính trị có đặc
điểm gì, ảnh hưởng của nó tới hoạt động của doanh nghiệp ra sao?
2. Quốc gia đó (nước sở tại) hoạt động theo hệ thống kinh tế nào?
3. Ngành công nghiệp của nước sở tại thuộc khu vực tư nhân hay công cộng?
4. Nếu ngành công nghiệp đó thuộc khu vực công cộng thì chính phủ có cho phép
cạnh tranh ở khu vực đó không? Hoặc nếu có ở khu vực tư nhân thì xu hướng có chuyển
sang khu vực công cộng không? 1
5. Chính phủ sở tại có cho phép nước ngoài tham gia cạnh tranh hay kết hợp với
doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân không?
6. Nhà nước điều hành quản lý các doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
7. Các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp bao nhiêu cho chính phủ để thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế chung.
Như vậy, sự phân tích môi trường kinh doanh quốc tế nhằm giúp cho
công ty thích ứng và thích nghi trong các hoạt động kinh doanh, giảm
thách thức và tăng thời cơ kinh doanh, gia tăng kết quả và hạn chế rủi ro.
KẾT QUẢ DỰ KIẾN CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH -
Nga và Mỹ là 2 quốc gia khác nhau, nhờ vào việc nghiên cứu môi
trường mà McDonald’s đã tồn tại ở Nga sau gần 3 thập kỷ. Tuy nhiên
vấn đề về chính trị là một yếu tố khá khó và rộng lớn ở 2 quốc gia, và
điều đó dẫn đến trường hợp mà chúng em sẽ phân tích. McDonald’s đã
đưa ra một quyết định mà dường như là cách duy nhất trong trường hợp này. 2
2. Trình bày tình huống
2.1. Giới thiệu công ty
Quá trình hình thành và phát triển
McDonald’s là một tập đoàn hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với
khoảng 31.000 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ 43 triệu lượt khách
mỗi ngày dưới thương hiệu riêng của mình. Nền tảng của sự kinh
doanh thành công hôm nay là do Ray Kroc mua lại của anh em
McDonald và phát triển thành một trong những dự án kinh doanh ẩm
thực thành công nhất thế giới.
Công ty được thành lập đầu tiên vào năm 1940 do anh em Richard và Mauricc McDonald.
Ngày quan trọng trong Lịch sử McDonald's là Nhà hàng McDonald’s
đầu tiên mở cửa vào năm 1948 tại San Bernardino, California.
15/04/1955 - Kroc khai trương cửa hàng phục vụ thức ăn nhanh
đầu tiên tại Des Planies, ngoại ố phía bắc Chicago theo phương
thức nhượng quyền thương hiệu. Và chỉ hơn một năm sau khi khai
trương, đã có 11 nhà hàng được nhượng quyền trên khắp đất
nước. Một năm sau nữa, là điểm khởi đầu cho tốc độ tăng trưởng
chóng mặt, đã có thêm 25 nhà hàng được mở. 3
1958 - McDonald's bán bánh hamburger thứ 100 triệu
1961 - Đại học Hamburger mở cửa
1962 - McDonald's đầu tiên với chỗ ngồi trong nhà (Denver, Colorado)
1965 - Hiện tại có hơn 700 nhà hàng McDonald's
1966 - Ronald McDonald xuất hiện trong quảng cáo truyền hình đầu tiên của mình
1967 - Cửa hàng đầu tiên của McDonald’s mở tại nước ngoài ở Canada và Puerto Rico 4
1968 - The Big Mac lần đầu tiên được cung cấp
1971 - Ronald McDonald kết bạn - Hamburglar, Grimace, Thị trưởng McCheese
1972 - Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Nhật trải qua nhiều
bước ngoặt. Ngày 20/7, nhà hàng đầu tiên của McDonald khai
trương tại trung tâm thương mại Mitsukoshi ở quận Ginza, Tokyo.
1975 - Ổ đĩa McDonald's đầu tiên được mở ra và bước đột phá
đáng kể tiếp theo của McDonald's chính là việc khai trương nhà
hàng ở Sierra Vista năm 1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn
không phải đi xuống khỏi xe ô tô, loại hình này gọi là take-away.
1979 - Chúc mừng các bữa ăn được giới thiệu
1984 - Ray Kroc qua đời ở tuổi 81
1988 - Người Pháp mới thực sự chú tâm đến McDonald’s để hãng
đồ ăn nhanh của Mỹ có thể mở cửa hàng McDrive đầu tiên ở
ngoại ô Paris sau hơn vài năm thâm nhập thị trường.
31/01/1990 - McDonald's mở cửa nhà hàng đầu tiên ở Moscow và Trung Quốc 5
1996 - McDonald's tiến vào thị trường Ấn Độ và tiếp tục thâm
nhập vào các thị trường quốc tế khác.
Trong quá trình phát triển, Ray Kroc đã đưa McDonald’s trở thành
một trong những thương hiệu đáng giá bậc nhất toàn cầu. Logo cánh
cổng vàng của McDonald’s luôn duy trì vị trí vững chãi trong Top 10
thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Mô hình kinh doanh:
Với dòng tiền kép để đưa thương hiệu này trở thành một trong
những đế chế vĩ đại nhất trên thế giới. Ray Kroc đã dùng dòng tiền kinh
doanh từ chuỗi McDonald và thế chấp bất động sản để trả lãi ngân
hàng, sau đó lại dùng dòng tiền đến từ bất động sản cho thuê để mở
rộng chuỗi McDonald. Đồng thời, giá trị của mảnh đất khi có nhà hàng
McDonald trên đó cũng tăng lên nhiều lần và Ray Kroc có thể sử dụng
mảnh đất này để buôn bán bất động sản. Cũng chính vì điều này mà
người ta vẫn nói rằng McDonald không chỉ bán đồ ăn nhanh, họ còn
buôn bán cả bất động sản.
Nhìn ngoài ra, McDonald còn sử dụng mô hình kinh doanh nhượng
quyền dựa trên 3 đối tác chính bao gồm đối tác nhượng quyền, các nhà
cung cấp trên toàn cầu và hệ thống nhân viên nhà hàng. bí quyết
thành công của một cửa hàng được nhượng quyền thương mại nằm
gọn trong 1 từ “đồng nhất”. Các chi nhánh nhượng quyền và các chuỗi
cửa hàng phấn đấu cung cấp cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ ở nhiều
địa điểm khác nhau. Khách hàng có xu hướng sử dụng các nhãn hiệu
quen thuốc do bảng năng có xu hướng tránh những thứ lạ. Một nhãn
hiệu đem lại cảm giác an toàn khi các sản phẩm mang nhãn hiệu này
giống nhau ở mọi nơi, mọi lúc.
Thị trường đầu tiên mà McDonald xâm nhập vào là Canada 6
Cửa hàng đầu tiên của McDonald’s mở tại nước ngoài là vào tháng 7
năm 1967 tại Canada, vì theo vị trí địa lý thì Canada là 1 đất nước rộng
lớn, có nhiều khu vực giáp trực tiếp Mỹ nên việc lưu thông hàng hoá
hay quản lý cửa hàng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Người dân Canada
họ thường rất bận rộn với công việc nên có thói quen lựa chọn các bữa
ăn nhanh nên nơi đây là khu vực tiềm năng và màu mỡ để McDonald’s
tiếp cận và phát triển loại đồ ăn nhanh này. Ngoài ra, chính phủ
Canada lúc bấy giờ đang mở cửa và có nhiều ưu đãi và chính sách cho
các nhà đầu tư nước ngoài.
Sức mạnh cạnh tranh cơ bản của thị trường nhà
McDonald’s là nhà hàng đầu tiên phục vụ theo mô hình drive-thru,
mua thức ăn mà không phải đỗ xe, những người khách bận rộn chỉ việc
tấp xe vào ô cửa sổ bán hàng, gọi thức ăn và được nhận hàng ngay tại đó.
Drive-thru là dịch vụ mà khách hàng có thể mua trực tiếp ngay trên
xe của mình. Dịch vụ này mang tới cho những người bận rộn một bữa
ăn ngon nhưng vẫn nhanh chóng và tiện lợi. Khách hàng chỉ cần 15
giây cho một chiếc bánh hamburger 15 cent với khoai tây và sữa lắc.
2.2. Giới thiệu tình huống
Tháng 3/2022, McDonald's đã quyết định đóng cửa toàn bộ 850 cửa
hàng tại Nga sau khi nước này triển khai chiến tranh đặc biệt tại
Ukraine. Có khoảng 62.000 lao động làm việc cho các chi nhánh của
McDonald's tại Nga. Trong một tuyên bố, McDonald's nói rõ sau 30 năm
hoạt động tại Nga, hãng sẽ rút khỏi thị trường này và bắt đầu thủ tục
để bán lại hoạt động tại đây. Theo lý giải của McDonald's, cuộc xung
đột tại Ukraine cùng với môi trường kinh doanh bất ổn cho thấy việc
tiếp tục hoạt động tại Nga "không còn ổn định và phù hợp với các giá
trị kinh doanh của họ". McDonald's cho biết họ đang tìm cách bán toàn 7
bộ hệ thống nhà hàng của mình tại Nga cho một đối tác địa phương.
Tuy lên kế hoạch rời khỏi Nga, McDonald’s khẳng định sẽ tìm cách bảo
đảm những nhân viên tại Nga được trả lương và có việc làm trong
tương lai. Sau thương vụ này, bên mua không được phép sử dụng
thương hiệu McDonald's, cũng như biểu tượng hay thực đơn của hãng.
3. Phân tích tình huống
3.1. Các vấn đề liên quan môi trường hoạt động mà công ty gặp
phải trong tình huống
3.1.1. Môi trường tổng quan
CỤ THỂ VẤN ĐỀ GẶP PHẢI: Yếu tố chính trị:
Sự việc xảy ra khi từ cuối năm 2021 đến nay, tình hình giữa
Nga và Ukraine trở nên đặc biệt căng thẳng, Nga gửi đến Mỹ và
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bản đề nghị an ninh
gồm 8 điểm, trong đó nêu rõ các quan ngại về an ninh được coi
như những “lằn ranh đỏ”
Sau khoảng 1 tháng rưỡi, Mỹ và NATO gửi lại bản phản hồi tới
Nga kèm theo các đề nghị không được đáp ứng thỏa đáng. Theo
Mỹ và NATO, tất cả quốc gia có chủ quyền như Ukraine nếu có
yêu cầu về an ninh, có thể làm đơn xin gia nhập không chỉ NATO
mà bất kỳ tổ chức nào khác phù hợp với lợi ích quốc gia của Ukraine.
Bản phản hồi cũng nhấn mạnh, việc Nga yêu cầu NATO quay
trở lại điểm xuất phát năm 1997 là không hợp lý. Điều này khiến
Nga cho rằng, những đề nghị chính đáng của mình không được
Mỹ và NATO coi trọng. Vì điều này dẫn đến việc các thương hiệu
Mỹ gặp khó khăn trong thị trường Nga, đặc biệt là McDonald’s 8