-
Thông tin
-
Quiz
Kể một câu chuyện về lịch sử báo chí Việt Nam | Tiểu luận lịch sử thế giới
Trong kho tàng văn học và văn hóa Việt Nam, những câu chuyện không chỉ là nguồn giải trí, mà còn là cầu nối chuyển tải những giá trị, thông điệp và bài học sâu sắc. Tiểu luận "Nỗi sợ hãi của chiến tranh" xoay quanh bức ảnh "Em bé Napalm" mà nhóm chúng em phân tích, với nội dung phong phú và ý nghĩa thâm thúy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử báo chí 6 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Kể một câu chuyện về lịch sử báo chí Việt Nam | Tiểu luận lịch sử thế giới
Trong kho tàng văn học và văn hóa Việt Nam, những câu chuyện không chỉ là nguồn giải trí, mà còn là cầu nối chuyển tải những giá trị, thông điệp và bài học sâu sắc. Tiểu luận "Nỗi sợ hãi của chiến tranh" xoay quanh bức ảnh "Em bé Napalm" mà nhóm chúng em phân tích, với nội dung phong phú và ý nghĩa thâm thúy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử báo chí 6 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG
---🙥🙧🕮🙥 --- 🙧 TIỂU LUẬN LỊCH SỬ BÁO CHÍ Đề bài:
Kể một câu chuyện về lịch sử báo chí Việt Nam (một vật phẩm tại bảo
tàng: một tờ báo, một đồ dùng, một nhân vật, một câu chuyện, một bức ảnh…) Giảng viên hướng dẫn
: PGS.TS Phạm Thị Thanh Tịnh Nhóm thực hiện
: Vũ Bảo Nguyên Anh - 2356090003 Vũ Thị Tú Anh - 2356090004 Lớp hành chính
: Báo Mạng Điện Tử CLC K43 Lớp tín chỉ : PT52003_K43_1
Hà Nội, tháng 10 – năm 2024
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 3
Chương I: Những ngày đen tối................................................................................................ 4
Chương II: Hỏa ngục giữa đồng xanh......................................................................................5 0
Những giọt nước mắt trong lửa.............................................................................................6
Chương III: Khoảnh khắc “bất diệt”.......................................................................................7
Xoay chuyển góc nhìn của thế giới........................................................................................7
Dấu ấn đau thương của nhân dân Việt Nam..........................................................................8
Ký ức trong khói lửa.............................................................................................................9
Hồi sinh từ đau thương.......................................................................................................10
Chương IV: Giai điệu của hòa bình.......................................................................................11
Chương V: Mắt sáng - Lòng trong - Bút sắc...........................................................................14
Mắt sáng............................................................................................................................ 14
Lòng trong.........................................................................................................................15
Bút sắc...............................................................................................................................16
Bài học cho người làm báo..................................................................................................17
Bài học cho cá nhân...........................................................................................................18
Sức mạnh của nghệ thuật và giá trị hòa bình........................................................................19
Hình ảnh chạm tới trái tim..................................................................................................20
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................23 1
Quét mã để xem bài trình bày bằng hình thức mega story. LỜI MỞ ĐẦU
Trong kho tàng văn học và văn hóa Việt Nam, những câu chuyện không chỉ là
nguồn giải trí, mà còn là cầu nối chuyển tải những giá trị, thông điệp và bài học sâu
sắc. Tiểu luận "Nỗi sợ hãi của chiến tranh" xoay quanh bức ảnh "Em bé Napalm" mà
nhóm chúng em phân tích, với nội dung phong phú và ý nghĩa thâm thúy, phản ánh 2
những vấn đề quan trọng về lòng nhân ái, giá trị hòa bình, cùng vai trò và trách nhiệm
của người làm báo trong bối cảnh hiện nay.
Tiểu luận này nhằm khám phá các yếu tố cốt lõi của câu chuyện, bao gồm cốt
truyện, nhân vật, bối cảnh và thông điệp chính. Qua đó, người đọc sẽ có cái nhìn toàn
diện hơn về bức ảnh "Em bé Napalm", từ đó hiểu rõ hơn về giá trị và tầm ảnh hưởng
của nó đối với văn hóa và xã hội.
Chúng em sẽ đi sâu vào những khía cạnh như hoàn cảnh lịch sử, cốt truyện, ý
nghĩa của bức ảnh, và bài học mà nó truyền tải. Hy vọng rằng qua tiểu luận này, người
đọc sẽ cảm nhận được chiều sâu cũng như những giá trị mà câu chuyện này mang lại.
Chương I: Những ngày đen tối
Vào những năm 1970, không chỉ riêng nước Mỹ đã phải trải qua một thời kỳ
đầy biến động, mà cuộc chiến tranh Việt Nam cũng diễn ra trên chiến trường và xâm
nhập vào tâm trí, trái tim của người dân Mỹ, trở thành một cuộc chiến tư tưởng sâu 3
sắc. Giới cầm quyền Mỹ với mong muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng
sản, đã thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền Ngô
Đình Diệm, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 của quân dân
Việt Nam thực sự đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng, hình ảnh về sức mạnh quân sự
của Mỹ bỗng chốc bị lung lay. Những hình ảnh chân thực từ chiến trường, cùng với
nỗi đau và thương vong khôn xiết, đã khiến nhiều người Mỹ phải suy ngẫm lại về lý
do và mục đích của cuộc chiến. Từ đó, phong trào phản chiến bùng nổ mạnh mẽ, thu
hút sự tham gia của đông đảo tầng lớp trong xã hội, từ sinh viên đến nghệ sĩ và trí
thức. Các cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh diễn ra khắp nơi, tạo nên một làn sóng
mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ Mỹ chấm dứt can thiệp.
Tuy nhiên, với tham vọng lật ngược thế cờ, nhanh chóng giành lại thế chủ động
trên chiến trường miền Nam, Mỹ tiếp tục tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh”, giao lại trách nhiệm cho quân đội Việt Nam Cộng hòa, thực hiện âm mưu
“thay màu da trên xác chết” nhằm mục đích giảm bớt sự can thiệp quân sự trực tiếp,
trong khi vẫn nỗ lực duy trì ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam. Tuy vậy, chiến lược
này không đạt được kết quả như mong đợi, khi quân đội Việt Nam Cộng hòa vẫn
không đủ sức chống lại lực lượng cách mạng, khiến cho tình hình càng trở nên bất ổn.
Cuộc xâm lược càng trở nên ác liệt và thâm độc hơn khi mà Mỹ tiếp tục mở
rộng quy mô, đẩy mạnh chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”, dẫn đến những
cuộc tấn công quy mô lớn hơn và tàn phá nặng nề, gây nên mất mát lớn lao cho người
dân Đông Dương, trong đó có nhân dân Việt Nam. Những hành động này không chỉ
gây tổn thất về vật chất mà còn làm xói mòn tinh thần và sức chịu đựng của cả một
dân tộc. Để đạt được mục đích của mình, Mỹ cũng sử dụng những thủ đoạn ngoại giao
thâm độc, lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ
của hai nước này dành cho Việt Nam.
Cuộc chiến đã gây ra những tổn thất nặng nề cho cả hai bên, và nỗi đau mà nó
để lại cho người dân Việt Nam là vô cùng sâu sắc. Tình trạng thiếu thốn về lương
thực, thuốc men và các điều kiện sống cơ bản đã trở thành một phần không thể thiếu
trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Hàng triệu người phải sống trong
các khu tạm bợ, phải đối mặt với dịch bệnh, thiếu thốn nghiêm trọng về dinh dưỡng và
điều kiện sống khắc nghiệt. Hàng triệu người dân đã phải gánh chịu mất mát, ly tán và
khổ đau, trong khi cơ sở hạ tầng của đất nước bị tàn phá nghiêm trọng. Những con
đường, cầu cống, trường học và bệnh viện đều nằm trong cảnh đổ nát, làm cho cuộc
sống thường nhật trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Những nỗi đau về thể xác và tinh
thần đã tạo nên một thế hệ phải sống với di chứng của chiến tranh, từ nỗi ám ảnh tâm 4
lý cho đến sự thiệt hại về sức khỏe, không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình và cộng đồng xung quanh.
Tất cả những biến động ấy đã định hình nên một giai đoạn lịch sử đầy thử
thách, để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí mỗi người Việt Nam, nhắc
nhở chúng ta về giá trị của hòa bình và sự cần thiết phải bảo vệ độc lập dân tộc. Các
thế hệ sau không chỉ phải đối mặt với những ký ức đau thương mà còn phải nỗ lực
khôi phục và xây dựng lại đất nước, tìm kiếm hòa bình và phát triển đất nước trong
bối cảnh quốc tế đầy phức tạp.
Chương II: Hỏa ngục giữa đồng xanh
Giữa mưa bom bão đạn, trong khung cảnh tang thương và chết chóc, vẫn có
những nhà báo, phóng viên dũng cảm, bất khuất liều mình ghi lại và truyền tải những
hình ảnh đau thương của chiến tranh ra thế giới. Trong số đó, Nick Út, một phóng
viên trẻ của hãng thông tấn AP (Associated Press) đã không ngừng lăn xả vào những
ngày tháng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Một ngày định mệnh, trong khi ông đang tác nghiệp ghi lại các hoạt động quân sự,
tiếng bom nổ vang lên như sấm rền, xé toạc không gian yên ắng và báo hiệu những
đau thương sắp ập đến. Sáng hôm đó, lực lượng không quân Mỹ ở miền nam đã huy
động máy bay Skyraider điều khiển bằng động cơ đẩy để thả bom napalm - một chất
gây bỏng nặng - xuống ngã ba Trảng Bàng. Lúc này, cô bé Kim Phúc cùng gia đình và
những dân làng khác khi đó đang ẩn náu trong một ngôi chùa cùng quân lính miền nam Việt Nam.
Khi nghe tiếng máy bay trên đầu, những người lính vội vàng thúc giục mọi
người bỏ chạy vì lo sợ bị tấn công. Dưới bầu trời u ám, Nick Út lao đến Trảng Bàng,
nơi chiến tranh đã để lại dấu ấn kinh hoàng: những tòa nhà đổ nát, khói lửa cuồn cuộn
và tiếng khóc than thảm thiết vang vọng trong không khí. Khung cảnh tang thương ấy
khiến ông có cảm giác như thế giới đang sụp đổ ngay trước mắt mình.
Tại nơi đây, giữa sự hỗn loạn ấy, Nick Út chợt nhìn thấy Kim Phúc, cô bé 9
tuổi, đang chạy trốn trong hoảng loạn, gương mặt lấm lem bụi bặm và đẫm nước mắt.
Ánh mắt của em phản chiếu sự sợ hãi tột độ, như thể em đang chạy trốn không chỉ
khỏi bom đạn mà còn khỏi cả cái chết. Trước hình ảnh đau thương này, lòng can đảm
của một phóng viên không còn đơn thuần là ghi nhận sự thật; nó biến thành trách
nhiệm phải phản ánh thực tế đau đớn của cuộc chiến vô nghĩa. Nick Út hiểu rằng,
khoảnh khắc này không thể bỏ lỡ, ông nhanh chóng giơ máy ảnh lên và bấm một cái
chụp để ghi lại nỗi thống khổ mà Kim Phúc đang trải qua. 5
Sau khi chụp bức ảnh, Nick Út chìm trong cảm xúc hỗn loạn và day dứt. Ông
biết rằng mình vừa ghi lại một khoảnh khắc có thể thay đổi nhận thức của thế giới về
cuộc chiến, nhưng niềm tự hào nghề nghiệp nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi đau đớn
và ám ảnh. Hình ảnh cô bé Kim Phúc với làn da cháy sém, gương mặt méo mó vì đau
đớn và đôi mắt chứa đầy nỗi kinh hoàng không rời khỏi tâm trí ông.
Nick Út vẫn nhớ từng chi tiết của khoảnh khắc ấy: “Trước khi em bé Kim Phúc
không quần áo gào thét chạy ra đường quốc lộ, bà ngoại của Kim Phúc chạy ra trước
đó, trên tay bà bế một em bé khoảng một tuổi, khắp người bị bỏng, da em bé tróc từng
mảng. Nhìn thấy cảnh tượng ghê gớm ấy, tất cả các phóng viên ảnh đều bấm máy lia
lịa. Em bé ấy đã chết ngay sau những bức ảnh đầu tiên chụp được. Vì chụp nhiều, nên
một số phóng viên đã hết phim, phải gỡ máy thay phim. Vào thời điểm đó, trên người
tôi là bốn chiếc máy ảnh. Tôi vẫn còn phim. Khoảnh khắc Kim Phúc không còn quần
áo chạy ra đường quốc lộ cùng một số trẻ em khác, tôi đã may mắn ghi lại được. Tôi
phải ghi lại vì đó là khoảnh khắc cả thế giới có thể mường tượng được rõ rệt nhất về
sự tàn độc, thảm khốc của cuộc chiến tranh Mỹ thực hiện tại Việt Nam”.
Những giọt nước mắt trong lửa
Bức ảnh "Em bé Napalm" trở thành biểu tượng cho sự tàn khốc của cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Trung tâm bức ảnh là Kim Phúc, cô bé 9 tuổi, trần
truồng và gào thét, đang chạy giữa đường sau khi bị bom napalm thiêu đốt. Làn da của
em bị bỏng nặng, cháy sém, như thể từng lớp da bị lột trần bởi sức nóng khủng khiếp.
Gương mặt em nhăn nhúm trong nỗi đau và sợ hãi tột độ, miệng mở to như đang thét lên vì đau đớn và kinh hoàng.
Xung quanh em, những đứa trẻ khác cũng chạy theo, biểu lộ sự hoảng loạn và
kinh hãi, trong khi ở phía xa, những người lính đang đứng nhìn, bất lực trước cảnh
tượng này. Phía sau các em, bầu trời đen kịt khói lửa từ những vụ nổ napalm, tạo nên
một khung cảnh u ám và đầy chết chóc. Bức ảnh không chỉ ghi lại sự đau đớn về thể
xác mà còn là hình ảnh của nỗi sợ hãi, sự mất mát và sự vô nghĩa của chiến tranh, gợi
lên cảm xúc mạnh mẽ về bi kịch nhân loại. Nó khiến người xem cảm nhận được nỗi
kinh hoàng của chiến tranh thông qua ánh mắt và tiếng thét câm lặng của cô bé Kim Phúc.
Vết thương của Kim Phúc là minh chứng đau đớn cho sự tàn khốc của chiến
tranh. Làn da non nớt của cô bé bị lột trần và cháy sém do bom napalm, tạo thành
những vết bỏng sâu, loang lổ trên lưng, cánh tay và phần cổ. Da bị cháy đen, rộp lên,
chảy máu và lở loét, để lộ lớp thịt đỏ tươi bên dưới. Mỗi bước chạy của em dường như 6
xé toạc thêm vết thương, khiến nỗi đau như lan khắp cơ thể. Khuôn mặt em nhăn lại vì
đau đớn, miệng há ra như muốn hét lên, nhưng những âm thanh cũng bị nghẹn lại vì nỗi kinh hoàng quá lớn.
Không thể đứng nhìn em đau đớn, Nick Út ngay lập tức đã lao đến bên Kim
Phúc, sơ cứu cho em bằng cách đổ nước từ bình ghi đông để giúp các vết thương dịu
lại. Ông không chỉ là một phóng viên; trong khoảnh khắc đó, Nick Út trở thành một
người hùng trong mắt Kim Phúc. Sau khi sơ cứu, ông đã đưa Phúc đến bệnh viện,
quyết tâm cứu chữa cho em, mặc cho sự hỗn loạn vẫn đang diễn ra xung quanh. Cảm
giác bất lực và căm phẫn trước sự tàn bạo của chiến tranh ngấm sâu trong ông, khi
ông nhận ra rằng bức ảnh không chỉ đơn thuần là một khoảnh khắc được ghi lại, mà
còn là một vết thương tinh thần không bao giờ lành trong ký ức của ông về cuộc chiến này.
Hành động của Nick Út không chỉ là một cử chỉ nhân văn, mà còn phản ánh
một vấn đề đạo đức lớn lao trong nghề báo. Ông đã chứng minh rằng, bên cạnh việc
ghi lại sự thật, phóng viên còn phải có trách nhiệm với con người, với nỗi đau mà
mình chứng kiến. Khi bức ảnh “Em bé Napalm” được tạo ra, tâm trạng của Nick Út
trở nên nặng nề. Ông cảm nhận được sức nặng của trách nhiệm và nỗi đau không chỉ
của Kim Phúc, mà còn của hàng triệu người dân Việt Nam khác.
Bức ảnh không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật; nó mang trong mình
sức mạnh lay động lòng người, phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh và nhắc nhở
nhân loại về những nỗi đau mà cuộc xung đột gây ra cho những đứa trẻ vô tội.
Chương III: Khoảnh khắc “bất diệt”
Bức ảnh "Em bé Napalm" đã nhận giải thưởng Pulitzer danh giá vào năm 1973,
đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của Nick Út và trong lịch sử báo
chí. Xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo lớn trên khắp thế giới, bức ảnh gây chấn
động toàn cầu, khắc sâu hình ảnh kinh hoàng của cuộc chiến tranh Việt Nam vào tâm
trí công chúng. Bức ảnh này đã mang lại ý nghĩa sâu sắc đối với toàn nhân loại cũng
như đối với cá nhân Nick Út và cô bé Kim Phúc.
Xoay chuyển góc nhìn của thế giới
Bức ảnh "Em bé Napalm" là một minh chứng chân thực cho sự tàn khốc của
chiến tranh. Hình ảnh cô bé Kim Phúc, với cơ thể bị bỏng, đang chạy trốn khỏi sự tàn
phá của bom napalm, đã tạo ra cảm xúc mạnh mẽ và đầy ám ảnh, khiến người xem 7
không thể làm ngơ trước nỗi đau của những nạn nhân vô tội. Điều ấy đã phơi bày thực
tế đau thương mà chiến tranh mang lại. Nó không chỉ thể hiện nỗi đau của một cá
nhân mà còn là nỗi đau chung của hàng triệu con người khác trong các cuộc xung đột.
Khi bức ảnh được công bố, nó đã làm dấy lên một làn sóng phản đối chiến
tranh mạnh mẽ ở nhiều nước, từ Mỹ đến châu Âu và các quốc gia khác, thúc đẩy các
cuộc biểu tình quy mô lớn và tranh luận về vai trò của nước Mỹ trong cuộc chiến.
Nhiều người trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, đã bắt đầu phản đối chiến tranh Việt Nam,
điều này cho thấy sức mạnh của hình ảnh trong việc kích thích phản ứng cảm xúc, làm
dấy lên lòng trắc ẩn của con người, khơi dậy lòng nhân đạo.
Bức ảnh không chỉ phản ánh sự tàn bạo của chiến tranh, mà còn khơi dậy ý
thức cộng đồng về nhu cầu hòa bình, khiến nó trở thành một biểu tượng vĩnh cửu
trong cuộc đấu tranh vì quyền con người và hòa bình thế giới. Nó nhắc nhở mọi người
về giá trị của hòa bình và sự tôn trọng sự sống, khuyến khích các thế hệ sau không lặp
lại những sai lầm trong quá khứ.
Dấu ấn đau thương của nhân dân Việt Nam
Bức ảnh “Em bé Napalm” là một di chứng sâu sắc của chiến tranh ở Việt Nam,
ghi dấu một cuộc chiến khốc liệt, đẫm máu, tràn ngập nỗi đau và mất mát. Hình ảnh
cô bé Kim Phúc không chỉ đại diện cho một cá nhân, mà còn là biểu tượng cho hàng
triệu nỗi khổ đau mà người Việt Nam phải gánh chịu. Nó phản ánh thực trạng bi
thương của những gia đình bị tàn phá bởi chiến tranh, nơi những con người vô tội
bỗng trở thành nạn nhân của cuộc chiến phi nghĩa. Bức ảnh này cũng là lời nhắc nhở
về những ký ức đau thương trong quá khứ, khắc họa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước đầy gian khổ và khốc liệt của dân tộc Việt Nam.
Bức ảnh đã tạo ra một làn sóng đoàn kết mạnh mẽ trong lòng nhân dân Việt
Nam, khuyến khích họ đứng lên, đồng lòng đấu tranh cho độc lập và tự do. Nó không
chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật; mà còn là một biểu tượng khơi dậy niềm tin
và lòng dũng cảm, thể hiện tinh thần kiên cường và ý chí không bao giờ khuất phục
của người dân Việt Nam trong cuộc chiến gian khổ giành độc lập. Hình ảnh trong bức
tranh đã lan tỏa sức mạnh tinh thần, tiếp thêm động lực cho mọi người, nhắc nhở họ
rằng tự do là giá trị quý báu cần phải gìn giữ, bất chấp mọi thử thách. Qua đó, nó đã
khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khiến mỗi cá nhân cảm thấy có trách nhiệm đóng góp
cho cuộc đấu tranh chung, tạo nên sức mạnh tập thể không thể bị đánh bại.
Sau chiến tranh, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức để hồi phục và
xây dựng lại đất nước. Hình ảnh này đã trở thành động lực cho người dân trong việc 8
phục hồi và phát triển xã hội, đồng thời nhắc nhở họ về giá trị của hòa bình và đoàn
kết. Bức tranh cũng là một lời nhắc nhở cho thế hệ hiện tại và tương lai về tầm quan
trọng của hòa bình. Nó khuyến khích việc giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, giúp họ hiểu
rõ hơn về những gì đã xảy ra và thúc đẩy ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ hòa bình.
Ký ức trong khói lửa
Tấm ảnh “Em bé Napalm” do Nick Út chụp vào năm 1972 cũng mang lại ý
nghĩa rất lớn đối với bản thân ông. Trước hiện thực tàn khốc của cuộc chiến, Nick Út
nhận thấy mình có trách nhiệm ghi lại sự thật về cuộc chiến này. Đó là sứ mệnh cao cả
của một nhà báo. Bức ảnh không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật; nó còn là
một công cụ mạnh mẽ, một phương tiện giúp con người nhận thức rõ hơn về sự tàn
nhẫn của chiến tranh, đặc biệt là những ảnh hưởng đau thương mà trẻ em phải gánh chịu.
Bức ảnh đã phản ánh những cảm xúc sâu sắc của ông trong khoảnh khắc đó.
Khi nhìn thấy cô bé Kim Phúc cùng với những người khác chạy trốn khỏi vụ tấn công
bằng bom Napalm, Nick Út trải qua sự hoảng loạn và xót xa. Ông không chỉ cảm thấy
nỗi đau và sự bất lực trước sự tàn bạo của chiến tranh mà còn bị ám ảnh bởi hình ảnh
khủng khiếp của trẻ em bị tổn thương.
Nick Út cũng có cảm giác trách nhiệm lớn lao khi nhận ra rằng tấm ảnh ông
đang chụp có thể thay đổi cách nhìn của thế giới về chiến tranh Việt Nam. Sự mâu
thuẫn giữa việc là một phóng viên chiến tranh và việc ghi lại nỗi đau của con người
khiến ông cảm thấy xung đột nội tâm. Cuối cùng, tấm ảnh không chỉ là một khoảnh
khắc trong thời gian mà còn là một biểu tượng mạnh mẽ của nhân tính và lòng thương
xót trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.
Bức ảnh đã giúp Nick Út đạt được danh tiếng quốc tế, nhận giải Pulitzer. Tuy
nhiên, ông luôn nhấn mạnh rằng điều quan trọng hơn là thông điệp mà bức ảnh truyền
tải về sự cần thiết của hòa bình. Ông chứng kiến sự thay đổi trong cách mà công
chúng nhìn nhận về cuộc chiến Việt Nam. Bức ảnh đã góp phần vào những cuộc biểu
tình chống chiến tranh, cho thấy sức mạnh của truyền thông trong việc tạo ra sự thay đổi xã hội.
Nick Út nhận thức sâu sắc rằng bức ảnh “Em bé Napalm” sẽ sống mãi trong ký
ức của nhân loại, như một biểu tượng không thể phai mờ về những đau thương mà
chiến tranh để lại. Ông không chỉ nhìn thấy hình ảnh đó như một khoảnh khắc ghi lại
sự tàn bạo, mà còn như một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho các thế hệ sau. Với tâm niệm 9
rằng nghệ thuật có thể thay đổi thế giới, Nick Út luôn hy vọng rằng bức ảnh của mình
sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình và xây dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Ông khao
khát rằng hình ảnh này sẽ gợi mở những cuộc đối thoại, khơi dậy lòng trắc ẩn và
khuyến khích mọi người nhớ về những giá trị nhân văn, từ đó cùng nhau xây dựng
một tương lai tốt đẹp hơn.
Bức ảnh “Em bé Napalm” không chỉ là một minh chứng cho sự tàn khốc của
chiến tranh, mà còn thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa Nick Út và Kim Phúc. Ngay sau
khi chụp bức ảnh, Nick Út đã không chần chừ cứu giúp cô bé, sơ cứu khẩn cấp và đưa
em đến bệnh viện. Mặc dù cuộc sống đã đưa hai người đi theo những con đường khác
nhau và họ không gặp lại nhau trong suốt nhiều năm, nhưng họ vẫn giữ mối liên lạc
đặc biệt. Cuối cùng, sau 50 năm, Nick Út và Kim Phúc đã có một cuộc hội ngộ bất
ngờ. Điều này cho thấy rằng, dù bức ảnh mang tính lịch sử và phơi bày những thực tại
đau thương, nó cũng ẩn chứa những câu chuyện cá nhân đầy cảm xúc, tình bạn và
hành trình hồi phục sau chiến tranh.
Hồi sinh từ đau thương
Là một nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng là điều không dễ gì, đặc biệt là ở một
độ tuổi còn quá nhỏ, Kim Phúc đã phải gánh chịu những vết thương về của mặt thể
xác lẫn tinh thần. Giờ đây, cô đã trở thành một biểu tượng sống động cho cả nỗi đau
lẫn hy vọng. Từ một nạn nhân của chiến tranh, Kim Phúc đã chuyển mình thành một
người đấu tranh kiên cường cho hòa bình và công lý. Câu chuyện đầy cảm xúc của cô,
từ những năm tháng khắc nghiệt trong cuộc sống cho đến hành trình hồi phục và hoạt
động vì hòa bình, đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Hình ảnh của Kim Phúc không chỉ phản ánh những tổn thương mà chiến tranh
gây ra, mà còn thể hiện sức mạnh và ý chí kiên cường của con người trong việc vượt
qua những thách thức to lớn. Kim Phúc là minh chứng cho khả năng phục hồi và sự
vươn lên từ đau thương. Sau những ngày tháng khó khăn, trải qua các cuộc phẫu thuật
lớn nhỏ, cơ thể của cô giờ đây đã đầy khắp những vết sẹo. Nỗi mặc cảm, sự tự ti vây
kín trong tâm trí Kim Phúc. Khi tận mắt chứng kiến bản thân trong bức ảnh, cô không
khỏi ngạc nhiên và thẳng thừng từ chối không muốn nhận chính mình là nhân vật
trong bức ảnh đó. Cô nghĩ rằng mình đã chết, chết vì đau đớn về thể xác, tinh thần bị
khủng hoảng. Nhưng sau tất cả những tổn thương ấy, Kim Phúc đã vượt qua đau
thương để xây dựng một cuộc sống mới. Cô đã có gia đình, con cái và sống ở Canada,
cho thấy rằng con người có thể hồi phục và sống tích cực, bất chấp những ký ức đau
thương trong quá khứ. Kim Phúc đã dành phần lớn cuộc đời mình để truyền tải thông
điệp về hòa bình. Cô đã tham gia nhiều hoạt động từ thiện, giúp đỡ những nạn nhân 10
chiến tranh và những trẻ em kém may mắn, từ đó giúp họ có cơ hội hồi phục và phát triển.
Hành trình của Kim Phúc không chỉ đơn thuần là một cuộc đấu tranh để vượt
qua nỗi đau khổ mà còn là một cuộc tìm kiếm sâu sắc về sự tha thứ cho những bi kịch
đã xảy ra trong quá khứ. Cô đã chứng minh rằng việc đối mặt với nỗi đau không chỉ là
một quá trình cá nhân mà còn là một hành trình cần thiết cho sự chữa lành của cả cộng
đồng. Kim Phúc muốn nhấn mạnh lòng nhân ái và sự tha thứ không chỉ giúp xoa dịu
những vết thương tâm hồn mà còn mở ra cánh cửa cho sự hòa giải. Bằng cách tha thứ,
cô đã tạo ra một không gian cho sự hiểu biết và kết nối, khuyến khích mọi người nhận
ra chỉ khi vượt qua hận thù, chúng ta mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Kim Phúc đã trở thành một người phát ngôn cho hòa bình tại nhiều diễn đàn
quốc tế, thể hiện sức mạnh của những nạn nhân chiến tranh trong việc xây dựng một
thế giới tốt đẹp hơn. Câu chuyện của cô đã truyền cảm hứng cho nhiều người, nhắc
nhở họ rằng sự tha thứ và hòa bình là những giá trị quan trọng cần gìn giữ, đồng thời
khơi dậy niềm hy vọng cho những ai đang phải đối mặt với những khó khăn tương tự.
Thông điệp của cô truyền tải một niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh của tình yêu và sự
đoàn kết, nhắc nhở chúng ta rằng từ những vết thương sâu sắc nhất, vẫn có thể nảy nở
những mầm sống mới của hòa bình và thấu hiểu.
Bức ảnh "Em bé Napalm" không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật, mà
còn là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về giá trị nhân quyền, hòa bình và sự cần thiết phải
đấu tranh chống lại bất công. Với sức mạnh vượt thời gian, tác phẩm này đã khắc sâu
vào tâm trí của nhiều người, như một biểu tượng cho những đau thương và hy vọng
trong cuộc sống. Nó không chỉ là một hình ảnh tĩnh, mà là một lời kêu gọi hành động,
khuyến khích chúng ta không chỉ cảm nhận mà còn tích cực tham gia vào việc xây
dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bức ảnh truyền tải thông điệp rằng mỗi chúng ta đều có
trách nhiệm bảo vệ những giá trị nhân đạo và chống lại những bất công trong xã hội.
Nó khơi dậy lòng trắc ẩn và sự đồng cảm, là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo
trong cuộc chiến vì nhân quyền và công lý.
Chương IV: Giai điệu của hòa bình
Sau nhiều thập kỷ kể từ khi bức ảnh nổi tiếng được công bố, Nick Út và Kim
Phúc đã xây dựng những cuộc sống riêng biệt, nhưng tác phẩm đó vẫn là sợi dây gắn
kết họ với nhau. Lúc này, Kim Phúc đã tạo lập và sinh sống cùng gia đình ở Canada,
trong khi đó, Nick Út vẫn giữ vững niềm đam mê với nhiếp ảnh, với mong muốn
truyền tải những thông điệp nhân văn và giá trị hòa bình qua từng bức hình. Sau 50 11
năm, vào ngày 31 tháng 10 năm 2022, họ đã có một cuộc gặp gỡ đầy xúc động tại Bảo
tàng Lịch sử Báo chí Việt Nam ở Hà Nội. Khoảnh khắc này không chỉ là sự tái ngộ
của hai con người đã trải qua những thử thách lớn lao, mà còn là minh chứng cho sức
mạnh của tình bạn và sự hồi sinh sau những ký ức đau thương.
Khi Nick Út và Kim Phúc gặp lại nhau, bầu không khí tràn ngập cảm xúc,
khiến thời gian như ngừng lại. Nick Út giờ đã lớn tuổi, không thể kìm nén được những
giọt nước mắt khi nhìn thấy Kim Phúc, cô bé mà ông đã cứu giúp trong tình trạng
bỏng nặng, giờ đây đã hồi phục khỏe mạnh và rạng rỡ. Kim Phúc khi đứng trước
người đã cứu mình, cũng không khỏi xúc động. Những ký ức về nỗi đau khổ và mất
mát ùa về, nhưng cùng lúc, bà cảm nhận được lòng biết ơn sâu sắc đối với những gì
bức ảnh đã mang lại cho cuộc đời mình. Bức ảnh không chỉ ghi lại một khoảnh khắc
khủng khiếp, mà còn mở ra những cánh cửa mới, cho phép bà trở thành một người đấu
tranh cho hòa bình và nhân quyền.
Họ đã ôm nhau, chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống, những tổn thương và
cả niềm vui. Kim Phúc nhắc lại rằng bức ảnh đã thay đổi cuộc đời bà và mở ra nhiều
cơ hội để bà nói về hòa bình. Bà chia sẻ: “Là một nhân vật trong một bức ảnh nổi
tiếng không phải dễ. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy bức hình không hiểu tại sao tác giả có
thể chụp được như vậy. Sau chiến tranh, tôi nằm ở bệnh viện, chịu đựng nhiều nỗi đau
do vết thương gây ra. Khi trở lại làng tại Trảng Bàng, tôi rất buồn vì nơi đây chịu tàn
phá của chiến tranh không còn như cũ”. Ngay từ lần đầu tiên thấy bức ảnh, bà Kim
Phúc kể lại lúc đó rất ghét và không dám nhìn bức ảnh sau khi được bố đưa cho xem.
Cứ thế sau khi ra viện, vết bỏng do bom gây ra cùng bà lớn lên. Vết sẹo rất xấu và đau
khiến bà mặc cảm và lớn lên với suy nghĩ “không bao giờ có người yêu, không bao
giờ lấy được chồng và lập gia đình”.
“Sau khi từ bệnh viện về, tôi đã có giấc mơ lớn sẽ trở thành bác sĩ. Tôi đã cố
học để đạt được ước mơ, tiếc là giấc mơ đó đã không thành sự thật. Khi trở thành
người mẹ, bế đứa con trên tay, tôi mới chấp nhận mình là nhân vật trong bức ảnh đó.
Tôi biết ơn chú Nick Út vì hành động cứu giúp tôi trong khoảnh khắc đó và bức ảnh
ông chụp. Hiện nay, tôi đã không thể giúp được người khác với vai trò bác sĩ nhưng
vẫn thấy hạnh phúc vì giúp được người khác với bức ảnh mang thông điệp tình yêu,
hy vọng và tha thứ”, bà Kim Phúc nói.
Vào năm 1997, bà thành lập Quỹ Kim Phúc nhằm hỗ trợ các tổ chức quốc tế
cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho trẻ em là nạn nhân của chiến tranh và
khủng bố. Ngày 10 tháng 11 năm 1997, bà cũng được UNESCO bổ nhiệm làm đại sứ
thiện chí văn hóa hòa bình. Ngày 11 tháng 2 năm 2019, bà Kim Phúc đã vinh dự được
nhận Giải thưởng Hòa bình Dresden vì những cam kết, đóng góp của bà dành cho trẻ 12
em tại các vùng khủng hoảng trên thế giới. Trong nhiều năm qua, với tư cách là một
Đại sứ thiện chí hòa bình của Liên hợp quốc, bà Kim Phúc đã tham gia nhiều hoạt
động hòa giải và chăm sóc trẻ em tại các khu vực chiến tranh trên thế giới bằng chính
nguồn quỹ do bà sáng lập.
Nick Út cũng chia sẻ cảm giác của mình khi chụp bức ảnh và những kỷ niệm
của ông về thời kỳ chiến tranh. “Lúc đó, mọi người đã bỏ đi hết, tôi không dám bỏ đi
vì nhìn thấy hai chị em Kim Phúc đứng trên quốc lộ khóc thảm thiết. Thực sự, tôi
không bỏ đi được. Ngay sau đó, tôi đã tưới nước lên lớp da bị bỏng của Kim Phúc và
bế cháu lên xe. Trên xe lúc đó có cả người thân của Phúc, ai cũng khóc. Nhìn lớp da
bị cháy của Phúc, tôi tưởng cháu lúc đó sẽ chết. Kim Phúc cũng quay sang bảo anh
rằng ‘anh ơi, chắc em chết rồi”, Nick Út nhớ lại.
Khi Nick Út đưa Kim Phúc đến bệnh viện nhưng y tá và bác sĩ ở đây đã từ chối
tiếp nhận vì đã quá tải và nguồn thuốc thì cạn kiệt, họ đề nghị ông đưa bé về bệnh
viện nhi ở Sài Gòn. Nhưng từ đó về đến Sài Gòn phải chạy xe hết cả tiếng đồng hồ,
nên ông sợ cô bé sẽ chết. “Có một bác sĩ nói rằng Kim Phúc sẽ chết vì vết thương quá
nặng, lúc đó tôi rất gay gắt, đã mang thẻ nhà báo ra và nói rằng tôi là phóng viên của
hãng AP, nếu bác sĩ không chữa thì sự việc này sẽ lên tất cả trang nhất của báo quốc tế
ngày mai. Lúc đó, họ mới hốt hoảng mang xe ra cứu chữa”, ông Nick Út kể.
Nhìn lại bức ảnh lịch sử giữa bối cảnh năm 1972 khi cuộc chiến đang ở giai
đoạn khốc liệt nhất, Mỹ thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, ném bom dữ dội ở
nhiều chiến trường, Nick Út nhớ lại: “Tôi đã có mặt ở rất nhiều nơi, từ Quảng Trị đến
Tây Ninh. Tôi bị thương 3 lần, đã đau đớn cùng chiến tranh cho đến tận bây giờ”.
Cả Nick Út và Kim Phúc cùng nhau khẳng định tầm quan trọng của việc ghi lại
lịch sử, để những nỗi đau không bị lãng quên. Họ hiểu rằng, từ những trải nghiệm
khắc nghiệt, nỗi đau có thể chuyển hóa thành sức mạnh, tạo ra động lực cho những
hành động vì hòa bình và công lý. Câu chuyện của họ không chỉ là một phần của quá
khứ, mà còn là một nguồn cảm hứng mạnh mẽ, sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau.
Cuộc hội ngộ này không đơn giản là sự tái ngộ của hai con người, mà còn là
một khoảnh khắc của hòa giải và chữa lành, nhắc nhở cả hai về sức mạnh của tình yêu
thương và lòng nhân ái trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Sự gắn kết giữa họ
không chỉ tồn tại trong ký ức mà còn được nuôi dưỡng bằng những hành động ý nghĩa
cho một thế giới tốt đẹp hơn. Bức ảnh "Em bé Napalm" không chỉ là hình ảnh của một
khoảnh khắc đau thương mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của con người trong việc
vượt qua nỗi đau và xây dựng tương lai tươi sáng hơn. Cuộc gặp này đã trở thành một 13
minh chứng cho sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những người từng trải qua
chiến tranh và những người đang nỗ lực xây dựng hòa bình.
Chương V: Mắt sáng - Lòng trong - Bút sắc
Câu chuyện về bức ảnh “Em bé Napalm” không chỉ đơn thuần là một khoảnh
khắc lịch sử, mà còn chứa đựng vô vàn thông điệp sâu sắc về lòng trắc ẩn và trách
nhiệm của con người trong những hoàn cảnh bi thương nhất. Bức ảnh bên cạnh việc
ghi lại nỗi đau của chiến tranh, còn đánh thức lương tri nhân loại trước sự phi nghĩa và
tàn bạo mà chiến tranh gây ra. Thông điệp từ bức ảnh đã vượt qua cả không gian và
thời gian: chiến tranh luôn tước đoạt quyền được sống, quyền tự do, quyền được hạnh
phúc và nhân quyền, và những đứa trẻ vô tội chính là nạn nhân đau đớn nhất. Hình
ảnh đó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc bảo vệ những sinh mạng
yếu thế, lên tiếng vì hòa bình, và đấu tranh chống lại sự tàn bạo của chiến tranh. Bức
ảnh vừa là một lời tố cáo đầy mạnh mẽ, vừa là lời kêu gọi nhân loại gìn giữ hòa bình
và bảo vệ tương lai cho thế hệ mai sau.
Câu chuyện về bức ảnh "Em bé Napalm" giúp độc giả liên tưởng đến câu nói
“Mắt sáng - Lòng trong - Bút sắc” của nghề báo. Điều này không chỉ đơn thuần liên
quan đến những phẩm chất nghề nghiệp của một nhà báo, mà còn đào sâu vào khía
cạnh đạo đức, nhân văn và trách nhiệm xã hội mà một người làm báo cần phải có.
Việc phân tích câu nói này trong bối cảnh bức ảnh nổi tiếng của Nick Út sẽ giúp hiểu
rõ hơn về vai trò của báo chí trong việc phản ánh sự thật và tác động của nó đến công chúng và xã hội. Mắt sáng
"Mắt sáng" không chỉ đơn thuần là khả năng quan sát nhạy, mà còn là khả năng
thấu hiểu sâu xa về bối cảnh và bản chất của sự việc. Đó là sự nhạy bén trong việc
nhận diện sự thật ẩn sau lớp vỏ của những hiện tượng, đôi khi là trong những tình
huống hỗn độn và khó lường nhất. Một nhà báo có “mắt sáng” không chỉ dừng lại ở
việc chứng kiến mà còn phải biết chọn lọc, phân tích, và đưa ra những đánh giá sâu
sắc, có khả năng lay động và tác động mạnh mẽ đến công chúng.
Nick Út, một trong những phóng viên ảnh xuất sắc nhất, là minh chứng sống
động cho khái niệm “mắt sáng” ấy. Khi ông ghi lại cảnh tượng kinh hoàng của cô bé
Kim Phúc và những đứa trẻ khác chạy trốn khỏi bom napalm, ông không chỉ đơn giản
là người đứng đó chụp ảnh, mà với nhạy cảm nghề nghiệp, đã chọn đúng khoảnh khắc
để bấm máy, ghi lại nỗi đau chân thực đến mức nó đã khiến cả thế giới phải dừng lại
và nhìn thẳng vào những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh. Ông nhận thức rằng
đây là biểu tượng mạnh mẽ của sự tàn phá vô nhân đạo mà chiến tranh mang lại. 14
Chính đôi mắt sáng ấy đã giúp Nick Út nhận ra giá trị không chỉ của khoảnh khắc, mà
còn của thông điệp bức ảnh có thể truyền tải đến cả thế giới.
Trong trường hợp của Nick Út, bức ảnh "Em bé Napalm" chẳng những ghi lại
một khoảnh khắc bi kịch mà thậm chí còn trở thành biểu tượng chống chiến tranh, lay
động lòng người và góp phần thay đổi quan điểm của công chúng quốc tế về cuộc
chiến tranh Việt Nam. Một bức ảnh tưởng chừng đơn giản đã trở thành minh chứng rõ
ràng cho sự khốc liệt của chiến tranh và sự đau đớn của những nạn nhân vô tội, khiến
người ta phải suy ngẫm về ý nghĩa của bạo lực và nhân tính. Đôi mắt sáng của người
phóng viên đã giúp bức ảnh trở thành một công cụ mạnh mẽ trong cuộc chiến vì hòa bình và công lý.
Trong bối cảnh hiện nay, nhà báo vừa phải đối mặt với áp lực việc truyền tải
thông tin nhanh chóng, vừa phải đối mặt với thách thức về tính chính xác của thông
tin. “Mắt sáng” giúp họ phân biệt được đâu là sự thật giữa hàng loạt nguồn tin đa
chiều, biết chọn lọc và phân tích thông tin trước khi đưa đến công chúng, biết cách
kiểm chứng nguồn tin và bảo vệ sự thật, đồng thời không bị cuốn vào các trào lưu tin
tức gây giật gân, kích động. Những nhà báo với "mắt sáng" không chỉ dừng lại ở việc
ghi nhận hiện tượng, mà còn biết cách khai thác sâu hơn về bản chất và hệ lụy xã hội,
từ đó đưa ra những thông tin có giá trị lâu dài, định hướng dư luận một cách đúng đắn.
Như vậy, "mắt sáng" là yếu tố không thể thiếu đối với những nhà báo hiện đại. Đó là
sự kết hợp giữa nhạy bén nghề nghiệp và đạo đức báo chí, giúp họ không chỉ ghi lại
những sự kiện mà còn đưa ra những góc nhìn đúng đắn, có giá trị nhân văn sâu sắc,
giúp định hướng dư luận và thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng tích cực và bền vững. Lòng trong
"Lòng trong" là biểu hiện sâu sắc của lòng trắc ẩn và trách nhiệm đạo đức mà
người làm báo phải luôn duy trì, không chỉ là sự kiên định với nguyên tắc nghề
nghiệp, mà còn là khả năng thấu hiểu và đồng cảm với nỗi đau của con người. Đó là
sự nhạy cảm trước những khổ đau, là dũng khí bảo vệ nhân phẩm con người ngay cả
khi đối mặt với những hoàn cảnh khắc nghiệt, vượt xa khỏi ý nghĩa đơn thuần của tính trung thực trong báo chí.
Nick Út bên cạnh việc làm nhiệm vụ ghi lại sự thật của khoảnh khắc lịch sử,
còn phản ứng ngay lập tức khi thấy Kim Phúc đang vật lộn với cơn đau tột cùng. Hành
động của ông không dừng lại ở việc làm chứng nhân cho thảm kịch, mà ông còn quyết
định trở thành người cứu giúp, đưa cô bé tới bệnh viện. Ông đã thể hiện một tinh thần
trách nhiệm và lòng nhân ái cao quý, khi quyết định hạ máy ảnh xuống để hành động
vì sự sống. Điều này đã khắc họa rõ nét hình ảnh của một nhà báo với "lòng trong"
không chỉ ở công việc mà còn trong tâm hồn. 15
Trong nghề báo, việc giữ vững "lòng trong" luôn là một thử thách cam go. Bởi
ranh giới giữa việc ghi nhận và phản ứng trước hoàn cảnh đôi khi rất mong manh, và
có thể khiến nhà báo lạc mất chính mình. Một nhà báo có đạo đức vừa là người thu
thập thông tin và ghi lại sự kiện, vừa phải gánh trên vai trách nhiệm với những số
phận mà họ đang chứng kiến. Hành động của Nick Út đã chứng minh ông không đặt
mình ở ngoài sự đau đớn của các nạn nhân, mà là người hành động vì nhân loại, vì sự
sống. Ông không để mình trở nên vô cảm trước nỗi đau, mà ngược lại, đã biến chính
mình thành một phần của câu chuyện, làm tròn nghĩa vụ của một con người với lòng
trắc ẩn. Chính sự lựa chọn đó đã đưa Nick Út trở thành biểu tượng của lòng nhân ái, là
một minh chứng rõ ràng cho giá trị nhân văn sâu sắc trong nghề báo. Bút sắc
“Bút sắc” thể hiện sức mạnh của việc truyền tải thông điệp một cách sắc bén và
sâu sắc, có khả năng tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và cảm xúc của người xem. Đối
với Nick Út, “bút” của ông không nằm ở những dòng chữ mà trong từng khoảnh khắc
được bắt trọn qua ống kính máy ảnh. Bức ảnh "Em bé Napalm" của ông chính là lời
nói không cần âm thanh, một câu chuyện bi thảm nhưng đầy sức lay động mà ngôn từ
khó có thể diễn đạt hết. Qua tấm ảnh ấy, ông không chỉ ghi lại một khoảnh khắc lịch
sử mà còn truyền đi một thông điệp thấm thía về nỗi đau của chiến tranh và nhân loại.
Một phóng viên có khả năng sử dụng “bút sắc” không đơn thuần là người mô tả
sự kiện một cách trung thực, mà là người có khả năng dẫn dắt công chúng suy ngẫm
về những gì đang xảy ra, thậm chí thay đổi cách nhìn nhận của xã hội. Bức ảnh của
Nick Út không dừng lại ở giá trị nhiếp ảnh, mà còn là biểu tượng mạnh mẽ trong
phong trào phản chiến toàn cầu. Ngay từ khi được công bố, bức ảnh này đã gây chấn
động và góp phần làm dấy lên phong trào phản đối chiến tranh tại Mỹ và nhiều nơi
trên thế giới. Nó không chỉ gợi lên cảm xúc mà còn thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức
đối với nỗi đau và mất mát trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Sức mạnh của “bút sắc” nằm ở sự tinh tế và nhạy bén trong việc lựa chọn
những gì cần ghi lại, thể hiện khả năng nắm bắt đúng thời điểm để tạo nên tác động
lớn nhất. Nick Út đã không hề ngẫu nhiên khi chụp được bức ảnh mang tính biểu
tượng ấy. Ông đã chọn đúng khoảnh khắc mà nỗi đau và bi kịch của một cá nhân như
Kim Phúc lại trở thành biểu tượng cho nỗi thống khổ của hàng triệu người khác. Qua
tấm ảnh ấy, ông không chỉ kể câu chuyện của một em bé, mà còn gợi lên sự phản
kháng trước sự tàn khốc của chiến tranh, kêu gọi lòng nhân ái và hòa bình.
Bên cạnh đó, một “bút sắc” đòi hỏi nhà báo phải có sự nhạy cảm và trách
nhiệm đối với những gì họ chứng kiến. Nick Út không chỉ dùng máy ảnh để phản ánh
hiện thực, mà ông đã biến nó thành công cụ đánh động lòng người, thức tỉnh lương tri
của cả nhân loại. Thông điệp ông gửi gắm không chỉ về chiến tranh, mà còn về những 16
giá trị nhân văn cao cả mà con người cần bảo vệ. Bức ảnh "Em bé Napalm" của ông
đã vượt qua giới hạn của một tấm hình báo chí thông thường, trở thành tiếng nói mạnh
mẽ trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, gợi lên khát vọng về một thế giới không còn
chiến tranh và đau thương. Ông đã dùng chiếc máy ảnh như một vũ khí tinh thần,
không phải để phá hủy mà để xây dựng lại những giá trị nhân bản, gợi lên khao khát
hòa bình và lòng nhân ái trong mỗi con người. Chính điều đó đã làm nên tầm vóc vĩ
đại của một “bút sắc” thực sự.
Câu chuyện "Em bé Napalm" của Nick Út không những là một bức ảnh nổi
tiếng, còn là một biểu tượng sống động cho vai trò của nhà báo trong xã hội. Qua
thông điệp “Mắt sáng - Lòng trong - Bút sắc”, chúng ta nhận thấy sự kết hợp hoàn hảo
giữa khả năng quan sát sắc bén, lòng trắc ẩn sâu sắc và sức mạnh của hình ảnh, con
chữ trong việc truyền tải thông điệp. Bức ảnh đã phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh
thậm chí còn khơi dậy lương tri nhân loại, buộc chúng ta phải đối diện với thực tế đau
thương và khẩn thiết kêu gọi sự thay đổi.
Nick Út đã chứng minh rằng nhà báo không chỉ là người ghi lại sự thật mà còn
có thể trở thành người thay đổi số phận của những người khác thông qua những hành
động can đảm và lòng nhân ái. Hành trình của ông là một minh chứng cho sức mạnh
của báo chí trong việc đấu tranh cho công lý, hòa bình và nhân quyền. Câu chuyện
này nhắc nhở chúng ta rằng, trong mỗi khoảnh khắc, các nhà báo có thể trở thành
những ngọn đèn soi sáng những góc tối nhất của nhân loại, truyền tải thông điệp mạnh
mẽ và tạo ra tác động tích cực cho thế giới. Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: "Cán bộ
báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ.”
Kết thúc của câu chuyện này đã mang lại một thông điệp nhân văn sâu sắc về
khát vọng hòa bình của toàn nhân loại. Nó khắc sâu trong tâm trí chúng ta, dù phải trải
qua những nỗi đau và mất mát, con người vẫn có khả năng vươn lên, tìm kiếm và xây
dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Câu chuyện giữa phóng viên Nick Út và bức ảnh "Em
bé Napalm" đã mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, không chỉ cho ngành báo
chí nói riêng mà còn cho xã hội nói chung.
Bài học cho người làm báo
Bài học về sức mạnh lớn lao của hình ảnh khi có khả năng truyền tải thông điệp
mạnh mẽ hơn cả từ ngữ. Bức ảnh "Em bé Napalm" đã làm lay động hàng triệu trái tim
và góp phần thay đổi quan điểm về chiến tranh Việt Nam, nhấn mạnh sức mạnh của
hình ảnh trong việc tạo ra sự thay đổi xã hội. Người làm báo cần hiểu rõ tầm quan
trọng của hình ảnh trong việc phản ánh sự thật. 17
Bên cạnh đó nhà báo phải nắm rõ trách nhiệm của bản thân khi phản ánh sự
thật. Nhà báo có trách nhiệm không chỉ trong việc đưa tin mà còn trong việc thể hiện
sự thật một cách công bằng và nhân đạo. Nick Út bên cạnh việc chụp một bức ảnh,
ông còn phản ánh nỗi đau và sự tàn khốc của chiến tranh, từ đó giúp khán giả hiểu rõ
hơn về những gì đang xảy ra. Bởi ông biết được hình ảnh ấy có ảnh hưởng sâu sắc đến
nhận thức của công chúng về các vấn đề xã hội.
Đặc biệt, đạo đức trong báo chí là một yếu tố thiết yếu, không chỉ quyết định
chất lượng của thông tin mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người. Các nhà
báo cần thấu hiểu rằng công việc của họ có thể để lại những hậu quả lâu dài. Việc
chụp ảnh một đứa trẻ bị thương đòi hỏi sự tinh tế và tôn trọng, và Nick Út đã thể hiện
điều đó bằng cách giúp đỡ cho Kim Phúc ngay sau khi chụp bức ảnh. Hành động này
không chỉ mang lại hy vọng mà còn chứng minh rằng báo chí có thể là một công cụ
mạnh mẽ để khơi dậy lòng nhân ái và sự thay đổi tích cực trong xã hội.
Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, việc
lưu giữ những thông tin và chia sẻ hình ảnh trở nên dễ dàng và có sức lan tỏa mạnh
mẽ hơn bao giờ hết. Các nền tảng truyền thông xã hội ngày nay đóng vai trò là cầu nối
cho những câu chuyện nhân văn, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng. Chính điều đó,
người làm báo cần bắt kịp những thời cơ và xu hướng phát triển hiện nay của nền báo
chí Việt Nam cũng như trên thế giới.
Bài học cho cá nhân
Học cách tha thứ cho những tổn thương trong quá khứ là một phần quan trọng
trong quá trình chữa lành. Hành trình của Kim Phúc từ nạn nhân chiến tranh trở thành
một người đấu tranh cho hòa bình cho thấy rằng con người có thể vượt qua nỗi đau và
xây dựng lại cuộc sống của mình. Ai cũng có những nỗi đau cho riêng mình, việc hiểu
ra, tìm thấy sức mạnh nội tại và tiếp tục cố gắng sống mới là điều cần thiết. Điều này
cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tha thứ và khả năng tự hồi phục của con người.
Ở mỗi con người cũng cần có lòng dũng cảm và sự kiên cường để tự bản thân
nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. Hành trình của Kim Phúc thể hiện sức mạnh và lòng
dũng cảm của con người trong việc vượt qua những nghịch cảnh. Bà đã không chỉ
sống sót sau một trong những trải nghiệm đau thương nhất mà còn trở thành một
người đấu tranh cho hòa bình, cho thấy rằng mỗi người đều có khả năng thay đổi thế giới xung quanh mình. 18
Cuộc đời của Kim Phúc và những gì bà phải trải qua đã khơi dậy lòng thương
cảm và xót xa của bao thế hệ độc giả trên thế giới. Kim Phúc là một nhân chứng sống
của thời kỳ đầy biến động và đau thương, câu chuyện và biến cố của bà chính là bài
học lớn về sự khát khao tự do, về giá trị lớn lao mà hòa bình và dân chủ đem lại cho
con người. Từ đó, đánh thức sự đồng cảm, tinh thần tương thân tương ái và lòng tôn
trọng đối của con người với nhau. Điều này nhấn mạnh mỗi cá nhân đều là một phần
quan trọng của bức tranh đời sống, đồng thời tôn vinh giá trị của việc thấu hiểu và
lắng nghe những câu chuyện của những mảnh đời khác, bởi đó chính là sợi chỉ đỏ kết
nối tâm hồn của nhân loại với nhau.
Những ký ức đau thương từ chiến tranh và các sự kiện lịch sử cũng cần được
ghi nhớ và bảo tồn. Bức ảnh không chỉ là hình ảnh mà còn là một phần của di sản văn
hóa, nhắc nhở chúng ta về những sai lầm trong quá khứ và tầm quan trọng của việc
học hỏi từ chúng. Việc chia sẻ những câu chuyện này giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về
giá trị của hòa bình và sự đoàn kết.
Sức mạnh của nghệ thuật và giá trị hòa bình
Nghệ thuật như một công cụ, một phương tiện có khả năng làm thay đổi nhận
thức và cách nhìn nhận của cộng đồng. Sức mạnh của nghệ thuật là có thể phản ánh
hiện thực và truyền tải thông điệp về hòa bình, tình yêu thương và sự đoàn kết. Nó có
khả năng kết nối con người và làm dấy lên những cuộc đối thoại cần thiết. Nghệ thuật
giúp khơi dậy cảm xúc và ý thức cộng đồng, từ đó dẫn đến hành động. Chính điều ấy
nhắc nhở chúng ta rằng mỗi hành động nhỏ đều có thể góp phần vào việc xây dựng
một thế giới hòa bình hơn.
Câu chuyện từ bức ảnh “Em bé Napalm” cũng nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình
là một giá trị quý giá cần được bảo vệ và gìn giữ. Những ký ức đau thương từ quá khứ
cần được ghi nhớ để không lặp lại trong tương lai. Hòa bình không chỉ là việc ngừng
bắn, mà còn là sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau. Bức ảnh là lời nhắc nhở về giá trị
của hòa bình, và mỗi cá nhân đều có vai trò trong việc xây dựng nó.
Bài học quý giá hơn nữa là sự quan trọng của giáo dục, việc giáo dục về hòa
bình và nhân quyền. Câu chuyện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục
cộng đồng về giá trị của hòa bình, nhân quyền và sự tôn trọng lẫn nhau. Việc tổ chức
các chương trình giáo dục, hội thảo và triển lãm có thể giúp lan tỏa thông điệp về sự
cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của mọi người, đặc biệt là những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Bức ảnh "Em bé Napalm" của Nick Út bên cạnh ghi lại một khoảnh khắc đau
thương trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, nó còn mang ý nghĩa sâu sắc, trở thành 19