-
Thông tin
-
Quiz
Sự ra đời và phát triển của tạp chí Tri Tân | Tiểu luận Lịch sử báo chí
Trong cuộc sống hiện nay, hầu như mỗi người chúng ta đều nhận thấy rõ vai trò quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội, xét trên mọi phương diện. Báo chí là tấm gương phản ảnh hiện thực cuộc sống đương thời. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử báo chí 6 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Sự ra đời và phát triển của tạp chí Tri Tân | Tiểu luận Lịch sử báo chí
Trong cuộc sống hiện nay, hầu như mỗi người chúng ta đều nhận thấy rõ vai trò quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội, xét trên mọi phương diện. Báo chí là tấm gương phản ảnh hiện thực cuộc sống đương thời. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử báo chí 6 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
--------------------------------
TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẠP CHÍ TRI TÂN (1941-1946)
Giảng viên: PHẠM THỊ THANH TỊNH
Sinh viên: LÊ THÙY PHƯƠNG Mã s s
ố inh viên: 2156090045
Lớp: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ CLC K41 Hà N i
ộ , tháng 11 năm 2022 1 | P a g e
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………. …
. ……….…3 NỘI DUNG
I. VÀI NÉT VỀ BÁO CHÍ VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG………...………4
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỜ BÁO TRI
TÂN………………………………………………………………………………...6
1. Bối cảnh chính trị - xã hội và văn hóa giai đoạn 1939-1945…......……… …6
2. Tình hình báo chí ở Việt Nam thời kỳ 1939-1945……………..........………8
3. Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của tờ báo Tri Tân………......………..9
III. NGƯỜI SÁNG LẬP TẠP CHÍ TRI TÂN……………………. … . …… …….11
IV. PHÂN TÍCH: TẠP CHÍ TRI TÂN VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN THỨC
TỈNH LÒNG YÊU NƯỚC VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA DÂN
TỘC……………………………………………………………….………………12
V. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA TỜ BÁO TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN
TẠI……………………………………………………………….……………….15
1. Tạp chí Tri Tân và những đóng góp trên phương diện giáo dục……………
……………………………………………………………………………..15
2. Tạp chí Tri Tân có công đóng góp cho nền quốc học và đưa chữ Quốc
ngữ lên thành một phương tiện truyền đạt những đề tài bác học……………
…………………………………………………………………………. … . 17
3. Tạp chí Tri Tân là nguồn sử liệu vô cùng quý giá cho nền báo chí Việt
Nam………………………………………………………………….…… .17
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM…………………………………………. … . …….18
KẾT LUẬN……….……………………………………………………….……..20
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………..... …
. …………………….……..21 2 | P a g e
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện nay, hầu như mỗi ng ời
ư chúng ta đều nhận thấy rõ vai trò quan
trọng của báo chí trong đời sống xã hội, xét trên mọi phương diện. Báo chí là tấm gương
phản ánh hiện thực cuộc sống đương thời, được coi là mảnh sử liệu quan trọng để tìm
hiểu lịch sử. Đồng thời việc tìm hiểu lịch sử báo chí cũng sẽ gớp phần quan trọng vào
việc tìm hiểu và làm sang tỏ nhiều vấn đề của lịch sử nói chung. Công cuộc đổi mới ở
nước ta thời đại mới đòi hỏi báo chí phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình. Sự phát
triển của báo chí phải đồng thời không chỉ tang cường về số lượng mà quan trọng hơn là
chất lượng thì mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống thực tiễn.
Ngoài ra, báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX có một vị t í
r quan trọng, không chỉ phản
ánh thực trạng xã hội mà còn gắn chặt với đời sống văn hóa tư tưởng của dân tộc. Báo chí
được coi là nhân tố quan trọng nâng đỡ, tạo đà và thúc đẩy nền văn học hiện đại Việt Nam.
Việc nghiên cứu lịch sử Tạp chí Tri tân được tôi lựa chọn là trên cơ sở xác định các ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. 3 | P a g e NỘI DUNG I.
VÀI NÉT VỀ BÁO CHÍ VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG
Báo chí là sản phẩm của xã hội công nghiệp phương Tây. Báo chí xuất hiện ở Việt Nam
đồng thời với cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, được coi là một vũ khí sắc bén, cùng với
tàu đồng, đại bác trong quá trình biến Việt Nam thành thuộc địa.
Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng ở Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược nước ta.
Cùng với quá trình đánh chiếm Nam Kỳ, thực dân Pháp đã cho xuất bản báo chí nhằm
mục đích phục vụ cho công cuộc chinh phục của chúng. Ban đầu, báo chí ra đời chỉ với
tư cách là các tập tin, tập kỷ yếu để thông báo các hoạt động, thông tin của chính phủ
Pháp. Chính vì vậy, số lượng phát hành rất hạn chế. Tờ báo đầu tiên dưới dạng này xuất
hiện ở Việt Nam là tờ Le Bulletin official de V experdition de la Cochinechine (Kỷ yếu
công vụ công cuộc viễn chinh xứ Nam Kỳ) viết bằng chữ Pháp, phát hành tại Sài Gòn, số
1 ra mắt ngày 29/9/1861. Tờ báo này do Bonard (Bô-na), thống đốc Nam Kỳ đầu tiên lập
ra chủ yếu để đăng các quyết định, nghị định và những thông báo của giới chỉ huy quân
đội Pháp cùng tin tức về hoạt động của chúng. Đến năm 1865 nó đổi tên thành Bulletin
official de la Cochinechine Francaise (Kỷ yếu công vụ xứ Nam Kỳ thuộc Pháp). Năm
1899 lại một lần nữa nó được đổi tên thành Bulletin official de Y Indochine Francaise
(Kỷ yếu công vụ xứ Đông Dương thuộc Pháp) và lần đổi tên cuối cùng là vào năm 1902
với tên gọi Bulletin Administratif phát hành trên toàn Đông Dương.
Những năm tiếp theo, hàng loạt các tờ báo khác lần lượt ra đời.
Năm 1863, thực dân Pháp cho ra đời tờ Le Bulletin des Communes (Kỷ yếu làng xã) in
bằng chữ Hán – Việt, được lưu hành chủ yếu trong giới quan lại làm tay sai cho Pháp.
Năm 1864, tờ Le Courrier (le Saigon (Tin tức Sài Gòn)) ra đời. Khác với các tờ báo
trước, báo này mang dáng dấp của một tờ báo thông tin, được xuất bản nhiều số hơn và
nội dung phong phú hơn. Ngoài việc đăng tải những tin tức của chính quyền thực dân, nó
còn để cập tới các vấn đề kinh tế - xã hội đương thời.
Đặc biệt sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, thực dân Pháp cho ra đời ờ t Gia
Định báo – tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Việt Nam. Gia Định báo ra số đầu tiên ngày
15/4/1865, mỗi tháng một số, mỗi số 4 trang, khổ 25x32 cm. Lúc này báo do một người
Pháp là Éc-néc Pô-tô (Emest Potteau) chịu trách nhiệm xuất bản đến năm 1869 được giao
cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc và Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Nội dung ngoài
phần công vụ đăng các nghị định, thông tin, các hoạt động của chính phủ Pháp và tay sai,
Gia Định báo còn có khuynh hướng tố cáo hành động xâm lược của thực dân Pháp, hành
động đầu hàng bán nước của bộ phận phong kiến bản xứ. Gia Định báo tồn tại đến ngày 1/1/1910 thì đóng cửa. 4 | P a g e
Ngoài các tờ báo mang tính chất công báo, thực dân Pháp còn cho ra đời loại báo chuyên
đăng những bài nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình kinh tế Việt Nam, về các nguồn tài
nguyên khoáng sản của Việt Nam để phục vụ cho mục đích khai thác và bóc lột thuộc
địa. Tiêu biểu là tờ Le Bulletin de Comité Agricole et Industriel de la Cochinechine (Kỷ
yếu của ủy ban canh nông và kỹ nghệ Nam Kỳ) xuất bản năm 1869.
Sau khi hiệp ước Héc-măng được ký kết, Bắc Kỳ và Trung Kỳ nằm dưới chế độ bảo hộ
của thực dân Pháp. Chúng cũng cho lập nhà in và xuất bản báo. Tờ báo đầu tiên được
xuất bản ở Bác Kỳ là tờ Bulletin official de Protectorat de r Annam et du Tonkin (Kỷ yếu
công vụ của nền bảo hộ xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ). Tiếp đó là các báo V Avenir du Tonkin
(Tương lai của Bắc Kỳ); V Indépendance Tonkinoise (Bắc Kỳ độc lập) xuất ả b n năm 1884.
Năm 1888, sau khi chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã cho xuất bản tờ báo Tiếng Việt
đầu tiên là tờ “Bảo hộ Nam dân”, trụ sở đặt tại Hải Phòng, số 1 ra ngày 8/7/1888. Tôn chỉ
mục đích của báo được trình bày trong số đầu như sau: “Phục vụ quyền lợi của nước
Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dạy cho dân An Nam biết kính trọng và phục tùng chính
phủ Công hòa Pháp và các đại diện của họ, làm an lòng và giảm bớt sự thù hằn của người
dân”. Bảo hộ Nam dân chỉ ra được vài số thì bị đình bản.
Sau gần ba mươi năm kể từ khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời, đến năm 1893, thực dân
Pháp mới xuất bản được tờ báo đầu tiên tại Hà Nội, tờ Đại Nam đồng văn nhật báo, do
một nhà tư bản Pháp là Sơ-ne-đơ (Francoise Henri Schneider) sáng lập. Lúc đầu, báo được xuất ả
b n bằng chữ Hán – Việt. Đối tượng chủ yếu là các quan lại, các trí thức Nho
học. Báo nhằm đăng tải các chính sách của bọn cầm quyền Pháp, ngoài ra còn đăng
những bài dạy chữ quốc ngữ và giải thích bằng chữ Hán – Việt... Đại Nam đồng văn nhật
báo tồn tại trong 14 năm, đến năm 1907 đổi tên thành Đăng cổ tùng báo và được in bằng
hai thứ chữ quốc ngữ và Hán – Việt
Ở Nam Kỳ, sau Gia Định báo, tờ báo Tiếng Việt thứ hai ra đời là Phan Yên báo (năm
1988, Phan Yên là tên cũ của thành Gia Định). Phan Yên báo ra báo hang tuần nhưng chỉ
được 7-8 số thì bị đình bản bởi một loạt bài mang xu hướng yêu nước rõ rệt.
Như vậy, cùng với quá trình xâm lược và bình định Việt Nam của thực dân Pháp, báo chí
cũng đã lần lượt xuất hiện ở cả ba miền, cả báo tiếng Pháp và báo tiếng Việt. Xuất ả b n
báo chí ở Việt Nam, thực dân Pháp nhằm mục đích dung báo chí làm phương tiện để
tuyên truyền cho chính sách cai trị và đặc biệt thông qua việc phát hành báo chí cũng đã
đem lại cho chúng nguồn thu đáng kể. Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đó, việc xuất
bản báo chí cũng đã đem đến cho thực dân Pháp những hậu quả khó lường. Ấy là lần đầu
tiên, người dân Việt Nam được tiếp cận với một hình thức thông tin mới là báo chí; đặc
biệt báo tiếng Việt ra đời khiến cho chữ Quốc ngữ ngày càng được phổ biến. Mặt khác,
thông qua báo chí, người Việt Nam càng hiểu rõ hơn về tình hình trong nước và quốc tế, 5 | P a g e
về những âm mưu và chính sách của thực dân Pháp, từ đó báo chí như một thứ vũ khí
được sử dụng để chống lại bọn xâm lược một cách có hiệu quả hơn.
Qua hai cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai, đến cuối những năm 30 của
thế kỷ XX, báo chí ở Việt Nam đã phát triển hết sức nhanh chóng, đặc biệt là sự tăng
nhanh về số lượng (sáu tháng đầu năm 1939 có 114 tờ báo và 160 tạp chí, tập san tiếng
Việt và tiếng Pháp; đến cuối năm 1939 tăng lên 120 tờ báo và 182 tạp chí và tập san…).
Về sau này, bên cạnh báo chí công khai hợp pháp đã xuất hiện dòng báo chí cách mạng
(tờ Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sang lập và 6/1925 ở TRung Quốc được coi là tờ báo
cách mạng đầu tiên ở nước ra). Báo chí đã thực sự trở thành phương tiện cực kỳ quan
trọng trong việc truyền bá văn hóa. Báo chí cũng đã được những người yêu nước, những
người cộng sản Việt Nam, bằng vô số con đường: công khai và không công khai, hợp
pháp và bất hợp pháp để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước và cách mạng, chủ nghĩa Mác
Lê-nin và tư tưởng cộng sản, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. II.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỜ BÁO TRI TÂN
1. Bối cảnh chính trị - xã hội và văn hóa giai đoạn 1939-1945
Tạp chí Tri Tân ra đời và sinh tồn trong một thời điểm lịch sử gay cấn, bối cảnh chính trị
phức tạp, đời sống văn hóa đầy thử thách nhưng Tri Tân vẫn được coi là một tạp chí
“chất lượng” và “trí tuệ”.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) được coi là cuộc chiến tranh lớn nhất trong
thế kỷ XX, là sự kiện có tính bước ngoặt trong lịch sử nhân loại: thời đại loài người tiêu
diệt chủ nghĩa phát xít, bộ mặt nhân loại có sự thay đổi cực kỳ to lớn, hệ thống xã hội chủ
nghĩa được hình thành, sự tan rã bước đầu của hệ thống thuộc địa và sự lớn mạnh của lực
lượng hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội…
Đây cũng là thời kỳ cách mạng vươn lên tầm vóc mới, hòa nhập với phong trào dân chủ
và cách mạng thế giới, chuẩn bị những điều kiện thực lực cách mạng bên trong, đón thời
cơ tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1945) mau lẹ và ít đổ máu, tạo nên biến
cố lớn trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội…
Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan mở màn Chiến tranh thế giới thứ hai. Hai
ngày sau, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, nhưng đúng với sự bình luận của dư luận
tiến bộ quốc tế lúc đó là họ “tuyên” nhưng không “chiến”, vì cả hai nước đều ngấm ngầm
mong quân Đức sẽ “thanh toán” Liên Xô trước đã…
Tất nhiên, xứ Đông Dương xa xôi cũng không thể đứng ngoài cuộc chiến. 6 | P a g e
Luật Tổng động viên được ban ra, những hành động đàn áp, bắt bớ, cướp của, bắt lính
cung ứng cho chiến tranh lại một lần nữa sôi động xứ Đông Dương gấp bội so với hồi
chiến tranh thế giới thứ nhất. Toàn quyền Catroux thẳng tay tịch thu, phát mại tài sản của
Đảng Cộng sản Đông Dương, giải tán các hội Ái hữu, Ngiệp đoàn, cấm hội ọ h p, cấm
ngặt tuyên truyền cộng sản. Những điều này sẽ có quan hệ trực tiếp đến sinh hoạt báo chí
Ngày 26/9/1939, Chính phủ Pháp ban hành sắc lệnh tổng quát, nghiêm cấm trong toàn đế
quốc trong đó có việc cấm ngặt việc đăng báo, lưu hành, phân phối, bày bán, lưu trữ
những văn bản định kỳ và không định kỳ tuyên truyền các khẩu hiệu của Đệ Tam Quốc tế
và những cơ quan có dính líu đến Đệ Tam…
Sắc lệnh này ghi rõ “được thi hành ở Algerie và các thuộc địa”.
Ở Đông Dương, Toàn quyền Catroux theo đó ban hành ngày 28/8/1939 và chỉ riêng 29/8
ở Hà Nội đã có hàng chục nhà báo và những nhân viên liên quan bị bắt, nhiều cơ sở, tài
sản của Đẳng Cộng sản Đông Dương bị tịch thu… Cho đến ngày 13/10/1939 chính thức
có lệnh cấm 5 tờ báo cách mạng dù trước đó đã bị khám xét, niêm phong: Ngày Mới, Dân
Chúng, Thế Giới, Đời Nay…
Trước tình hình nghiêm trọng đó, Đảng ta đã có sự chuẩn bị, chủ động, kịp thời chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược, rút vào bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, chuẩn
bị những điều kiện khởi nghĩa từng phần.
Ngày 22/6/1940, Chính phủ Pé-tain đầu hang nhục nhã phát xít Hitler, mở của Pa-ri cho
quân Đức vào chiếm đóng. Ba tháng sau, lợi dụng sự bạc nhược của thực dân Pháp, quân
Nhật tràn vào Đông Dương, đặt nhân dân Đông Dương trước một thực tế mới “một cổ hai tròng”.
Nhật vào Đông Dương, cùng với sự hoành hành của chúng về chính sách vơ vét kinh tế,
bành trướng về quân sự và sự ráo riết tuyên truyền cho thuyết ạ
Đ i Đông Á: mọc lên các
tổ chức thân Nhật, triển lãm văn hóa Nhật Bản, các phòng tranh và lớp dạy “trà đạo”,
dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật… Như một điều tất yếu, cũng sẽ xuất hiện những tờ
báo thân nhật, Thậm chí cũng là một giọng điệu mới trong những tờ báo lớn công khai
hợp pháp: sự ngủng nghỉnh với văn hóa Pháp, sự sùng phục lối sống Võ sĩ đạo của đát nước Phù Tang…
Tuy thế cũng phải nói là, thời gian còn ngắn ngủi, và nhất là, tình hình không mấy thiện
cảm nếu không muốn nói là sự tàn bạo của hiến binh Nhật chưa thể hấp dẫn giới trí thức
vốn đã ăn sâu ảnh hưởng của văn minh phương Tây và văn hóa Pháp.
Lịch sử phát triển kinh tế thời thuộc địa Pháp ở Việt Nam có 2 giai đoạn gọi là “thời kỳ
hoàng kim”: giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) và những năm trước
Thế chiến II (1936-1939). Lúc đó, những chỉ số kinh tế và dĩ nhiên kéo theo số lợi nhuận 7 | P a g e
của chủ nghĩa thực dân Pháp đạt ở mức độ cao nhất trong toàn bộ lịch sử của nền đô hộ Pháp ở Đông Dương.
Những khi bước vào chiến tranh và đặc biệt khi quân Nhật tràn vào Đông Dương, sự suy
thoái kinh tế diễn ra nhanh chóng và hết sức phức tạp trong bối cảnh chính trị - xã hội
cũng hết sức phức tạp. Với thực dân Pháp là sự ráo riết vơ vét sức người sức của cho
chiến tranh và họ ngày càng có vị thế bất lợi trước củ nghĩa phát xít.
Chiến tranh kéo giá cả sinh hoạt lên 4-5 lần, đã làm cho thợ thuyền, những người làm
công ăn lương khốn đốn. Hàng hóa khan hiếm đến mức không chỉ đồ dùng sinh hoạt mà
cả những vật liệu cho nghề in như giấy, mực trở nên khan hiếm… Vì thế, thật dễ hiểu,
báo chí giai đoạn này nhiều tờ bị giảm trang, in trên giấy xấu… trong khi giá báo không
giảm, thậm chí có nhiều tờ vì lý do đó mà buộc phải đóng cửa…
Có thể nói, tình hình chính trị - xã hội giai đoạn 1939-1945 thực đa dạng, đan xen nhiều
mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, các xu hướng… khiến cho sinh hoạt tư tưởng, văn hóa càng phức tạp hơn.
2. Tình hình báo chí ở Việt Nam thời kỳ 1939-1945
Giai đoạn này, làng báo công khai phản ánh rõ nét tình trạng mâu thuẫn, khủng hoảng, sa
sút, tiêu điều của chính quyền phát xít thống trị và xã hội Việt Nam trong những năm
Chiến tranh thế giới thứ hai. Về số lượng báo và tạp chí, cuối năm 1939 có 352 tờ, năm
1940 còn 285, tức là sụt đi 67 tờ và cứ thế tụt dần hang năm, cho đến giữa năm 1944 chỉ
còn 197 tờ, tức là còn 55,9% so với năm 1939; cuối năm 1944, đầu năm 1945 vẫn tiếp tục
sụt giảm. Hàng năm vẫn có thêm một số tờ báo mới ra ờ
đ i, đồng thời vắng mặt một số tờ
báo cũ với số lượng lớn hơn. Những ngày đầu của chiến tranh, các tờ báo cách mạng xuất
bản công khai từ trước vẫn còn ít, nhưng đến sau này đều đóng cửa vì ban biên tập đã được chỉ t ị
h của Đảng cho chuyển vào bí mật hoặc đã bị địch bắt giam. Báo chí từ Bắc
vào Nam hàng ngày dành trang đầu để đăng khẩu hiệu “Cần lao-Gia đình-Tổ quốc” và lời
nói của Thống chế Pé-tain như những châm ngôn chỉ đạo hành vi của mọi người trong xã hội.
Hàng ngũ nhà báo bị phân hóa mạnh ngay từ những tháng đầu của chiến tranh. Địch bắt
lùng những nhà báo tiến bộ, mua chuộc những người có tài, đe dọa những người có tinh
thần yếu đuối. Một số tên cơ hội quay sang tán tụng Nhật. Những người trí thức có lương
tâm và long tự trọng nhưng chưa ngả về Cách mạng thì chờ đợi, nghe ngóng tình hình,
viết đôi bài có tính chất học thuật, khảo cứu, không gắn với những diễn biến có tính chất
thời sự chính trị nhưng vẫn ấp ủ một tinh thần dân tộc và biểu hiện môt quan điểm tiến bộ. 8 | P a g e
3. Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của tờ báo Tri Tân
Chính vì tôn chỉ mục đích mà Tri tân hướng tới là “Ôn cũ biết mới. Nhằm cái đích ấy, Tri
tân đi vào con đường văn hóa với cặp kính khảo cứu”
a. Các giai đoạn phát triển
Trước ngày 9/3/1945, Tạp chí Tri Tân vẫn giữ được thái độ không bàn chuyện chính trị,
thiên về một đảng phái nào, chỉ xây dựng lâu đài văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, thỉnh
thoảng, Tri Tân cũng phải chấp nhận đăng tải tin tức kiểm duyệt khát khe, tình trạng bị
“đục bỏ” đăng lời Thống chế Pestain theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương, có bài ca
ngợi Bảo Đại và Toàn quyền Decoux… Nghĩa là, dù thế nào thì nó cũng không thể xa lánh chính trị
Sau ngày 9/3/1945 (tức ngày Nhật đảo chính Pháp, chiếm toàn quyền Đông Dương), Tri
Tân cũng có nhiều bài bộc lộ sự ấu trĩ chính trị như bài của Phạm Mạnh Phan coi đêm
mùng 9/3/1945 như kỷ nguyên mới của Lạc Việt; Nguyễn Văn Tố cũng coi đó là sự kiện
“Thực sự độc lập của Việt Nam”; Nguyễn Tường Phượng có bài ủng hộ Chính phủ Trần
Trọng Kim (số Đặc san Giải phóng, 10/5/1945)
+ Liên quan đến vấn đề báo chí số Tri Tân ngày 31/5/1945, Hoa Bằng có bài “Quyền
ngôn luận”, trong đó ông tỏ sự ủng hộ sự kiện Chính phủ Trần Trọng Kim mới cho phép
lập ra: Đoàn các nhà văn, nhà báo Việt Nam đã lập ở Hà Nội ngày 23/9/1945 và “trong
giai đoạn lịch sử mới quyền tự do báo chí không cong bao xa”…
+ Nhưng cũng cần ghi nhận, nhóm Tri Tân trên thực tế không có một ai tham gia Chính
phủ Trần Trọng Kim cả.
b. Đặc điểm
Đặt Tri Tân trong khung cảnh chính trị và kinh tế - xã hội những năm 1941 – 1945 để
thấy rõ giá trị to lớn của tạp chí này trên mọi phương diện. Đây là thời kỳ hết sức đặc
biệt: chiến tranh thế giới lần thứ hai, Phát xít Nhật cấu kết rồi hất cẳng Pháp độc chiếm
Đông Dương, cuộc vận động giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh
đạo phát triển mạnh mẽ… Là một tạp chí chuyên biệt ề
v văn hóa và khoa học xã hội – đã
không rơi vào khuynh hướng bồi bút mà trái lại, đã lợi dụng triệt để danh nghĩa này để
khích lệ tinh thần dân tộc. Đây chính là nét đặc sắc của Tri Tân
Nhan đề tạp chí “Tri Tân” (Biết mới) nhưng cảm hứng, nội dung, chủ đề chính yếu lại
dựa trên nền tảng hoạt động khảo cứu, tập trung “ôn cố” (ôn xưa) nhằm khơi gợi các giá
trị tinh thần truyền thống dân tộc
Tri Tân là một tạp chí lớn,xét trên cả hai phương diện số lượng (phát hành hang tuần, khổ
lớn, 20 – 24 trang, tồn tại trong khoảng thời gian trên 4 năm) và nội dung (vấn đề đề cập
rất phong phú, đa dạng). 9 | P a g e
Tuần báo Tri Tân có tính chuyên môn rõ rệt. Ngoài những số thường, tạp chí còn ra đều
đặn những số đặc san như các số báo tuần, số chuyên về Trần Hưng Đạo (số 17), Đinh
Tiên Hoàng (số 31), Gia Long (số 30)… Có những số chuyên về phụ nữ, thanh niên, về
ca dao, tục ngữ, các số đặc san “Mùa Thu” và đặc san đặc biệt “Giải phóng” (10/5/1945) Tòa soạn
Toà soạn ban đầu đặt tại số nhà 349 phố Huế, Hà Nội; từ ngày 8 tháng 8 năm 1941 trụ sở
được chuyển tới số 195 phố Hàng Bông; từ Tri tâ
n số 100, ngày 24 tháng 6 năm 1943 thì dời ị
đ a chỉ đến số 95-97 phố Chanceaulme (nay là Tô Hiến Thành). Trình bày: Tạp chí Tri Tâ
n in ra với khổ 20 x 25 cm. Mỗi số có 24 trang. Theo giấy phép của chính
quyền Bảo hộ thì tạp chí là revue culturelle hebdomadaire. Số đầu tiên ra mắt ngày 3
tháng 6 năm 1941 với giá là 12 đồng bạc Đông Dương, mỗi kỳ từ 1.500 đến 2.000 ấn bản. Đình bản
Sau khi Việt Minh lên nắm chính quyền vào Tháng Tám năm 1945 thì Tri tân bị chỉ trích
là "nệ cổ" và "cản trở sự tiến hóa của dân tộc" nên phải đình bản. Số báo Tri tâ
n cuối cùng ra ngày 22 thán
g 11 năm 1945, kết thúc 5 năm xuất bản với 212
số báo. Sang năm 1946, Tri tâ
n số 1 loại mới ra mắt ngày 6 thán g 6 với chuyên khảo
"Nam Bộ đất Việt Nam" do Long Điền biên tập, rồi theo đó ra được số 2 ngày 16 thán g
6 năm 1946 thì ngưng hẳn. Trên thực tế đây mới là số báo cuối cùng. Tổng cộng Tri
tân "mới" và "cũ" ra được 214 số với hơn 5.000 trang bài vở, đánh dấu một bước tiến
trong ngành báo chí tiếng Việt.
Thành phần tác giả và nội dung
Tri Tân quy tụ được nhiều tác giả đương thời đóng góp bài vở, thuộc các lĩnh vực sử
học, dân tộc học, triết học, ngôn ngữ học, nghiên cứu và phê bình văn học, v.v... Bên
cạnh các nội dung thuộc các đề tài khoa học xã hội và nhân văn nói trên, tạp chí cũng
đăng một số bài về khoa học tự nhiên, công nghệ...
Về khảo cứu văn hoá, đáng kể nhất phải kể đến Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố. Ông góp mặt
thường xuyên trên hầu hết các số của Tri tân với rất nhiều thể loại bài viết, nghiên cứu về
lịch sử trung đại Việt Nam (mà tiêu biểu là những chuyên khảo "Đại Nam dật sử", "Sử ta
so với sử Tàu", "Những ông nghè triều Lê", được Tri tâ
n đăng dài kỳ, cùng nhiều bài
khảo cứu khác), về văn học trung đại Việt Nam (đặc biệt là chuyên khảo "Tài liệu để đính
chính những bài văn cổ"), và về nhiều vấn đề văn hoá khác.
Tri tân cũng có một số trang đáng kể dành cho phê bình văn học. Về thể loại này, Tri
tân đã là nơi trưởng thành của một số tác gia phê bình như Lê Thanh, Kiều Thanh Quế,
đồng thời là nơi xuất hiện những bài viết sớm của những tên tuổi mà sau này trở nên nổi
tiếng như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi, v.v... 10 | P a g e
Ngoài ra còn có các học giả Dương Quảng Hàm, Lê Văn Hòe, Nguyễn Đổng Chi, Hoa
Bằng Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Tường Phượng, Chu Thiên Hoàng Minh Giám, Bảo
Vân Bùi Văn Bảo, Ngô Văn Triện, Đào Duy Anh, Đào Trọng Đủ, Ngô Tất Tố... Đề tài
lịch sử không dừng ở những bài biên khảo, ký sự như "Bia Văn Miếu" và "Indrapura-
Đồng Dương" mà cả những phóng tác như kịch thơ, tiểu thuyết, đặc biệt thơ trường
thiên đề tài lịch sử và thơ triết học của "thi chủ" Minh Tuyền Hoàng Chí Trị. Đáng ghi
nhận là một số tiểu thuyết như "Thoát cung vua Mạc" của Chu Thiên và "Đêm hội Long
Trì" của Nguyễn Huy Tưởng được đăng thành nhiều kỳ trên tạp chí.
Với chủ trương “ôn cố, Tri tân”, những bài viết trong mảng lịch sử có thể coi là đóng góp quan trọng nhất.
Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố được coi là cây bút thành công nhất. Ông được nhiều nhà viết
sử, báo chí khen là “có lý tưởng văn hóa dân tộc”, là học giả uyên thâm, cẩn trọng. Ngay
bài đầu tiên Tri Tân số 1, ngày 7/6, Nguyễn Văn Tố đã xác nhận: “Quốc hiệu nước ta
không nên gọi là An Nam”, trong đó ông khẳng định tại sao ta lại không tự trọng giữ lấy
cái Quốc hiệu Đại nam sẵn có… (số 51)
Nguyễn Văn Tố là tác giả của 2 tác phẩm quan trọng: “Đại Nam dật sử” và tác phẩm
“Những ông nghè triều Lê” (đăng liền trong 68 số) với những giá trị sử học thực đáng lưu ý.
Các lĩnh vực khác như văn học, ngôn ngữ, kinh tế,… Tri Tân đều có những bài viết tốt.
Lối viết của Tri Tân là không quá nặng nề với khảo cứu, theo phong cách của một tờ
MAGAZINE và đây là cái được về nghệ thuật báo chí của tờ này
III. NGƯỜI SÁNG LẬP TẠP CHÍ TRI TÂN
Chủ nhiệm (directeur) Tri tâ
n là Nguyễn Tường Phượn ;
g quản lý (administrateur
gérant) là Dương Tụ Quán. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7 năm 1943, Nguyễn Tường Phượng
đảm nhiệm cả hai vai trò nói trên (directeur gérant).
Ông là nhà văn chuyên nghiên cứu văn sử học, tự là Kỳ Sơn, biệt hiệu Mai Lâm, bút danh
Tiên Đàm. Trong văn giới quen gọi là Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng sinh ngày 15-
12-1899 tại làng Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Xuất thân trong một gia đình Nho học, những năm lên 10 ông bắt đầu học chữ Hán, sau
đó chuyển sang học tiếng Pháp. Năm 1920 đỗ cao đẳng Tiểu học (Thành Chung), năm
1929 đỗ Tú tài Pháp - Việt. Dòng họ ông thời trước từng có cụ Nguyễn Thiên Tích đỗ
Trạng nguyên năm 1431, đời vua Lê Thái Tổ. Thân sinh ông, Cử nhân Nguyễn Chí Đạo
từng làm quan giữ chức Án sát nhưng rồi bị Pháp cách chức vì cho là cụ có tư tưởng
chống đối thực dân. Hồi nhỏ Nguyễn Tường Phượng học chữ Hán với chí sĩ Nguyễn
Quyền người huyện Thuận Thành cùng Tỉnh Bác Ninh, một trong những người đồng
sáng lập Đông Kinh Nghĩa thục 11 | P a g e
Sau khi tốt nghiệp tú tài ông ra đời làm việc tại Tòa sứ Thanh Hóa, sau đó thi nhập ngạch
tri huyện (vì Pháp biệt lệ ai có bằng Tú tài đã làm việc tại các tòa bố, không cần có bằng
cử nhân luật cũng được dự thi) được bổ dụng tri huyện Thạch Thành. Khi làm tri huyện
bất bình với lề lối quan trường, ông từ chức về Hà Nội làm nghề dạy học, nghiên cứu văn học, viết báo.
Năm 1936 ông làm việc tại ngân hàng Hà Nội, cùng thời điểm này ông cùng Hoàng Thúc
Trâm, Phan Mạnh Danh... sáng lập tạp chí Tri Tân, ông giữ chân chủ nhiệm kiêm chủ bút
tạp chí này cho đến năm 1945.
Tri Tân là một tạp chí chủ trương “ôn cố tri tân” (ôn vốn cũ theo hướng mới).
Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 và toàn quốc kháng chiến ông là Chủ tịch đoàn báo
chí Việt Nam. Từ năm 1946-1950 giữ chức Phó chủ tịch Hội văn hóa kháng chiến liên khu III.
Sau năm 1950 ông về Hà Nội giảng dạy tại trường trung học Nguyễn Khuyến cùng với
ông Bùi Hữu Sủng. Vào thời điểm này ông hợp soạn cùng Bủi Hữu Sủng bộ Văn học sử
Việt Nam có tên Văn học sử Việt Nam (1952, Hà Nội). Đây là phác đồ của con đường
văn học Việt Nam.' Sau năm 1954 ông dạy tại trường Chu Văn An, Trưng Vương ở Hà
Nội, đến năm 1962 mới nghỉ, nhưng vẫn tiếp tục cộng tác với các cơ quan văn hóa ở Hà Nội.
Ông mất ngày 2 tháng 3 năm 1974 tại Hà Nội, thọ 75 tuổi.
Cuộc đời ông đã làm việc và cống hiến hết mình cho văn hóa nước nhà. Các tác phẩm
ông để lại tuy không nhiều nhưng tác phẩm nào cũng vô cùng đồ sộ và mang giá trị văn
hóa – lịch sử vô cùng to lớn. Các tác phẩm ấy tiêu biểu ấy có thể kể tên như sau:
- Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX (cùng soạn với Bùi Hữu Sủng, 1952, Hà Nội)
- Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỉ XIX (cùng soạn với Bùi Hữu Sủng, 1952, Hà Nội)
- Văn học sử trước thế kỉ XIX
- Tác phẩm trường thiên thế kỉ thư XIX
- Văn học sử hiện đại - Tri Tân tạp chí
IV. PHÂN TÍCH: TẠP CHÍ TRI TÂN VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN THỨC
TỈNH LÒNG YÊU NƯỚC VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA DÂN TỘC 12 | P a g e
Bên cạnh các sưu tập báo chí cách mạng trước năm 1945 như: Dân Chúng (1938), Cờ Giải
Phóng (1942-1945), Cứu Quốc (1942-1945), Việt Nam Độc Lập (1941-1945), trong kho
cơ sở Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện còn lưu giữ một loại hình báo chí của tầng lớp trí
thức yêu nước Việt Nam có xu hướng dân tộc tiến bộ hoạt động công khai, hợp pháp trước
cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đó là sưu tập Tạp chí Tri Tân (1941-1946) - một trong những nguồn sử liệu quí chưa nhận
được sự quan tâm nghiên cứu đúng với giá trị vốn có của nó.
Với tư cách là một di sản văn hóa quí báu của dân tộc, khi nghiên cứu Tạp chí Tri Tân
chúng ta nhận thấy bên cạnh các giá trị tiêu biểu như: việc truyền bá khoa học kĩ thuật,
văn hóa, nghệ thuật, y học, giáo dục, canh tân đổi mới đất nước, nâng cao dân trí cho dân
tộc, Tri Tân còn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tự
hào về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc trong bối cảnh lịch sử-xã hội Việt Nam giai
đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo cuốn “Mục lục phân tích Tạp chí Tri
Tân 1941-1945” Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn, Hội KHLSVN xuất bản
năm 1998, thể loại lịch sử, văn hóa đăng trên Tạp chí Tri Tân gồm 426 bài trên tổng số
1.478 bài của gần 300 tác giả, chiếm tỉ lệ 28,73% số bài, đứng vị trí thứ 2 sau thể loại v n ă
học. Với số lượng bài viết lớn về lịch sử, văn hóa, có thể nói Tri Tân rất chú trọng đến
công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào về truyền thống lịch sử,
văn hóa dân tộc. Đây là khuynh hướng chính và chủ đạo xuyên suốt ộ n i dung của Tạp chí
Tri Tân. Trong lời tuyên ngôn của Tạp chí đăng số 1, ngày 3/6/1941, Tri Tân tuyên bố
không bàn tới chính trị, chỉ đơn thuần là học thuật “Chính trị? Món chuyên môn đó đã có
nhà đương đại”, song Tạp chí Tri Tân đã không thể né tránh được âm hưởng sôi sục của
khí thế cách mạng trong cả nước giai đoạn trước năm 1945. Ngọn lửa yêu nước được thể
hiện trên Tạp chí Tri Tân đã được viết ra chính từ tâm huyết của tầng lớp trí thức học giả
làm báo. Bắt đầu từ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889-1947) với bài: “Quốc hiệu nước ta
không nên gọi là An Nam” (số 1, ngày 3/6/1941), trong đó ông khẳng định “Sao ta lại
không tự trọng mà giữ lấy cái quốc hiệu “Đại Nam” sẵn có?”.
Bên cạnh Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố còn có một loạt nhà nghiên cứu thuộc thế hệ thứ hai
(tính từ đầu thế kỉ XX) xuất thân từ tân học quan tâm đến lịch sử, văn hóa quá khứ của
nước nhà. Họ gặp nhau trên các trang Tri Tân với những cây bút nổi tiếng về chuyên môn
học thuật như: Hoa Bằng với tác phẩm “Sử ta viết bằng chữ Hán có những bộ nào” (số 8,
ngày 25/7/1941); Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng có các bài: “Chung quanh việc khởi
nghĩa Bãi Sậy” (2 số, số 195, số 198); Đào Duy Anh với “Những truyền thuyết đời thượng
cổ của nước ta” (số 30, ngày 7/1/1942); Chu Thiên với các tiểu thuyết lịch sử: “Bà Quận
Mỹ” (14 số, từ số 2 đến số 16); “Thoát khỏi cung vua Mạc” (21 số, từ số 25 đến số 48)…
với các loạt bài khảo cứu về lịch sử, tiểu thuyết lịch sử có nội dung yêu nước trên, Tri Tân
đã phác họa lại những trang sử giành độc lập và xây dựng quốc gia tự chủ của người Việt
từ thời cổ trung đến cận hiện đại; đồng thời kiểm định những đóng góp của các nhân vật
đó trong lịch sử dân tộc.
Nhân các ngày lễ lớn kỉ niệm các anh hùng dân tộc, Tri Tân lại mở những Chuyên san, Đặc
san về: “Hai Bà Trưng” (số 38, ngày 11/3/1942); “Vua Đinh Tiên Hoàng” (số 41, ngày 13 | P a g e
7/4/1942); “Đức Trần Hưng Đạo” (số 17, ngày 3/10/1942); “Vua Lê Thái Tổ” (số 65, ngày
29/9/1942),nhằm mục đích ca ngợi các Anh hùng dân tộc nhằm nhắc nhở “làm quốc dân
biết rằng nòi giống ta không đến nỗi đớn hèn, mà đã có những ngày oanh liệt, đã từng
trồng được những đóa hoa văn trị, võ công rực rỡ”. Thông qua các bài khảo cứu về các
danh nhân lịch sử đăng trên các Chuyên san, Đặc san, Tri Tân đã khơi dậy lòng tự hào dân
tộc, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của đất nước, giúp thế hệ độc giả đương
thời có tầm nhìn thực tiễn về bối cảnh lịch sử, xã hội đang diễn ra của đất nước và trên thế
giới, để họ suy nghĩ và có thái độ đúng đắn với thời cuộc. Có thể khẳng định, đây là một
bước chuẩn bị về mặt tinh thần, tư tưởng cẩn thiết cho thế hệ thanh niên đương thời tham
gia cách mạng khi thời cơ tới.
Để giáo dục và đề cao truyền thống lịch sử dân tộc, Tri Tân còn tổ chức các cuộc thi “Lịch
sử ký sự” vào năm 1941 và cho đăng những bài của các tác giả đạt giải như bài “Một nhà
liệt sĩ chết theo thành Hà Nội - Hoàng Diệu (1828-1882)”; bài “Sự thực về việc phá thành
năm Nhâm Ngọ” (số 183, ngày 19/4/1945) của Tiên Đàm; bài “Thơ và câu đối quanh việc
Hoàng Diệu tử trung” (số 185-186, ngày 10/5/1945) của Hoa Bằng. Ngoài ra còn có các
loại tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, kịch thơ lịch sử... có nội dung yêu nước được in nhiều
kì trên Tạp chí Tri Tân như: “Cháy cung Chương Võ” (27 số, từ số 108 đến số 145) của
tác giả Chu Thiên; “An Tư” (36 số, từ số 146 đến số 194), “Vũ Như Tô” (12 số, từ số 121
đến số 139) của tác giả Nguyễn Huy Tưởng...
Truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc, khí phách dân tộc còn được Tri Tân thể hiện
qua nhiều loại hình nghệ thuật khác như: văn, thơ, kịch. Tác giả Tùng Vân đạo nhân
Nguyễn Đôn Phục có tác phẩm “Nam Đàn bát châu tục thảo” (29 số, từ số 58 đến số 159);
Ứng Hòe - Nguyễn Văn Tố với công trình “Tài liệu để đính chính những bài văn cổ” (86
số, từ số 19 đến số 208); Đặng Thai Mai với bài “Phân tích bài hịch Hưng Đạo Vương dụ
gia tướng” (số 17, ngày 3/10/1941). Tạp chí Tri Tân còn đăng các bài thơ, phú, các bài hát
yêu nước rất phổ biến thời đó như: “Hội nghị Diên Hồng”, “Sóng Bạch Đằng” (số 17, ngày
3/10/1941); “Sông Bạch Đằng” (số 64, ngày 22/9/1942); bài hát “Tiếng gọi sinh viên”(số
120, ngày 11/11/1943)... không chỉ thu hút đông đảo thế hệ độc giả đương thời tham gia,
mà còn là chỗ dựa vững chắc cho thế hệ thanh niên thời đó bền gan tin tưởng vào sức mạnh
của dân tộc, vào tiền đồ của tổ quốc.
Đặc biệt, Tri Tân thông qua thể loại các bài du kí để ca ngợi vẻ đẹp non sông đất nước,
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước mình, như: Tam Lang với “Một ngày ở
xứ Chàm” (số 1, ngày 3/6/1941); Biệt Lam Trần Huy Bá với “Ban Mê Thuột” (3 số, từ số
53 đến số 55); Nhật Nham Trịnh Như Tấu với “Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể”(14 số, từ số 58
đến số 74); Hoa Bằng và Cách Chi “Dâng hương đền Kiếp Bạc” (số 17, ngày 3/10/1941);
Khái Sinh “Thăm cảnh Hoa Lư” (số 41, ngày 7/4/1942); Song Cối “Hai nữ tướng” (số 38,
ngày 11/3/1942); Vô ngã “Cuộc hành hương đền thờ cụ Nguyễn Trãi, một vị anh hùng có
công lớn giúp vua Lê trong cuộc bình ngô” (số 65, ngày 29/9/1942)... thể loại kí đăng trên
tạp chí Tri Tân không chỉ thể hiện được niềm tự hào dân tộc, tình yêu nước quê hương đất
nước, mà còn nhắc nhở thế hệ thanh niên đương thời về truyền thống đấu tranh anh dũng
ngàn năm của cha ông ta thông qua việc du ngoạn, thăm viếng các danh nhân đất nước
như: Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng, Vua Lê… và các địa danh di tích lịch sử: Kiếp Bạc, Nhị
Khê, miếu Hát, Bối Khê… 14 | P a g e
Có thể nói, Tạp chí Tri Tân dù viết theo thể loại nào từ khảo cứu lịch sử - văn hóa, văn,
thơ, đến kịch thơ, kịch lịch sử, hay bài hát ... đều có điểm chung, đó là khuynh hướng dân
tộc yêu nước, ca ngợi truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc là xu hướng chủ đạo, bao trùm
và thấm đẫm trong hầu hết các bài viết của Tạp chí Tri Tân. Thông qua các thể loại trên,
qua các tấm gương lịch sử dân tộc, Tri Tân không chỉ góp phần nâng cao nhận thức cho
đại chúng, mà trên hết thức tỉnh lòng yêu nước, tự hào vể truyền thống lịch sử văn hóa dân
tộc, từ đó giúp mọi người định hướng chọn lọc con đường đi đúng đắn của mình trong một
thời đoạn lịch sử ngắn ngủi nhưng mang tính sách lược quan trọng, nó là thời kì bước đệm
để chuẩn bị cho cuộc Tổng khời nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Tri Tân thực sự
đóng góp quan trọng vào việc chuẩn bị lực lượng chính trị cho cách mạng trong cả nước,
đặc biệt là lực lượng thanh niên trí thức giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945. V.
Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA TỜ BÁO TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI
1. Tạp chí Tri Tân và những đóng góp trên phương diện giáo dục
Tri Tân góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tự tôn dân tộc.
Là một tạp chí đề cao tinh thần dân tộc, nên Tri Tân rất chú trọng đến công tác tuyên truyền,
giáo dục truyền thống yêu nước, điều này được thể hiện ngay trên trang nhất số đầu tiên.
Bài viết của Ứng hòe Nguyễn Văn Tố với tên gọi: “Quốc hiệu nước ta không nên gọi là An
Nam”, cụ cho rằng “An Nam là tên của Tàu đặt… nếu người mình đem ra dùng khi nói
chuyện hay viết sách viết báo thì thế nào cũng có cái vẻ thuần phục”… “tại sao ta không
tự trọng giữ lấy cái quốc hiệu “Đại Nam” sẵn có”. Ứng hòe Nguyễn Văn Tố còn là tác giả
của tác phẩm dài kỳ như: “Đại Nam dật sử”, đăng từ số 104 đến số 209 là các câu chuyện
cổ của nước ta, ít nhiều có gắn với các danh nhân lịch sử, hoặc liên quan đến các di tích, danh
lam, được tác giả tìm tìm kiếm trong tư liệu, cả sách ta và sách Tàu, để chép lại. Quan trọng
hơn, đằng sau những câu chuyện còn là nỗi niềm yêu nước muốn đồng bào những ai đọc được
đều có thêm niềm tin vào lịch sử, hiểu thêm cách sống của tổ tiên, để tự chọn cho mình một
cách thế sống sao cho ứng hợp với thời cuộc mà không thẹn với cha ông. Rồi đến “Những
ông nghè triều Lê”, đăng trên 112 số từ số 25 đến số 204, tác giả đã lần lượt xét hết 82 văn
bia dựng ở sân Văn Miếu đề tên 1.111 ông nghè từ năm 1442 đến năm 1779, đây là một công
trình khảo cứu công phu trước đó chưa ai làm.
Tác giả Khuông Việt thì cho rằng “Cần phải biết sử nước nhà” (số 7), vì: “Có đọc sử mới
thấy rõ rằng tinh thần quốc gia Việt Nam trải mấy nghìn năm, không bao giờ chết!. Có đọc
sử mới thấy rõ công khó nhọc của tổ tiên gây dựng nước nhà, gìn giữ giang san, mở mang
bờ cõi là lớn lao đến thế nào... thấy rõ mấy điều ấy rồi, người đọc sử sẽ giật mình như tỉnh
một giấc mê-ly, như ra khỏi nơi u ám...”. Bên cạnh các bài viết về lịch sử, Tri Tân còn có 15 | P a g e
nhiều vài viết về cảnh đẹp của non sông đất nước như: “Một ngày ở xứ Chàm” (của Tam
Lang); “Ban Mê Thuật” (của Trần Huy Bá); “Sau tám năm trở lại thăm Lao Kay”, “Từ Hà
Nội đến Hồ Ba Bể (của Trịnh Như Tấu).... đặc biệt vào những dịp lễ lớn Tri Tân còn xuất bản
những chuyên san về các anh hùng, nhân vật lịch sử dân tộc như chuyên san về Hai Bà Trưng
(số 38); chuyên san về vua Đinh Tiên Hoàng (số 41); chuyên san về triều vua Gia Long (số
50); chuyên san về vua Lê Thái Tổ (số 65)....Với một loạt bài khảo cứu về lịch sử, tiểu thuyết
lịch sử giới thiệu về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, các vấn đề về lịch sử Việt Nam, ca
ngợi non sông đất nước đã giúp khơi gợi lòng yêu nước, nhắc nhở cho nhân dân truyền
thống bất khuất của cha ông.
Tri Tân góp phần nâng cao dân trí, nhận thức cho quần chúng
Trong Lời phi lộ, Tri Tân có đoạn viết: “bằng con mắt nhận chân và lạc quan, ngó rộng
chân trời tri thức”. Thật vậy, với các “chuyên mục” như Tin quốc tế, Tin Đông Dương,
thời đàm, tạp chí đã kịp thời chuyển đến bạn đọc những sự kiện chính trị xã hội nổi bật
trong nước cũng như quốc tế. Các vấn đề rất được dư luận quan tâm như chính sách cai trị
của thực dân Pháp, sắc lệnh của toàn quyền Đông Dương, cũng được đăng tải nhanh chóng
như bài: “Vấn đề Thái Bình Dương” (số 1); “Pháo đài bay và phi cơ khu trục (số 13), “Lệnh
dùng toàn tiếng Việt Nam” (số 188)... Giúp người đọc tiếp cận với các nền văn hóa trên
thế giới thông qua những bài viết như “Tết ở Tây Tạng” (số 179); “Từ cái tóc ngoại quốc
đến cái tóc Việt Nam” (số 178)
Ngoài ra, Tri Tân còn đề cập đến những chủ đề còn tương đối xa lạ với quần chúng nhân
dân như: “Học thuyết kinh tế” (số 164); “Vàng là gì?” (số 208)...
Tri Tân với vấn đề giáo dục và cải cách giáo dục
Vấn đề giáo dục được đặt ra và chiếm nội dung lớn trên tạp chí Tri Tân. Các bài viết tập
trung vào chấn hưng giáo dục, chống nạn mù chữ và thất học, hướng đến cải cách cho từng
cấp, từng đối tượng, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục cao đẳng, giáo dục đại học và cả
giáo dục thanh niên ở nước ngoài qua hàng loạt bài viết như: “Nền học mới Việt Nam” (số
199), “Cải cách giáo dục thì phải chấn chỉnh giáo giới (số 198), “Nhân việc chính phủ sẽ
mở tại Hà Nội một trường Cao đẳng Khoa học” (số 13).... Trong chấn hưng, cải cách giáo
dục, Tri Tân đặc biệt quan tâm tới việc truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ tới toàn dân.
Rất nhiều tác giả xem đây là “công cụ” chủ lực để thực thi một nền giáo dục mới. Tác giả
Hoa Bằng viết: “Từ sách vỡ lòng đến giáo dục trẻ em” (số 173); tác giả Ứng Hòe Nguyễn
Văn Tố với bài “Truyền bá chữ quốc ngữ với nạn thất học” (số 193) tác giả nhấn mạnh: 16 | P a g e
“... cái tai họa thất học cũng không kém gì nạn bão - lụt, nạn sâu ăn lúa, nạn chết đói, nạn
binh đao...” và “khi chữ quốc ngữ được phổ cập khắp nơi ngõ hẻm hang cùng, ai nấy đều
sẵn trong tay một lợi thế khi ấy để bước lên trình độ giáo dục phổ thông, thời đại chúng
mới mong nhìn thấy ánh sáng văn minh được”. Ngoài ra, các tác giả cũng đặt ra vấn đề
như Nguyễn Trọng Thuyết với loạt bài “Việt Nam khoa học ngữ: Tổng luận: Khoa học là
gì?” (số 121), “Tại sao nên viết khoa học bằng tiếng ta” (số 66) đã phản ánh thực thế “Khoa
học là khoa học, nó bắt mình phải làm cái điều cần phải làm, cái điều không tránh được là
muốn viết, muốn nói khoa hoạc thì phải có chữ chuyên môn... một là mình tuân theo nó,
hai là mình chịu chết”, rồi khẳng định tầm quan trọng của chữ quốc ngữ “muốn viết khoa
học bằng tiếng ta, ta phải có chữ chuyên môn”.
2. Tạp chí Tri Tân có công đóng góp cho nền quốc học và đưa chữ Quốc ngữ lên
thành một phương tiện truyền đạt những đề tài bác học.
Trong dòng báo chí công khai, hợp pháp ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945,
Tri Tân được xem là tạp chí tiêu biểu trong giai đoạn 1941-1945, có vai trò quan trọng đối ớ
v i sinh hoạt văn hóa và học thuật của tầng lớp trí thức yêu nước trong bảo tồn văn
hóa dân tộc, được đánh giá là một trong những cơ quan báo chí tiên phong trong việc
cách tân, đổi mới, “cấp tiến”. Tạp chí có những đóng góp nhất ị
đ nh đối với lịch sử, đặc
biệt trên lĩnh vực văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ.
Tạp chí Tri Tân ra đời và phát triển trong cao trào cách mạng 1939-1945, mặc dù chịu sự
kiểm soát ngặt nghèo của thực dân Pháp song tạp chí đã liên tục thay đổi, điều chỉnh
sách lược để duy trì hoạt động xuất bản. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, lại
chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của thực dân Pháp, tạp chí có nội dung rất phong phú, phản
ánh kịp thời diện mạo đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam trước năm 1945.
Các bài viết trên tạp chí Tri Tân thường tập trung việc tuyên truyền, giáo dục truyền
thống yêu nước, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, truyền bá khoa học kỹ thuật, y
học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của văn minh phương Tây nhằm nâng cao dân trí, làm
giàu kho tàng văn hóa dân tộc, chuẩn bị tinh thần tư tưởng cho tầng lớp thanh niên trí
thức tham gia cách mạng khi thời cơ đến.
3. Tạp chí Tri Tân là nguồn sử liệu vô cùng quý giá cho nền báo chí Việt Nam
Tồn tại trong những năm tháng khắc nghiệt nhất của không chỉ lịch sử báo chí mà còn là
lịch sử Việt Nam và thế giới, Tri Tân ra số đầu tiên ngày 3/6/1941, số cuối ra ngày
16/6/1946, trong 5 năm hoạt động Tri Tân xuất bản 214 số (gồm 212 số th ộ u c giai đoạn 17 | P a g e
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; và 2 số loại mới khi Việt Minh lên nắm chính
quyền vào tháng Tám năm 1945)
Những nhà báo, sinh viên báo chí qua tạp chí Tri Tân có thể nhìn thấy một thời đại báo
chí trong thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nơi khan hiếm những giấy, những mực,
nơi những tác phẩm báo chí ra đời trong điều kiện vô cùng tồi tàn, nhưng những nhà báo
vẫn nhiệt huyết cho ra những tác phẩm báo chí để đời, phản ánh nên chân dung thời đại.
Tóm lại, những giá trị học thuật về truyền thống văn hóa dân tộc, về nghệ thuật làm
tạp chí của Tri Tân, giờ đây, chúng ta càng nhìn thấy rõ.
Những hạn chế của nó về mặt chính trị, văn hóa cũng dễ thấy. Dĩ nhiên, khi cả dân
tộc ta đang lao vào giải phóng thì sự phê bình của Trường Chinh với nhóm báo này
là dễ hiểu: “Các nhà văn nghệ trong nhóm Tri Tân thiên về dân tộc hóa, nhưng lại
nệ cổ không đếm xỉa gì đến h
ai khẩu hiệu khoa học hóa và đại chúng hóa nên bị
công kích là thủ cựu, là gàn…” (Trường Chinh, “Về văn hóa văn nghệ”, sdd, tr.51- 81)
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua những tìm hiểu về tạp chí Tri Tân giúp tôi hiểu rõ hơn về lịch sử báo chí, đặc biệt là
giai đoạn 1939-1945; hoàn cảnh ra đời của tạp chí Tri tân; những nét riêng biệt; những
đóng góp và cả những hạn chế của nó.
Tri Tân là một trong hai vế của mệnh đề “Ôn cố tri tân” (ôn cũ để biết mới), Tri Tân lần
giở những trang lịch sử; bằng con mắt nhận chân và lạc quan, ngó rộng chân trời tri thức.
Hai yếu tố “ôn cố” - “tri tân” được triển khai song song, vừa ghé vai gánh gạch, xe vôi,
đứng vào hàng ngũ công binh xây dựng lâu đài văn hóa Việt Nam, mạnh bạo tiến bước trên đường chân lý.
Chính vì thế, cho dù đặt vào thời đại nào thì Tri Tân cũng không hề lỗi thời mà như là
một tấm gương soi sáng cho các thế hệ nhà báo sau này rằng nghề làm báo không phải là
một nghề nông cạn mà người làm báo phải thu nhặt cho mình thật nhiều những tri thức,
đủ để viết ra những bài báo không chỉ có “tầm” mà phải có “tâm”. Để làm được điều đó, nhà báo cần phải
Bên cạnh đó, những hạn chế của một số bài báo xuất hiện sau 9/3/1945 đã cảnh báo
chúng ta rằng: là một nhà báo, chúng ta cần phải đứng ở một góc ộ
đ trung lập để đưa tin,
không nên để những cảm xúc cá nhân mạnh mẽ chi phối tác phẩm báo chí của mình. Và
bản thân là một nhà báo tương lai, chính bản thân phải có phẩm chất chính trị vững vàng. 18 | P a g e
Học và làm theo tư tưởng, đọa đức, phong cách của Bác, nhất là những căn dặn của Bác
đối với người làm báo là việc làm cần thiết.
Với tư cách là một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là một nhà báo
tương lai, tôi luôn cố gắng rèn luyện bản thân sao cho xứng đáng với cương vị là một nhà
báo, là người “cầm cân nảy mực”, mỗi một bài báo viết ra đều có thể ảnh hưởng đến suy
nghĩ và tư tưởng của hang nghìn người đọc báo.
Trách nhiệm xã hội đòi hỏi nhà báo phải đấu tranh không khoan nhượng với những luận
điệu sai trái để bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà
nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc
của nhân dân. Nhà báo phải viết biểu dương cái tốt, cái mới tiến bộ và tích cực đấu tranh
chống cái xấu, cái sai, cái lạc hậu…
Trong việc phê phán cái xấu, cái sai, cái lạc hậu cũng phải góp phần mang tới công chúng
niềm tin ở sự thật, sự nghiêm minh của pháp luật, tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của đảng,
vào những truyền thống tốt đẹp, những giá trị nhân văn của dân tộc ta. Nếu người làm
báo thiếu, hoặc ý thức trách nhiệm xã hội không cao thì có có thể viết được những tác
phẩm tốt có giá trị đi vào đời sống xã hội. 19 | P a g e
KẾT LUẬN
Tri Tân được coi là tạp chí mang tính chuyên biệt về văn hoá và khoa học xã hội đầu tiên
ở Việt Nam. Ngay từ khi ra đòi tạp chí này đã được sụ chào đón nồng nhiệt của độc giả,
nhất là độc giả trí thức, bởi tính nghiêm túc và bởi vốn tri thức mà nó đem đến cho người
đọc. Tồn tại trong khoảng thời gian ngót năm năm (1941 - 1945) Tri Tân đã có những
đóng góp quan trọng, đánh dấu một bước phát triển đáng ghi nhận trong việc nghiên cứu
lịch sử, văn học cũng như các khoa học xã hội khác, và ở một mức độ nhất định, góp phần khơi dậy tinh t ầ
h n yêu nước, ý thức dân tộc đối với ạ
b n đọc trong một giai đoạn rất
then chốt của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi báo chí phải nâng cao hơn nữa vai trò của
mình. Sự phát triển của báo chí phải đồng thời không chỉ tăng cường về số lượng, mà
quan trọng hơn là chất lượng thì mới đáp ứng được đòi hỏi ngày một cao của đời sống
thực tiễn. Những bài học rút ra qua nghiên cứu về tạp chí Tri Tân cũng như lịch sử báo
chí Việt Nam cả một giai đoạn 1939-1945 chắc chắn sẽ góp một phần nhỏ vào mục đích đó. 20 | P a g e