-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kết quả giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Kết quả giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
---------------***--------------- TIỂU LUẬN
MÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Đề tài: Kết quả giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây
trong truyền thống và hiện tại
Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Hồng Thúy Thầy Đào Ngọc Tuấn
Sinh viên thực hiện: Ngô Hoàng Yến Vi Phan Nguyễn Cẩm Tú Vương Thuỳ Trang Nguyễn Quỳnh Trang Nguyễn Thu Trang Vũ Nguyệt Xuân Đinh Trọng Việt Phạm Thị Hà Trang Nguyễn Thanh Tùng Lê Thị Thu Thủy Lớp: VHVN&HNQT.4_LT MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1. Giải thích các khái niệm 1.1. Văn hóa
1.2. Giao lưu tiếp biến văn hóa 7
2. Đặc trưng văn hóa phương Tây và văn hóa phương Việt Nam 2.1. Văn hóa phương Tây 2.2. Văn hóa Việt Nam 8
3. Nguyên nhân dẫn đến giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và phương Tây 3.1. Trong truyền thống 3.2. Trong hiện tại 12
II. KẾT QUẢ GIAO LƯU VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY TRONG TRUYỀN THỐNG 13
1. Giai đoạn từ thế kỷ XVI - cuối thế kỷ XIX 15
2. Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX 16
2.1. Những biến đổi của văn hóa Việt Nam dưới tác động của giao lưu văn hóa với Pháp 16
2.2. Kết quả giao lưu văn hóa với Pháp 22
3. Giai đoạn từ năm 1954 - 1975 của thế kỷ XX 22
3.1. Giao lưu với văn hóa Xô Viết 28
3.2. Giao lưu với văn hoá Mỹ 33
III. KẾT QUẢ GIAO LƯU VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY TRONG HIỆN
ĐẠI - THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA 34
1. Thời đại toàn cầu hóa 34
2. Những biến đổi của văn hoá Việt Nam dưới tác động của giao lưu văn hoá
với phương Tây trong thời đại toàn cầu hoá 35
3. Kết quả và một số giải pháp 43 C. KẾT LUẬN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 A. MỞ ĐẦU
Trong thời đại hội nhập hiện nay, việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy tính đặc trưng
và sự độc đáo của nền văn hóa đất nước là một bổn phận, nhiệm vụ quan trọng
bậc nhất của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Đi cùng với nhiệm vụ
đó, chúng ta cần có những kiến thức nền tảng, hiểu biết toàn diện, rõ ràng về
nền văn hóa nước nhà và giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và các nước khác
trên thế giới để từ đó bảo tồn, gìn giữ, phát huy nền văn hóa dân tộc, đồng thời
không ngừng tiếp thu, học hỏi từ những nền văn minh khác nhau để hoàn thiện,
cải thiện, tránh lạc hậu so với tiến trình phát triển của nhân loại.
Giờ đây, vấn đề về khoảng cách địa lý đã không còn là một rào cản khi con
người đang sống trong bối cảnh thế giới tân tiến, hiện đại với sự hỗ trợ của công
nghệ và khoa học kỹ thuật thời đại mới. Nhờ vậy mà nhu cầu, cơ hội giao lưu
văn hóa giữa các quốc gia không còn gói gọn trong phạm vi khu vực, châu lục
mà đã vươn ra khắp toàn cầu. Trong quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia
trên thế giới, Việt Nam đã tiếp thu và hội nhập, giao thoa nhiều nền văn hóa
khác nhau, nhưng vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống riêng biệt của
dân tộc. Quá trình giao thoa văn hóa của Việt Nam và Phương Tây đã diễn ra
xuyên suốt gần hai thế kỷ, đem lại nhiều thay đổi lớn lao cùng đột phá mạnh mẽ
về cả phạm vi tinh thần, kĩ thuật và nghệ thuật. Song, bên cạnh những lợi thế mà
chúng ta tiếp nhận được từ nền văn hóa nước bạn, sự giao thoa văn hóa với
Phương Tây cũng đã đem lại một số hạn chế, ảnh hưởng nhất định cho Việt Nam.
Nhằm mở rộng hiểu biết về nền văn hóa nước nhà, bổ sung kiến thức nền tảng,
thiết yếu cần có phục vụ công cuộc phát huy cái tích cực và triệt tiêu cái tiêu
cực, đồng thời giữ gìn, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của Tổ
quốc, nhóm 10 xin trình bày những hiểu biết về “Kết quả giao lưu văn hóa giữa
Việt Nam và Phương Tây”. 2 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.
Giải thích các khái niệm 1.1. Văn hóa
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
Như vậy, văn hóa là bao hàm toàn bộ những khía cạnh khác nhau của cuộc
sống, xã hội, sản phẩm của con người như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư
tưởng,... của dân tộc, đất nước trong quá khứ và hiện tại. Đi qua thời gian, văn
hóa trở thành “những giá trị, truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định
đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (theo UNESCO).
“Văn hóa” là một danh từ mang hàm nghĩa bao quát rộng, vì vậy sẽ rất khó để
định nghĩa, giải thích được hoàn toàn ý nghĩa, nội dung của nó. Có thể hiểu rằng
văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần bởi loài người
tạo nên và tích lũy nên qua quá trình hoạt động thực tiễn cũng như sự tương tác
đối với các loại môi trường khác nhau
- Văn hóa chính là đặc trưng riêng của xã hội loài người, là cái phân biệt giữa người và động vật;
- Về mặt sinh học, văn hóa không được kế thừa từ di truyền mà chỉ có thể được
thẩm thấu từ việc học tập, giao tiếp, tuyên truyền;
- Văn hóa cũng có thể hiểu là cách ứng xử theo một khuôn mẫu nào đó đã được
người xưa, người đi trước đặt ra và duy trì nó. 3
1.2. Giao lưu tiếp biến văn hóa
Giao lưu văn hóa là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa, tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau, từ đó nảy sinh những nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền
văn hóa phát triển. Trong quá trình đó diễn ra sự giao thoa, pha trộn, dẫn đến độ
khúc xạ khác nhau, làm cho văn hóa của mỗi chủ thể có sự biến đổi hoặc không.
Giao lưu văn hóa tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp thụ và cải biến) văn hóa.
Không có giao lưu, tiếp xúc văn hóa thì không có tiếp biến văn hóa.
“Tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về văn
hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm do tiếp nhận
và biến đổi giá trị văn hóa” (UNESCO). Khái niệm tiếp biến văn hóa có thể
được hiểu là quá trình một cá nhân hoặc một nhóm người (có hoặc không có ý
thức) khi tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một cộng đồng hay một cá nhân khác
hấp thụ nhiều hay ít nền văn hóa của cộng đồng hay các cá nhân, nhóm người này.
Giao lưu tiếp biến văn hóa là sự gặp gỡ, đối thoại, thâm nhập và học hỏi lẫn
nhau giữa các nền văn hóa khác biệt nhau, kết quả là các nền văn hóa ấy thay
đổi bổ sung, làm giàu cho nhau để cùng hướng tới phát triển bền vững. Giao lưu
tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, của văn hóa, gắn bó
với tiến hóa xã hội và cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa. Giao lưu tiếp
biến văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi văn hóa, vừa là chính bản thân sự
trao đổi ấy, do đó sự giao lưu tiếp biến văn hóa có một tầm quan trọng trong lịch sử nhân loại.
Giao lưu tiếp biến văn hóa tạo điều kiện cho những nước đang phát triển sử
dụng những mặt mạnh, những lợi thế đặc trưng của mình, kết hợp với những
mặt mạnh, những ưu thế của nền văn minh tiên tiến để phát triển. Giao lưu tiếp 4
biến văn hóa giúp các quốc gia phác họa một chiến lược phát triển nhằm khai
phá những khả năng tiềm ẩn của con người. Vì vậy, văn hóa sẽ trở thành động
lực và hệ điều tiết của sự phát triển xã hội theo hướng bền vững. 2.
Đặc trưng văn hóa phương Tây và văn hóa Việt Nam
2.1. Văn hoá phương Tây
Những nét cơ bản của nền văn hoá phương Tây xoay quanh những hệ tư tưởng
liên quan tới triết học, văn học nghệ thuật và thành phần pháp lý. Văn hóa
phương Tây có rất nhiều sự đổi thay, theo nhiều giai đoạn thời gian như Phục
Hưng, Cải cách kháng cách, Thời kỳ khai sáng và được lan ra rộng rãi trong
thời kỳ chủ nghĩa thực dân. Mỗi giai đoạn đều gặt hái được khá nhiều thành tựu
ở mọi lĩnh vực và điều này cũng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia
khác nhau trên toàn thế giới bao gồm cả Việt Nam.
Về khía cạnh đời sống, con người phương Tây từ nhỏ đã được nuôi dạy để hình
thành lối sống tự lập, phân tác. Họ cũng được giáo dục về ý thức cá nhân, tôn
trọng những bản sắc riêng biệt và hiểu được tầm quan trọng của “cái tôi” trong
cuộc sống. Trong phương thức giao tiếp, đặc trưng của người phương Tây là
thẳng thắn, nói đúng trọng tâm cốt yếu của vấn đề, tránh “vòng vo tam quốc”.
Ngoài ra, tại đây tính tự do, dân chủ được đặt lên hàng đầu. Mọi quyền cá nhân
đều được coi trọng và trở thành ưu tiên.
Một điểm nữa đến từ cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh, người
phương Tây coi trọng lối tư duy “duy lý” chứ không phải “duy tình”, chính bởi
vì thói quen xem xét thế giới chỉ có thể là trắng hoặc đen chứ không chấp nhận
một thế giới đen - trắng lẫn lộn. Họ thường phân minh công tư rõ ràng, có tính
thực tế trong nhận thức và hành động. 5
2.2. Văn hoá Việt Nam
Trong văn hoá Việt Nam, hệ thống biểu đạt được chia theo 2 loại quy mô nhỏ và
lớn, cá nhân và cộng đồng
- Quy mô nhỏ - cá nhân - chính là văn hoá nhân cách của người Việt Nam
Có những phẩm chất trở thành nổi trội trong tính cách của người Việt, xuất phát
từ việc chúng ta duy trì một nền nông nghiệp lúa nước hàng ngàn năm qua và từ
đó hình thành nên những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội
nông nghiệp. Những đặc điểm này có ảnh hưởng trực tiếp đến văn hoá xã hội
truyền thống và hiện đại của Việt Nam. Có thể liệt kê và kể đến những đặc tính như:
+ Khả năng đối phó linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo;
+ Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo sức mạnh;
+ Giản dị chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa;
+ Tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn;
+ Cần cù, chịu thương, chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ;
+ Trọng tuổi tác, trọng người già (lão quyền);
+ Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa;
+ Tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ;
+ Tâm lý bình quên chủ nghĩa;
+ Nhân ái, vị tha và rộng lượng;
+ Nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười;
+ Tâm lý sống lâu lên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm;
+ Tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc, không cầu thị.
Bên cạnh đó, đặc điểm lối sống từ văn hoá ăn, mặc, ứng xử cũng bị ảnh hưởng
ít nhiều và từ đó hình thành nên những đặc trưng rất rõ nét trong nền văn hoá
Việt. Như trong lối sống của người Việt, vì có điều kiện tự nhiên thích hợp với
nghề trồng trọt nên ở Việt Nam đã tồn tại loại hình văn hoá có nguồn gốc nông 6
nghiệp. Đặc trưng của loại hình này là lối sống định cư, sống lệ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết - những yếu tố đóng vai trò quyết định đối với
nghề nông. Bởi vậy dẫn đến tính tôn trọng đến mức sùng bái tự nhiên, đặt ra
quan điểm cho rằng những hiện tượng khác trong vũ trụ đều bình đẳng với loài người.
Về văn hoá ăn, tại Việt Nam, thể hiện rõ ràng nhất có thể đề cập tới là bữa ăn
đạm bạc gồm 3 thành phần chính là Cơm - Rau - Cá, một ảnh hưởng thuộc về
truyền thống “văn hoá thực vật” và “văn hoá sông nước”. Ngoài ra còn là tính
tổng hợp trong chế biến và trong thưởng thức món ăn cũng như sự đa dạng, đặc
sắc trong quy trình chế biến món ăn Việt Nam. Với vấn đề mặc, người Việt Nam
thường chú trọng nhất tính bền chắc của quần áo cũng như ưu tiên đối với
những sắc độ trầm, trung hoà. Đề cập kèm theo là truyền thống ăn mặc ngày
xưa, phụ nữ thường mặc váy “quai cồng”, yếm, áo tứ thân, quần lĩnh, áo dài, đội
khăn, trang phục kín đáo. Còn đàn ông thì đóng khố, cởi trần, quần “lá tọa”, áo
cánh. Cũng không thể thiếu đi các nét trong văn hoá ở và kiến trúc. Ở Việt Nam,
kiến trúc đa dạng, phức tạp cũng như chứa nhiều thành phần vay mượn. Tuy
nhiên tự bản thân nó vẫn có những nét đặc trưng để khẳng định bản sắc riêng
của mình chứ không hẳn là một sản phẩm copy chắp vá, để rồi từ đó phù hợp để
phục vụ cho nhu cầu của người dân. Trong quy trình sản xuất, chất liệu và kết
cấu lẫn kiểu dáng kiến trúc phụ thuộc theo vùng nguyên liệu vì người Việt ta
thường tận dụng vật liệu có sẵn trong tự nhiên.
- Một quy mô còn lại trong hệ thống biểu đạt văn hoá Việt Nam diễn ra ở giới
hạn rộng lớn hơn chính là các cộng đồng khác nhau. Cơ bản gồm: văn hoá làng
xã - đô thị, văn hoá nhà nước - dân tộc.
+ Văn hoá Làng xã - Đô thị có những đặc trưng rõ rệt của chủ nghĩa tập thể.
Những vấn đề xuất hiện trong đó là việc chủ nghĩa thể chế làng xã thường khó
chấp nhận cái mới và hoàn toàn không có năng lực tự thay đổi, chuyển biến khi 7
đối diện với sự biến động của hoàn cảnh xã hội mà thường có tính chất tự quản
hay là chủ nghĩa cục bộ địa phương, về phía đô thị, khả năng tiếp thu cái mới và
thay đổi theo nhu cầu và sự cần thiết là có thể thực hiện, tiếp nhận liên tục theo thời gian.
+ Trong văn hoá Nhà nước - Dân tộc, rõ nhất và đặc trưng nhất chính là quan
niệm về “Đất nước của người Việt Nam”. Chúng ta coi Đất nước thuộc về người
dân, không phải của vua chúa hay bất cứ dòng họ nào. Trong quá khứ, nhân dân
Việt phải khai hoang, mở rộng khu vực sinh sống từ đó tác động đến vấn đề
trung với nước của họ, khi sự gắn bó, liên kết rất lớn, họ bày tỏ sự trung cao, vì
đó là vùng đất của họ, vùng đất mà họ sinh sống. Ngoài ra còn phải kể đến chủ
nghĩa yêu nước của người Việt, đây chính là đặc thù văn hoá nổi trội nhất trong
bản sắc người Việt Nam. Hình thành từ thời xưa với sức mạnh của truyền
thuyết, áp lực bởi hoàn cảnh khác nhau do thiên nhiên lẫn sức mạnh của ý thức
về chủ quyền quốc gia thể hiện qua nhiều sự kiện lịch sử khác nhau. 3.
Nguyên nhân dẫn đến giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và phương Tây
3.1. Trong truyền thống
3.1.1. Yếu tố khách quan
Từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX là thời điểm các giáo sĩ phương Tây bắt đầu
thâm nhập vào Việt Nam truyền giáo thông qua con đường giao lưu buôn bán.
Đây cũng là mốc thời gian đầu tiên đánh dấu sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây.
Từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, Việt Nam bước vào giai đoạn Pháp
thuộc. Trong quãng thời gian này, Pháp đã thiết lập nền cai trị tại Việt Nam dưới
cái mác “khai hóa văn minh” cho người dân bản xứ: Họ đã áp đặt nền văn hóa,
văn minh nhuốm đậm màu sắc thực dân của phương Tây lên đời sống của người
Việt thông qua việc can thiệp vào các chính sách của nhà nước phong kiến Việt
Nam cũng như tạo ra và thực thi những “chính sách văn hoá”. 8
Giai đoạn Mỹ thay chân Pháp đánh chiếm Việt Nam (từ nửa sau thế kỷ XX đến
1975), những nét văn hóa của Mỹ cũng đã được du nhập vào Việt Nam như một lẽ tất yếu.
Ngoài ra, xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam thời chiến, đã có sự giao lưu
văn hóa giữa Việt Nam và Liên Bang Xô Viết. Song, sự giao lưu này có thể nói
là rõ ràng nhất kể từ khi Nguyễn Ái Quốc và những nhà Cách mạng Việt Nam
đầu tiên theo học tại trường Đại học Phương Đông (1923-1930) khi ở đây, họ đã
bước đầu được tiếp xúc với nền văn hóa Xô Viết.
3.1.2. Yếu tố chủ quan
Sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây còn đến từ tính dung chấp
của văn hóa Việt. Tính dung chấp là khi người Việt lựa chọn và kết hợp một
cách có sáng tạo giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh với văn hóa bản địa để đem
lại lợi ích cho dân tộc mình. Xét trên bối cảnh Việt Nam phải chống lại quân
xâm lược đến từ những quốc gia phát triển mạnh hơn mình thì nhu cầu tiếp
nhận, học hỏi những mặt tân tiến, hiện đại trong nền văn hóa phương Tây để từ
đó hiện đại hóa đất nước là một nhu cầu tất yếu của người dân Việt. 3.2. Trong hiện tại
Hiện nay, toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng khách quan và tất yếu đối với mọi
quốc gia trên thế giới bởi dù muốn hay không, các nền văn hóa đều phải cộng
sinh để tồn tại. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa này ngày càng trở nên rõ
ràng hơn từ sau cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (xuất hiện từ những năm
1950), thể hiện qua việc phổ giao lưu và tương tác giữa các nền văn hóa với
nhau được mở rộng hơn so với ngày trước, cũng như cường độ và tần suất của
hiện tượng này đang ngày một cao hơn. Để một quốc gia có thể phát triển được
về các mặt như kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội… trong thời đại hiện nay, việc 9
giao lưu văn hóa với những quốc gia khác, đặc biệt với phương Tây, là một điều cần thiết. II.
KẾT QUẢ GIAO LƯU VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY TRONG TRUYỀN THỐNG 1.
Giai đoạn từ thế kỷ XVI - cuối thế kỷ XIX
1.1. Đặc trưng của văn hóa từ thế kỷ XVI đến năm 1858
Chính trị trong thời kì này có sự phân liệt sâu sắc. Từ sự xung đột giữa nhà Mạc
và nhà Lê đến sự xung đột gay gắt giữa nhà Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài với các
chúa Nguyễn ở Đàng Trong, sự thống nhất đất được buổi đầu nhờ công lao của
Quang Trung Nguyễn Huệ và nhà Nguyễn của vua Gia Long đã góp phần tạo
cho văn hóa giai đoạn này một diện mạo khá đa dạng.
Giai đoạn này cũng đã có những bước chuyển biến văn hóa quan trọng với sự
lan tỏa của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Truyền giáo và thương mại là
hai con đường cơ bản giúp văn hóa phương Tây thâm nhập và trụ vững tại Việt
Nam, tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự thâm nhập của văn hóa phương Tây mới
chỉ dừng lại ở mức độ gây sức ép và can thiệp gián tiếp vào chính sách của nhà
nước phong kiến Việt Nam.
1.2. Sự xuất hiện của Kitô giáo (XVI)
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục có ghi chép lại rằng “Năm
Nguyên Hòa thứ I (1533) đời vua Lê Trang Tông có có một người Tây dương
tên là Inêkhu (Ignatio) theo đường biển lén giảng đạo Giatô ở các làng Ninh
Cường, Quần Anh, Trà Lũ nay thuộc Nam Định.” Kể từ đó càng có đông các
giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha theo thuyền buôn tìm đến để truyền giáo,
chính vì vậy mà trong đời sống tư tưởng của người Việt Nam xuất hiện thêm
một tôn giáo là Kitô giáo. 10
Kitô giáo (hay Cơ đốc giáo, Thiên Chúa giáo) là tên gọi chung tất cả các tông
phái cùng thờ chúa Jesus Christ. Tôn giáo này xuất hiện vào thế kỷ I ở các tỉnh
phía đông của đế quốc La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ. Kitô giáo được ra đời
như một nhánh của Do Thái giáo vùng Palestin, sau đó nhanh chóng phát triển
thành một tôn giáo độc lập - tôn giáo của những người bị áp bức. Kitô giáo ra
đời không chỉ dựa trên tư tưởng được giải phóng và tự do trong bối cảnh mâu
thuẫn và xung đột gay gắt trong đời sống xã hội do những cuộc chiến tranh xâm
lược tàn khốc của đế chế La Mã mà còn cả yêu cầu thống nhất về tư tưởng,
trong đó bao gồm nhu cầu về tôn giáo độc thần tại vùng Trung Cận Đông. Ban
đầu tuy xuất hiện và hoạt động trong cộng đồng người Do Thái, Kitô giáo vẫn
bị những người theo Do Thái giáo đả kích và các chủ nô La Mã ngăn cản và đàn
áp. Đến thế kỷ IV, Hoàng đế Constantin I đã chấm dứt các cuộc đàn áp, ra chỉ
dụ tha đạo và công nhận Kitô giáo là quốc giáo.
Kitô giáo đã mở đầu cho quá trình giao lưu giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa
Phương Tây. Thời kỳ đầu, do các giáo sĩ chưa quen thông thổ và không thông
thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo không mấy có kết quả. Ngoài ra, thái độ của
các vương triều đối với Kitô giáo qua các thời kỳ lịch sử cũng có sự khác biệt,
lúc thì cho phép hoạt động, lúc lại cấm đoán ngặt nghèo. Dần dần hoạt động
truyền giáo ngày càng tăng và hiệu quả càng khá hơn. Tài liệu của giáo hội cho
biết đến năm 1593, Nghệ An đã có đến 12 làng theo đạo Công giáo toàn tòng.
Đến thế kỷ XVII, giáo sĩ người châu Âu bắt đầu đến Hội An (Đàng Trong) để
giảng đạo cho người Việt và người Nhật đang thực hiện buôn bán ở nơi này.
Tính từ năm 1615 đến 1625 đã có 21 thừa sai đến Đàng Trong để truyền giáo.
Một phần vì người Đàng Trong rất cởi mở, phần khác vì chúa Nguyễn đang
muốn tranh thủ thúc đẩy mối quan hệ thương mại với người Bồ Đào Nha nên
việc Kitô giáo tiến vào Đàng Trong trong giai đoạn này diễn ra khá thuận lợi. So
với Đàng Trong, công cuộc truyền giáo của Đàng Ngoài lại diễn ra muộn hơn. 11
Năm 1626, linh mục Giuliano cùng một số người Nhật đến Đàng Ngoài để
truyền đạo, tuy nhiên do bất đồng ngôn ngữ nên việc truyền giáo không hứa hẹn
và linh mục đã phải trở về Ma Cao. Sau đó một thời gian, linh mục Giuliano
cùng một số thừa sai đã tiếp tục đến Đàng Ngoài để truyền giáo, trong đó nổi
lên vai trò của Alexandre De Rhodes. Lúc này chúa Trịnh tuy không có quá
nhiều hiểu biết về Kitô giáo nhưng do có cảm tình với người Bồ Đào Nha nên
đã có mong muốn thúc đẩy mối quan hệ giao thương với họ. Các giáo sĩ dòng
Tên nhờ thông thạo tiếng Việt nên đã truyền giáo rất thành công. Theo số liệu
của Giáo hội, năm 1644 ở Đàng Trong có 100 ngàn người và Đàng Ngoài năm
1737 có 250 ngàn người theo đạo Kitô giáo.
1.3. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ (XVII)
Vào thế kỷ XVII, các giáo sĩ Bồ Đào Nha vào nước ta để truyền đạo đã học
tiếng Việt để dễ giảng đạo, để dễ nhớ họ đã ghi lại các âm tiếng Việt bằng chữ
Latinh, từ đó tạo ra nền móng cơ sở của chữ Quốc ngữ. Chữ Việt ngày nay là
một thứ chữ đã được nhiều linh mục Dòng Tên ở Việt Nam dùng mẫu tự Latinh,
rồi dựa vào một phần chữ Bồ Đào Nha, Ý và mấy dấu Hy Lạp để sáng tạo ra
vào thế kỷ XVII. Từ đó chữ Quốc ngữ dần xuất hiện.
Linh mục Francisco De Pina, người tới Đàng Trong năm 1617 là người châu Âu
đầu tiên nói thạo tiếng Việt, cũng là người đầu tiên nghiên cứu tiếng Việt. Giáo
sĩ Gaspar Luis đã ghi lại như sau: "Linh mục De Pina đến Đàng Trong năm
1617. Đó là giáo sĩ đầu tiên đã miệt mài nghiên cứu tiếng nói". Năm 1632, hai
cố đạo Gaspar de Amaral và Antonio de Barbosa đã xuất bản các cuốn từ điển
Bồ - Việt và Việt - Bồ. Năm 1649 - 1651, Alexandre de Rhodes, người có công
hệ thống hóa và san định hệ chữ Quốc ngữ, đã biên soạn nên cuốn từ điển Việt -
Bồ - Latinh đầu tiên và cuốn sách Phép giảng tám ngày, một cuốn sách giáo lí
bằng hai thứ tiếng Latinh - Việt, đóng góp rất quan trọng trong công cuộc cải
tiến chữ cái Latinh để ghép âm tiếng Việt, hình thành hệ chữ tiếng Việt. Mặc dù 12
chữ Quốc ngữ đã ra đời nhưng trong một thời gian dài hệ chữ này chỉ được
dùng chủ yếu trong giới truyền đạo do chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn. Chỉ
đến thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam thì chữ Quốc ngữ mới
được lưu hành rộng rãi và đặt làm văn tự chính thức của người Việt.
Xây dựng hệ chữ Quốc ngữ là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây, tuy
nhiên có thể nói rằng, trong công trình này, sự đóng góp của các trí thức Việt
Nam cũng không phải là nhỏ.
Sự ra đời của chữ Quốc ngữ và việc hệ chữ này được sử dụng thay thế chữ Hán
và chữ Nôm là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình văn hóa Việt Nam,
cũng là một dấu mốc đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc hội nhập văn hóa của
Việt Nam với toàn cầu, với nền văn minh chung của nhân loại. 2.
Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX
2.1. Những biến đổi của văn hóa Việt Nam dưới tác động của giao lưu văn hóa với Pháp 2.1.1. Bối cảnh
Đầu tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cho
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình thế đó, triều đình
Huế tỏ ra nhu nhược, không kiên quyết chống giặc mà chủ yếu thiên về thương
thuyết, nghị hòa và vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi
thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào trạng thái khủng hoảng
nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh ấy, các trào lưu cải cách duy tân ra đời nhưng
không thể thực hiện vì nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với các hoàn cảnh mới.
Sau khi cơ bản hoàn thành công cuộc bình định bằng quân sự, thực dân Pháp
tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và sau đó là cuộc 13
khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1930). Đây là giai đoạn thực dân Pháp
thiết lập nền cai trị trực tiếp của nó đối với Việt Nam và kèm theo là thứ văn hóa
phương Tây mang nặng màu sắc thực dân.
2.1.2. Đặc trưng văn hóa Pháp
Trong giai đoạn này, Pháp đang trên đà là một nước phát triển theo hướng công
nghiệp, xuất phát điểm không phải là văn hóa nông nghiệp nên trong tư duy và
nhận thức của họ khác hẳn với chúng ta. Bên cạnh đó, Pháp được tạo dựng từ
mối quan hệ cá nhân, coi trọng tính cá nhân, do đó trong bản thân văn hóa, tính
cứng rắn và nguyên tắc là một trong những vấn đề đặc trưng của văn hóa Pháp.
Nói đến Pháp là nói đến một đất nước mang nền văn hóa đồ sộ với những công
trình vĩ đại và có truyền thống lâu đời. Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX ghi
dấu sự thành công rực rỡ của hai dòng văn học lớn, quan trọng nhất là văn học
lãng mạn và văn học hiện thực, trong đó những tác phẩm văn học kinh điển có
thể kể đến như “Những người khốn khổ”, “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà” (Victor
Hugo), “Ba chàng lính ngự lâm” (Alexandre Dumas), “Tấn trò đời” (Honoré de
Balzac),... Về kiến trúc, đã từ lâu những kiểu kiến trúc Gothic hay những kiến
trúc sử dụng vật liệu kim loại đã phổ biến tại đất nước này và hầu như nó đã tạo
thành xu hướng trên thế giới trong rất nhiều thập kỷ. Nổi bật là Khải Hoàn Môn
- tổng thể điêu khắc lớn nhất của Pháp trong thế kỷ XIX nằm ngay giữa Place Charles de Gaulle.
2.1.3. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp lên nền văn hóa Việt Nam trên nhiều
phương diện khác nhau
Trong cơn lốc tìm kiếm thị trường để cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản
phẩm, Pháp đã đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam với chính
sách khai thác được thực hiện trên các mặt như chính trị - xã hội, kinh tế, văn
hóa, giáo dục. Với chính sách ấy, người Việt Nam đã dần tiếp xúc và chung
sống với văn hóa Pháp một cách cưỡng bức, tự phát hoặc tự giác. Từ đó, 14
chương trình khai thác thuộc địa đã vô hình chung đã đẩy quá trình giao lưu văn
hóa Việt - Pháp diễn ra và để lại nhiều dấu ấn còn nguyên vẹn tới ngày nay.
* Ảnh hưởng của văn hóa Pháp trong chính trị - xã hội
- Ở nước ta đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc đồng thời xuất hiện các tầng
lớp, giai cấp xã hội mới
+ Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị chính quyền
thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Phần đông họ có nguồn gốc từ các nhà
thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn… Sau khi kiếm
được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản
như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, v.v.
+ Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, phát triển nhanh về số
lượng. Đặc biệt là bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức có trình độ học vấn, nhạy
bén với thời cuộc nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước.
+ Giai cấp công nhân ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực
dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ
với giai cấp nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp
và bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột.
- Bên cạnh đó, sự chuyển biến trong đời sống xã hội giai đoạn này còn là sự
xuất hiện của các đô thị. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX chứng kiến sự phát
triển ngày càng nhiều của đô thị Việt Nam như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn -
Chợ Lớn, Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa,...
Các đô thị là nơi nhiều nhà máy, xí nghiệp, các trường học ra đời và cũng là nơi
hình thành nên tầng lớp tiểu tư sản. Ngoài ra, xuất hiện các kiến trúc đô thị có
sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá Việt Nam và Pháp, được gọi là phong cách kiến
trúc Đông Dương ví dụ như Đại học Đông Dương, Trụ sở Bộ Ngoại Giao, Bưu
điện Trung tâm Sài Gòn… Cũng trong thời gian này, đô thị Việt Nam chuyển từ
mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị sang mô hình đô thị công - 15
thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Những đô thị ngày càng trở thành
các trung tâm chi phối khu vực nông thôn.
* Ảnh hưởng của văn hóa Pháp trong nền kinh tế
- Về công nghiệp: Việc xây dựng các cơ sở công nghiệp và hình thành nhiều
ngành công nghiệp khác nhau như khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ
khí vận tải và các ngành công nghiệp chế biến đã góp phần làm cho bộ mặt kinh
tế Việt Nam đa dạng hơn so với trước đây chủ yếu là nền kinh tế thuần nông
nghiệp. Đồng thời, bên cạnh truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước lâu đời
của người Việt Nam, thực dân Pháp tập trung đầu tư trồng các loại cây công
nghiệp như cao su, đay, cói, đậu…
- Về giao thông vận tải: Hệ thống giao thông phát triển nhằm mục đích tăng
cường trao đổi thương mại và giao lưu tiếp xúc giữa các địa phương đồng thời
khai thác các nguồn tài nguyên ở thuộc địa đưa về chính quốc. Đường thủy
đóng vai trò chủ đạo nên từ khi thống trị, Pháp đã tập trung khai thác triệt để
đường thủy ven biển và các kênh rạch, cải tạo và xây dựng một số cảng biển
như cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng. Đường sắt là phương tiện giao thông hoàn
toàn mới do người Pháp đem đến Việt Nam và tính đến năm 1912, tổng số chiều
dài đường sắt ở Việt Nam là 2059 km với các tuyến đường Sài Gòn - Cần Thơ,
Bắc - Nam, Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam. Cùng với đó là sự hình thành của
hệ thống các nhà ga, những cây cầu kiên cố và các tuyến đường bộ đi song
trùng với các tuyến đường sắt cũng được khai mở như đường 70 (Hà Nội -
Tuyên Quang - Lào Cai) hay những con đường xuyên rừng núi đến các khu hầm mỏ, đồn điền.
- Về ngoại thương: Đây là một trong những hoạt động của tư bản Pháp sớm có
mặt ở Việt Nam. Năm 1860, Pháp bắt đầu tuyên bố mở cửa biển nhằm cho các
tàu buôn Pháp được phép tự do ra vào cảng Sài Gòn, từ đây đã đánh dấu mốc
chấm dứt thời kỳ của chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
Tiếp theo, vào năm 1862, chính quyền Pháp tiến hành mở cửa biển ở Đà Nẵng 16
và năm 1885 là cửa biển Hải Phòng. Nhưng đồng thời, thực dân Pháp cũng đặt
ra một hàng rào thuế quan chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của chúng.
- Về khoa học, kỹ thuật: Khoa
học dần trở thành tri thức chiếm ưu thế so với các
luận thuyết đạo đức, chính trị, xã hội của nền văn hóa bản địa. Đây cũng là giai
đoạn tạo lập những tiền đề cho một nền khoa học hiện đại ở Việt Nam. Thể chế
Khoa cử Nho gia dần biến mất, các trường Quốc học, các viện nghiên cứu mọc
lên và sự phát triển của tầng lớp trí thức Việt Nam.
* Ảnh hưởng của văn hóa Pháp trong văn hóa, giáo dục, nghệ thuật Việt Nam
- Về giáo dục: Ngay sau khi đô hộ nước ta, chữ Hán cũng như nền giáo dục Nho
học đã bị người Pháp khai tử ngay lập tức. Từ năm 1878, tại Nam Kỳ, các giấy
tờ công văn của các cơ quan hành chính đã được thay thế bằng chữ Pháp và chữ
Quốc ngữ. Trong đời sống, chính quyền thực dân đã đưa chữ Pháp và chữ Quốc
ngữ vào sách báo, mở trường dạy học mới nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho
các con em quan chức và đào tạo đội ngũ tay sai. Một số trường học tiêu biểu
phải kể đến: Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho (1879), Collège de Cantho (1917)
trường Quốc Học Huế (1896), trường trung học Bảo Hộ (Collège du
Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908).
- Về tôn giáo: Pháp sử dụng Kitô Giáo như một công cụ đắc lực để lan tỏa sự
ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở Việt Nam trên nhiều mặt như ngôn ngữ
với sự ra đời và sử dụng chữ Quốc ngữ; âm nhạc đặc biệt là những bài Thánh ca
được dạy và hát ở các nhà thờ để phục vụ các hoạt động tôn giáo; các kiến trúc
nhà thờ, tranh ảnh, tượng chúa được các giáo sĩ dần được đưa vào Việt Nam.
- Về nghệ thuật: Đã có bước chuyển mạnh mẽ nhờ sự hấp thụ các chuẩn giá trị
của nền văn hóa phương Tây, đồng thời cũng xuất hiện sự du nhập của một số
loại hình nghệ thuật mới.
+ Đối với văn học: Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - giữa thế kỷ XX đã thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa
văn học, tiêu biểu là phong trào Thơ mới và chủ nghĩa lãng mạn trong văn 17
chương. Thơ mới là kết quả của quá trình gặp gỡ giữa văn hóa - xã hội Việt
Nam truyền thống, đậm màu sắc phương Đông với những sắc thái mới, hiện đại
đến từ phương Tây với những tên tuổi nổi bật như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy
Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư… Trong giai
đoạn này, nhóm Tự lực văn đoàn được thành lập, chuyên viết về dòng văn xuôi
lãng mạn - đây cũng là lần đầu tiên văn chương Việt có ý thức đề cao tự do cá
nhân, đưa cái tôi cá nhân chống lại những lễ giáo phong kiến cũ. Thời kỳ này,
có thể kể đến các đại diện tiêu biểu như Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam,...
+ Đối với kịch: Đầu thế kỷ XX, nghệ thuật sân khấu kịch Việt Nam ra đời từ kết
quả của cuộc tiếp biến trong văn hóa Việt Nam với văn hóa Pháp và phương
Tây. Ban đầu từ việc dịch kịch bản của người Pháp để đọc sau đó hình thành các
đoàn kịch của Việt Nam diễn lại các vở kịch của phương Tây và dần dàn chúng
ta tự viết các kịch bản về con người - xã hội Việt Nam. Trong thời kỳ này, các
loại hình nghệ thuật mới bên cạnh kịch như tiểu thuyết cũng ra đời, kéo theo sự
xuất hiện của các nhà hát Opera Hà Nội, Opera Hải Phòng, Opera Sài Gòn hay
loại hình điện ảnh với các rạp chiếu bóng như rạp Pathé, rạp Le Tonkinois, rạp Majestic,...
+ Đối với kiến trúc: Sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông Dương - Tây
Phương đã làm xuất hiện kiểu kiến trúc thuộc địa. Trong kiểu kiến trúc này lại
được chia ra thành 5 phong cách tương ứng với từng giai đoạn và đều để lại
những công trình xây dựng vẫn còn mang những giá trị và tồn tại cho đến ngày
nay. Một số ví dụ như Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Toà thị chính, Phủ Toàn
quyền, Trụ sở Bộ Tư pháp, Trụ sở Bộ Ngoại giao. Bên cạnh những công trình
kiến trúc mang đặc điểm thiết kế của phương Tây nhưng vẫn phù hợp với điều
kiện tự nhiên của nước ta, còn có kiến trúc cầu Long Biên - một thành tựu quan
trọng trong nền văn minh cầu sắt xét về mặt kỹ thuật, dần trở thành biểu tượng
văn hóa, lịch sử của Hà Nội và được xây dựng bởi mồ hôi, xương máu của biết
bao người dân. Cây cầu khởi công vào 1898 và được khánh thành vào 1902, với
chiều dài là 2209m và nặng đến 17 nghìn tấn. 18
2.2. Kết quả giao lưu văn hóa với Pháp
Trải qua quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa Pháp thông qua các chương
trình khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân từ nửa cuối thế kỷ XIX đến
giữa thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam đã có những ảnh hưởng và tiếp thu sâu sắc
trên nhiều phương diện khác nhau. Sau gần một thế kỷ (1858 - 1954) được xác
lập như nền văn hóa của chủ thể nắm quyền chi phối nền kinh tế - chính trị miền
Nam Việt Nam, văn hóa Pháp đã có những biểu hiện tái cấu trúc lại gần như
toàn bộ nền văn hóa Việt Nam - điều mà văn hóa Trung Hoa hay văn hóa Ấn Độ
đã phải mất hơn hàng ngàn năm mới làm được dù chúng có cùng cội nguồn
truyền thống phương Đông với Việt Nam. Không những vậy, dấu ấn của các
công trình kiến trúc, những loại hình văn học, nghệ thuật Pháp đã góp phần đem
lại những sắc thái mới đa dạng, phong phú cho bức khảm văn hóa Việt Nam, tạo
ra hơi thở mới, làn sóng mới đầy sức sống cho văn hóa Việt Nam đi những bước
tiến xa hơn, vững chắc hơn. Trước ý đồ khai thác thuộc địa và xâm chiếm của
Pháp, người Việt Nam đã cởi mở và tiếp thu có chọn lọc những luồng văn hóa
mới để cứu nước chứ không phải để làm nô lệ. Vậy nên, kết quả của quá trình
giao lưu, tiếp biến này không phải là Pháp hóa văn hóa Việt Nam mà là Việt Nam hóa văn hóa Pháp. 3.
Giai đoạn từ năm 1954 - 1975 của thế kỷ XX
3.1. Giao lưu với văn hóa Xô Viết
Liên bang Nga - Xô Viết là quốc gia có diện tích rộng nhất thế giới, nằm trên cả
hai châu lục Á, Âu. Đất nước này trải dài trên nhiều loại địa hình từ sông, núi,
cho đến biển cả và nhiều đồng bằng màu mỡ. Với sự trù phú mà thiên nhiên ban
tặng, tính cách, tâm lý của con người Nga cũng được hình thành theo những đặc
điểm rất riêng, tạo nên một nền văn hoá đặc sắc trên nhiều lĩnh vực. Điều này
tạo điều kiện cho Liên bang Nga - Xô Viết có những cuộc tiếp biến - giao lưu
văn hoá với những kết quả đầy ấn tượng, trong đó có cuộc giao lưu văn hoá với 19