-
Thông tin
-
Quiz
Khái niệm khiếu nại và tố cáo trong tố tụng dân sự | môn Luật dân sự | trường Đại học Huế
1.1.Khái niệm khiếu nại trong tố tụng dân sự.1.2.Khái niệm tố cáo trong tố tụng dân sự.Khiếu nại là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, đó là sự phản ứng tự nhiên của con người trước những quyết định, hành vi nào đó vì cho rằng nó không phù hợp, không hợp lý, trái với các quy tắ, những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh khiếu nại thì tố cáo cũng là một trong những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ. Quyền tố cáo của cá nhân không bị hạn chế chỉ ở một lĩnh vực mà nó dàn trải qua các lĩnh vực, trong đó có cả trong các hoạt động tố tụng dân sự. Quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được luật pháp ghi nhận tại Điều 30, Hiến pháp 2013. Công dân sử dụng quyền tố cáo như một công cụ pháp lý để đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần làm ổn định trật tự an toàn xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật dân sự (ĐHH) 23 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Khái niệm khiếu nại và tố cáo trong tố tụng dân sự | môn Luật dân sự | trường Đại học Huế
1.1.Khái niệm khiếu nại trong tố tụng dân sự.1.2.Khái niệm tố cáo trong tố tụng dân sự.Khiếu nại là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, đó là sự phản ứng tự nhiên của con người trước những quyết định, hành vi nào đó vì cho rằng nó không phù hợp, không hợp lý, trái với các quy tắ, những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh khiếu nại thì tố cáo cũng là một trong những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ. Quyền tố cáo của cá nhân không bị hạn chế chỉ ở một lĩnh vực mà nó dàn trải qua các lĩnh vực, trong đó có cả trong các hoạt động tố tụng dân sự. Quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được luật pháp ghi nhận tại Điều 30, Hiến pháp 2013. Công dân sử dụng quyền tố cáo như một công cụ pháp lý để đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần làm ổn định trật tự an toàn xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật dân sự (ĐHH) 23 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Preview text:
lO M oARcPSD| 47110589 lO M oARcPSD| 47110589
Khái niệm khiếu nại và tố cáo trong tố tụng dân sự
1.1. Khái niệm khiếu nại trong tố tụng dân sự
Khiếu nại là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, đó là sự phản ứng tự
nhiên của con người trước những quyết định, hành vi nào đó vì cho rằng nó không
phù hợp, không hợp lý, trái với các quy tắ, những chuẩn mực trong đời sống cộng
đồng, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân và theo đó Hiến
pháp 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân”1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp 2013
và được quy định tại Điều 25, Điều 499, BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có quyền khiếu nại,… những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
trong hoạt động tố tụng dân sự”2 và “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại
quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân
sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của mình”3. Việc cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền này
được gọi là khiếu nại trong tố tụng dân sự.
Như vậy, khiếu nại trong tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân
theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại hành vi,
1 Điềều 30, Hiềến pháp 2013.
2 Điềều 25, B lu t Tốế t ng dân s ộ ậ ụ ự 2015.
3 Kho n 1, Điềều 499, B lu t Tốế t ng dân s ả ộ ậ ụ ự 2015. lO M oARcPSD| 47110589
quyết định tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình4.
Người có quyền khiếu nại trong tố tụng dân sự là cơ quan, cá nhân, tổ chức khi cho
rằng hành vi hay quyết định trong tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng hoặc
bất cứ cơ quan, cá nhân, tổ chức là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
Đối tượng của khiếu nại trong tố tụng dân sự là hành vi, quyết định trong tố tụng của
cơ quan, người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, quyết định và hành vi của các chủ thể
này chỉ trở thành đối tượng của khiếu nại trong tố tụng dân sự khi được thực hiện
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự người khiếu nại cho rằng là trái pháp luật,
xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.2. Khái niệm tố cáo trong tố tụng dân sự
Bên cạnh khiếu nại thì tố cáo cũng là một trong những quyền của công dân được nhà
nước bảo vệ. Quyền tố cáo của cá nhân không bị hạn chế chỉ ở một lĩnh vực mà nó
dàn trải qua các lĩnh vực, trong đó có cả trong các hoạt động tố tụng dân sự. Quyền
tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được luật pháp ghi nhận tại
Điều 30, Hiến pháp 2013. Công dân sử dụng quyền tố cáo như một công cụ pháp lý
để đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần làm ổn định trật tự an toàn xã hội.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định: “cá nhân có quyền tố cáo những hành vi,
quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự”5và
“Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi
vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân”6. Việc cá nhân thực hiên quyền này được gọi là tố cáo trong tố tụng dân sự.
4 Trường Đ i h c Lu t Hà N i (2017), Giáo trình Lu t Tốế t ng dân sạ ọ ậ ộ ậ ụ
ự ệ Vi t Nam, Nxb.Cống an nhân dân – Hà N i.ộ
5 Điềều 25, B lu t Tốế t ng dân s ộ ậ ụ ự 2015.
6 Điềều 509, B lu t Tốế t ng dân s ộ ậ ụ ự 2015. lO M oARcPSD| 47110589
Tố cáo trong tố tụng dân sự là hoạt động của cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật cuả người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.7
So với khiến nại trong tố tụng dân sự thì tố cáo trong tố tụng dân sự do cá nhân thực
hiện. Đối tượng của tố cáo trong tố tụng dân sự là hành vi vi phạm pháp luật của
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo trong tố tụng dân sự có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, phạm vi tố cáo trong tố tụng dân sự chỉ là hành vi của người tiến hành tố
tụng. Do là hành vi thực hiện nên các quyết định tố tụng không phải đối tượng của
tố cáo và số lượng hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo không hạn chế.
Thứ hai, chủ thể có quyền tố cáo là công dân theo quy định tại Điều 509, Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015. Pháp luật không quy định tổ chức là chủ thể của tố cáo bởi
xuất phát từ việc ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo, thậm
chí ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người bị tố cáo nếu nội dung tố
cáo sai sự thật nên trách nhiệm của người tố cáo khi thực hiện quyền tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật quan trọng. Người tố cáo phải nhận thức, buộc phải nhận thức và
chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình. Trường hợp tố cáo sai sự thật, vụ
khống, người tố cáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm tương ứng và bị cá thể hóa
trách nhiệm. Đó cũng là lý do tại sao chỉ có cá nhân mới có quyền tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong tố tụng dân sự mà không quy định là tổ chức.
Thứ ba, chủ thể có quyền tố cáo trong tố tụng dân sự cũng tương tự như tố cáo trong
các lĩnh vực khác là quyền của mọi công dân có đủ năng lực pháp luật.
Thứ tư, hành vi vi phạm pháp luật này trước khi bị tố cáo chưa bị phát hiện ra. Bất
cứ người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng có hành vi vi phạm pháp
luật đều có thể bị phát hiện và bị tố cáo.
Thứ năm, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo trong tố tụng dân sự phải chưa có dấu hiệu của tội phạm.