-
Thông tin
-
Quiz
Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Business Administration (EBBA12) 114 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Business Administration (EBBA12) 114 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản
Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó
khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới,
thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị
trường. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm
từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ
nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội
chủ nghĩa trong tương lai. Mô hình kinh tế này khá tương đồng với mô kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Đảng cộng sản Trung
Quốc, trong đó các mô hình kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu
vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Khái niệm: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi
trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của
Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy
sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân
trong phát triển kinh tế-xã hội.
Con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trên cơ sở nhận thức kinh tế thị trường là sản phẩm, là thành quả chung trong sự
phát triển của xã hội loài người, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không khắc
phục được những khuyết tật của nó và người lao động vẫn chưa được hưởng những
thành quả xứng đáng với sự đóng góp của họ, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ
trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dù rằng
trong xã hội còn có những ý kiến băn khoăn hoặc chưa thật sự đồng tình, thậm chí
còn có người lợi dụng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thế giới hiện nay có nhiều loại mô hình kinh tế thị trường, như kinh tế
thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường hỗn hợp. Mỗi loại mô
hình trong số ấy đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nghiên cứu, tham
khảo kinh nghiệm vận hành và phát triển của các mô hình này trên thế giới, xuất
phát từ đòi hỏi và thực tiễn phát triển của đất nước đang đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra đường lối phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Và để đi đến sự nhận thức tương đối thống nhất về con đường phát triển đất
nước bằng và qua kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần một quá trình
nghiên cứu, thảo luận khoa học và đúc kết từ thực tiễn một cách nghiêm túc và sâu sắc. Khái niệm nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chính thức sử
dụng trong các văn kiện Đại hội IX (tháng 4-2001) của Đảng; theo đó, “Đảng và
Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) tiếp tục bổ sung,
phát triển: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng
thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản
lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’’. Đây là bước đột phá dũng cảm
nhưng hết sức khoa học về tư duy lý luận của Đảng ta.
Từ góc độ lịch sử chúng ta thấy, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, suốt
một thời gian dài, cả về mặt lý luận và thực tiễn, người ta đã đem đối lập một cách
tuyệt đối và siêu hình chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản; coi những gì có trong
chủ nghĩa tư bản thì chủ nghĩa xã hội phải xóa đi hết và ngược lại, trong đó có kinh
tế thị trường vốn là thành quả phát triển của lịch sử loài người. Cần nhận thức rõ
rằng, xã hội cộng sản với tính cách một hình thái kinh tế - xã hội không thể có sẵn
mọi thứ trong lòng xã hội tư bản nhưng cũng đã có những tiền đề về nhiều mặt
quan trọng cho sự ra đời của một hình thái kinh tế - xã hội mới. Một trong những
tiền đề ấy là nền kinh tế thị trường đã rất phát triển nhờ sự phát triển hết sức cao và
mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Chính V.I. Lê-nin cũng đã sớm nhận ra sai lầm
nóng vội khi đề ra và thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến nên đã kịp thời sửa
chữa sai lầm ấy bằng cách đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP) để nước Nga chấp
nhận phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần và bước đầu đi vào nền
kinh tế thị trường. Về điều này, V.I. Lê-nin đã khẳng định mạnh mẽ rằng, “chúng ta
không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa
trên cơ sở tất cả những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản đã thu được”.
Việc dứt khoát từ bỏ chế độ kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp để chính thức đi
vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn khách quan,
sáng tạo, độc lập và phù hợp với xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới
hiện đại. Chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nhằm xây dựng một đất nước tất cả đều vì con người và do con người. Một nền kinh tế như vậy một ,
mặt, tôn trọng và tuân theo các quy luật khách quan của kinh
tế thị trường; nghĩa là sản xuất và kinh doanh phải thu được lợi nhuận, phải chấp
nhận cạnh tranh theo pháp luật để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; mặt
khác, quan trọng hơn là nền kinh tế ấy phải tạo được một lực lượng sản xuất ngày
càng phát triển, trong đó con người vừa phải là động lực, vừa phải là mục tiêu của sự phát triển. Đồng
thời, nền kinh tế thị trường mà chúng ta chủ trương xây dựng
phải được hướng dẫn bởi các nguyên tắc thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội về
quyền sở hữu, về cách thức tổ chức sản xuất và về phương thức phân phối thành quả lao động.