Khái niệm lạm phát - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Theo kinh tế học vĩ mô, lạm phát (Inflation) là tình trạng gia tăng giá cả một cách liên tục của tất cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một thời gian nhất định và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Preview text:
Khái niệm lạm phát
Theo kinh tế học vĩ mô, lạm phát (Inflation) là tình trạng gia tăng giá cả một cách liên tục
của tất cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một thời gian nhất định và sự mất giá trị của
một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng
hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Ví dụ: Vào năm 1913, một gallon sữa có giá khoảng 36 cent cho một gallon. Một trăm năm
sau, vào năm 2013, một gallon sữa có giá 3,53 đô la – cao hơn gần mười lần. Phân loại lạm phát
Lạm phát thường được phân loại dựa vào 2 tiêu chí: mức độ và tính chất. Theo mức độ gồm:
- Lạm phát tự nhiên: (từ 0 - dưới 10%/năm) Trong trường hợp này, nền kinh tế hoạt
động bình thường, tương đối và được duy trì ổn định.
Ví dụ: Khi mức độ lạm phát tự nhiên là 5%, giá cả hàng hóa tăng chậm, không gây
ảnh hưởng tiêu cực đến người dân. Họ vẫn có thể tiếp tục chi tiêu, mua bán một cách
bình thường và không cần phải lo lắng về việc giá cả tăng cao hoặc không ổn định.
- Lạm phát phi mã: (từ 10 - 1000%/năm) Khi giá cả sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tỷ
lệ lạm phát tăng nhanh vọt. Mức độ này rất dễ gây ra những biến động nghiêm trọng
cho thị trường kinh tế, đồng thời đồng tiền cũng bị mất giá nặng nề làm cho thị trường
kinh tế bị phá vỡ. Trong thời kỳ này người dân sẽ thường có hành động cất trữ, tích trữ.
Ví dụ: Ở Việt Nam, khi cải cách chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế
thị trường từng xảy ra tình trạng lạm phát này vào những năm 1986 - 1988, từ 300% - 800%/năm
- Siêu lạm phát: (trên 1000%/năm) Đồng tiền lúc này gần như là bị mất giá hoàn toàn,
giá cả tăng vọt không kiểm soát làm cho thị trường biến đổi nghiêm trọng. Tình trạng
kinh tế ở thời kỳ này rất đáng lo ngại, nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chính trị xã hội của cả một quốc gia.
Ví dụ: Nước Đức(1921 - 1923) rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng
10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lên tới 29.500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ
ra 4.200 tỷ mác (papiermark) để đổi lấy 1 USD. Theo tính chất gồm:
- Lạm phát dự kiến và không dự kiến
+ Lạm phát dự kiến: là tỷ lệ lạm phát được dự kiến sẽ xảy ra trong một khoảng thời
gian nhất định nào đó trong tương lai. Lạm phát này không gây ra tổn thất lớn cho cho nền kinh tế
+ Lạm phát không dự kiến: là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự đoán, dự kiến của
mọi người gây ra sự phân phối của cải và làm ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của người dân.
- Lạm phát cân bằng và không cân bằng
+ Lạm phát cân bằng: Tăng tỷ lệ thu nhập tương ứng với thực tế của người lao động
và phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do đó, hiện
tượng này không gây ra ảnh hưởng mạnh.
+ Lạm phát không cân bằng: tăng tỷ lệ thu nhập không tương ứng với của người lao
động. Và thực tế là hiện tượng này thường hay xảy ra.
Nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
lạm phát của nền kinh tế thị trường. Hiện tượng này xảy ra khi tổng cầu tăng quá
nhanh trong khi tổng cung không thay đổi hoặc không tăng bàng tổng cầu, dẫn đến
giá cả hàng hóa tăng cao. Song kéo theo giá của các hàng hóa khác tăng theo.
Ví dụ: Khi giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo sự tăng giá của rất nhiều dịch vụ khách như
giá cước taxi, xe bus, giá vận chuyển hàng hóa, giá thực phẩm…
- Lạm phát do chi phí đẩy: là kết quả của sự gia tăng giá do các yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất.Khi giá cả của một trong số những yếu tố trên tăng lên thì chi phí
sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng. Điều này sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận -> Nguy hiểm đối với nền kinh tế.
- Lạm phát do vốn có (do cơ cấu): xuất phát từ sự kỳ vọng tăng lương của người lao
động. Nếu doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, có được nhiều lợi nhuận, thu nhập
của người lao động tăng lên. Ngược lại, nếu bán được ít sản phẩm, lợi nhuận ít thì
doanh nghiệp vẫn buộc phải tăng lương cho người lao động lúc này doanh nghiệp
buộc phải tăng giá sản phẩm để có thể đáp ứng được kỳ vọng tăng lương.
- Lạm phát do cầu thay đổi: khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một sản phẩm nào
đó, nhưng lại là mặt hàng cung cấp độc quyền nên vẫn không giảm giá. Trong khi đó
mặt hàng có số lượng cầu tăng thì lại tăng giá.
- Lạm phát do xuất khẩu: hiện tượng cầu và cung mất cân bằng. Khi xuất khẩu tăng,
dẫn đến tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn
cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho
thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu.
- Lạm phát do nhập khẩu: khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng
hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên.
Do đó, mức giá chung bị giá nhập khẩu đẩy lên gây lạm phát.
- Lạm phát do chính sách tiền tệ: do cung ứng tiền tệ tăng cao và tăng liên tục nhưng
sản lượng lại thấp hơn. Nhà nước không đủ tiền cho chi tiêu dẫn đến in quá nhiều tiền
và ngân hàng mua ngoại tệ dẫn đến lạm phát.
Tác động của lạm phát đến nền kinh tế * Tiêu cực:
Lạm phát tác động đến lãi suất: tỷ lệ lạm phát tăng cao, muốn cho lãi suất thực ổn
định và dương thì đồng thời lãi suất danh nghĩa buộc phải tăng theo tỷ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, hiện tượng này làm suy giảm kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi
thị trường kinh tế -> số việc làm giảm -> tỷ lệ thất nghiệp cao.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát tác động đến thu nhập thực tế: giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa
của người dân có mối quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên
nhưng thu nhập danh nghĩa không đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người dân
giảm xuống. Khi thu nhập của người dân giảm dẫn đến suy thoái kinh tế, thất nghiệp
tăng cao, đời sống lao động khó khăn, đồng thời làm giảm lòng tin đối với chính phủ.
Thu nhập thực tế = Thu nhập danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát tác động đến nợ quốc gia: lạm phát gia tăng, Chính Phủ là người được lợi vì
phần lớn thuế đánh vào người dân. Tuy nhiên mặt trái ở đây là, khi lạm phát tăng lên
thì nợ quốc gia sẽ trở nên nghiêm trọng. Bởi vì, lạm phát làm tăng tỷ giá và tiền tệ
trong nước mất giá nhanh hơn so với tiền tệ của nước ngoài tính trên khoản nợ.
Lạm phát tác động đến phân phối thu nhập: khi lạm phát gia tăng, những người giàu
có và thừa tiền dùng tiền của mình vơ vét hết số lượng lớn hàng hóa trên thị trường
kinh tế dẫn đến mất cân đối quan hệ cung - cầu. Qua đó, giá cả hàng hóa cũng theo đó
tăng lên. Tình trạng này, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, những người dân nghèo sẽ
càng ngày càng nghèo hơn bởi vì họ không có đủ khả năng mua những hàng hóa cần
thiết khi nó bị đẩy lên cái giá cao hơn so với trước kia. * Tích cực:
Lạm phát không phải bao giờ cũng mang lại tiêu cực vì khi mà tỷ lệ lạm phát từ 2-5%
và dưới 10% sẽ mang lại một số lợi ích:
- Kích thích tiêu dùng, đầu tư giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
- Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa và mở rộng sản xuất
- Cho phép chính phủ có thêm lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư thông qua
mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và nguồn lực xã hội theo các mục
tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t/
https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/macroeconomics-l%E1%BA%A1m-ph%C3%A1t-
ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-t%C3%A0i-kh%C3%B3a-v%C3%A0-ch%C3%ADnh-s
%C3%A1ch-ti%E1%BB%81n-t%E1%BB%87
https://www.vietcap.com.vn/kien-thuc/lam-phat-la-gi-nhom-nganh-nao-huong-loi-tu-lam-phat-tang-cao
https://pinetree.vn/post/20220512/6-nguyen-nhan-cua-lam-phat/
https://accgroup.vn/nguyen-nhan-lam-phat
https://lagithenhi.com/vi-du-ve-lam-phat-chi-phi-day
https://pinetree.vn/post/20220512/6-nguyen-nhan-cua-lam-phat/
https://timo.vn/blogs/lai-suat-danh-nghia-la-gi/