Khái niệm sức lao động - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Để giải quyết mâu thuản của công thức chung của tư bản, cần tìm trên thị trường một loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Khái niệm sức lao động
( Để giải quyết mâu thuản của công thức chung của tư bản, cần tìm trên thị
trường một loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn
hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động. )
C.Mác định nghĩa: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những
năng lực thể lực và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang
sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị nào
đó". Nói cách khác, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực trong cơ thể
con người và được vận dụng vào quá trình sản xuất.
* Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất,
nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất: người lao động được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức
lao động của mình.
(Ví dụ: Trước thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, những người nông
dân ở Châu Âu thời Trung Cổ bị buộc gắn bó với mảnh đất của địa chủ
phong kiến. Họ không có quyền tự do di chuyển và phải lao động trên đất
của địa chủ. Nhưng khi chủ nghĩa tư bản phát triển, những người lao động
đã được giải phóng khỏi những ràng buộc như thế, họ có quyền tự do di
chuyển, lựa chọn nơi làm việc và tự do bán sức lao động của mình.)
Thứ hai: người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết
hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên ho phải bán sức lao động.
(Ví dụ: Trước đây những người nông dân có thể sở hữu một mảnh đất nhỏ,
một số dụng cụ sản xuất cơ bản và tự cung tự cấp. Nhưng khi chủ nghĩa tư
bản phát triển, hầu hết người lao động không còn sở hữu những phương tiện
sản xuất như đất đai, máy móc, nguyên liệu, v.v. Họ buộc phải bán sức lao
động của mình cho những người sở hữu các phương tiện sản xuất, tức là các tư bản gia.)
THUỘC TÍNH HÀNG HÓA (gồm giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa)
Giá trị sử dụng:
- K/n: là công dụng của hàng hóa, có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của con người.
( Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần, cho tiêu
dùng cá nhân hoặc cho sản xuất.) - Đặc trưng:
+ Thuộc tính tự nhiên của yếu tố cấu thành nên hàng hóa đó qui định.
+ GTSD chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng và là phạm trù có tính vĩnh viễn.
- GTSD hàng hóa được phát hiện dần, ngày càng phong phú, đa dạng do có sự
phát triển của khoa học, công nghệ.
VD: đồ ăn, quần áo, giáo dục,…
Giá trị hàng hóa:
- K/n: là lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
GTHH chỉ thể hiện thông qua giá trị trao đổi
(VD: 1m vải = 10kg thóc
Giải thích: Vải và thóc có thể trao đổi với nhau vì chúng đều là sản phẩm của lao
động (trao đổi hao phí lao động bên trong hàng hóa)
( lao động 1m vải = lao động trong 10kg thóc) )
Giá trị trao đổi là tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng trong trao đổi.
Là biểu hiện bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi
(Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức)
- Bản chất của giá trị là lao động.
- Giá trị là hao phí lao động xã hội của người sản xuất và trao đổi hàng hóa. - Đặc trưng:
+ Là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
+ Là phạm trù lịch sử gắn liền với sản xuất hàng hóa
Giá trị hàng hóa = hao phí lao động = thời gian lao động của người sản xuất để sản xuất hàng hóa
Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa:
- Thống nhất: cùng tồn tại đồng thời trong 1 hàng hóa
- Mâu thuẫn: quá trình thực hiện GTSD VÀ GT là 2 quá trình khác nhau về thời gian và không gian.
+ Thực hiện GT : trong lưu thông
+ Thực hiện GTSD: trong tiêu dùng
Cấu thành giá trị của HHSLD bao gồm: 3 bộ phận
- Những giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần)
- Phí tổn đào tạo người lao động
- Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết dể duy trì gia đình người lao động
BẢN CHẤT TIỀN CÔNG Khái niệm
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của
hàng hóa sức lao động. (Tuy vậy, dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền
công là giá cả của lao động. Bởi vì: )
- ( Thứ nhất, nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao
động để sản xuất ra hàng hóa.
- Thứ hai, tiền công được trả theo thời gian lao động (Giờ, ngày, tuần, tháng...)
hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. )
(Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải lao động mà là sức lao động.
Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, mà chỉ là giá trị hay giá
cả của hàng hóa sức lao động.)
Hình thức của tiền công
- Tiền công theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều
là tuỳ theo thời gian làm việc của người công nhân.
Tiền công tính theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng) không phản ánh mức tiền
công cao hay thấp và năng lực làm việc của công nhân.
- Tiền công tính theo sản phẩm
+ Tiền công tính theo sản phẩm là một hình thức tiền công mà số lượng của nó
nhiều hay ít là tùy ở số lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm được chế tạo ra, hoặc
số lượng công việc đã hoàn thành.
+ Đơn giá tiền công được xác định bằng cách lấy tiền công trung bình một ngày
của một công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân làm ra trong một ngày bình thường.
Các loại tiền công
- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao
động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.
+ Giá cả thị trường của hàng hóa sức lao động
+ Nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung - cầu
về hàng hóa sức lao động trên thị trường.
+Tiền công danh nghĩa được quy định cụ thể trên hợp đồng lao động.
- Tiền công thực tế: tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng
và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
- Số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng
tiền công danh nghĩa. Ví dụ như lương thực, thực phẩm, các đồ dùng sinh hoạt
trong gia đình, phương tiện đi lại, vui chơi giải trí….
+ Có quan hệ tỉ lệ thuận với tiền công danh nghĩa.
+ Quan hệ tỉ lệ nghịch với giả cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ khi các điều kiện khác không đổi.
+ Tiền công thực tế không được quy định trên hợp đồng lao động.
Các yếu tố ảnh hưởng (gồm 4 nhân tố)
- Nhân tố thuộc về xã hội và nhà nước
+ Tình hình biến động thế giới và phát triển kinh tế xã hội.
+ Luật pháp, chính sách nhà nước
- Nhân tố thuộc về thị trường:
+ Cung cầu trên thị trường lao động
+ Mức tiền công đang thịnh hành trên thị trường lao động
+ Sự biến động của giá cả thị trường
- Các nhân tố thuộc về tổ chức + Chính sách đãi ngộ
+ Tình hình kinh doanh, tiêu thụ
- Nhân tố thuộc về người lao động
+ Mức độ hoàn thành công việc + Thâm niên công tác
+ Trình đồ chuyên môn và kinh nghiệm công tác + Tiềm năng phát triển
- Nhân tố thuộc về công việc
+ Khối lượng, độ phức tạp và phạm vi công việc. *NGUYÊN NHÂN:
1. Khác nhau về trình độ, kinh nghiệm và năng suất lao động thực tế:
- (Mặc dù A và B có cùng bằng cấp và chuyên ngành, nhưng) trong quá trình làm
việc, A có thể thể hiện năng lực, tính chủ động, sáng tạo tốt hơn B.
- (A có thể nhanh chóng tiếp cận và thành thạo công việc, trong khi B còn gặp một
số khó khăn ban đầu.)
- Năng suất lao động của A cao hơn B, giúp A hoàn thành nhiều công việc và dự án hơn.
- (Những yếu tố này làm tăng giá trị lao động của A so với B, từ đó công ty trả
lương cao hơn cho A hoặc ngược lại)
- Một người đầu tư về học thức, va chạm nhiều hơn và nhận nhiều kinh nghiệm
thực tiễn khi thực tập tại các công ty >< Người còn lại thì đầu tư về kĩ năng mềm,
tín chỉ tin học hay ngoại ngữ,... ít được đầu tư hơn do chú trọng về bằng cấp, lý
thuyết nhiều hơn thực tiễn.
2. Chính sách trả lương và giá trị công việc của doanh nghiệp:
- Công ty có thể áp dụng các chính sách trả lương dựa trên vị trí công việc, (ví dụ A
đảm nhiệm vị trí quản lý, còn B chỉ làm nhân viên.)
- Công ty cũng có thể trả lương cao hơn cho các công việc/dự án mang lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp
- Những chính sách trả lương khác nhau này dẫn đến mức lương khác biệt giữa A và B.
3. Yếu tố thị trường lao động:
- Nếu công việc mà A đảm nhận có nhu cầu cao hơn trên thị trường lao động, (thì
A có thể có mức lương cao hơn B.)
- Khả năng đàm phán tiền lương của A cũng tốt hơn B, do kinh nghiệm, kỹ năng thương lượng tốt hơn.
*CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG TIỀN CÔNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Trước hết, giá trị của HHSLĐ của họ phải tốt và đáp ứng được giá trị sử dụng của HHSLD
( Giá trị sử dụng HHSLD ở đây là nhà tư bản (cụ thể là các công ty, doanh
nghiệp) cần có nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, thái độ
làm việc tốt, cường độ lao động lẫn năng suất lao động cao có thể tạo ra và
mang lại nhiều giá trị thặng dư cho họ thông qua giá trị HHSLD của người
lao động kết tinh trong hàng hóa )
(Vậy để đáp ứng những nhu cầu đó, chúng ta cần có những giải pháp để
nâng cao giá trị HHSLD của người lao động nói chung cũng như sinh viên nói riêng? )
- Tiêu chí đầu tiên là nâng cao tư liệu sinh hoạt cần thiết (bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần)
- Ví dụ cụ thể về tiêu chí đó như sau: Cung cấp cho bản thân mình nguồn thức
ăn dinh dưỡng, phong cách ăn mặc, chú trọng và đầu tư hơn về mặt sức khỏe
=> ( những việc này tưởng chừng như không ảnh hưởng đáng kể nhưng giá
trị chúng đem lại là rất lớn)
+ Việc cung cấp cho mình nguồn thức ăn dinh dưỡng => cho mình nguồn
năng lượng tái sản xuất đồng thời cũng có thể làm tăng cường độ lao động
+ Đầu tư về phong cách ăn mặc => giúp tự tin hơn, đáp ứng nhu cầu gọn
gàng, lịch sự đối với nhà tư bản
+ Chú trọng và đầu tư hơn về mặt sức khỏe => giúp đảm bảo sức khỏe trong
quá trình làm việc, đảm bảo với nhà tư bản khi không cần phỉa lo lắng về
việc chậm tiến độ trong công việc,...
- Tiêu chí tiếp theo là tăng phí tổn đào tạo của người lao động.
- Ví dụ: Người LD đầu tư hơn về hao phí lao động của mình vào các khóa đào
tạo ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp,... => nâng cao trình độ lao động và năng
suất lao động. Để từ đó đáp ứng được nhu cầu về sử dụng NSLD của người
lao động, tăng giá trị thặng dư của nhà tư bản.
- Tiêu chí cuối cùng là cung cấp thêm giá trị những nguồn tư liệu sinh hoạt
- Ví dụ: Người lao động một ngày rồi sẽ già đi và con của họ sẽ trở thành
người lao động trong tương lai. Việc cung cấp thêm tiền công và thời gian
=> giúp cho cha mẹ và con cái gần nhau hơn => nâng cao đời sống tinh thần
=> có động lực làm việc => cường độ lao động của học sẽ tăng lên đáng kể
=> đáp ứng được nhu cầu của nhà tư bản nói chung về việc đảm bảo được
giá trị HHSLD của nguồn nhân lực trong tương lai.