Khái niệm thể chế - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Thể chế là thiết chế được hiểu là tổng hợp các quy định, nguyên tắc, cácđiều luật được sử dụng để chi phối, định hướng sự phát triển của một tổchức hay một nhà nước trong những lĩnh vực nhất định. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I. KHÁI NIỆM THỂ CHẾ VÀ THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA? KHÁI NIỆM THỂ CHẾ:
Thể chế là thiết chế được hiểu là tổng hợp các quy định, nguyên tắc, các
điều luật được sử dụng để chi phối, định hướng sự phát triển của một tổ
chức hay một nhà nước trong những lĩnh vực nhất định.
Thể chế trong tiếng Anh là “Institution”. Định nghĩa về thể chế trong tiếng
anh được hiểu là: “Institution is an institution understood as a combination
of regulations, principles, laws used to govern and guide the development
of an organization or a state in certain fields”.
Theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):Thể chế có thể được
hiểu là cái tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của con người, định
vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tương
tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những
quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẽ.
Thể chế là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn bản); các
bộ luật (luật cơ bản và luật "hành xử"), các quy định, các quy tắc, chế
định…, nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi
tổ chức trong một trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng
đồng; là những nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách
thức ứng xử của các thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội. PHÂN LOẠI:
Được định hình nên phương thức ứng xử của con người. Thể chế của một
quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm: thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.
Thể chế chính thức: Đây là thể chế chính thức là hệ thống pháp chế, mang tính “pháp trị”.
Thể chế phi chính thức: Đó là các dư luận xã hội. Góp phần hình thành đạo
đức, lối sống, phẩm giá con người. Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù
“đức trị”. Thể chế phi chính thức gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy
phạm. Những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa nhóm người. YẾU TỐ CẤU THÀNH:
Nội hàm thể chế bao gồm 3 yếu tố chính:
Hệ thống pháp luật, các quy tắc xã hội điều chỉnh các mối quan hệ và các
hành vi được pháp luật thừa nhận của một quốc gia.
Các chủ thể thực hiện và quản lý sự vận hành xã hội bao gồm: nhà nước,
cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội dân sự.
Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội, quản lý và
điều hành sự vận hành xã hội. ĐẶC ĐIỂM:
Thể chế là sản phẩm của chế độ xã hội; phản ánh sâu sắc bản chất và chức
năng của Nhà nước đương quyền. Trong đó Hiến pháp có thể được coi như
"linh hồn" của một chế độ xã hội.
Thể chế được điều chỉnh thích ứng với những thay đổi của chế độ chính trị đương quyền.
Thể chế cũng có thể được sửa đổi, thậm chí bãi bỏ cục bộ, phụ thuộc vào
sự cải cách hay đổi mới các quan hệ kinh tế - xã hội của Nhà nước, thích
ứng với điều kiện lịch sử Quốc gia.
Thể chế có vai trò quyết định đến sự hình thành và hoạt động của cơ chế,
chính sách và cơ chế điều hành và hành vi ứng xử của con người.
THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
-Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nói đến kinh tế không phải
là kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, cũng không phải kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa
hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã
hội chủ nghĩa. Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị
trường ở nước ta khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Để hiểu rõ Thể chế KTTT định hướng XHCN, ta sẽ bắt đầu từ khái niệm gốc : Thể chế kinh tế.
Kinh tế thị trường vốn được ví như 1 sân chơi, trong đó người chơi chính là
những chủ chủ thể kinh tế khác nhau (như : các nhân, hộ gia đình, doanh
nghiệpvà cả các tổ chức kinh tế của nhà nước…._). Các chủ thể kinh tế này
cùng hoạt động và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan (quy
luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…) và tất nhiên, họ cũng chịu sự tác động từ
hệ thống luật pháp cũng như các hệ thống quy tắc xã hội. Hay nói cách khác,
các chủ thể kinh tế với tư cách là người chơi, khi tham gia sân chơi chung của
kinh tế thị trường, sẽ phải tuân theo « luật chơi » và chịu sự giám sát từ các cơ
quan quản lý của nhà nước.
-Ở đây, cái được gọi là « Luật chơi » đó chính là thể chế kinh tế.
=> Vậy ta có , « khái niệm » thể chế kinh tế: « là hệ thống quy tắc, pháp luật,
bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể
kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế »
- Theo khái niệm này, thể chế kinh tế bao gồm 3 bộ phận cơ bản:
+ Hệ thống pháp luật kinh tế của nhà nước, ví dụ như : bộ luật đầu tư, luật đất
đai, luật thương mại … hay các quy tắc, chuẩn mực xã hội được nhà nước thừa
nhận như đạo đức nghề nghiệp, giữ chữ tín trong làm ăn, đoàn kết hợp tác,
cạnh tranh lành mạnh... Mặc dù, những quy tắc, chuẩn mực xã hội này không
phải là luật định chính thức, nhưng các chủ thể kinh tế ngầm hiểu và tôn trọng.
+ Hệ thống cơ quan giám sát, thực thi pháp luật của nhà nước như bộ máy quản
lý nhà nước về kinh tế ( Ví dụ : các Bộ, Sở, Ban, Ngành, UBND, hải quan,
cảnh sát biển, thanh tra kinh tế, chi cục thuế…). Bộ phận này có chức năng thi
hành pháp luật, thượng tôn pháp luật, thể hiện sức mạnh quản lý của nhà nước.
+ Cơ chế vận hành nền kinh tế, hay thực thi luật chơi kinh tế: Trong nền kinh tế
thị trường, các chủ thể kinh tế bị dẫn dắt, vận hành bởi cơ chế kinh tế thị
trường. Nó bao gồm cơ chế cạnh tranh, cơ chế phối hợp, phân cấp quản lý,
tham gia giám sát… Các cơ chế này như bàn tay vô hình dẫn dắt, điều tiết chủ
thể kinh tế để đạt được lợi ích kinh tế.
Từ sự phân tích bản chất của Thể chế kinh tế, Chúng ta đi đến khái niệm thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam.
« Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường
lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác lập cơ chế vận
hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các chủ thể có liên quan
đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các yếu tố thị trường
hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh »
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trường hợp
riêng của thể chế kinh tế nói chung. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa về cơ bản cũng bao gồm 3 bộ phận cấu thành (như luật pháp,
quy tắc xã hội, cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước và cơ chế vận hành nền kinh tế).
Tuy nhiên, do kiện kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau nên thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam khác với thể chế kinh tế thị
trường ở các quốc gia khác …. Trước hết, khác biệt về mặt định hướng chiến
lược thì thể chế KTTT định hướng XHCN phải nhắm tới mục tiêu : dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh (Đây là mục tiêu cơ bản của nước ta
trong thời kỳ quá độ lên CHXH), do đó sẽ dẫn đến sự khác biệt về hệ thống
luật pháp, quy tắc xã hội, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
II. VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT
NAM CÓ NHỮNG THÀNH TỰU GÌ NỔI BẬT VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG NĂM 2021: 2.1.
Thể chế kinh tế thị trường từng bước được hoàn thiện theo hướng
hiện đại, đồng bộ và hội nhập
Năm 2021, dưới tác động của dịch COVID-19, thể chế kinh tế thị trường
vẫn từng bước được hoàn thiện và phát triển. Các khu vực kinh tế ngày càng đa
dạng, quy mô nền kinh tế được mở rộng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện
với năng suất lao động ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê năm 2021 của
Ngân hàng Thế giới, năm 2020, Việt Nam xếp hạng 70/190 quốc gia trên thế
giới, xếp thứ 7/47 nước có thu nhập trung bình thấp và xếp thứ 8/25 nước Đông Á và Thái Bình Dương.
Môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng được cải thiện. Năm 2021,
nền kinh tế đón nhận 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 43.100
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới
và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên đến gần 160.000 doanh
nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại và cơ cấu lao động
cũng có sự chuyển dịch tương ứng. Trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng
tạo năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia/nền kinh tế, đứng đầu
nhóm 34 quốc gia có cùng mức thu nhập.
Bảng 2.1. Bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ vị trí 88 năm
2016 lên vị trí 49 năm 2020, cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ
phát triển kinh tế. Theo báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu -Brand Finance
Global Soft Power Index Report, năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất
trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng, tăng 2,5 điểm, thay
đổi từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam được đánh giá là
điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết
quả về kinh tế đã đạt được trong năm qua. 2.2.
Các chỉ tiêu về kinh tế liên tục được cải thiện và đạt kết quả tốt
trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19
Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã trở thành
nước có thu nhập trung bình. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới 1986 -
1990, mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì các giai đoạn
sau đó đều có mức tăng trưởng cao hơn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
giai đoạn 2016 - 2020 tăng trung bình 5,9%/năm, Việt Nam đứng trong top 10
nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành
công nhất. Đặc biệt, năm 2021, trong khi phần lớn các nước có mức tăng
trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của đại dịch COVID-19,
kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, với mức 2,58%. Đây được xem là
một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh và duy trì phát triển kinh tế.
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2021
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ nền kinh tế với tỷ trọng chủ yếu là nông nghiệp vào những năm
1990, nền kinh tế hiện nay đã dựa nhiều hơn vào công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ với tỷ trọng của các khu vực này trong GDP chiếm trên 75%. Trong
mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn
nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,8%;
khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng GDP năm 2021 theo khu vực kinh tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong những điểm sáng nhất
của nền kinh tế năm 2021 khi tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt
668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cũng đạt kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
tính đến ngày 20/12/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều
chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ
USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô ổn định vững
chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế
được cải thiện đáng kể. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. 2.3.
Hệ thống pháp luật được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng
nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế
Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị
trường đầy đủ và hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách luôn được cải tiến và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu
xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp
nhà nước được tổ chức có hiệu quả hơn và kinh tế tư nhân ngày càng khẳng
định là một phần quan trọng của nền kinh tế. Môi trường đầu tư, kinh doanh
được cải thiện rõ rệt với nhiều công trình cao tốc, xe tàu điện được hoàn thành.
Ngày 6/11, tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, mức đầu tư gần 870
triệu USD được đưa vào vận hành thương mại sau đúng 10 năm khởi công.
Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước đi vào hoạt động, đánh dấu
một cột mốc mới trong việc phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn, ký kết nhiều
hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới, tạo một tiềm lực
mới cho nền kinh tế. Ngày 7/11/2021 đánh dấu 15 năm Việt Nam là thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (7/11/2006 - 7/11/2021). Việt Nam
đã khẳng định vị thế hội nhập với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 6
lần, thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, GDP
bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. Theo WTO, trong số 50 nước có
nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng bứt
phá. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn
xuất siêu khoảng 3 tỷ USD.
Việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói chung đã từng bước được hoàn
thiện và phát triển. Sau 36 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu
to lớn, trở thành nước có thu nhập trung bình. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng
của dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế thị trường Việt Nam vẫn có nhiều
chuyển biến tích cực, mở ra một giai đoạn mới cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
III. Vì sao phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Là yêu cầu mang tính khách quan.Là nền KT thị trường hiện đại:
Vận hành theo các quy luật thị trường
Phải có quản lý, điều tiết của NN pháp quyền XHCN bằng pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch & các công cụ khác nhằm giảm thiểu thất bại của TT
& thực hiện công bằng XH.
- Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để thực hiện
mục tiêu của nền kinh tế. Do yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của NN: Bản
chất NN của dân do dân vì dân nên thể chế KT nhằm lợi ích nhân dân
- Các tổ chức ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường như đóng góp xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường; phản biện chính sách công; là cầu nối giữa nhà nước, chính phủ với
quần chúng nhân dân, với các tổ chức trong và ngoài nước.
IV. Những nội dung cơ bản để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhiệm vụ thứ nhất, hoàn thiện thể chế về sở hữu:
Một là: Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (sở hữu, sử dụng, định đoạt, hưởng
lợi). Công khai, minh bạch quyền & nghĩa vụ
Hai là: Hoàn thiện pháp luật về đất đai nhằm thúc đẩy tích tụ tập trung ruộng
đất. Công khai, minh bạch quyền sử dụng đất công
Ba là: Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc thị trường
Bốn là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng hiệu quả tài sản công
Năm là: Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ
Sáu là: Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng & giải quyết tranh chấp
Nhiệm vụ thứ hai, hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần KT, các loại
hình doanh nghiệp
Một là: Thực hiện nhất quán một mặt bằng pháp lý & điều kiện kinh doanh
Hai là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh bảo đảm quyền tự do kinh
doanh nhất là khởi nghiệp
Ba là: Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh
Bốn là: Hoàn thiện pháp luật đấu thầu, đầu tư công
Năm là: Thể chế hóa việc cơ cấu lại & nâng cao hiệu quả doanh nghiệp NN
Sáu là: Hoàn thiện thể chế về huy động các nguồn lực đầu tư & đổi mới cơ chế quản lý của NN
Bảy là: Thể chế hóa nội dung & phương thức hoạt động của KT tập thể
Tám là: Thể chế hóa việc cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp NN trong nông, lâm nghiệp
Chín là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo đ/k thuận lợi phát triển KT tư nhân
thành động lực quan trọng của nền KT
Mười là: Hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư nước ngoài
Mười một là: Thể chế hóa việc phát huy mặt tích cực, đồng thời kiểm tra giám
sát, kiểm soát …công khai, minh bạch
Nhiệm vụ thứ ba, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
và các loại thị trường
-Thị trường – khâu trung tâm, linh hồn của thể chế KTTT.
Một là: Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các lyếu tố thị trường + Yếu tố giá cả
+ Thuế - nhất là thuế sử dung đất đai, giá trị quyền sử dụng v.v….
+ Công khai, minh bạch trong tiếp cận nguồn lực công, mua sắm….
+ Hoàn thiện thể chế phân bộ nguồn lục theo nguyên tắc thị trường
+ Hoàn thiện pháp luật về phá sản theo cơ chế thị trừng
Hai là: Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ vận hành thông suốt các loại thị trường
+ Thị trường hàng hóa và dịch vụ + Thị trường vốn + Thị trường tiền tệ
+ Thị trường khoa học công nghệ
+ Thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất
+ Thị trường sức lao động
Nhiệm vụ thứ tư, hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng KT với đảm bảo
phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng XH, quốc phòng an ninh và thích
ứng với biến đổi khí hậu
- Những khuyết tật & thất bại của thị trường => Hệ quả tiêu cực về các mặt: KT, XH, môi trường v.v…
Một là; Kết hợp phát triển KT nhanh, bền vững với phát triển XH bền vững, hệ
thống an sinh Xh, chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững
Hai là; Nâng cao năng lực thực thi thể chế & tăng cường hiệu quả cơ chế giám
sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các lĩnh vực
Ba là; Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, phát triển y tế XD con người phát triển toàn diện
Bốn là; Hoàn thiện thể chế kết hợp phát triển Kt với bảo đảm quốc phòng – an
ninh. Phát triển kinh tế biển v.v…
Năm là; XD thể chế liên kết vùng, quy hoạch phát triển trên cơ sở lợi thế so
sánh , thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, XD đặc khu KT
Nhiệm vụ thứ năm, hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội
nhập kinh tế quốc tế
-Quốc tế hóa – xu thế tất yếu. Mở cửa, hội nhập – điều kiện để phát triển
Một là: Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật & các thể chế nhằm:
+ Bảo đảm các cam kết quốc tế
+ Cơ chế phối hợp điều hành các bộ các địa phương
+ Đổi mới xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Hai là:
+ Đa phương hóa, đa dạng hóa tránh lệ thuộc vào số ít thị trường
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, giữ
vững môi trường hòa bình ổn định
Nhiệm vụ thứ sáu, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò XD & thực
hiện thể chế KT của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong
hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
Một là: Đổi mới nội dung & phương thức lãnh đạo của Đảng về KT - XH
Hai là: Nâng cao năng lực XD & thực hiện thể chế KTTT của NN
Ba là: Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận tổ quốc
& các tổ chức chính trị - XH, xã hội – nghề nghiệp.