Khái niệm văn hóa - môn cơ sở văn hóa Việt nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Khái niệm văn hóa - môn cơ sở văn hóa Việt nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

I. Khái niệm văn hóa
1. Văn hóa
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn hóa và khó lòng để đi tới sự nhất
quán của mọi người, do đó tùy theo vấn đề nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ tiếp cận
với định nghĩa nào mà họ cho là thích hợp nhất.
- Văn hóa (Culture) ngay từ nguồn gốc đã mang ý nghĩa khai phá, là cái đẹp mang ý
nghĩa giáo hóa con người, là các hình thức tổ chức đời sống xã hội, là giá trị vật chất
lẫn tinh thần do con người từng xã hội cụ thể tạo ra để chỉ trình độ phát triển về vật
chất lẫn tinh thần nhằm phục vụ cho cuộc sống của họ.
- E.B. Tylor - nhà Tiến hoá luận cho rằng : “ văn hóa” hay văn minh theo nghĩa rộng
về dân tộc học nói chung gồm có tri thức , tín ngưỡng, nghệ thuật, giáo dục, luật
pháp, tập quán và một số năng lực thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư
cách 1 thành viên của xã hội .
- Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vào năm 1988 đã nhận định: “Văn hóa phản ánh và thể
hiện 1 cách tổng quát sống động mọi mặt của đời sống (của mỗi cá nhân và cộng
đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại , qua bao thế kỉ, nó đã cấu
thành nên 1 hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó
từng dân tôc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” .
- Trần Ngọc Thêm : “ Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh
và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
- Văn hóa luôn diễn biến theo lịch sử và cách nhìn vấn đề văn hóa cũng thay đổi theo
thời đại. Văn hóa không phải là hiện tượng cố định mà trái lại, sự biến chuyển về văn
hóa là chuyện bình thường.
2. Văn hóa học (Culturology)
- Thuật ngữ này cũng có những quan điểm chưa đồng nhất
- Có thể coi Leslie Alvin White (1900-1975) là người đặt nền móng cơ bản cho Văn
hóa học. Ông là một nhà nhân học Hoa Kỳ nổi tiếng với những công trình lý luận về
sự tiến hóa của văn hóa và với những nghiên cứu khoa học về văn hóa mà ông gọi là
“Văn hóa học”.
- Theo W. Ostwald, văn hoá học là khoa học về các hoạt động văn hóa, là hoạt động
đặc biệt của con người, chỉ có con người mới có.
- Theo Ionin L.G trong "Xã hội học văn hóa", 1996, văn hóa học là 1 phương hướng
nghiên cứu lý luận , áp dụng phương pháp luận và bộ máy phân tích của nhân học văn
hóa, xã hội học văn hoá và triết học văn hóa, đặt ra mục đích của mình là phát hiện và
phân tích tính quy luật của những biến đổi văn hóa xã hội ".
- Cách đây hơn 60 năm, Đào Duy Anh với công trình "Việt Nam văn hóa sử cương”
được xem như mở đầu cho ngành văn hóa học và từ đây văn hóa mới thực sự được
đặt thành đối tượng nghiên cứu riêng biệt . Cùng thời với ông có Nguyên Văn Huyên,
người đã đi đầu trong việc khai phá xã hội học văn hóa và nhân học văn hóa ở Việt
Nam.
3. Ý nghĩa của văn hóa học
- Có tác dụng giáo dục và bồi dưỡng nhân cách
- Nhân cách được bộc lộ qua ứng xử, qua sự lựa chọn và cách giải quyết vấn đề mà
mỗi cá nhân trong cuộc sống thường nhật phải đối mặt. Các chuẩn mực dẫn dắt hành
động của cá nhân luôn là văn hóa của cộng đồng mà tại đó cá nhân sinh ra và lớn lên.
- Việc hiểu biết về các nền văn hóa thế giới và văn hóa dân tộc, ngoài việc đem lại một
cái nhìn đối sánh, còn giúp lý giải từ giác độ văn hóa, vì sao lại có sự khác biệt trong
cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách lựa chọn triết lý sống của những cộng đồng
khi đứng trước những tình huống.
- Trong một thế giới đang bị toàn cầu hóa, sự khẳng định tính cá biệt của nhân cách là
rất quan trọng, để cá thể không bị hoà tan vào những chuẩn mực chung mang tính
toàn cầu đang lấp đầy không gian sống. Chỉ như vậy sự độc đáo của nhân cách mới
được bảo tồn, và do đó, cá nhân mới tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại. Để làm được
điều này, sự hiểu biết về bản sắc văn hóa của cộng đồng mà mình tuỳ thuộc – là một
đòi hỏi tất yếu đối với mỗi cá nhân.
Câu hỏi trắc nghiệm :
1. Văn hóa là gì?
A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử
B. Trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người
C. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong lịch sử
D. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử
ĐÁP ÁN : A
2. “ Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật
thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” là định
nghĩa văn hóa của ai
A. Hồ Chí Minh
B. Phan Ngọc
C. Trần Ngọc Thêm
D. UNESCO
ĐÁP ÁN : C
| 1/2

Preview text:

I. Khái niệm văn hóa 1. Văn hóa -
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn hóa và khó lòng để đi tới sự nhất
quán của mọi người, do đó tùy theo vấn đề nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ tiếp cận
với định nghĩa nào mà họ cho là thích hợp nhất. -
Văn hóa (Culture) ngay từ nguồn gốc đã mang ý nghĩa khai phá, là cái đẹp mang ý
nghĩa giáo hóa con người, là các hình thức tổ chức đời sống xã hội, là giá trị vật chất
lẫn tinh thần do con người từng xã hội cụ thể tạo ra để chỉ trình độ phát triển về vật
chất lẫn tinh thần nhằm phục vụ cho cuộc sống của họ. - E.B. T
ylor - nhà Tiến hoá luận cho rằng : “ văn hóa” hay văn minh theo nghĩa rộng
về dân tộc học nói chung gồm có tri thức , tín ngưỡng, nghệ thuật, giáo dục, luật
pháp, tập quán và một số năng lực thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư
cách 1 thành viên của xã hội . -
Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
vào năm 1988 đã nhận định: “Văn hóa phản ánh và thể
hiện 1 cách tổng quát sống động mọi mặt của đời sống (của mỗi cá nhân và cộng
đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại , qua bao thế kỉ, nó đã cấu
thành nên 1 hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó
từng dân tôc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” . - T
rần Ngọc Thêm : “ Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh
và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” -
Văn hóa luôn diễn biến theo lịch sử và cách nhìn vấn đề văn hóa cũng thay đổi theo
thời đại. Văn hóa không phải là hiện tượng cố định mà trái lại, sự biến chuyển về văn
hóa là chuyện bình thường.
2. Văn hóa học (Culturology) -
Thuật ngữ này cũng có những quan điểm chưa đồng nhất -
Có thể coi Leslie Alvin White (1900-1975) là người đặt nền móng cơ bản cho Văn
hóa học. Ông là một nhà nhân học Hoa Kỳ nổi tiếng với những công trình lý luận về
sự tiến hóa của văn hóa và với những nghiên cứu khoa học về văn hóa mà ông gọi là “Văn hóa học”. -
Theo W. Ostwald, văn hoá học là khoa học về các hoạt động văn hóa, là hoạt động
đặc biệt của con người, chỉ có con người mới có. -
Theo Ionin L.G trong "Xã hội học văn hóa", 1996, văn hóa học là 1 phương hướng
nghiên cứu lý luận , áp dụng phương pháp luận và bộ máy phân tích của nhân học văn
hóa, xã hội học văn hoá và triết học văn hóa, đặt ra mục đích của mình là phát hiện và
phân tích tính quy luật của những biến đổi văn hóa xã hội ". -
Cách đây hơn 60 năm, Đào Duy Anh với công trình "Việt Nam văn hóa sử cương”
được xem như mở đầu cho ngành văn hóa học và từ đây văn hóa mới thực sự được
đặt thành đối tượng nghiên cứu riêng biệt . Cùng thời với ông có Nguyên Văn Huyên,
người đã đi đầu trong việc khai phá xã hội học văn hóa và nhân học văn hóa ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa của văn hóa học -
Có tác dụng giáo dục và bồi dưỡng nhân cách -
Nhân cách được bộc lộ qua ứng xử, qua sự lựa chọn và cách giải quyết vấn đề mà
mỗi cá nhân trong cuộc sống thường nhật phải đối mặt. Các chuẩn mực dẫn dắt hành
động của cá nhân luôn là văn hóa của cộng đồng mà tại đó cá nhân sinh ra và lớn lên. -
Việc hiểu biết về các nền văn hóa thế giới và văn hóa dân tộc, ngoài việc đem lại một
cái nhìn đối sánh, còn giúp lý giải từ giác độ văn hóa, vì sao lại có sự khác biệt trong
cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách lựa chọn triết lý sống của những cộng đồng
khi đứng trước những tình huống. -
Trong một thế giới đang bị toàn cầu hóa, sự khẳng định tính cá biệt của nhân cách là
rất quan trọng, để cá thể không bị hoà tan vào những chuẩn mực chung mang tính
toàn cầu đang lấp đầy không gian sống. Chỉ như vậy sự độc đáo của nhân cách mới
được bảo tồn, và do đó, cá nhân mới tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại. Để làm được
điều này, sự hiểu biết về bản sắc văn hóa của cộng đồng mà mình tuỳ thuộc – là một
đòi hỏi tất yếu đối với mỗi cá nhân. Câu hỏi trắc nghiệm : 1. Văn hóa là gì?
A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử
B. Trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người
C. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong lịch sử
D. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử ĐÁP ÁN : A
2. “ Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật
thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” là định nghĩa văn hóa của ai A. Hồ Chí Minh B. Phan Ngọc C. Trần Ngọc Thêm D. UNESCO ĐÁP ÁN : C