Khái quát văn bản Tiếng Việt - Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội
Khái quát văn bản Tiếng Việt - Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Chương 1, 2 vb nghệ thuật
Chương 4 (bỏ đơn, bỏ báo cáo)
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN TIẾNG VIỆT VÀ
PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT 1. KHÁI NIỆM VĂN BẢN
“Văn bản (text) là một phần liên tục của ngôn ngữ nói hoặc viết, một phần riêng
biệt có thể nhận ra sự mở đầu và sự kết thúc.”
2. ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN a) Tính liên kết -
Tính liên kết là mối quan hệ thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị tạo nên văn bản. -
Tính liên kết thể hiện ở 2 mặt: hình thức và nội dung
Liên kết về hình thức là , dùng các phương tiện liên kết ngôn từ
hình thức của ngôn ngữ để liên kết câu
Liên kết về nội dung thể hiện , mối
sự mạch lạc trong văn bản
liên kết ngữ nghĩa của các ngôn ngữ trong văn bản
b) Tính định hướng giao tiếp -
Khi tạo lập ra một văn bản tác giả bao giờ cũng - hoặc tự giác hoặc
không tự giác - nhằm vào một nhóm người đọc nhất định. Tức là mỗi
văn bản có một mục đích giao tiếp. -
Mục đích giao tiếp của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu về nội
dung; lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ; lựa chọn cách tổ chức văn
bản theo những cách thức nhất định c) Tính hoàn chỉnh -
Hoàn chỉnh về nội dung: Trọn vẹn về nội dung và nhất quán về chủ đề -
Hoàn chỉnh về hình thức: Kết cấu của văn bản gồm 4 phần hoặc thể
thức mở đầu hay kết thúc của văn bản hành chính
3. ĐƠN VỊ CẤU TẠO VĂN BẢN
a) Đơn vị cơ sở của văn bản -
Câu: Khái niệm câu theo ngữ pháp truyền thống: cấu trúc, nội dung, hình thức. - Phát ngôn:
Khái niệm phát ngôn: Phát ngôn là một bộ phận của đoạn văn,
với một cấu trúc và nội dung nhất định nào đó (đầy đủ hoặc
không đầy đủ), được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức:
Ở dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu
ngắt phát ngôn; Ở dạng nói, nó được phát ra theo một kiểu ngữ
điệu nhất định và kết thúc bằng một quãng ngắt hơi.
Cấu trúc và nội dung của phát ngôn:
Cấu trúc của phát ngôn hoàn chỉnh khi nó thuộc một trong 4 loại sau:
+ Nòng cốt đặc trưng: C – V
+ Nòng cốt quan hệ: C (DT, ĐT) – (là) – V (DT)
+ Nòng cốt tồn tại: C (tr) – V (có) – B
+ Nòng cốt qua lại: X(A) – Y(B)
Phát ngôn được coi là hoàn chỉnh về nội dung khi đảm bảo 3 tiêu chí sau:
+ Không chứa thành phần chuyển tiếp.
+ Không chứa những từ hợp nghĩa mà yếu tố giải nghĩa nằm ngoài phát ngôn.
+ Không chứa những kết hợp phi lí không được thuyết minh. Phân loại phát ngôn
b) Đơn vị trung gian của văn bản
b1. Chỉnh thể câu/ chỉnh thể cú pháp trên câu
Chỉnh thể câu: Chỉnh thể câu là đơn vị ngữ nghĩa. Tức là những câu nằm trong
chỉnh thể câu phải có sự thống nhất xoay xung quanh một chủ đề con. b2. Đoạn văn
Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa,
thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chấm xuống dòng.
4. CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN 4.1. Khái niệm
4.2. Phương thức liên kết là việc sử dụng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ vào
nhiệm vụ liên kết câu với câu, nhờ đó các phương thức này góp phần làm bộc lộ
(chứ không quyết định) các kiểu câu được phân loại căn cứ vào tính hoàn chỉnh về nghĩa.
4.3. Các phương thức liên kết chung: dùng cho cả 3 loại phát ngôn: lặp, đối, thế đồng
nghĩa, liên tưởng, tuyến tính 4.3.1. Phép lặp
a) Khái niệm: Là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong câu
sau những yếu tố đã có ở câu trước. b) Phân loại: - Lặp từ vựng:
Cơm xong, Minh trở về buồng mình nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa
trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa. - Lặp ngữ pháp:
Còn với Huệ…cô đã từng khinh mạt, cô đã từng tẩy chay. Cô đã từng sợ
hãi. Cô đã từng dối trá. Với con người ấy, với những con người như anh ấy. - Lặp ngữ âm c) Tác dụng:
- Duy trì chủ đề (Lặp từ vựng)
- Dùng nhiều trong văn bản khoa học (Lặp từ vựng)
- Dùng trong văn bản văn học nghệ thuật, chính luận (Lặp ngữ pháp lặp ngữ âm) 4.3.2. Phép đối a. Khái niệm
Phép đối là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong câu sau những
từ hoặc cụm từ có ý nghĩa đối lập với từ hoặc cụm từ đã có ở câu trước. b. Phân loại
- Đối trái nghĩa: Ví dụ: Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc
mở thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình.
- Đối phủ định: Ví dụ: Cứ quan sát kỹ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tôi tin vào ông cụ.
- Đối miêu tả: Ví dụ: Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác
người chết đói ngập đường phố.
- Đối lâm thời Ví dụ: Khẩu súng là vũ khí có thể giết người. Trái tim là khái
niệm gợi lên những tình cảm tốt đẹp. c. Tác dụng -
Thích hợp cho những loại văn bản có phong cách gọt giũa, đòi hỏi sự
truyền cảm hoặc sức thuyết phục đối với người đọc. -
Xuất hiện nhiều trong ký và chính luận.
4.3.3. Phép thế đồng nghĩa
a. Khái niệm: Phép thế đồng nghĩa là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử
dụng trong câu trước và câu sau các từ hoặc cụm từ chỉ chung cùng một đối tượng. b. Phân loại -
Thế đồng nghĩa từ điển -
Thế đồng nghĩa phủ định -
Thế đồng nghĩa miêu tả -
Thế đồng nghĩa lâm thời c. Tác dụng -
Thể hiện rõ thái độ, quan điểm của người nói và dùng để duy trì đối tượng. -
Chức năng liên kết và cung cấp thông tin đánh giá phụ một cách nhanh
nhất và có khả năng đa dạng hóa văn bản. -
Không dùng trong các tác phẩm khoa học -
Trong tác phẩm văn học hoặc chính luận thì phương thức này thường
xuyên được sử dụng hơn. 4.3.4. Phép liên tưởng a. Khái niệm
Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong câu
trước và câu sau những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với
nhau thông qua một số ít nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập. b. Phân loại
- Phép liên tưởng đồng chất:
+ Liên tưởng bao hàm: Ví dụ: Trong nhà có tiếng guốc lẹp kẹp. Cửa từ từ mở.
+ Liên tưởng đồng loại: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng ì ạch về.
Duy chỉ có hai chú ngỗng vẫn đứng ngơ ngẩn ngoài sân.
- Phép liên tưởng đồng chất:
+ Liên tưởng định lượng: Ví dụ: Ở đó, có hai mẹ con. Một bà mẹ anh hùng và một người con dũng sĩ.
- Phép liên tưởng không đồng chất bao gồm:
+ Liên tưởng định vị: Đêm lạnh, trời thăm thẳm. Sao vẫn xanh biếc. Khó ngủ quá.
+ Liên tưởng định chức: Suốt một năm đầu, y là một ông thầy rất tận tâm. Y
soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kĩ càng. c. Tác dụng
- Phương thức có giá trị nghệ thuật cao.Vì vậy xuất hiện nhiều nhất trong truyện, ký.
- Là phương thức liên kết thích hợp cho việc phát triển chủ đề.
- Sử dụng với tần số rất cao ở loại câu đố. Ở đây phép liên tưởng không chỉ là
phương thức liên kết mà còn là phương tiện quan trọng để xây dựng câu đố. 4.3.5. Phép tuyến tính a. Khái niệm
Phép tuyến tính là phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn
vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung b. Phân loại -
Tuyến tính về mặt thời gian: Xe dừng. Quan xuống. -
Tuyến tính của những phát ngôn không có quan hệ thời gian. VD: Chị
gái em bất hạnh. Anh chồng là một người ti tiện.
4.4. Các phương thức liên kết hợp nghĩa dùng cho 2 loại phát ngôn: thế đại từ, tỉnh lược yếu, nối lỏng 4.4.1. Phép thế đại từ
a. Khái niệm: Phép thế đại từ là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử
dụng trong câu sau đại từ hoặc đại từ hóa để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó ở câu trước. b. Phân loại -
Thế đại từ hồi chiếu: Ví dụ: Keng phải may một bộ cánh. Việc này
không thể cho bố biết được. -
Thế đại từ khứ chiếu: Ví dụ: Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết
4.4.2. Phép tỉnh lược yếu
a. Khái niệm: Phép tỉnh lược yếu là phương thức liên kết thể hiện ở sự lược bỏ
trong câu sau những yếu tố có mặt ở câu trước, và sự vắng mặt này phá vỡ sự
hoàn chỉnh nội dung của câu sau mà không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của nó. b. Phân loại
- Tỉnh lược bổ ngữ trực tiếp ở câu kết: Ví dụ: Quyên mò thắt lưng ngạn lấy bi đông. Cô lắc nhẹ Φ.
- Tỉnh lược bổ ngữ gián tiếp: Ví dụ: Bố viết thư ngay cho mẹ để biết tin. Rồi con sẽ viết Φ Φ sau.
- Tỉnh lược động từ đi sau trong chuỗi động từ ở câu kết. Ví dụ: Chị chuyện
trò giảng giải, khuyên anh phản cung. Cuối cùng anh bằng lòng Φ.
- Tỉnh lược định ngữ của danh từ: Ví dụ: Ông chồng thổi kèn Tàu hăng quá.
Hai mắt ông trợn ngược lên. Hai má Φ phình to. Cái cổ Φ to như cổ trâu, nổi
cục lên. Cái đầu Φ lúc lắc trông ngộ lắm. 4.4.3. Phép nối lỏng: -
KN: Là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong câu sau những
phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó
và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa với câu trước. -
Ví dụ: Xưa nay không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết.
vẫn có nhiều người chết một cách ngờ Vì vậy nghệch
4.5. Các phương thức liên kết trực thuộc dùng cho 1 loại phát ngôn: tỉnh lược mạnh, nối chặt
4.5.1. Phép tỉnh lược mạnh
a. Khái niệm: Là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện sự
lược bỏ trong câu sau những yếu tố làm thành phần nòng cốt, dựa vào
sự có mặt của chúng trong câu trước. b. Phân loại
- Tỉnh lược trạng ngữ trong trường hợp trạng ngữ làm thành phần nòng
cốt. Chỉ ở những chỗ không ai ngờ mới có đò sang sông. Φ Có lối tắt
vòng sau lưng phủ Hoài ra đầu ô. Và Φ có hàng quán.
- Tỉnh lược chủ ngữ: Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả
trang trại ở nhà quê. Vậy thì Φ chính là một người giàu đứt đi rồi.
- Tỉnh lược vị ngữ: Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát lớn,
sân khấu, người xem. Tôi, Φ đến vợ con.
- Tỉnh lược cả chủ ngữ cả vị ngữ: Nhìn lại đằng sau, Dũng có cả một
khu gang thép. Và một gia đình sau bao nhiêu năm tan tác đã dần dần
đoàn tụ. Trũi vẫn nằm nhuôi như chết. Tôi phải nghe và đập vào ngực
xem còn thở không. Vẫn còn. 4.5.2. Phép nối chặt
a. Khái niệm: Là phương thức liên kết thể hiện bằng sự có ngữ trực thuộc
mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu hoặc chỗ kết thúc của nó,
tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với câu trước b. Ví dụ
1. Mâm cơm vẫn còn nguyên. Và cả bát tiết canh nữa.
2. Thái đã từng tiếp cán bộ trên về nghiên cứu, đi đoàn có, đi lẻ có,
chớp nhoáng có, lâu dài có. Và các nhà báo.
3. Tôi sẽ trở về Hà Nội sau. Bằng tàu hỏa hoặc ô - tô chở hàng.
Chương 2: PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH CHỨC NĂNG VĂN BẢN
1. KHÁI NIỆM PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH CHỨC NĂNG 1.1.
Khái niệm phong cách: Phong cách của văn bản bắt nguồn từ những sự lựa
chọn khác nhau của người nói trước nhiều cách diễn đạt mà ngôn ngữ của nó cung
cấp. Người ta định nghĩa phong cách là dấu ấn cá nhân (về đạo đức hoặc tâm lý) của người nói. 1.2.
Khái niệm phong cách học: -
Phong cách học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu những đặc điểm của việc lựa
chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tùy theo từng loại ngữ cảnh. -
Phong cách học nghiên cứu các phong cách ngôn ngữ khác nhau kể cả phong cách cá
nhân lẫn phong cách thể loại. -
Phong cách học nghiên cứu các phong cách của văn bản và các biện pháp tu từ sử
dụng để tạo ra các phong cách đó. -
Phong cách học là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, nói khác đi đó là khoa
học tìm hiểu về các qui luật nói và viết có hiệu lực cao. 1.3.
Khái niệm phong cách chức năng:
Các phong cách ngôn ngữ được khu biệt lẫn nhau nhờ sự tương ứng của chúng với các chức năng khác nhau.
Là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói. Là toàn bộ các biện pháp sử dụng và lựa chọn
phương tiện ngôn ngữ thích hợp để tạo thành văn bản nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
2. PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHONG CÁCH CHỨC NĂNG Phong cách nghệ thuật -
Khái niệm: Là một phong cách chức năng được dùng để sáng tạo hình
tượng nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu
cầu về đời sống tinh thần của con người - Thể loại văn bản: -
Chức năng ngôn ngữ của phong cách văn học – nghệ thuật: tác động
bằng hình ảnh; tác động đến tình cảm; tác động theo hướng thẩm mĩ. -
Đặc trưng của phong cách văn học nghệ thuật
Chương 4: SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1. Thể thức văn bản hành chính 1.1.
Khái niệm văn bản hành chính: Văn bản hành chính là các loại văn bản được
sử dụng nhằm trao đổi các thông tin từ tổ chức này sang tổ chức khác phục vụ các
quan hệ, giao dịch, trao đổi công tác hoặc đề ra các nội dung, yêu cầu để phối hợp
với nhau cùng giải quyết một vấn đề nào đó… trong các cơ quan Nhà nước, tổ
chức và các doanh nghiệp. 1.2.
Khái niệm thể thức văn bản hành chính: Thể thức văn bản là toàn bộ các
thành phần cấu thành văn bản nhằm đảm bảo cho văn bản có tính hiệu lực pháp lý
và sử dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động của các cơ quan đơn vị. 1.3.
Những yếu tố của thể thức văn bản hành chính
1.3.1. Quốc hiệu và tiêu ngữ -
Quốc hiệu là tên nước, tên chế độ chính trị của Nhà nước. Quốc hiệu
dùng để xác nhận tính pháp lý của văn bản do cơ quan quản lý nhà
nước ban hành và không bắt buộc đối với cá nhân. -
Viết trên cùng bên phải của văn bản. -
Viết bằng chữ in hoa, đứng, đậm. -
Phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền.
1.3.2. Địa danh và ngày tháng ban hành văn bản -
Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành. -
Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành. -
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành. -
Viết dưới quốc hiệu, hơi lệch về bên phải. -
Viết bằng chữ in thường, nghiêng, sau địa danh có dấu phảy.
1.3.3. Cơ quan ban hành văn bản -
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: Tên của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản và Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có) -
Viết ngang hàng quốc hiệu, góc bên trái của văn bản; -
Viết bằng chữ in hoa đứng, in đậm tên cơ quan ban hành văn bản; -
Phía dưới có đường kẻ ngang nét liền, độ dài 1/3 - 1/2.
1.3.4. Số và ký hiệu văn bản -
Số của văn bản bao gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại
văn bản do cơ quan ban hành trong một năm và năm ban hành văn bản
đó. Bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số. -
Ký hiệu của quyết định, chỉ thị,… gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và
chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. - Ký hiệu của công
văn gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành công văn và chữ
viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn đó. -
Từ “số” viết bằng chữ in thường, sau từ “số” có dấu (:); -
Ký hiệu viết bằng chữ in hoa, giữa ký hiệu có (-); - Giữa số, năm ban
hành, ký hiệu có dấu (/).
VD Số: 33/2018/NĐ-CP Số: 15/QĐ-UBND 1.3.5. Nơi nhận văn bản - Gồm các nhóm:
Nhóm có trách nhiệm thi hành; Nhóm để báo cáo; Nhóm để phối hợp;
Nhóm có trách nhiệm lưu văn bản -
Vị trí (đối với công văn):
Ở đầu công văn, dưới chỗ ghi ngày tháng;
Góc dưới phía trái những nhóm cần thiết: để báo cáo, để phối hợp, lưu văn thư -
Chữ in thường, kiểu chữ đứng; -
Ghi ở dưới tên loại văn bản sau phần: “Kính gửi”; -
Ghi ở cuối văn bản, ngang với phần thẩm quyền ký, sau phần “Nơi nhận” 1.3.6. Tên loại văn bản -
Tên loại văn bản do pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy
định. Tên loại văn bản đều phải ghi đúng và nêu rõ. -
Ghi trên đầu văn bản, dưới địa danh và ngày tháng. 1.3.7. Trích yếu nội dung -
Trích yếu nội dung là phần ghi tóm tắt chính xác nội dung văn bản
(phần cốt yếu của văn bản) thường chỉ gồm một số từ rõ nghĩa là đủ. -
Ghi ở góc phía trên, bên trái, dưới số và ký hiệu. -
Viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng. -
Ghi bên dưới tên loại văn bản. -
Viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm, đường kẻ ngang nét liền
từ 1/3 đến 1/2 dòng chữ. 1.3.8. Nội dung văn bản
Là phần chủ yếu của bất cứ một văn bản. Tùy theo vấn đề, mục đích, hình
thức, văn phong cho phù hợp nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực và hiệu quả.
1.3.9. Chức vụ và chữ ký của người có thẩm quyền -
Người ký công văn là thủ trưởng cơ quan hoặc người được ủy quyền
mới được ký công văn. Bên trên và dưới chữ ký phải ghi rõ chức vụ và tên họ của người ký. -
Ghi bên trên và dưới chữ ký chức vụ và tên họ của người ký; -
Không cần nhắc lại tên cơ quan ban hành văn bản.
1.3.10. Con dấu hợp lệ và các dấu chỉ mức độ mật, độ khẩn khi cần thiết -
Con dấu được đóng lệch về phía trái và chùm lên một phần ba chữ ký. -
Các dấu “mật” và “khẩn cấp” được đóng ở góc bên trái dưới chỗ ghi
trích yếu của công văn hoặc dưới số và ký hiệu.
2. Kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính 2.1.
Quy trình soạn thảo văn bản hành chính 2.1.1. Công tác chuẩn bị
a. Xác định vấn đề, mục đích, yêu cầu của việc ban hành văn bản;
Mục đích phổ biến là đưa ra một quyết định về một chủ trương, biện
pháp cần thực hiện: có thể là hướng dẫn, báo cáo, thông tin
b. Xác định đối tượng nhận dạng văn bản;
Đối tượng là cơ quan cấp trên, cấp dưới, ngang cấp hay công dân, cán
bộ nhân viên thuộc đối tượng quản lý để xác định nội dung thông tin
của văn bản và chọn cách viết phù hợp
c. Xác định nội dung cần trình bày.
Dựa vào mục đích, đối tượng để xác định nội dung cần trình bày. Là cơ
sở để xây dựng đề cương, thu thập tài liệu, thông tin, bổ sung, chỉnh lý tài liệu, tư liệu.
2.1.2. Xây dựng kết cấu, làm dàn ý chi tiết a. Phần mở b. Phần nội dung; c. Phần kết thúc
2.1.3. Phác thảo văn bản: Diễn đạt chính xác những ý tưởng đã nêu ra.
2.1.4. Sửa chữa, kiểm tra, trình duyệt ký 2.2.
Biện pháp kỹ thuật trong soạn thảo văn bản hành chính -
Xây dựng kết cấu chặt chẽ, diễn đạt nội dung bằng những luận cứ khoa học, lý lẽ sắc bén; -
Phải viết rõ ràng, sáng sủa thể hiện sự nhạy cảm đối với người đọc, chú
trọng kỹ thuật trình bày; -
Viết đúng chính tả và phù hợp với từng đối tượng 2.3.
Soạn thảo một số văn bản hành chính thông thường
2.3.1. Soạn thảo thông báo a. Khái niệm:
Thông tin về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội.
Thông tin nhanh những quyết định của các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức xã hội cho đối tượng quản lý của mình biết thi hành. Thông tin
những tin tức khác mà những người có liên quan cần biết. b. Các loại thông báo -
Thông báo truyền đạt một văn bản, chủ trương, chính sách mới. (Tuyển dụng, nâng lương,…) -
Thông báo một sự việc, tin tức. (KQ cuộc họp) -
Thông báo về nhiệm vụ được giao. -
Thông báo về các quan hệ mới trong hoạt động của bộ máy quản lý và lãnh đạo. -
Thông báo về thông tin trong hoạt động quản lý. c. Yêu cầu -
Thông tin nhanh, kịp thời; -
Viết ngắn gọn, cụ thể dễ hiểu; -
Xác định rõ mục đích, nội dung và thẩm quyền ra thông báo d. Nội dung -
Truyền đạt nội dung thông tin không cần nêu lý do; -
Phần kết thúc cần nêu mục đích, đối tượng được thông báo.
2.3.2. Soạn thảo tờ trình a. Khái niệm
Tờ trình là một văn bản đề xuất với cấp trên một vấn đề mới, xin cấp
trên phê chuẩn. Nó có thể là một chủ trương, một phương án công tác,
một chính sách, một chế độ, một tiêu chuẩn, một định mức hoặc đề
nghị đã lỗi thời, không phù hợp. b. Yêu cầu -
Phân tích mặt tích cực và tiêu cực của tình hình làm căn cứ cho đề xuất mới;