-
Thông tin
-
Quiz
Khảo sát hành vi tiếp nhận thông tin của công chúng về vấn đề từ thiện trên mạng xã hội Facebook hiện nay | Tiểu luận công chúng báo chí truyền thông
Những ngày qua, dư luận được một phen xôn xao về vấn đề "từ thiện và minh bạch" trên facebook, liên tiếp thông tin, hành động của dân cư mạng yêu cầu người kêu gọi từ thiện phải công khai, minh bạch cụ thể là bằng hình thức sao kê. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Công Chúng Báo Chí- Truyền Thông 30 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Khảo sát hành vi tiếp nhận thông tin của công chúng về vấn đề từ thiện trên mạng xã hội Facebook hiện nay | Tiểu luận công chúng báo chí truyền thông
Những ngày qua, dư luận được một phen xôn xao về vấn đề "từ thiện và minh bạch" trên facebook, liên tiếp thông tin, hành động của dân cư mạng yêu cầu người kêu gọi từ thiện phải công khai, minh bạch cụ thể là bằng hình thức sao kê. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Công Chúng Báo Chí- Truyền Thông 30 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Khảo sát hành vi tiếp nhận thông tin của công chúng về
vấn đề từ thiện trên mạng xã hội Facebook hiện nay Môn
: Công Chúng Báo Chí Truyền Thông
Giảng viên hướng dẫn
: TS.Phạm Hương Trà
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mai Trang Lớp : Báo In – K40 MSSV : 2056020053 Hà Nội, tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... 2
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC – ĐÁNH GIÁ NHM ...................................................... 3
BÁO CÁO CÁ NHÂN ....................................................................................................... 4
1. Mở đầu .................................................................................................................... 4
2. Nội dung.................................................................................................................. 4
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
3.1 Phân tích tài liệu có sẵn ....................................................................................... 5
3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................................. 5
3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu................................................................................... 5
4. Cách thức thu thập thông tin ............................................................................... 5 5.
Các vấn đề trong bài nghiên cứu .......................................................................... 6
5.1 Lý do sử dụng mạng xã hội .................................................................................. 6
5.2 Vấn đề từ thiện trên mạng xã hội hiện nay ......................................................... 7
6. Kết luận ................................................................................................................ 12
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 13 1
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khảo sát giới tính của người sử dụng mạng xã hội .............................. 6
Hình 2. Lý do sử dụng mạng xã hội ..................................................................... 7
Hình 3. Lý do quan tâm về vấn đề từ thiện ......................................................... 8
Hình 4. Thông tin về vấn đề từ thiện trên Facebook .......................................... 9
Hình 5. Phản ứng của mọi người khi nhìn thấy vấn đề từ thiện trên MXH .. 10
Hình 6. Niềm tin của mọi người dùng MXH ..................................................... 11 2
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC – ĐÁNH GIÁ NHM
CHỦ ĐỀ: Khảo sát hành vi tiếp nhận thông tin của công chúng về vấn đề
từ thiện trên mạng xã hội Facebook hiện nay
Lớp: Báo In K40 – Nhm s: 0 4 STT Họ Và Tên
Đánh giá nhiệm vụ đã phân công Điểm 1 Đỗ Thị Mỹ Tâm
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 2 Nguyễn Thị Minh Thơm
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 3 Phùng Thị L y
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 4 Hoàng Mai Quỳn h
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 5 Ninh Thị Hiền Lương
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 6 Nguyễn Quỳnh Chi
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 7 Phí Thị Khánh Huyền
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 8 Nguyễn Thị Thanh Hằn g
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 9 Hoàng Mai Quỳn h
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 10 Nguyễn Mai Trang
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 11 Lương Thị Hiền
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 8,5đ 3 BÁO CÁO CÁ NHÂN
1. Mở đầu
Những ngày qua, dư luận được một phen xôn xao về vấn đề "Từ thiện và
minh bạch" trên Facebook, liên tiếp các thông tin, hành động của dân cư mạng yêu
cầu người kêu gọi từ thiện phải công khai, minh bạch cụ thể là bằng hình thức sao
kê. Nhiều ý kiến gây tranh cãi, ý kiến trái chiều được đặt ra một phần nào đó tác
động đến hành vi của người dùng mạng xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng em chọn đề tài nghiên cứu: " Khảo
sát hành vi tiếp nhận thông tin của công chúng về vấn đề từ thiện trên mạng xã hội
Facebook" nhằm tìm hiểu, nắm rõ về hành vi cũng như hiểu hơn về sự quan tâm
của người dùng mạng xã hội về vấn đề từ thiện.
Từ những số liệu cụ thể thu thập được trong quá trình khảo sát thông qua
bảng hỏi Anket, em đặc biệt quan tâm đến thực trạng tiếp nhận các thông tin về
“minh bạch từ thiện trên mạng xã hội Facebook”. Việc điều tra thực trạng là một
trong những cơ sở vững chắc nhất để có thể hiểu được vấn đề mà nhóm đề tài quan
tâm, đồng thời đưa ra kết luận chính xác cuối cùng. Trong bản báo cáo cá nhân
này, em sẽ tiến hành phân tích thực trạng “Hành vi tiếp nhận thông tin của công
chúng về vấn đề từ thiện trên mạng xã hội Facebook" và đưa ra những nhận xét
mang tính cá nhân về vấn đề này. 2. Nội dung
Mạng xã hội Facbook đang là ứng dụng được nhiều người sử dụng và biết
đến. Với đặc điểm nổi trội là thông tin nhanh, cập nhật tin tức hàng ngày hàng giờ
mà không qua kiểm chứng từ bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Mọi người dùng
Facebook có thể tự do đăng tải những thứ mà mình muốn chính vì thế mạng xã hội 4
này đôi khi bị trộn lẫn tất cả các thông tin với nhau từ đã được xác thực đến những
tin đồn nhảm không có căn cứ. Việc làm rõ hành vi tiếp cận thông tin về từ thiện
trên mạng xã hội là một điều cần thiết để cho thấy mức độ ảnh hưởng của những
bài đăng đối với người dùng. Đợt nghiên cứu này, cũng giúp em và các bạn trong
nhóm có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phân tích tài liệu có sẵn
-Phải phân tích có hệ thống, phải phân loại, lựa chọn, khái quát hóa các dữ
liệu, so sánh các kết luận với các giả thiết để rút ra những thông tin cần thiết từ tài liệu.
3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
-Khảo sát trên 300 bảng hỏi Anket để khảo sát người dùng mạng xã hội
facebook những câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu.
3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
-Thông tin dữ liệu khi khảo sát sẽ được hệ thống xử lý để đưa ra kết quả
chính xác nhìn vào đó để đưa ra các kết luận cuối cùng của bài nghiên cứu
4. Cách thức thu thập thông tin •
Xác định thời gian cho việc trả lời câu hỏi •
Tính toán các giá trị, độ tin cậy trắc nghiệm và bảng hỏi •
Tiến hành sửa chữa những câu chưa đạt yêu cầu • Khảo sát chính thức •
Đưa bảng hỏi đến từng khách thể •
Thời gian dự tính thu thập dữ liệu •
Tiến hành phân tích và thu thập thông tin 5
5. Các vấn đề trong bài nghiên cứu
5.1 Lý do sử dụng mạng xã hội
Khảo sát ý kiến trên 300 bảng hỏi Anket phát ra để hỏi 300 người ở khắp nơi
từ mọi lứa tuổi, kết quả thu nhận được là những người từ 1 - 8 50 tuổi và có 68,2% là
nữ và 31,1% là nam. Tỉ lệ này cho thấy phái nữ sẽ có mối quan tâm nhiều hơn cho mạng xã hội.
Hình 1. Khảo sát giới tính của người sử dụng mạng xã hội
Có nhiều mục đích khác nhau để người dùng sử dụng và chúng em đã đưa ra
những mục đích chung nhất để có thể khảo sát người dùng. Chiếm phần nhiều là
muốn tương tác và giữ kết nối với bạn bè và cũng có rất nhiều người cho rằng mục
đích sử dụng mạng xã hội là để giải trí.
Không cần nhìn vào bài nghiên cứu thì chúng ta vẫn có thể đoán được những
mục đích của người dùng khi sử dụng mạng xã hội. Nhưng mỗi người dùng sẽ
không chọn cho mình duy nhất một mục đích sử dụng mà sẽ có rất nhiều những lý 6
do khác nhau chính vì vậy ở câu hỏi này chúng em đã để mọi người được lựa chọn nhiều đáp án khác nhau.
Hình 2. Lý do sử dụng mạng xã hội
Có rất nhiều người đã chọn hết những phương án mà chúng em đã đưa ra.
Nhìn vào đó cũng có thể thấy, sử dụng mạng xã hội không bị bó hẹp bởi bất kỳ lý
do hay mục đích nào mà đó là quyền lựa chọn của người dùng.
5.2 Vấn đề từ thiện trên mạng xã hội hiện nay
Vấn đề từ thiện đã trở thành một từ khóa rất hot trong thời gian gần đây.
Trong bài khảo sát của nhóm chúng em. Khi thảo luận chúng em đã thống nhất đưa
ra các lý do chính nhất của người dùng mạng xã hội về sự qua tâm đến vấn đề từ
thiện. Trong 300 câu trả lời có nhiều câu trả lời là chọn cả 3 lý do. 7
Hình 3. Lý do quan tâm về vấn đề từ thiện
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy mức độ quan tâm của mọi người là đồng
đều với nhau và hầu hết mọi người muốn biết nhiều về thông tin từ thiện để chia sẻ
với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Vấn đề minh bạch trong hoạt động từ thiện đang nhận được quan tâm rất lớn
của xã hội, bởi ngày càng có nhiều chương trình thiện nguyện tiếp nhận quyên góp
từ cộng đồng với số tiền rất lớn, nhưng trong vận hành hoạt động và tổ chức lại bộc lộ không ít bất cập.
Việc đòi hỏi sự minh bạch trong hoạt động từ thiện là chính đáng và cần
thiết, nhằm bảo đảm sự phát triển đúng hướng, đồng thời cũng là điều kiện tiên
quyết để các hoạt động tương thân tương ái thật sự phát huy hiệu quả trên thực
tế.Tùy khả năng của mỗi người, dù có thể chỉ vài chục, vài trăm nghìn hay hàng
chục triệu đồng, nhưng gửi gắm trong đó nghĩa đồng bào, tình tương thân tương ái
vô cùng quý giá của người Việt. Nhất là ở thời điểm cần thiết, sự hỗ trợ kịp thời
của cộng đồng có thể giúp ích rất nhiều cho những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 8
Khi trực tiếp nhận các khoản đóng góp, người đứng ra tổ chức hoạt động từ
thiện cũng đồng thời nhận trách nhiệm trước cộng đồng về việc làm của mình. Tuy
nhiên trên thực tế, việc minh bạch thông tin cũng như công khai các khoản thu chi
của nhiều nghệ sĩ lâu nay vẫn còn không ít bất cập.
Sự việc ngày càng nóng lên khi một số hoạt động từ thiện do các cá nhân tổ
chức bị dư luận có ý kiến về dấu hiệu khuất tất. Bởi sau khi nhận được tiền đóng
góp từ xã hội, các thông tin họ cung cấp với công chúng thường chỉ là những bức
ảnh có tính check-in cùng một số bài viết mang nội dung PR khá ồn ào. Trong khi
thực chất hiệu quả của việc làm thiện nguyện đến đâu là điều dư luận quan tâm thì
chưa được giải đáp thỏa đáng.
Chính vì những lý do như trên mà trong bài khảo sát của chúng em thầy cô
cũng có thể thấy những câu trả lời về sự quan tâm của họ đến với từ thiện là rất cao. Hình 4. T
hông tin về vấn đề từ thiện trên Facebook 9
Vì mạng xã hội có một tốc độ chia sẻ thông tin rất nhanh chóng chính vì vậy
chỉ cần có một thông tin nào đó mới là thông tin đó sẽ xuất hiện khắp trên mạng xã
hội Facebook. Nhìn vào biểu đồ Hình 4 ta cũng có thể thấy thông tin mọi biết đến
là nhờ sự chia sẻ qua lại từ các người bạn. Đôi khi các tin tức trên mạng xã hội
chưa được kiểm duyệt cũng như chưa có trang báo chính thống nào đưa lên nhưng
sự chia sẻ trên Facebook vẫn đạt tốc độ chóng mặt. Trong một khoảng thời gian
ngắn, từ khóa “sao kê” trở thành một từ khóa rất hot trên mạng xã hội.
Hình 5. Phản ứng của mọi người khi nhìn thấy vấn đề từ thiện trên MXH
Thông qua bảng hỏi Anket với 300 người khảo sát ta thấy có 67,5% là đọc
qua và nắm bắt các thông tin chính 22,6% là đọc kỹ. Con số này cho ta thấy cũng
có nhiều bộ phận người dùng mạng xã hội muốn hiểu biết rõ về thông tin từ thiện.
Còn một bộ phận nhỏ người dùng lại đọc mỗi tiêu đề để đánh giá toàn bộ sự việc
một cách chủ quan, hùa theo đám đông để giải quyết những vấn đề đang bất cập thời điểm đó. 10
Không nhìn vào bảng khảo sát mà nhìn ngay thực tế đang diễn ra chúng ta
cũng có thể thấy MXH là nơi mà mọi người có thể tự tạo cho mình những phát
ngôn, những suy nghĩ của riêng mình thậm chí có nhiều người còn mặc kệ đúng sai
để dẫm đạp lên một người hoặc một tổ chức chỉ thông qua một bài báo hay một dòng tiêu đề.
Sử dụng mạng xã hội không sai. Nhưng sử dụng thế nào mới là đúng, chúng
ta không nên đánh đồng mọi thứ chỉ qua một tin tức trên mạng xã hội điều đó dễ
gây ảnh hưởng đến người khác có thể làm tổn hại danh dự đến chính bản thân họ
và gia đình họ nữa. Vì vấn đề từ thiện là vấn đề nhức nhối vì dù sao nó cũng liên
quan đến danh dự của những người làm, tổ chức thiện nguyện. Việc ăn chặn tiền
của người dân là một điều không thể chấp nhận được nhưng không thể vì đó mà
nhận định sai về những người làm từ thiện. Một cá nhân không thể nào là hình ảnh
phản ánh được cả một tập thể.
Trong 300 câu trả lời, câu hỏi này đã khiến bản thân em và các bạn trong
nhóm cảm thấy tâm đắc nhất.
Hình 6. Niềm tin của mọi người dùng MXH 11
Không giống như thực tế đang diễn ra. Có hơn 200/300 người được hỏi họ
đặt niềm tin của mình vào các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện mọi người
quan tâm đến câu chuyện từ thiện nhưng vẫn đợi những câu trả lời chính xác nhất
đến từ những người có thẩm quyền giải thích.
6. Kết luận
Thông qua bài khảo sát của nhóm với đề tài:“Hành vi tiếp nhận thông tin của
công chúng về vấn đề từ thiện trên mạng xã hội Facebook hiện nay” với rất nhiều
những câu trả lời của người dùng mạng xã hội cho thấy vấn đề từ thiện là một vấn
đề được mọi người rất quan tâm.
Việc các tổ chức, cá nhân, trong đó có những người nổi tiếng, có ảnh hưởng
trong xã hội tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện là rất đáng trân trọng.
Với ảnh hưởng của mình, sự vào cuộc thông qua việc làm nhân văn, ý nghĩa của họ
có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Chủ động minh bạch việc
làm từ thiện chính là cách thức để các cá nhân nói trên thể hiện trách nhiệm và
nhân cách của mình, đó là: biết tôn trọng, luôn có trách nhiệm với từng đồng tiền
quyên góp của người hâm mộ, thể hiện bằng việc chi tiêu đúng người, đúng mục
đích, kịp thời với người có hoàn cảnh khó khăn. Sự minh bạch cần minh chứng qua
hành động cụ thể chứ không phải là lời nói suông. Niềm tin của công chúng sẽ
được xây dựng từ những việc làm như vậy.
Để tránh những sự cố đáng tiếc liên quan hoạt động thiện nguyện, đã đến lúc
các tổ chức, cá nhân tham gia cần phải tổ chức, thực hiện một cách chuyên nghiệp
trên cơ sở pháp luật như phải có tài khoản riêng cho hoạt động từ thiện, công khai
các khoản quyên góp, các địa chỉ hỗ trợ từ thiện, giá trị các khoản hỗ trợ với hóa
đơn, chứng từ hợp pháp và hợp lý... Những hành vi lợi dụng, trục lợi từ thiện khi 12
bị phát hiện cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ đợi
những ràng buộc, quy định chặt chẽ hơn về mặt pháp lý, việc làm tốt những vấn đề
trên sẽ góp phần tạo cơ sở vững chắc để các hoạt động thiện nguyện tiếp tục lan tỏa
và không ngừng phát huy hiệu quả.
Qua bài khảo sát của nhóm, với một sinh viên ngành Báo Chí như em em
cũng rút ra cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm đặc biệt là việc thu thập thông tin
một cách chính xác để những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội sẽ chính
xác nhất. Vì mạng xã hội cập nhật rất nhanh chóng chính vì vậy việc chia sẻ nhữn g
thông tin phải cân nhắc rất kỹ điều đó sẽ giúp chúng ta tạo nên một môi trường
mạng tốt nhất cho người dùng.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Báo Sơn La Online, 2021, Minh bạch trong hoạt động từ thiện, xem chi tết tại
• Phạm Thị Thanh Tịnh, 2013, Giáo trình Công chúng báo chí, NXB C í h nh trị
- Hành chính, Hà Nội 13