-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Khóa luận tốt nghiệp | Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tài liệu này trình bày một nghiên cứu về hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Nó đi sâu vào các mẫu mực tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng thịt lợn đen trong khu vực.
Kinh tế và phát triển Nông thôn 5 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Khóa luận tốt nghiệp | Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tài liệu này trình bày một nghiên cứu về hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Nó đi sâu vào các mẫu mực tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng thịt lợn đen trong khu vực.
Môn: Kinh tế và phát triển Nông thôn 5 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
SẢN PHẨM THỊT LỢN ĐEN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN
BẰNG LŨNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN Sinh viên
: Nguyễn Thị Hiếu
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K58KTNNB Niên khoá : 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn : GVC.ThS. Lê Khắc Bộ Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố cho
việc bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đều
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Hiếu i LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 5 tháng thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành đề tài
nghiên cứu “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn
đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. Để đạt
được kết quả này thì bên cạnh sự cố gắng học hỏi hết mình của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Lê Khắc Bộ, là giảng
viên chính thuộc bộ môn Phân tích định lượng - khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn sát sao, quan tâm hướng dẫn tôi
hoàn thành tốt nhất khóa luận tốt nghiệp này.
Và không thể không nhắc tới các cán bộ, nhân dân Thị trấn Bằng Lũng,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã thực sự cộng tác và giúp đỡ tận tình cho bản
thân tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong quá trình làm khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Hiếu ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Thịt lợn là loại thực phẩm hấp dẫn, dễ chế biến thành những món ăn với
hương vị đặc biệt, cung cấp đạm cho con người và nó xuất hiện thường xuyên
trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Không chỉ ở Việt Nam, người dân các
nước trên thế giới đều ưa thích lựa chọn thịt lợn trong bữa ăn họ.
Thị trấn Bằng Lũng là khu vực hiện nay có nền kinh tế khá phát triển và
nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ngày càng tăng. Tuy nhiên, vấn đề về vệ sinh an toàn
thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm trong bữa ăn hằng ngày của mỗi hộ gia
đình. Trên địa bàn có loài lợn đen được người dân tộc thiểu số nuôi theo cách
truyền thống, chăn thả tự nhiên đảm bảo an toàn, vệ sinh nhưng không đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng do bị chi phối bởi nguồn cung có hạn. Với
mong muốn tìm hiểu hành vi tiêu dùng thịt lợn đen và các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen để có căn cứ khoa học giúp địa phương
xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn đen trong thời gian tới đáp ứng nhu
cầu thị trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hành vi tiêu
dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
Đề tài tập trung nghiên cứu: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực
tiễn về hành vi tiêu dùng, sản phẩm thịt lợn đen và các vấn đề kinh tế xã hội có
liên quan; Đánh giá thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị
trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; Đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn
đen nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống hoá cơ sở lý luận về tiêu dùng,
hành vi tiêu dùng, phân loại hành vi tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi iii
tiêu dùng, đặc điểm lợn đen và sản phẩm thịt lợn đen. Đề tài còn nghiên cứu thực
tiễn thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc
Kạn bao gồm: điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề tài đưa ra
các phương pháp nghiên cứu tại địa bàn, các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương
pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu (thu thập số liệu thứ
cấp, số liệu sơ cấp), phương pháp xử lí dữ liệu và tổng hợp, phương pháp phân
tích (Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả).
Với kết quả nghiên cứu và thảo luận, chúng tôi có kết quả như sau: góp
phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng, sản phẩm thịt
lợn đen và các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan. Người tiêu dùng trên địa bàn
Thị trấn Bằng Lũng chủ yếu là người làm lao động tự do nên mức thu nhập bình
quân hộ của người dân ở nơi đây ở mức khá 11,07 triệu đồng/hộ/tháng. Quy mô
hộ chủ yếu là nhóm có quy mô từ 3-5 người/hộ. Là nơi có 8 dân tộc sinh sống
cùng nhau, trong đó người dân tộc Tày là cao nhất chiếm 73,49% số hộ điều tra.
Độ tuổi người nội trợ chủ yếu từ 41 đến 55 tuổi và nữ chiếm đa số với 69,88%.
Thực trạng tiêu dùng thịt lợn đen: Mức tiêu dùng bình quân của người dân
trên địa bàn là 2,84 kg/người/tháng, người dân ở đây chủ yếu sử dụng thịt mông
89,16% (74 hộ) và ba chỉ 61,45% (51 hộ). Các loại thực phẩm thay thế cho sản
phẩm thịt lợn đen là thịt gia cầm chiếm đến 77,11% (64hộ) và cá, tôm là 74,70%
(62 hộ). Người dân thường mua thịt lợn đen trước 9h sáng, chiếm tới 60,24% (50
hộ) và thích tiêu dùng thịt lợn ở dạng tươi sống là chủ yếu được mua tại cửa hàng
thịt trong chợ là thường xuyên. Sau khi mua thịt lợn đen, sản phẩm được người
dân chia thành nhiều phần nhỏ (74,70%, 62 hộ) và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
(82,26%, 51 hộ) là chủ yếu. Hộ chế biến xào là nhiều nhất chiếm tới 98,80% (82
hộ). Khi có dịch bệnh xảy ra, hầu hết người dân tiêu dùng bình thường và mua ở
chỗ uy tín, chiếm 44,58% (37 hộ). Khi mua phải hàng kém chất lượng thì người
nội trợ thường phản ánh với cửa hàng thịt nhưng không trả lại thịt, chiếm 69,88% iv
(42 hộ). Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn đen an toàn khá đầy
đủ ở cả dạng sống và chín. Tiêu chí chọn thịt của hộ khá đa dạng theo nguồn mua,
hộ quan tâm nhất đến chất lượng của cửa hàng thịt (100% hộ), theo màu sắc và
đặc điểm sản phẩm thì màu sắc thịt và mùi là hai đặc điểm mà người tiêu dùng quan tâm nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn đen tại Thị Trấn Bằng
Lũng gồm: Các yếu tố phản ánh tình hình chăn nuôi tại địa phương, các yếu tố về
thị trường, các yếu tố về nhận thức và thu nhập của hộ và các yếu tố khác. Từ
những yếu tố ảnh hưởng cũng như những khó khăn đang tồn tại ảnh hưởng tới
chăn nuôi, tiêu dùng thịt lợn đen, nghiên cứu đã đề xuất được một số giải pháp
nhằm phát triển chăn nuôi lợn đen và đảm bảo khâu giết mổ như: Chính quyền địa
phương cần tạo điều kiện cho người chăn nuôi được vay vốn, quan tâm hơn nữa
đến công tác thú y, tiêm phòng dịch cho đàn lợn đen, quy hoạch xây dựng các khu
giết mổ, quản lý chặt chẽ việc giết mổ và tiêu thụ sản phẩm, phát triển hệ thống
siêu thị và cần xử lý nghiêm đối với những đối tượng vi phạm. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHOÁ LUẬN iii MỤC LỤC vi DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1
Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Một số khái niệm 5 2.1.2
Phân loại hành vi tiêu dùng 6 2.1.3
Nội dung nghiên cứu hành vi tiêu dùng 7 2.1.4
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 9 2.1.5
Đặc điểm lợn đen và thịt lợn đen của người dân tộc thiểu số 14 2.2
Cơ sở thực tiễn của đề tài 15 2.2.1
Thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn trên thế giới 15 2.2.2
Tình hình tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam 17 2.3
Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 20 vi
Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 23 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23 3.1.2
Điều kiện kinh tế xã hội 25 3.1.3
Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 37 3.2 Phương pháp nghiên cứu 38 3.2.1
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38 3.2.2
Phương pháp thu thập tài liệu 38 3.2.3
Phương pháp xử lí dữ liệu và tổng hợp 40 3.2.4 Phương pháp phân tích 41 3.2.5
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41
Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43 4.1
Thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đên trên địa bàn Thị trấn Bằng 43
Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 4.1.1
Thông tin về người được phỏng vấn 43 4.1.2
Thông tin về hộ được phỏng vấn 46 4.1.3 Thực trạng tiêu dùng 50 4.1.4
Hành vi trước và sau khi mua sản phẩm thịt lợn đen 63 4.1.5
Ứng xử của người tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen 70 4.1.6
Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn đen an toàn 80 4.1.7
Tiêu chí chọn sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng 82 4.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên 86
địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 4.2.1
Các yếu tố phản ánh về chăn nuôi lợn đen của người dân tộc thiểu số 86
trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 4.2.2
Các yếu tố phản ánh về thị trường 88 4.2.3
Các yếu tố phản ánh nhận thức của người tiêu dùng và thu nhập của họ 89 4.2.4 Các yếu tố khác 90 4.3 Giải pháp 90 vii * Căn cứ 90 * Định hướng 92 4.3.1
Nhóm giải pháp về phát triển chăn nuôi lợn đen cho người dân tộc thiểu 92 số 4.3.2
Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen 93 4.3.3
Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến, bảo quản 93 4.3.4
Nhóm giải pháp về an toàn thực phẩm 94 4.3.5
Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức về thực phẩm an toàn cho người 95 tiêu dùng 4.3.6 Một số giải pháp khác 95
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 5.1 Kết luận 96 5.2 Kiến nghị 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1:
Tình hình sản xuất, nhập khẩu thịt lợn ở Anh (2013-2015) 16 Bảng 3.1:
Tình hình sử dụng đất của Thị trấn (2013-2015) 28 Bảng 3.2:
Dân số và lao động thị trấn Bằng Lũng giai đoạn 2013-2015 30 Bảng 3.3:
Thu thập thông tin thứ cấp 38 Bảng 3.4:
Phân tổ dung lượng mẫu theo đối tượng điều tra 40 Bảng 4.1:
Thông tin về người được phỏng vấn 43 Bảng 4.2:
Nghề nghiệp của người được phỏng vấn 45 Bảng 4.3:
Số nhân khẩu trung bình và thu nhập bình quân của hộ điều tra 47 Bảng 4.4:
Chi tiêu trung bình cho tiêu dùng thực phẩm và mua sản phẩm thịt 49
lợn đen của hộ trong 1 tháng Bảng 4.5:
Mức tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen theo nhóm tổ 51 Bảng 4.6:
Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo giới tính, dân tộc 52 Bảng 4.7:
Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo độ tuổi của người nội trợ 53 Bảng 4.8:
Cơ cấu các loại thịt được tiêu dùng theo quy mô hộ 55 Bảng 4.9:
Khối lượng thịt bình quân và tỉ lệ các loại thịt được tiêu dùng theo 57
nghề nghiệp của người nội trợ
Bảng 4.10: Khối lượng thịt bình quân và tỉ lệ các loại thịt được tiêu dùng theo 58 thu nhập của hộ
Bảng 4.11: Thực phẩm thay thế sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng 61
Bảng 4.12: Mức độ mua sản phẩm thịt lợn đen tại các nguồn mua 65
Bảng 4.13: Cách sơ chế và bảo quản sản phẩm thịt đen của người tiêu dùng 68
Bảng 4.14: Các cách chế biến và mức độ chế biến của người tiêu dùng 69
Bảng 4.15: Phản ứng của người tiêu dùng khi có dịch bệnh xảy ra trong 72
Bảng 4.16: Cách xử lí của người tiêu dùng khi mua phải hàng 79
Bảng 4.17: Tiêu chí chọn thịt theo nguồn mua 83
Bảng 4.18: Tiêu chí chọn thịt lợn đen của người tiêu dùng theo màu sắc, đặc 85 điểm sản phẩm ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP Sơ đồ 2.1:
Mô hình chi tiết hành vi mua của người tiêu dùng 8 Sơ đồ 2.2:
Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 10 Sơ đồ 2.3:
Thứ bậc nhu cầu theo Maslow 12 Hộp 4.1: Nguồn mua thịt lợn đen 66 Hộp 4.2:
Thói quen mặc cả khi mua hàng hoá 66 Hộp 4.3:
Nhận biết sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng 80 Hộp 4.4:
Phản ánh của người tiêu dùng về công tác kiểm dịch 81
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân (triệu đồng) và mức tiêu thụ 18
thịt lợn (triệu tấn) giai đoạn 2009-2014
Biểu đồ 2.2: Giá thịt lợn hơi xuất chuồng giai đoạn 2011-2015 20
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện mức tiêu dùng bình quân sản phẩm thịt lợn đen 54
theo quy mô hộ trong 1 tháng
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện thời gian mua sản phẩm thịt lợn đen 63
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu dùng khi giá sản phẩm 75 thịt lợn đen tăng
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu dùng khi giá sản phẩm 75 thịt lợn đen giảm
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu dùng khi thu nhập của hộ 77 giảm
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu dùng khi thu nhập của hộ 77 giảm x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATVSTTP
: An toàn vệ sinh thực phẩm BCĐ : Ban chỉ đạo BQ : Bình quân BQL : Ban quản lý CC : Cơ cấu CHT : Cửa hàng thịt DA : Dự án DT : Diện tích DTTS : Dân tộc thiểu số KH : Kế hoạch LHPN : Liên hiệp phụ nữ NN : Nông nghiệp Trđ : Triệu đồng UBND : Uỷ ban nhân dân xi
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất trên thế
giới. Nó cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu protein chất lượng cao, cũng như các
vitamin và khoáng chất khác nhau được sử dụng thường xuyên trong khẩu phần
ăn hàng ngày, phục vụ các nhu cầu của con người. Thịt lợn đáp ứng năng lượng
cho cơ thể hoạt động, là nguồn nguyên liệu của công nghiệp chế biến,….Như vậy,
thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nếu như trong thịt
lợn bình thường chứa nhiều protein, vitamin, dồi dào khoáng chất thì thịt lợn
đen lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt lợn bình thường.
Trong những năm gần đây cũng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế
đã làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao và cải thiện rõ rệt,
cùng với sự phát triển đó dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng cao.
Nhu cầu thịt lợn trên thế giới rất cao, người dân các nước đều ưa thích lựa chọn
thịt lợn trong bữa ăn họ làm cho việc chăn nuôi, sản xuất, xuất khẩu thịt lợn phát
triển. Tại Anh, năm 2015 nhu cầu tiêu thụ trong nước là 1629 (ngàn tấn), Nhật
Bản là quốc gia nhập khẩu thịt nhiều nhất thế giới với 1,2 triệu tấn thịt lợn, ở
Trung Quốc sản lượng thịt lợn bình quân đầu người/năm của Trung Quốc là
41,5kg/năm. Có thể thấy một thực tế là thịt lợn có vai trò quan trọng trong bữa ăn
của người dân trên khắp thế giới ( Theo Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO)).
Ở Việt Nam, nhìn chung qua các năm lượng thịt tiêu thụ tăng khá đều. Giai
đoạn 2008-2014 trung bình tiêu thụ thịt tăng 3,13% mỗi năm. Theo Tổ chức giám
sát kinh doanh quốc tế (BMI), trong thói quen tiêu thụ thịt của người tiêu dùng
Việt Nam, lợn vẫn là sản phẩm thịt chủ lực và được dự báo vẫn sẽ chiếm phần lớn 1
trong tổng lượng tiêu thụ. Năm 2009, 71% lượng thịt tiêu thụ là thịt lợn, đến năm
2012 giảm còn 67,6%, dự báo đến năm 2021 còn 65,2%.
Các hộ gia đình rất quan tâm đến vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm,
Theo Thống kê của Cục quản lý cạnh tranh (2014) cho thấy đã có 200 vụ ngộ độc
thực phẩm với 5 000 người phải nhập viện trong đó có 40 người chết. Hơn nữa,
việc sửa dụng chất cấm trong chăn nuôi, bảo quản trong thời gian qua đã gây ảnh
hưởng rất lớn đến niềm tin, gây tâm lý hoang mang ở người tiêu dùng.
Thị trấn Bằng Lũng với tổng diện tích 2.491,0 Km2 với dân số bình quân
3,97 người/hộ (2015), là nơi có tiềm năng về phát triển kinh tế. Đời sống nhân
dân nhân dân được nâng cao, nhu cầu được cải thiện rõ rệt, xu hướng tiêu dùng
các sản phẩm thịt trong các bữa ăn tăng lên đáng kể. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho
gia đình, người nội trợ trong gia đình ưa chuộng sử dụng sản phẩm thịt lợn đen
hơn vì lợn đen được người dân tộc thiểu số sống tại bản địa chăn nuôi theo cách
truyền thống, chăn thả tự nhiên, không sử dụng cám công nghiệp như thịt lợn
thông thường... họ tin tưởng thịt lợn đen là thịt lợn sạch, đảm bảo an toàn về sinh
thực phẩm,…Khi sử dụng loại thịt này sẽ không phải lo lắng về ngộ độc thực
phẩm hay bệnh tật về sau.
Tuy nhiên, số hộ tham gia chăn nuôi lợn đen trên địa bàn còn ít, lợn đen
chậm lớn, thời gian nuôi lâu nên nguồn cung cấp sản phẩm thịt lợn đen trên địa
bàn không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Chính vì vậy, chúng tôi quyết đinh lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi
tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng
Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” nhằm làm rõ các nhu cầu và hành vi tiêu
dùng thịt lợn đen của người dân ở nơi đây. 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt
lợn đen, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và đề xuất các giải
pháp phát triển chăn nuôi lợn đen nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trên
địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hành vi tiêu dùng, sản
phẩm thịt lợn đen và các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan;
- Đánh giá thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn
Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen
trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn đen nhằm đáp ứng nhu
cầu cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người tiêu dùng, sản phẩm thịt lợn đen,
các hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen của người dân, hộ chăn nuôi lợn đen
và các đối tượng giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng
Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng tiêu dùng sản
phẩm thịt lợn đen, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
sản phẩm thịt lợn đen, đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn đen
nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn Bằng
Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 3
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn Thị trấn Bằng
Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Phạm vi về thời gian:
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm (2013 – 2015);
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập năm 2016;
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7 đến tháng 12/2016. 4
Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về tiêu dùng
Tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ)
được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã
hội. Tiêu dùng là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất. Tiêu dùng là một động lực
của quá trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát triển (Theo từ điển Bách khoa toàn thư).
2.1.1.2 Khái niệm về hành vi, hành vi tiêu dùng
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng,
cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định”.
Trong đó: “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi
thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ” Philip Kotler( 1999).
Theo Solomon Micheal (1992) cho rằng: “Hành vi tiêu dùng là một tiến
trình, cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng
hoặc loại bỏ một sản phẩm dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích
lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ”.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, (AMA) “Hành vi tiêu dùng chính là sự
tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành
vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ”.
Hay nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà
con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về 5
giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm…đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ
và hành vi của khách hàng”.
Như vậy, qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu: Hành vi tiêu dùng
là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm,
sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm dịch vụ. Tiến trình này bao gồm những suy
nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua sắm, sử dụng, xử lý
của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.
2.1.1.3 Khái niệm về sản phẩm thịt lợn đen
Sản phẩm thịt lợn đen là thịt của lợn đen được người dân bản địa chăn thả
tự nhiên. Sản phẩm thịt lợn đen săn chắc, thơm ngon và giòn mỡ không ngán,
cung cấp nhiều dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.1.4 Khái niệm về người dân tộc thiểu số (DTTS)
Theo Từ điển Bác khoa Việt Nam (2005): “DTTS là dân tộc có số dân ít
(có thể hàng trăm, hàng ngàn và cho đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia
thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc có số dân đông. Trong các
quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mối dân tộc thành viên có 2 ý thức: ý thức
về tổ chức chung và ý thức về dân tộc mình. Những DTTS có thể cư trú tập trung
hoặc rải rác xen kẽ, thường ở những vùng ngoại ví, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện
phát triển kinh tế xã hội còn khó khăn”.
Khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số
trong một quốc gia đa dân tộc và không có ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát
triển của các dân tộc không thuộc số dân nhiều hay ít mà nó được chi phối bởi
những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc.
Theo Lãnh Thị Lan (2009): “Nếu như dân tộc đa số là dân tộc chiếm số
đông trong một quốc gia có nhiều dân tộc thì ngược lại, dân tộc thiểu số là dân
tộc chiếm số ít hơn so với dân tộc chiếm số đông nhất”.
Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những
dân tộc có số dân ít chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân
số trong một quốc gia dân tộc. 6
2.1.2 Phân loại hành vi tiêu dùng
* Hành vi tiêu dùng phức tạp
Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua phức tạp khi có nhiều người cũng
tham gia vào tiến trình ra quyết định mua và họ nhận thức rõ ràng sự khác biệt
giữa các nhãn hiệu. Hành vi tiêu dùng thường xảy ra khi sản phẩm được cân nhắc
mua là sản phẩm đắt tiền, nhiều rủi ro trong tiêu dùng và có giá trị thể hiện cao cho người sử dụng.
* Hành vi tiêu dùng thỏa hiệp
Hành vi tiêu dùng xảy ra với những sản phẩm đắt tiền, nhiều rủi ro, và mua
không thường xuyên nhưng lại không có sự khác biệt giữa các nhãn hiệu trên thị
trường. Trong trường hợp này, do tính dị biệt giữa các nhãn hiệu không quá cao,
người mua có thể đưa ra quyết định mua một cách tương đối nhanh chóng, sự lựa
chọn của họ lúc này đôi lúc được quyết định do một mức giá phù hợp, các dịch
vụ hỗ trợ, các chương trình khuyến mãi, hoặc tính tiện lợi trong quá trình mua.
* Hành vi tiêu dùng theo thói quen
Hành vi mua này xảy ra khi sản phẩm được cân nhắc mua là những sản
phẩm có giá trị thấp, tiêu dùng hàng ngày và sự khác biệt giữa các nhãn hiệu bày
bán trên thị trường là rất thấp. Khi có nhu cầu người tiêu dùng chỉ việc ra cửa
hàng và chọn một nhãn hiệu. Nếu như việc lựa chọn này lặp đi lặp lại với một
nhãn hiệu thì thường là do thói quen hơn là sự trung thành vì trong quá trình tiêu
dùng họ khó nhận thấy tính ưu việt hay sự khác biệt giữa các nhãn hiệu.
* Hành vi tiêu dùng nhiều lựa chọn
Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua này khi họ mua những sản phẩm dịch
vụ có giá trị thấp, tiêu dùng hàng ngày những nhãn hiệu có nhiều sự khác biệt. Đối
với những loại sản phẩm này, sự chuyển dịch nhãn hiệu trong tiêu dùng là rất lớn.
Người tiêu dùng có thể quyết định lựa chọn nhãn hiệu này vào một thời điểm cụ
thể nhưng vào một thời điểm cụ thể khác dưới sự tác động của các tác nhân
Marketing họ sẽ chuyển sang nhãn hiệu khác. Sự chuyển dịch này không thỏa mãn
trong tiêu dùng mà do mục đích muốn thay đổi thử một nhãn hiệu sản phẩm mới. 7
2.1.3 Nội dung nghiên cứu hành vi tiêu dùng
Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng được dùng để mô tả mối quan hệ
giữa ba yếu tố: các kích thích; “ hộp đen ý thức” và những phản ứng đáp lại các
kích thích của người tiêu dùng.
Các yếu tố kích thích “Hộp đen ý thức” của
Phản ứng đáp lại Môi Marketing người tiêu trường dùng - Sản phẩm -Kinh tế Các Quá Lựa chọn hàng hoá - Giá cả -KHKT đặc trình Lựa chọn nhãn - Phân phối -Văn hoá tính quyết hiệu - Xúc tiến -Chính của định Lựa chọn nhà cung trị/Luật người mua ứng pháp tiêu Lựa chọn thời gian -Cạnh dùng mua tranh Lựa chọn khối lượng mua
Sơ đồ 2.1: Mô hình chi tiết hành vi mua của người tiêu dùng
Các kích thích: Là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng
có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Chúng được chia làm hai nhóm chính.
Nhóm 1: Các tác nhân kích thích của marketing: sản phẩm, giá bán, cách
thức phân phối và các hoạt động xúc tiến. Các tác nhân này nằm trong khả năng
kiểm soát của các doanh nghiệp.
Nhóm 2: Các tác nhân kích thích không thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của các
doanh nghiệp, bao gồm: môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn hóa, xã hội,…
“ Hộp đen” ý thức của người tiêu dùng: Là cách gọi bộ não của con người và
cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích thích và đề xuất các giải
pháp đáp ứng trở lại các kích thích. “ Hộp đen” ý thức được chia thành 2 phần: 8
Phần thứ nhất – đặc tính của người tiêu dùng. Nó có ảnh hưởng cơ bản đến
việc người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các kích thích và phản ứng đáp lại các tác nhân đó như thế nào?
Phần thứ hai – quá trình quyết định mua của người tiêu dùng, là toàn bộ lộ
trình người tiêu dùng thực hiện các hoạt động liên quan đến sự xuất hiện của ước
muốn, tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi
tiêu dùng sản phẩm. Kết quả mua sắm sản phẩm của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc
vào các bước của lộ trình này có được thực hiện trôi chảy hay không.
Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng: Là những phản ứng người
tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Chẳng hạn,
hành vi tìm kiếm thông tin về hàng hóa, dịch vụ; lựa chọn hàng hóa, nhãn hiệu,
nhà cung ứng; lựa chọn thời gian, địa điểm, khối lượng mua sắm…
Trong mô hình hành vi người tiêu dùng, vấn đề thu hút sự quan tâm và cũng
là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho người làm marketing là: phải hiểu được những
gì xảy ra trong “hộp đen” ý thức khi người tiêu dùng tiếp nhận các kích thích, đặc
biệt là kích thích marketing. Một khi giải đáp được những bí mật diễn ra trong
hộp đen thì cũng có nghĩa là marketing đã ở chế độ chủ động để đạt được những
phản ứng đáp lại mong muốn từ phía khách hàng của mình. Đây cũng là hai nội
dung cơ bản của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
Người tiêu dùng thông qua các quyết định của mình không phải ở trong
chân không. Các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý có ảnh hưởng lớn đến
hành vi mua hàng mà họ thực hiện.
Theo Nguyễn Thượng Thái (2007) đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng theo nhìn nhận của ông: 9 Văn hóa *Nền văn Xã hội hóa *Nhóm Cá nhân Nhánh tham khảo *Tuổi tác Tâm lý văn hóa Gia đình Nghề Động cơ Người Tầng Vai trò nghiệp lớp xã hội mua Nhận và địa vị Điều kiện thức kinh tế Hiểu biết Niềm tin và thái độ
Sơ đồ 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
* Yếu tố văn hóa
Rào cản văn hóa đối với việc phát triển thị trường đã quá rõ ràng. Để vượt
qua rào cản này đòi hỏi nhà sản xuất và người kinh doanh phải luôn thấu hiểu văn
hóa bản địa và ảnh hưởng của nó tới quyết định mua hàng. Trong một phạm vi xã
hội,hành vi tiêu dùng của một cá nhân sẽ thể hiện cá tính riêng và sẽ xây dựng
mối quan hệ xã hội dưới sự dẫn dắt của yếu tố văn hóa. - Nền văn hóa:
Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến ý muốn và hành vi của một
người. Những ứng xử của con người đều mang tính hiểu biết. Đứa trẻ lớn lên trong
xã hội. Đứa trẻ lớn lên trong xã hội thì học những giá trị, nhận thức,sở thích,và
cách ứng xử cơ bản thông qua gia đình và những định chế quan trọng khác. Người
Việt Nam khi mua hàng bao giờ cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa mang bản
sắc dân tộc tác động đến các giá trị lựa chọn mua.
Tóm lại nền văn hóa là cái rất khó thay đổi trong người tiêu dùng vì vậy
các cách lựa chọn các sản phẩm cũng sẽ khác nhau. 10 - Nhánh văn hóa:
Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và tín
ngưỡng, các vùng địa lý. Trong mỗi nhóm văn hóa đặc thù, người ta cũng chia sẻ
một hệ thống giá trị dựa trên những kinh nghiệm cuộc sống và hoàn cảnh sống khác
nhau. Mỗi nhóm văn hóa đặc trưng làm thành một phân đoạn thị trường quan trọng.
Nhánh văn hóa lứa tuổi sẽ quyết định việc lựa chọn kiểu dáng mẫu mã cho sản phẩm.
- Tầng lớp xã hội:
Là những giai tầng tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được sắp
xếp theo một trật tự, các thành viên trong các thứ bậc ấy để cùng chia sẻ những
giá trị, mối quan tâm, và các cách ứng xử giống nhau. Là vị trí tương đối trong xã
hội quyết định nguồn lực được sử dụng của mỗi cá nhân.
Tầng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất là thu nhập mà còn
cả sự kết hợp của nghề nghiệp, học vấn,của cải…trong cuộc đời người ta vẫn có
thể vươn đến một tầng lớp xã hội cao hơn hoặc tụt đi. * Tâm lý - Nhận thức:
Là quá trình mà một cá nhân lựa chọn,tổ chức,diễn giải thông tin nhận
được để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Con người nhận
thức có chọn lọc điều họ muốn và ảnh hưởng theo cách con người xem xét đến
những rủi ro trong việc mua. - Sự hiểu biết:
Diễn tả những thay đổi trong hành vi của người đó phát sinh từ kinh nghiệm.
Kinh nghiệm trong nhận thức của mỗi con người là trình độ của họ về cuộc
sống,về hàng hóa… Đó là kết quả của những tương tác, của động cơ,các kích
thích, những gợi ý, sự đáp lại và củng cố. 11 - Động cơ:
Là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để
thỏa mãn nhu cầu đó. Lý thuyết động cơ của Maslow đã tìm cách giải thích tại sao
những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi các nhu cầu khác nhau. Nhu cầu tự thể hiện
Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu được an toàn Nhu cầu sinh lý cơ bản
Sơ đồ 2.3: Thứ bậc nhu cầu theo Maslow
- Niềm tin và thái độ:
Là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một
sự vật hay hiện tượng gì đó. Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu
biết nên ảnh hưởng khá quan trọng đến hành vi mua. * Cá nhân
- Tuổi tác: Tuổi tác định hình nhu cầu,thị hiếu,sức mua của người tiêu dùng. - Nghề nghiệp
Có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng: ngoài các hàng hóa
liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, khách hàng với nghề nghiệp khác
nhau cũng tiêu dùng khác nhau. Do vậy nhà tiếp thị cần tìm hiểu hành vi tiêu dùng
của khách hàng với các nghề nghiệp khác nhau như: công nhân, nông dân, công
chức, tri thức, giới nghệ sĩ, nhà quản lý kinh doanh… 12
- Điều kiện kinh tế:
Là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hàng hóa,dịch
vụ: Cơ hội mua sắm của người tiêu dùng phụ thuộc vào khả năng tài chính và hệ
thống giá cả của hàng hóa. Vì vậy tình trạng kinh tế bao gồm thu nhập,phần tiết
kiệm, khả năng đi vay và những quan điểm về chi tiêu/tích lũy…của người tiêu
dùng có ảnh hưởng lớn đến số lượng và cơ cấu sản phẩm mà họ lựa chọn mua sắm. * Xã hội - Nhóm tham khảo:
Là nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ, hành vi của con
người. Nhóm tham khảo đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ bao gồm: gia
đình, bạn thân, láng giềng thân thiện, đồng nghiệp. Nhóm tham khảo thứ hai bao
gồm các tổ chức hiệp hội như Tổ chức Tôn giáo, hiệp hội ngành nghề, công đoàn,
đoàn thể, các câu lạc bộ…Nhóm ngưỡng mộ: Là nhóm mà cá nhân có mong muốn
gia nhập, trở thành viên ( các ngôi sao). Nhóm tẩy chay: Là nhóm không chấp
nhận hành vi của nó. Do đó, các cá nhân không tiêu dùng như các thành viên của nhóm mà họ tẩy chay. - Gia đình:
Có ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua của cá nhân, đặc biệt trong điều kiện
Việt nam khi nhiều thế hệ sống chung nhau trong một gia đình. Tùy từng loại
hàng hóa mà mức độ ảnh hưởng của vợ chồng khác nhau. Mua xe máy do chồng
quyết định,mua đồ dùng gia đình thức ăn tiêu dùng hằng ngày do vợ quyết định.
Có khi cả hai đều tham gia quyết định.
- Vai trò và địa vị xã hội:
Người tiêu dùng thường mua sắm nhiều hàng hóa, dịch vụ phản ánh vai trò
địa vị của họ trong xã hội. Ngoài ra theo nhìn nhận của người nội trợ và người
tiêu dùng thì yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thịt bò gồm một số yếu tố sau: 13
+ Yếu tố về chất lượng bao gồm mùi vị, màu sắc, hương vị… đây là những
yếu tố quyết định đến việc mua thịt bò của người tiêu dùng.
+ Yếu tố về giá cả đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc tiêu
dùng thịt bò cũng như lượng tiêu dùng, bởi người tiêu dùng bao giờ cũng có mong
muốn mua với giá rẻ, còn người bán muốn mua với giá đắt.
+ Yếu tố tiếp thị quảng cáo: đây chỉ là yếu tố tâm lý nhưng rất quan trọng
quyết định đến việc tiêu dùng một loại hàng hóa này mà không tiêu dùng loại hàng
hóa khác. Là yếu tố tâm lý nên chỉ cần có một chút không chính xác hay nói đúng
hơn là những thông tin sai lầm là sẽ ảnh hưởng đến như cầu tiêu dùng sản phẩm đó trên thị trường.
+ Yếu tố về chất lượng và VSATTP tác động rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng
thịt bò bởi vì sự tác động trực tiếp đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của người tiêu dùng.
2.1.5 Đặc điểm lợn đen và thịt lợn đen của người dân tộc thiểu số
* Đặc điểm lợn đen của người dân tộc thiểu số
Lợn đen là loài lợn bản địa quen lối sống hoang dã, môi trường rộng, thoáng
mát. Lợn chăn nuôi dễ với nguồn thức ăn đơn giản như các loại cám, ngô, các
loại rau xanh, bèo, sắn khoai, chuối…
Lợn có lông màu đen, cứng, đầu tương đối nhỏ, chân hơn ngắn, tai đứng, mũi
thính, lưng võng, bụng phệ, đuôi thẳng. Lợn đen nuôi 1 năm đạt 50 kg là tối đa.
Ưu điểm: dễ nuôi vì chịu ẩm, nóng tốt, chịu kham khổ, sức chống bệnh cao,
thịt thơm ngon. Nhược điểm: nhỏ con, chậm lớn và ít nạc nhiều mỡ.
* Đặc điểm sản phẩm thịt lợn đen của người dân tộc thiểu số
Lợn đen được người dân tộc nuôi chăn thả tự nhiên, hoàn toàn không có sự
hiện diện của cám công nghiệp nên chất lượng thịt hoàn toàn khác với lợn được
nuôi bằng cám công nghiệp. 14
Thịt lợn đen săn chắc, thơm ngon và giòn, bì dầy, mỡ dầy, thịt chắc, nạc
dai, mỡ không ngán, thơm ngậy, cung cấp nhiều dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm. Thịt lợn đen tươi thường phân nạc có màu hồng đều, phân mỡ
màu trắng, màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả. Mỡ có màu sắc,
độ rắn bình thường. Khi rang thịt không bị ra nước, ninh xương nước rất trong,
không bị sủi bọt như thịt lợn nuôi cám công nghiệp.
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn trên thế giới
Nhu cầu thịt lợn trên thế giới ngày càng tăng cao, người dân các nước đều
ưa thích lựa chọn thịt lợn trong bữa ăn họ làm cho việc chăn nuôi, sản xuất, xuất
khẩu thịt lợn phát triển.
Giá xuất khẩu thịt lợn trên thế giới tương đối ổn định trong những tháng
gần đây dù vẫn ở mức thấp hơn các năm trước đó. Số liệu từ 4 nhà xuất khẩu thịt
lợn hàng đầu thế giới tại EU, Mỹ, Canada và Brazil, thì mức giá trung bình trong
suốt quý I/2016 chỉ trên 2,30 USD/kg. Mức giá này thấp hơn quý IV/2015 không
đáng kể nhưng giảm 35xu so với mức giá cùng ký năm 2015. Như vậy, giá thịt
lợn đã bắt đầu giảm nhẹ từ cuối năm 2015, chủ yếu là do sự suy yếu mạnh của thịt
lợn Brazil do đồng Real bị mất giá.
Sau đây là tình hình tiêu dùng tại một số nước trên thế giới như Anh, Brazil,
Nhật Bản và Trung Quốc. * Anh
Anh là nước có nhu cầu tiêu thụ thịt lợn khá lớn nhưng sản xuất trong nước
không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng này làm cho Anh phải nhập khẩu thịt lợn chủ
yếu từ Đan Mạch và Iceland để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
nước. Theo bảng 2.1, sản xuất tại Anh có xu hướng tăng dần nhưng không thể đáp
ứng nhu cầu trong nước, đến năm 2015 nhu cầu tiêu thụ trong nước là 1629 (ngàn
tấn) thì mới đáp ứng được 55% nhu cầu. Từ năm 2013 đến 2015 nhu cầu tiêu dùng 15
ngày càng tăng làm cho Anh phải nhập khẩu thịt lợn nhiều hơn. Năm 2013 nhập
khẩu 927 (ngàn tấn) đến năm 2015 tăng lên 967 (ngàn tấn) tăng 40 (ngàn tấn).
Bảng 2. 1: Tình hình sản xuất, nhập khẩu thịt lợn ở Anh (2013-2015)
Tốc độ phát triển(%) ĐVT 2013 2014 2015 2014/ 2015/ BQ 2013 2014 Sản xuất Ngàn tấn 833 863 899 103,60 104,17 103,89 Nhập khẩu Ngàn tấn 927 948 967 102,27 102,00 102,13 Xuất khẩu Ngàn tấn 229 233 237 101,75 101,72 101,73
Tiêu dùng trong nước Ngàn tấn
1532 1578 1629 103,00 103,23 103,12 Tự túc % 54 55 55 - - -
(Nguồn: AHDB Pork & tổng hợp của tác giả)
Giá thị lợn tại Anh tháng 4/2016 tăng 1,94 xu lên 119,43 xu//kg. Đây là
mức giá cao nhất từ tháng 7/2008. Giá thịt lợn vẫn tiếp tục tăng cao cùng với sự
phát triển của thị trường châu Âu khi nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, nhất là sang Trung Quốc. * Brazil
Theo Pig International, năm 2014 Brazil đứng thứ 5 về sản lượng thịt trên
thế giới với 3313 ngàn tấn. Trung bình mỗi năm sản lượng thịt lợn tăng 2,84%,
mức tiêu thụ thị trường nội địa tăng 1,79%. Thị trường chính của Brazil gồm
Nga, Hồng Kông, Angola...Brazil sẽ xuất khẩu thịt lợn sang một số nước lớn
Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản giúp giảm dần sự phụ thuộc vào một số thị
trường xuất khẩu truyền thống ở Đông Âu. * Nhật
Theo hãng tin Bloomberg, Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu thịt nhiều nhất
thế giới với 1,2 triệu tấn thịt lợn và 750000 tấn thịt gà (2015). Nguyên nhân là
do nhu cầu hải sản của Nhật đã giảm xuống trong một khoảng thập niên trở lại
đây, người dân ở nước này thích ăn thịt lợn và thịt bò hơn. 16 * Trung Quốc
Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, ở thời điểm bắt đầu cải cách mở
cửa, thịt lợn chiếm tới 92,1% “rổ thịt” của người dân nước này. Năm 2014 khi
sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đạt 56,7 (triệu tấn), tỷ trọng thịt lợn vẫn còn
chiếm 65,1%, mặc dù sản lượng thịt lợn bình quân đầu người/năm của Trung
Quốc trong khoảng thời gian này đã tăng mạnh từ 7,2 kg/năm lên 41,5kg/năm.
Có thể thấy một thực tế là thịt lợn có vai trò quan trọng trong bữa ăn của người
dân Trung Quốc. Nhưng đến năm 2015, sản lượng thịt lợn giảm 1,84 (triệu tấn)
đã làm cho giá thịt lợn tăng cao.
Các số liệu thống kê của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) cho thấy,
giá thịt lợn tại các thành phố của Trung Quốc trong gần 1 năm nay luôn ở mức
4,3-4,6 USD/kg và vào tháng 4/2016 đã tăng lên 4.96 USD/kg. Sự thiếu hụt thịt
lợn đã làm cho nước này phải nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng cho nhu cầu trong
nước. Nếu như khối lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc năm 2010 chỉ hơn
200000 tấn thì năm 2011 đã tăng gấp đôi, đến năm 2015 đạt kỉ lục là 778000 tấn.
Quý I/2016 nước này đã phải nhập khẩu thêm 923000 tấn thịt trong đó thịt lợn
là 286000 tấn. Như vậy, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ cao.
2.2.2 Tình hình tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam
Nhìn chung qua các năm lượng thịt tiêu thụ tăng khá đều. Giai đoạn 2008-
2014 trung bình tiêu thụ thịt tăng 3,13% mỗi năm. Trong thói quen tiêu thụ thịt
của người tiêu dùng Việt Nam, lợn vẫn là sản phẩm thịt chủ lực và được dự báo
vẫn sẽ chiếm phần lớn trong tổng lượng tiêu thụ. Năm 2009, 71% lượng thịt tiêu
thụ là thịt lợn, đến năm 2012 giảm còn 67,6%, dự báo đến năm 2021 còn 65,2%.
Đối với tình hình nhập khẩu, nhập khẩu thịt lợn đã có thời gian ồ ạt do bệnh
dịch trên đàn lợn trong nước nhưng khoảng 3 năm gần đây đã trở lại mức thấp.
Năm 2008, 22,3 triệu USD thịt lợn được nhập về từ Mỹ, Tây Ban Nha, Canada
phục vụ tiêu dùng trong nước, sau đó giảm mạnh 2009-2010 còn 2-3 triệu USD 17
do dịch bệnh, năm 2011 lên tăng 14,7 triệu USD, những năm gần đây ổn định ở
mức 6,7-6,9 triệu USD mỗi năm.
Thói quen mua các sản phẩm tiêu dùng nói chung của người dân Việt Nam
vẫn là từ các nhà bán lẻ theo kiểu truyền thống, mặc dù các kênh bán lẻ hiện đại
ngày càng phát triển mạnh đặc biệt ở các thành phố lớn nơi mức sống và nhu cầu
tiêu dùng chiếm phần lớn trong tiêu dùng toàn quốc. Các kênh bán lẻ truyền thống
bao gồm các tiểu thương ở chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, còn
các kênh bán lẻ hiện đại bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị. Có
thể thấy, mặc dù giá trị ngành bán lẻ phát triển rất mạnh trong giai đoạn 2009-
2014 ở mức trung bình hơn 20% mỗi năm (chưa loại trừ yếu tố giá). Trong đó, tỉ
trọng hàng hóa bán ra theo chuỗi bán lẻ hiện đại vẫn rất thấp, chỉ ở mức 4-5%,
còn lại 95-96% thị phần vẫn thuộc về các tiểu thương nhỏ lẻ. 2300 Thu nhập bình quân Tiêu thụ thịt lợn 2255 30 2250 25 2200 20 2150 15 2100 2071 10 2050 5 2000 0 1950 2009 2010 2011 2012 2013 2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê và FAPRI)
Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân (triệu đồng) và
mức tiêu thụ thịt lợn (triệu tấn) giai đoạn 2009-2014 18
Không ngoài tình hình chung trên, thịt heo vẫn được ưa thích tiêu thụ theo
kiểu nóng, nhanh, phần nào hạn chế cạnh tranh từ thịt heo đông lạnh nhập khẩu.
Người tiêu dùng Việt Nam phần lớn chưa quen việc tiêu thụ thịt làm mát hay đông
lạnh mà giữ thói quen dùng thịt trong ngày và mua tại các chợ. Khác với thịt gà,
thịt bò gần đây bắt đầu có các sản phẩm được đóng gói công nghiệp và bảo quản
đông lạnh tại các siêu thị, thịt heo bày bán tươi của các tiểu thương vẫn được ưa
chuộng. Phần đông người nội trợ lựa chọn thịt heo qua màu sắc, mùi và độ dẻo,
độ nạc trong khi ít người quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ, do phần lớn thịt heo
không được đóng gói và trưng bày thông tin theo kiểu công nghiệp.
Thu nhập bình quân cũng góp phần ảnh hưởng lên nhu cầu tiêu thụ thịt heo.
Thu nhập cao hơn cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có xu hướng chuyển
sang các sản phẩm dinh dưỡng cao hơn như thịt thay vì gạo và rau củ. Như vậy,
có mối quan hệ tỉ lệ thuận nhất định giữa thu nhập và lượng thịt tiêu thụ. Qua
Hình 2.3 ta thấy mức tiêu thụ thịt lợn ngày càng tăng từ năm 2009 (2071 triệu
tấn) đến năm 2014 (2255 triệu tấn).
Giá thành đầu ra phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường do thịt heo
chủ yếu được tiêu thụ nóng. Giai đoạn 2012 cho đến hết 2013 là vùng trũng của
tiêu thụ thịt heo được phản ánh vào giá hơi dưới 40.000 đồng/kg. Thời gian này
dịch heo tai xanh, tiêu chảy cấp ở heo cộng thêm báo đài liên tục đưa tin hóc-
môn cấm được tiêm cho heo tăng trọng khiến người tiêu dùng e dè, nhu cầu
giảm kéo giá xuất chuồng xuống thấp. Sang đến năm 2014 khi dịch bệnh và các
chất cấm được kiểm soát, giá cả mới tăng trở lại. Từ biểu đồ, ta thấy rằng giá
lợn hơi kể từ đầu năm 2015 đã bắt đầu ổn định ở mức 45-50.000/kg. 19 65 60 Giá thịt lợn hơi 55 50 45 40 35 30 25 20
(Nguồn: Cục chăn nuôi)
Biểu đồ 2. 2: Giá thịt lợn hơi xuất chuồng giai đoạn 2011-2015
2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đỗ Kim Chung (2015)“Sự lựa chọn của người mua rau tại chợ và siêu thị
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong Tạp chí Khoa học và phát triển”. Với mục
tiêu nghiên cứu tập trung vào đặc điểm của người mua rau tại chợ và siêu thị với
mục đích mua, sự lựa chọn của họ là gì, đề xuất giải pháp trên cơ sở kết quả của
nghiên cứu nhằm giúp thu hút người mua đến chợ và siêu thị hơn nữa. Ngoài việc
sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp còn sử dụng phương pháp điều
tra chọn mẫu tại chợ đầu mồi và siêu thị, với việc sử dụng phần mềm SPSS được
dùng để xử lý số liệu thông tin thu thập được. Đồng thời nghiên cứu còn dùng
phương pháp miêu tả và so sánh để phản ánh kết quả đạt được giữa các nhóm
người mua được chia theo địa điểm nghề nghiệp , trình độ, quy mô hộ gia đình và
mức thu nhập. Qua đó đã thấy rõ đặc điểm của người mua rau nói chung, tại chợ 20
và siêu thị nói riêng , thấy được lòng tin đối với sản phẩm rau cần được cải thiện.
Có sự hình thành khá rõ rệt giữa các nhóm người chuyên mua rau tại chợ , chuyên
mua tại siêu thị và nhóm người mua tại cả chợ và siêu thị. Phần lớn người mua
rau là nữ giới và ở lứa tuổi 30-50. Tỷ lệ người trẻ tuổi mua rau tại các siêu thị
nhiều hơn so với ở chợ 97, 6% số người được hỏi mua rau với mục đích tiêu dùng
tại hộ, số còn lại mua để bán lại, giao cho các nhà hàng và bếp ăn tập thể. Tiêu chí
lựa chọn rau được nhiều người quan tâm đó là độ tươi và màu sắc của rau. Nguồn
gốc xuất sứ là lý do cơ bản để người mua lựa chọn mua rau tại siêu thị. Trong khi
đó tiêu chí quan trọng mua rau ở chợ lại là giá sản phẩm. Sự đa dạng của sản phẩm
đều được người mua ở chợ và siêu thị quan tâm. Do tin tưởng độ an toàn của rau,
người mua rau tại siêu thị luôn sẵn lòng chi trả giá cao hơn từ 20-50% và thậm
chí trên cả 100% so với mức hiện nay.
Tuy đã đưa ra được kết quả về sự lựa chọn mua rau tại siêu thị, chợ từ đó
đưa ra được những giải pháp phù hợp với việc đáp ứng tốt nhu cầu cho người tiêu
dùng. Bên cạnh đó điều quan trọng là vẫn chưa đưa ra lý do người dân tin tưởng
mua rau sạch tại các siêu thị nhưng lại chưa đưa ra được nhận thức của người về
vấn đề an toàn thực phẩm, lý do tại sao họ lại tiêu dùng rau trong siêu thị nhiều hơn ngoài chợ.
Nguyễn Thị Kim Quyên - Đại học Cần Thơ (2010)“Tiêu dùng thủy hải sản
của hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long,Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu với
mục tiêu nhằm phân tích thực trạng và xu hướng tiêu thụ thủy sản của các hộ gia
đình tại Đồng bằng Sông Cửu Long , nơi đứng đầu về cung cấp và tiêu thụ thủy
hải sản của Việt Nam. Thông qua việc khảo sát 1200 hộ gia đình tại 10 tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long với phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, kiểm định
thống kê, phân tích hồi quy đơn biến được áp dụng để ước lượng hàm cầu thủy
sản và phân tích hồi quy đã biến được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đồng thời có ý nghĩa đến lượng thủy sản tiêu thụ/ người/năm. 21
Từ đó cho thấy quy mô của hộ nông dân thường lớn hơn hộ thành thị trong
khi thu nhập và khả năng tích lũy thấp hơn nên gặp hạn chế hơn trong chi tiêu.
Thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sinh hoạt của các hộ , trong đó thủy
hải sản và thịt heo được ưu tiên nhiều nhất. Lượng thủy hải sản tiêu dùng trung
bình 55,9 kg/người/năm , người dân ở vùng chịu ảnh hưởng lũ hàng năm tiêu dùng
nhiều hơn ở vùng ven biển , trong khi người Chăm tiêu dùng hải sản nhiều hơn các dân tộc khác.
Bên cạnh đó còn có những điểm mạnh như đã đưa ra được mức độ tiêu
dùng của hộ gia đình theo mức thu nhập, đặc điểm lựa chọn sản phẩm tiêu dùng,
đặc biệt là nhận thức của các hộ trong tiêu dùng thủy sản và đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra chất lượng thủy sản . Ngoài ra còn có
những điểm hạn chế của nghiên cứu là chưa đưa ra cách các hộ gia đình sơ chế
chế biến sản phẩm như thế nào, có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không?Với
giải pháp nhà nước cần có những chính sách bình ổn giá cả thị trường nhưng sản
phẩm thủy sản là sản phẩm khó có thể bình ổn giá nó còn phụ thuộc vào khí hậu
thời tiết của từng vùng, người dân rất khó có thể tiếp nhận thông tin về chất lượng
sản phẩm nhanh nhất vì thế nghiên cứu chưa đưa ra giải pháp và kiến nghị về tiếp
cận thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng biết một cách nhanh nhất cũng như
của bài nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu dựa trên lý thuyết chưa đưa ra
thực tế người tiêu dùng đang gặp ảnh hưởng. 22
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Bằng Lũng là trung tâm kinh tế, xã hội của huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn, có đường tỉnh lộ 254 và đường 257 chạy qua thị trấn, diện tích tự nhiên
2.496,39 ha (2015). Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Ngọc Phái;
- Phía Đông Bắc giáp xã Phương Viên;
- Phía Đông Nam giáp xã Đại Sảo;
- Phía Nam giáp xã Bằng Lãng,
- Phía Tây giáp xã Yên Thượng.
Thị trấn Bằng Lũng có tuyến tỉnh lộ 254 chạy qua địa bàn và tỉnh lộ 257
nối với thị xã Bắc Kạn là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa, thương mại.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Thị trấn Bằng Lũng là thị trấn của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, có độ
cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:
Địa hình núi đá vôi: phía Bắc thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp
bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m xen giữa các thung lũng hẹp, độ
dốc bình quân từ 250 đến 300.
Địa hình núi đất: phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất có độ cao
phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 200 đến 250. Địa hình chia cắt
mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc. 23
Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao.
3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Là trung tâm của huyện, khí hậu của thị trấn Bằng Lũng mang những đặc
trưng rõ nét của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Được hình thành từ một nền
nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp
với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau)
giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5
đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oC (Nhiệt
độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC). Các tháng có nhiệt
độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28oC -29oC), nhiệt độ trung bình
thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5oC), có năm xuống tới -2oC. Nhiệt độ cao tuyệt
đối là 39,5oC. Tổng tích nhiệt cả năm bình quân đạt 6800oC-7000oC. Mặc dù nhiệt
độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu thị trấn còn có
những đặc trưng khác như sương mù. Một năm bình quân có khoảng 87 -88 ngày
sương mù. Vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Về mùa đông
các xã vùng núi đá vôi thường xuất hiện sương muối; từ tháng 12 đến tháng 2 năm
sau bình quân xuất hiện 1 – 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 1-3 ngày. Mưa đá là hiện tượng
xảy ra không thường xuyên, trung bình 2-3 năm một lần vào các tháng 5 và 6.
Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1,115mm/năm. Các tháng có
lượng mưa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340mm/ngày; thấp nhất là vào
tháng 12 và tháng 1 năm sau 1,5mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và
chiếm tới 75-80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp nhất
vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 830mm, thấp nhất vào tháng 1 với
61mm và cao nhất là 88mm vào tháng 4. Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1586
giờ, thấp nhất là tháng 1 có 54 giờ, cao nhất la 223 giờ vào tháng 8. 24
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình đất đai của thị trấn
Đất đai tư liệu sản xuất đặc biệt (vừa là đối tượng lao động, luôn chịu sự
tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo…vừa là phương tiện lao
động được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…); là phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, việc khai thác sử dụng nguồn
tài nguyên đất đai cần phải có sự hợp lý và hiệu quả.
Đến năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 2496,39 (ha) được
chia làm 3 nhóm đất chính là nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp
và nhóm đất chưa sử dụng.
Từ bảng số liệu, nhận thấy diện tích đất có sự biến động giữa các nhóm từ
năm 2013 đến năm 2015. Tổng diện tích tự nhiên không thay đổi từ năm 2013 đến
năm 2015 với diện tích là 2496,39 (ha). Các nhóm đất cũng có biến động rõ ràng,
cơ cấu đất đai của Thị trấn có xu hướng tăng diện tích đất nông nghiệp và giảm
diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Đất nông nghiệp của Thị trấn giai đoạn 2013-2015 tăng khá đều và mạnh
qua từng năm. Năm 2013 diện tích đất nông nghiệp là 1869,12 ha chiếm 74,87%
tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp tăng bình
quân 8,33% và tăng đến 2193,40 ha, chiếm 87,86% tổng diện tích đất tự nhiên.
Nguyên nhân là do, từ năm 2013 đến năm 2015, thị trấn đã tăng diện tích của đất
sản xuất nông nghiệp từ 274,90,0 ha (2013) lên 311,35 ha (2015) ở các loại đất
trồng lúa, cây trồng hàng năm khác và cây trồng lâu năm. Diện tích đất lâm nghiệp
năm 2013 là 1577,85 (ha) đến năm 2015 (1859,48 ha) tăng 8,56% do thị trấn tăng
thêm diện tích trồng rừng sản xuất lên 219,21 ha được chuyển từ đất quốc phòng
và đất đồi núi chưa sử dụng. Đất rừng phòng hộ cũng tăng lên 62,42 ha do được
chuyển từ đất chưa sử dụng và đất núi đá chưa có rừng cây. Đất nông nghiệp của
Thị trấn được chia làm 3 loại (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi 25
trồng thủy sản) tương ứng với các hoạt động sản xuất, chăn nuôi chính của người
dân địa phương. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 1859,48 ha
(2015), chiếm tới 74,49% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nuôi trồng thuỷ sản có
diện tích nhỏ nhất là 22,57 ha, chỉ chiếm 0,9% tổng diện tích đất tự nhiên (2015).
Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 311,35 ha, chiếm 12,47% diện tích đất
tự nhiên (năm 2015). Trong giai đoạn 2013-2015, cơ cấu đất nông nghiệp đã có
sự thay nhẹ đổi để phù hợp với hoàn cảnh thời tiết và kinh tế, kỹ thuật của người dân địa phương.
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng qua từng năm, từ
năm 2013 đến năm 2014 diện tích tăng 7,64%, từ năm 2014 đến năm 2015 diện
tích tăng 5,22%, tăng nhẹ hơn so với năm trước.
+ Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm, từ năm 2013
đến năm 2014 diện tích đất tăng mạnh từ 1577,85 ha lên 1769,97 ha, tức tăng
12,18%; Từ năm 2014 đến 2015 diên tích đất tăng nhẹ hơn năm trước từ 1769,97
ha lên 1859,48 ha, tăng 5,06%.
+ Đất nuôi trồng thủy sản có sự biến động lớn nhất trong 3 loại đất và có
xu hướng tăng lên qua từng năm: từ năm 2013 đến năm 2014 diện tích đất tăng
mạnh từ 16,37 ha lên đến 19,20 ha, tức tăng 17,29%; Từ năm 2014 đến năm 2015
diện tích đất vẫn tiệp tục tăng, mức tăng cao hơn năm trước từ 19,20 ha lên 22,57
ha, tức tăng 17,55%. Điều này là do bắt đầu từ năm 2010, người dân địa phương
nhân được sự hỗ trợ từ Nhà nước về kỹ thuật và vốn đối với nuôi trồng đa canh
(nuôi gia cầm, đào ao thả cá, trồng hoa màu). Mặc dù địa phương có khí hậu thích
hợp và truyền thống nuôi cá từ lâu đời, nhưng sau khi nhận được sự hỗ trợ từ phía
Nhà nước kết hợp với kinh nghiệm bản địa sẵn có đã đem lại năng suất chăn nuôi
cao. Vì thế, đến năm 2013 người dân trong Thị trấn đã học hỏi lẫn nhau thực hiện
mô hình nuôi trồng đa canh.
Đất phi nông nghiệp có diện tích là 11,43 ha, chiếm 8,47% tổng diện tích
đất tự nhiên (năm 2015). Đất phi nông nghiệp có xu hướng giảm đều qua từng
năm trong giai đoạn 2013-2015, chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng từ 26
đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp. Từ năm 2013 đến năm 2014 diện tích
đất phi nông nghiệp giảm từ 244,18 ha xuống 228,45 ha, tức giảm 6,44%. Từ năm
2014 đến năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp tiếp tục giảm nhẹ và giảm từ
228,45 ha xuống còn 211,43 ha, tức giảm 7,45%. ). Nguyên nhân chủ yếu là do
diện tích nhà ở được chuyển đổi sang đất trồng lúa trồng lúa, đất trồng cây hàng
năm khá, đất trồng cây lâu năm. Các loại đất khác biến động không đáng kể.
Đất chưa sử dụng chỉ chiếm 3,67% (2015) tổng diện tích đất tự nhiên, phần
đất này có xu hướng giảm mạnh qua từng năm trong giai đoạn 2013-2015. Từ
năm 2013 đến năm 2014, diện tích đất giảm mạnh từ 383,09 ha xuống 182,88 ha,
tức giảm 53,26%. Từ năm 2014 đến năm 2015 diện tích đất tiếp tục giảm từ 182,88
ha xuống còn 91,56 ha, giảm 59,03%. Nguyên nhân chủ yếu là do 546,83ha diện
tích đất đồi chưa sử dụng được chuyển đổi hoàn toàn sang đất rừng sản xuất và
đất rừng phòng hộ. Các loại đất khác biến động nhẹ.
Diện tích đất đai của Thị trấn biến động qua những năm qua bởi đất đã được
Thị trấn quy hoạch chưa ổn định và cơ cấu cây trồng còn có nhiều thay đổi. Do
cơ cấu các nhóm đất thay đổi, diện tích nhóm đất nông nghiệp tăng qua các năm,
diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm qua từng năm nên các chỉ
tiêu bình quân như: diện tích đất nông nghiệp/người, diện tích đất nông nghiệp/lao
động và diện tích đất nông nghiệp/hộ đều tăng qua các năm. Năm 2013, diện tích
đất nông nghiệp/người là 2910,04 m2/người, đến năm 2015 là 3289,94 m2/ người,
bình quân tăng 6,33%. Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp/lao động là 5463,67
m2/người, đến năm 2015 là 6409,70 m2/ người, bình quân tăng 8,31%. Năm 2013,
diện tích đất nông nghiệp/hộ là 10898,7 m2/người, đến năm 2015 là 12438,8 m2/
người, bình quân tăng 7,03%. 27
Bảng 3. 1: Tình hình sử dụng đất của Thị trấn (2013-2015) 2013 2014 2015
Tốc độ phát triển (%) TT Loại đất ĐVT CC CC CC 2014/ 2015/ DT DT DT BQ (%) (%) (%) 2013 2014 A Tổng diện tích 2496,39 2496,39 2496,39 100,00 100,00 100,00 1.1
Nhóm đất nông nghiệp Ha
1869,12 74,87 2085,07
83,52 2193,40 87,86 111,55 105,20 108,33
1.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp Ha 274,90 11,01 295,90 11,85 311,35 12,47 107,64 105,22 106,42
1.1.2 Đất lâm nghiệp Ha 1577,85 63,21 1769,97
70,90 1859,48 74,49 112,18 105,06 108,56
1.1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản Ha 16,37 0,66 19,20 0,77 22,57 0,90 117,29 117,55 117,42 1.2
Nhóm đất phi nông nghiệp Ha 244,18 9,78 228,45 9,15 211,43 8,47 93,56 92,55 93,05 1.2.1 Đất ở Ha 38,50 1,54 35,03 1,40 34,51 1,38 90,99 98,52 94,68
1.2.2 Đất chuyên dụng Ha 182,47 7,31 170,63 6,84 154,28 6,18 93,51 90,42 91,95
1.2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa Ha 7,69 0,31 7,27 0,29 7,12 0,29 94,54 97,94 96,22
1.2.4 Đất sông ngòi kênh rạch, suối Ha 15,52 0,62 15,52 0,62 15,52 0,62 100,00 100,00 100,00
1.2.5 Đất sông suối và MNCD Ha
1.2.6 Đất phi nông nghiệp khác Ha 1.3
Nhóm đất chưa sử dụng Ha 383,09 15,35 182,88 7,33 91,56 3,67 47,74 50,07 48,89
1.3.1 Đất bằng chưa sử dụng Ha 20,84 0,83 22,01 0,88 23,11 0,93 105,61 105,00 105,31
1.3.2 Đất đồi chưa sử dụng Ha 188,69 7,56 0,00 0,00
1.3.3 Đất núi đá không có rừng cây Ha 173,56 6,95 160,87 6,44 68,45 2,74 92,69 42,55 62,80 B
Một số chỉ tiêu BQ 1.1 DT đất NN/ người m2/người 2910,04 3121,83 3289,94 107,28 105,38 106,33 1.2 DT đất NN/ lao động m2/lao động 5463,67 5812,85 6409,70 106,39 110,27 108,31 1.3 DT đất NN/ hộ m2/hộ 10898,7 11887,51 12483,8 109,07 105,02 107,03
(Nguồn: Phòng địa chính UBND Thị trấn Bằng Lũng) 28
3.1.2.2 Tình hình dân số, lao động của thị trấn
Theo số liệu thống kê của thị trấn Bằng Lũng cho thấy mật độ dân số 267,55
người/km2 (2014), nơi đây dân cư còn khá thưa. Trong giai đoạn 2013 -2015, dân
số của thị trấn có biến động không ổn định qua từng năm. Dân số tăng 256 người
từ năm 2013 đến năm 2014 tức là tăng là 3,99% so với năm 2013 và giảm 12
người từ năm 2014 đến năm 2015 tức là giảm 0,18% so với năm 2014.
Trong đó, số nữ có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 3202
người, đến năm 2014 là 3323 người, tăng 3,78% so với năm 2013. Số nữ tiếp tục
tăng lên 3393 người (2015), tăng 2,11% so với năm 2014. Số nam có xu hướng
không rõ ràng. Năm 2013 là 3221 người, đến năm 2014 tăng lên 3356 người, tăng
4,19% so với năm 2013. Tuy nhiên đến năm 2015 lại giảm xuống 3274 người,
giảm 2.44% so với năm 2014.
Tỷ lệ nam đều lớn hơn tỷ lệ nữ trong 2 năm 2013 (nam 50,15%, nữ 49,85%)
và 2014 (nam 50,25%, nữ 49,75%) do tỷ lệ sinh bé trai lớn hơn tỷ lệ sinh bé gái
qua các năm. Tuy nhiên, đến năm 2015, có một bộ nam giới di cư khỏi địa bàn
làm cho tỷ lệ dân số nam giảm chiếm 49,11%, tỷ lệ nữ tăng lên 50,89%.
Nguồn lao động cũng có xu hướng không rõ ràng qua các năm. Số người
trong độ tuổi lao động của thị trấn năm 2013 là 3421 lao động, chiếm 53,26% tổng
số dân, đến năm 2014 tăng 4,85% so với năm 2013. Tuy nhiên năm 2015 lại giảm
xuống còn 3422 lao động, giảm 4,6% so với năm 2014 do một bộ phận lao động
nam di cư khỏi địa bàn.
Tổng số hộ dân tăng đều qua các năm. Năm 2014 (1754 hộ) tăng 2,27% so
với năm 2013 (1715 hộ). Năm 2015 (1757 hộ) tăng nhẹ so với năm 2014 là 0,17%.
Qua việc phân tích tình hình dân số, lao động ta thấy: dân số thị trấn đang
có xu hướng tăng dần nhưng chậm, bình quân qua 3 năm tăng 3,8%. Tỷ lệ nam,
nữ không có sự chênh lệch quá lớn, tỷ lệ ổn định đó là thế mạnh để phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội, hạn chế được các tệ nạn xã hội. 29
Bảng 3. 2: Dân số và lao động thị trấn Bằng Lũng giai đoạn 2013-2015 2013 2014 2015
Tốc độ phát triển (%) Năm ĐVT CC CC CC 2014/ 2015/ SL SL SL BQ (%) (%) (%) 2013 2014 I.Tổng số dân Người 6423 100 6679 100 6667 100 103,99 99,82 101,88 Nữ Người 3202 49,85 3323 49,75 3393 50,89 103,78 102,11 102,94 Nam Người 3221 50,15 3356 50,25 3274 49,11 104,19 97,56 100,82 Lao động Người 3421 53,26 3587 53,71 3422 51,33 104,85 95,40 100,01 II.Tổng số hộ Hộ 1715 100 1754 100 1757 100 102,27 100,17 101,22
III.Một số chỉ tiêu bình quân BQ khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,75 3,81 3,79 - - - BQ LĐ/hộ LĐ/hộ 1,99 2,05 1,95 - - -
(Nguồn: Ban dân số Thị trấn Bằng Lũng)
Qua 3 năm thì tỷ lệ lao động đều chiếm trên 50% dân số, đây là nguồn lực
mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Tuy nhiên, do quá trình phát triển
cạnh tranh gay gắt nên một bộ phận bị mất việc làm, dẫn đến hiện tượng di cư của
một bộ phận nhỏ lao động làm cho tốc độ tăng bình quân của lao động qua 3 năm chỉ đạt 0,01%.
Do dân số ngày càng tăng nên số hộ cũng tăng theo. Số khẩu/hộ của thị
trấn qua 3 năm chưa đến 4 khẩu/hộ như vậy quy mô hộ tương đối vừa phải, ít
trường hợp sinh nhiều hơn 2 con, thuận lợi cho các gia đình nuôi dạy con cái. Với
quy mô hộ bình quân 3 năm là 3,78 khẩu /hộ, số lao động/hộ bình quân qua 3
năm đạt 2 lao động/hộ như vậy có thể thấy hầu hết các gia đình có đủ điều kiện
kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cả gia đình.
3.1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng a) Giao thông
Những năm đã có sự chuyển biến rõ rệt, việc triển khai các dự án đầu tư
xây dựng mới, quản lý các nguồn vốn đầu tư đã dần đi vào nề nếp và đúng quy
trình nên phát huy được hiệu quả. Tiến độ giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ 30
bản trên địa bàn luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm, một số kết quả cụ thể đạt được như sau:
Sử dụng vốn 135, chương trình mục tiêu giảm nghèo làm công trình đường
giao thông, công trình nhà văn hóa, công trình thủy lợi cho 02 thôn đặc biệt khó
khăn cả giai đoạn ( Bản Duồng 1, Bản Tàn: tổng kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ
bản về hạ tầng là 1.908.404.623, đ; hỗ trợ phát triển sản xuất là 251.635.768,đ )
Các nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa khác để xây dựng
công trình phúc lợi địa phương như công trình: Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường
BQL DA huyện tiếp nối đường 257 (tổ 2a- 11A, 11B) là 2.571.278.946, đ ( Trong
đó: vốn nhân dân đóng góp: 108.150.000, đ). Tuyến đường BQLDA tiếp nối trục
ngang nội thị ( tổ 2b) là 1.631.070.443, đ (trong đó Vốn nhân dân đóng góp:
78.450.000, đ) và tuyến đường tổ 5- mỏ nước tổ 15 là 2.366.652.836, đ (Trong
đó Vốn nhân dân đóng góp đến thời điểm 31/12/2015 là: 297.000.000, đ).
Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp làm đường
giao thông thôn, tổ như: Đường giao thông tổ 1, 2b, 3, 6a, 12, 16 và thôn Bản
Duồng 2, với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ mua xi măng là: 364.054.000 đồng,
tổng chiều dài xây dựng là trên 1.830 m. Đường giao thông tổ 7, 10, 13, 14A- 15,
thôn Nà Pài và thôn Bản Duồng 2, với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ mua xi măng
là: 296.451.000 đồng, tổng chiều dài xây dựng là trên 1.533,8 m. Đường nối tiếp
từ trường Tiểu học vào tổ 8, nhân dân tổ 8 đống góp 100% kinh phí. b) Điện
Toàn thị trấn đã có 11 trạm biến áp trong đó có 5 trạm đã xuống cấp và 6
trạm đang hoạt động tốt.
Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong
thời gian tới cần xây dựng 1 trạm biến mới.
Hệ thống chiếu sáng tại các thôn chưa có cần được xây đựng mới. 31
Về quản lý điện: ngành điện đã quản lý, trực tiếp đã bán điện cho 100% hộ
dân với thời gian cấp điện là 24h/24h trong ngày. c) Trường học
Công tác dạy và học luôn được Đảng và chính quyền quan tâm, chất lượng
dạy và học ngày càng được nâng cao
Kết quả năm học 2013 - 2015 đạt được cụ thể như sau:
+ Trường mầm non thị trấn:
- Tổng số lớp : 5 lớp trong đó 1 nhóm trẻ và 4 lớp mẫu giáo.
- Tổng số trẻ: 65 trong đó nhóm trẻ 11 cháu; mấu giáo 54 cháu.
- Kết quả đạt được: - Bé ngoan: 65/65 cháu = 100 %
- Bé chuyên cần 65/65 cháu = 100 %.
- Cháu ngoan Bác Hồ : 59/65 cháu = 90,7 %
- Sức khỏe kênh A : 92,3 %.
+ Trường Tiểu học thị trấn:
- Tổng số lớp : 16 lớp ; Tổng số học sinh 506 em
- Kết quả 2 mặt giáo dục đạt được cụ thể như sau:
Hạnh kiểm: - Đạt 506 em Học lực:
- Học sinh giỏi : 249 em = 49,3 %
- Học sinh khá : 174 em = 34,5%
- Học sinh trung bình : 82 em = 16,6 %.
- Học sinh hòa nhập: 1 em = 0,2 %
+ Trường Trung học cơ sở:
- Tổng số lớp : 11 lớp ; Tổng số học sinh 320 em
- Kết quả 2 mặt giáo dục đạt được cụ thể như sau:
Hạnh kiểm: - Tốt : 228 em = 71,9% - Khá: 76 em = 23,8 % - Trung bình: 16 em = 5 %: 32 Học lực:
- Học sinh giỏi : 15 em = 4,7 %
- Học sinh khá : 111 em = 34,7%
- Học sinh trung bình : 117 em = 55,3 %.
- Học sinh yếu: 17 em = 5,3 %.
+ Công tác Hội khuyến học:
- Tổng số 1.394 hội viên có 27 chi hội trong đó 02 chi hội trường học và 25
chi hội thôn, tổ dân phố; tổng số tiền quỹ thu được 24.555.000,đ; chi khen thưởng
giáo viên dạy giỏi, học sinh thi đỗ đại học, hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh
đặc biệt nhân dịp khai giảng năm học 2014 – 2015, khen thưởng tập thể chi hội,
hội viên xuất sắc năm 2014 là 22.160.000,đ.
- Công nhận 1268 hộ gia đình, hội viên đạt danh hiệu gia đình hiếu học, hội viên hiếu học năm 2014
d) Công tác văn hoá, xã hội
Hướng dẫn cơ sở tổ chức đăng ký các danh hiệu gia đình văn hoá năm 2015:
+ Gia đình văn hoá: 1626 hộ/ 1731 hộ= 94%
+ Khu dân cư văn hóa: 25/ 25 thôn, tổ= 100%.
+ Đơn vị văn hóa: 01/ 01 đơn vị
- Tham gia Giải Việt dã huyện Chợ Đồn lần thứ V năm 2014, đạt giải 01
giải Khuyến khích.
- Thành lập được 01 Câu lạc bộ Cầu lông thị trấn Bằng Lũng có trên 40 vận
động viên tham gia, ra mắt ngày ngày 4/03/ 2014. Tham gia thi đấu giải các Câu
lạc bộ Cầu lông tỉnh Bắc Kạn đạt giải nhì toàn đoàn và nhiều giải cá nhân.
- Tham gia Giải bóng bàn huyện Chợ Đồn lần thứ V năm 2014, đạt 01 giải
nhất đồng đội nam và 01 nhất đơn nam.
- Thành lập đội tham gia Hội thi “tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia
đình” huyện Chợ Đồn năm 2014, đội đạt giải 3 và 01 giải cá nhân. 33
- Triển khai kế hoạch tổ chức môn bóng chuyền hơi tại thị trấn Bằng Lũng,
được 03 sân, được nhiều người ủng hộ, tham gia luyện tập, rèn luyện sức khỏe.
- Phối hợp với hội LHPN thị trấn Bằng Lũng tổ chức đêm giao lưu văn nghệ
kỷ niệm 84 năm ngày thành lập hội LHPN Việt Nam (20/ 10/ 1930- 20/ 10/ 2014)
và ngày thành lập hội Nông dân Việt Nam tại Trụ sở UBND thị trấn Bằng Lũng 01 buổi;
- Triển khai kế hoạch hướng dẫn thực hiện bình xét các danh hiệu văn hóa,
thi đua khen thưởng năm 2015 đến 25 thôn, tổ dân phố, kết quả đạt được như sau:
+ Gia đình văn hoá đạt: 1386 hộ/ 1735 hộ(79,88%). Trong đó, số hộ đạt gia
đình văn hoá 3 năm liên tục là: 647 hộ
+ Tổ dân phố văn hóa đạt: 13/ 25 thôn, tổ (52%). Đề nghị cấp giấy chứng
nhận 3 năm liên tục là 03/ 25 thôn, tổ.
+ Đơn vị văn hóa: 01/ 01 đơn vị
- BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã chỉ
đạo các thôn, tổ tổ chức thành công 03 đêm văn nghệ nhân kỷ niệm 84 năm ngày
thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/ 1930- 18/11/2014), vào
tối 1/11; tối 8/11 và tối 18/11/2014. e) Y tế
Trạm y tế thường xuyên khám, chữa bệnh cho nhân dân và tổ chức các hoạt động y tế khác.
- Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và các chương trình y tế khác
đảm bảo thường xuyên; hàng năm trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra;
thực hiện công tác tiêm phòng các loại vắc xin đạt 100%.
- Tổng số lượt khám bệnh : 10.831 lần/6.302 lần đạt 171 %.
- Chương trình tiêm chủng mở rộng:
+ Trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ 147/147 cháu = 100 %. 34
+ Phụ nữ có thai: 15 – 35 tuổi : 75/75 người = 100 %.
+ Kết quả tiêm chiến dịch sởi Rubenra cho tre 1 – 14 tuổi đạt 98 %.
- Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng:
+ Trẻ dưới 5 tuổi được cân: 100 %.
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi = 14,6 %.
- Công tác dược: Chất lượng thuốc đảm bảo cung ứng đủ theo danh mục từ
90 loại trở lên, phục vụ theo nhu cầu bệnh tận của nhân dân.
- Chương trình vệ sinh môi trường: Số nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 78 %.
- Hiện nay có 25/25 y tế thôn, tổ thường xuyên duy trì giao ban và hoạt
động có hiệu quả; đến năm 2015 thị trấn được công nhận đạt chuẩn bộ tiêu chí
quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020.
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh
Tổng số hộ kinh doanh là 420 hộ năm 2015, doanh thu trên 36 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách năm 2015 đạt trên 1.948.499,367.
Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, việc đầu tư
thâm canh được tăng cường nên từng bước thu nhập trên một đơn vị diện tích đã
đạt kết quả nhất định tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 1.581,1 tấn, Lương
thực bình quân đầu người năm 2015 đạt là 560 kg/ người/ năm. a) Trồng trọt: - Cây lúa:
Vụ xuân: diện tích gieo cấy được 72,738 ha/71ha = 102% KH, năng xuất
53 tạ/ ha; sản lượng 385,511 tấn/377,7 tấn đạt 102 % KH, Cơ cấu giống chủ yếu
là giống lúa lai chiếm 73 %, giống lúa thuần chiếm 27% các loại giống như:
Khang dân, PC6, Tạp giao 1, nhị ưu 838, quy ưu số 1; Diện tích cây ngô trồng
được 94,792 ha/95 ha = 99,7%; năng xuất 47,5 tạ/ ha, sản lượng 450,9 tấn/ 429,5
đạt 105% KH; 100% diện tích trồng các loại giống có năng xuất cao như CP 999,
9698, NK 4300,NK 66, NK6326,… 35
Vụ mùa: Diện tích lúa gieo cấy được 93, 3 ha/97 ha đạt 96 % KH, chủ yếu
là giống bao thai nguyên chủng chiếm 87 %; cây ngô trồng được 72,55 ha/ 75ha đạt 96,7 % KH
- Phối hợp với Chi nhãnh vật tư nông nghiệp huyện ứng phân bón trả chậm
cho bà con nông dân được 23,68 tấn phân các loại.
- Tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng được kịp thời, cấp
kinh phí sửa chữa máy bơm nước chống hạn cho cánh đồng khu B thôn Bản Tàn. b) Lâm nghiệp:
Tập trung triển khai công tác trồng rừng năm 2015 đến các thôn, tổ ; các hộ
trồng rừng năm 2015 được 31,31 ha, cây phân tán 12 ha hiện nay đã cấp cây
giống đầy đủ, các hộ đã trồng xong, triển khai công tác trồng rừng năm 2016 đến
các thôn, tổ; Xác nhận 20 giấy phép khai thác gỗ rừng trồng với 280m3 gỗ, thu lệ
phí bến bãi được 4,340,000đ.
Chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp, đặc bệt là sâu ong
hại cây mỡ; công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
c) Công tác chăn nuôi - thú y:
Đàn gia súc, gia cầm cơ bản phát triển ổn định không có dịch bệnh lớn xẩy ra trên địa bàn.
Tổng đàn trâu 166 con/140 con đạt 118,5% KH; đàn bò 38 con/75 con đạt
50,6 %KH, đàn ngựa 53 con/50con đạt 106 % KH, đàn dê 274 con, đàn lợn 2058
con/ 2300 con đạt 89,4 % KH; đàn gia cầm 18032 con/ 19,000 con đạt 95% KH.
Tỷ lệ tiêm phòng đối với một số dịch bệnh như: Tiêm phòng đàn trâu, bò
lở mồm long móng đạt 126%, tụ huyết trùng 112%; Tiêm phòng dịch tả, tụ huyết
trùng, lép tô cho đàn lợn đạt 90 %, tiêm phòng dại chó: được 329 con 25 /25 thôn, tổ thực hiện.
Phun thuốc khử trùng tiêu độc đợt 1 có 22/25 thôn, tổ thực hiện (có 3 tổ
gồm 2a, 3, 14B) không phun, triển khai phun thuốc khử trùng đợt 3 có 24/25
thôn, tổ đã phun còn 01 tổ chưa phun ( Tổ 3). 36
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
Thị trấn có hệ thống chính trị trong những năm gần đây được củng cố kiện
toàn, từng bước vững mạnh, đời sống của nhân dân đang từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trấn thuần nông, hoạt động kinh tế chính của đại bộ
phận người lao động vẫn là chăn nuôi và trồng trọt với hình thức sản xuất mang
tính chất nhỏ lẻ, cá thể. Diện tích đất đai của thị trấn có biến động mạnh trong
những năm qua bởi đất đã được thị trấn quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất và thay đổi cơ cấu cây trồng. Qua việc phân tích tình hình dân số qua 3 năm,
lao động ta thấy: tỷ lệ lao động đều chiếm trên 50% dân số, tỷ lệ nam, nữ không
có sự chênh lệch quá lớn, tỷ lệ ổn định đó là thế mạnh để phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, hạn chế được các tệ nạn xã hội. Với quy mô hộ bình quân 3 năm là
3,78 khẩu /hộ, số lao động/hộ bình quân qua 3 năm đạt 2 lao động/hộ như vậy có
thể thấy hầu hết các gia đình có đủ điều kiện kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cả
gia đình thuận lợi cho các gia đình nuôi dạy con cái.
Tuy nhiên, do quá trình phát triển cạnh tranh gay gắt nên một bộ phận bị
mất việc làm, dẫn đến hiện tượng di cư của một bộ phận nhỏ lao động làm cho tốc
độ tăng bình quân của lao động qua 3 năm chỉ đạt 0,03%.
Thị trấn Bằng Lũng có tuyến tỉnh lộ 254 chạy qua địa bàn và tỉnh lộ 257
nối với thị xã Bắc Kạn là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu hàng
hóa, thương mại. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên lâm sản,
khoáng sản dồi dào, rất thích hợp cho đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở
hạ tầng. Nhờ đó, hiện nay, bộ mặt trung tâm thị trấn đã có những đổi thay đáng
kể. Đặc điểm tự nhiên thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, là
điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ, tuy nhiên cần đề phòng mưa lũ, hạn
hán, sương muối. Những tháng lạnh nhất của mùa đông thường xuất hiện hiện
tượng sương muối gây nhiều thiệt hại cho vật nuôi và hoa màu. 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu phải đại diện cho
vùng trên các phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hội. Thị trấn
Bằng Lũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Chợ Đồn, nơi tập trung
đông dân cư, có 8 dân tộc chung sống nên tiềm năng về thị trường tiêu thụ lớn.
Khảo sát tình hình chung trong toàn thị trấn gồm 21 tổ dân phố và 4 bản,
đề tài nghiên cứu và điều tra 95 hộ dân thuộc 5 tổ (3, 6, 8, 9, 16), nhằm thu thập
số liệu và thông tin phục vụ cho đề tài do đây là các khu có nhiều hộ dân ưa
chuộng sử dụng thịt lợn đen.
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu
3.2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Bảng 3.3: Thu thập thông tin thứ cấp Phương pháp
Thông tin cần thu thập Nguồn TT thu thập 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn Sách, báo, các ấn phẩm Chọn lọc, sao của đề tài
in ấn trên thư viện, các chép, in ấn trang Web chuyên ngành, báo điện tử có liên quan. 2
Đặc điểm tự nhiên, kinh Báo cáo của thị trấn, các Chọn lọc, xử
tế, xã hội của Thị trấn ghi chép, nghiên cứu đã lý, sao chép
Bằng Lũng, huyện Chợ có trên các trang báo, Đồn , tỉnh Bắc Kạn. trang web điện tử của huyện Chợ Đồn
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Thông tin, số liệu thứ cấp là những thông tin, số liệu có liên quan đến quá
trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. 38
Đề tài đã sử dụng các thông tin, dữ liệu có liên quan trực tiếp cũng như gián
tiếp đến nội dung báo cáo từ các nguồn như: báo cáo của Thị trấn, phòng địa chính
Thị trấn, các tài liệu liên quan trên internet,...
3.2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
a) Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Số lượng mẫu được điều tra dựa trên tổng thể mẫu được áp dụng theo
công thức của Yamane (1967) như sau: � Trong đó: � = (� + � ×
N: là tổng quan sát nghiên cứu ��)
(dung lượng của tổng thể)
n: là số quan sát của mẫu điều tra (dung lượng mẫu)
e: là mức ý nghĩ thống kê
Địa bàn Thị trấn Bằng Lũng có 1757 hộ dân (2015) đang sinh sống, với
mức ý nghĩa 10% (e=0.1) áp dụng công thức trên ta có: ���� � = ≈ ��, �
(� + ���� × �, ��)
Như vậy số mẫu điều tra là 95 hộ. Đề tài nghiên cứu chia làm 4 đối tượng
để thiết kế phiếu điều tra gồm: người tiêu dùng, hộ chăn nuôi, quầy bán lẻ, cán bộ
chính quyền được tổng hợp qua bảng 3.4.
- Phương pháp điều tra: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng
liên quan bằng bảng hỏi.
- Phỏng vấn thử một vài mẫu, tiếp tục chỉnh sửa bảng câu hỏi và hoàn chỉnh
bảng hỏi để phỏng vấn nhằm thu thập được các ý kiến khách quan, chân thực về
hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen. 39
Bảng 3.4: Phân tổ dung lượng mẫu theo đối tượng điều tra Số mẫu TT Đối tượng Nội điề dung điều tra u tra
Hiểu biết về nhu cầu và quản lý về hoạt động Cán bộ 1 2
chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn chính quyền đen trên địa bàn Hộ
Hiểu biết về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thịt chăn 2 5
lợn đen, thông tin chăn nuôi và hình thức tiêu nuôi lợn thụ lợn đen
Hiểu biết về nhu cầu tiêu dùng, hành vi tiêu
dùng sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu 3 Quầy bán lẻ 5
dùng, thông tin về hoạt động mua bán sản
phẩm thịt lợn đen của chủ quầy bán lẻ
Thực trạng tiêu dùng, hành vi tiêu dùng, ứng Người tiêu
xử của người tiêu dùng, cách nhận biết, tiêu 4 83
chí chọn sản phẩm thịt lợn đen và các yếu tố dùng
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen Tổng 95
(Nguồn: Tổng hợp từ thiết kế điều tra của tác giả)
b) Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong quá trình điều tra, tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với đại diện
cơ quan cấp thị trấn với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị trước và là câu hỏi mở.
Nhằm thu thập các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn, thực trạng
sử dụng thực phẩm tại thị trấn nhất là thực trạng về sử dụng sản phẩm thịt lợn đen,
nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này của người dân tộc thiểu số.
3.2.3 Phương pháp xử lí dữ liệu và tổng hợp
Dữ liệu sau khi thu thập cần được xử lí để đáp ứng được đầy đủ, chính
xác vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu trong quá trình thu thập, xử lí có thể xuất hiện
sai số do đó dữ liệu sẽ được hiệu đính, chỉnh lí lại, kết hợp với mã hóa dữ liệu về
dạng ngắn gọn hơn là sử dụng các số tự nhiên. 40
Đối với dữ liệu, thông tin định tính sẽ được xử lí và tổng hợp theo ở dạng
sơ đồ hóa, hộp thông tin. Đối với dữ liệu, thông tin định lượng được xử lí và
tổng hợp ở dạng bảng số liệu, đồ thị, biểu đồ…
3.2.4 Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả: Được dùng để hệ thống hóa tài liệu, phân tổ
thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để
đánh giá, phân tích các yếu tố, thực trạng và những yếu tố đến hành vi tiêu dùng
thịt lợn đen của người dân trên địa bàn.
Phương pháp so sánh: Được sử dụng để đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu khác
nhau qua đó phân tích mức độ biến động giữa các đối tượng khác nhau. Dùng so
sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng so
sánh một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau qua đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng thịt lợn đen.
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chăn nuôi lợn đen của hộ người dân tộc thiểu số - Quy mô chăn nuôi (con)
- Diện tích chăn nuôi (m2)
- Số lứa nuôi trong năm(lứa)
- Thời gian nuôi 1 lứa(tháng)
- Trọng lượng bình quân của lợn đen khi bắt đầu nuôi(kg)
- Trọng lượng bình quân của lợn đen khi xuất chuồng(kg)
- Giá bán bình quân 1 con lợn đen (1000 đồng)
- Doanh thu từ chăn nuôi lợn đen(triệu đồng)
- Chi phí chăn nuôi lợn đen(triệu đồng)
- Thu nhập từ chăn nuôi lợn đen(triệu đồng) - Số lao động (người) 41
3.2.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen
- Địa điểm mua: nơi mà người tiêu dùng mua thịt lợn đen
- Thời gian mua: thời điểm trong ngày người tiêu dùng mua thịt lợn đen
- Số lần mua trong tháng(lần)
- Nguồn cung: nơi bán thịt lợn đen
- Khối lượng thịt lợn đen bình quân mua trong 1 lần (kg/lần),
- Khối lượng thịt lợn đen bình quân theo thu nhập của hộ:
Tổng khối lượng thịt lợn đen tiêu dùng trong 1 tháng (kg) Tổng thu
nhập của hộ trong 1 tháng(triệu đồng)
- Khối lượng thịt lợn đen bình quân theo quy mô hộ:
�ổ�� �ℎố� �ượ�� �ℎị� �ợ� đ�� ��ê� �ù�� �ủ� ℎộ ����� 1 �ℎá�� (��)
�ổ�� �ố �ℎà�ℎ ��ê� ����� ℎộ (��ườ�)
- Giá thịt lợn đen bình quân theo từng loại thịt (nghìn đồng/kg)
3.2.5.3 Các chỉ tiêu về sơ chế, chế biến, bảo quản và phân phối sản phẩm thịt lợn đen
- Thời gian sơ chế (phút)
- Thời gian chế biến (phút)
- Thời gian bảo quản thịt lợn đen (giờ)
- Thời gian vận chuyển sản phẩm thịt lợn đen đến địa điểm bán(phút)
- Số lần vận chuyển trong ngày(lần/ngày), trong tháng(lần/tháng)
- Lượng phân phối trong ngày(kg/lần/ngày)
3.2.5.4 Các chỉ tiêu phản ánh hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen
- Mức độ thường xuyên trong nguồn mua và thời gian mua thịt lợn đen
- Ứng xử của người tiêu dùng trước, trong, sau khi mua thịt lợn đen
- Ứng xử của người tiêu dùng khi giá sản phẩm thịt lợn đen thay đổi
- Mức độ tin tưởng thịt lợn đã qua kiểm dịch
- Mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm thịt lợn đen an toàn
- Mức độ cập nhập thông tin về thực phẩm an toàn 42
Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng
Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
4.1.1 Thông tin về người được phỏng vấn
Bảng 4.1: Thông tin về người được phỏng vấn Diễn giải Số lượng CC(%) 1. Giới tính Nam 25 30,12 Nữ 58 69,88
2. Tuổi của người được phỏng vấn Dưới 28 tuổi 13 15,66 Từ 28-40 tuổi 26 31,33 Từ 41-55 tuổi 40 48,19 Trên 55 tuổi 4 4,82 3. Dân tộc Tày 61 73,49 Khác 22 26,51
4. Nghành nghề Nông nghiệp 2 2,41 Công chức Nhà nước 18 21,69 Buôn bán 14 16,87 Lao động tự do 22 26,51 Nội trợ 9 10,84 Khác 18 21,69 5. Theo tổ Tổ 3 17 20,48 Tổ 6 17 20,48 Tổ 8 16 19,28 Tổ 9 17 20,48 Tổ 16 16 19,28 Tổng 83 100
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Bảng 4.1 được thực hiện thông qua phỏng vấn 83 người tiêu dùng trên địa
bàn thị trấn Bằng Lũng trong đó nữ giới chiếm chủ yếu chiếm 69,88 % còn nam
giới chiếm tỷ lệ ít hơn, chỉ chiếm 30,12 %. 43
Về tuổi thì độ tuổi chủ yếu những người được phỏng vấn là từ 41 đến 55
tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,19 %, tiếp đến là người có độ tuổi từ 29 đến 40
tuổi chiếm tỷ lệ khá cao 31,33 %, người dưới 28 tuổi có tỷ lệ ít hơn hai đô tuổi
vừa nêu trên chiếm 15,66 % và ít nhất là người trên 55 tuổi chỉ chiếm 4,82 %.
Về dân tộc, chủ yếu người dân bản địa đều là người Tày chiếm đến 73,49%
số hộ điều tra, còn lại là các dân tộc khác như: Kinh, Dao, Nùng, … chỉ chiếm 26,51% số hộ điều tra.
Tổ điều tra được chia làm 5 nhóm tổ (3, 6, 8, 9, 16) với sự chênh lệch số hộ
nhỏ, gần như tương đương nhau. Ba tổ 3, 6 và 9 đều chiếm 20,48% số hộ, còn lại
là tổ 8 và 16 đều chiếm 19,28% số hộ.
Nhìn chung số liệu bảng trên phù hợp với thực tế khi mà nữ giới thường
đảm nhận công việc nhà nấu ăn đi chợ khi mà nam giới không thường đảm nhận
công việc này. Người có độ tuổi 41 đến 55 tuổi thường đã nghỉ hưu ở nhà nên họ
có thời gian hơn và họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc nội trợ và mua sắm.
Nghề nghiệp của 83 cá nhân được phỏng vấn rất đa dạng, chia ra làm 6
nghề chính là nông nghiệp, công chức nhà nước, buôn bán,lao động tự do, nội trợ và các ngành nghề khác.
Qua bảng 4.2 cho thấy trong 83 người tiêu dùng thì nghề nghiệp chủ yếu là
buôn bán chiếm 16,87 %, công chức nhà nước chiếm 21,69 %, lao động tự do
chiếm 26,51 % và các ngành nghề khác chiếm 21,69 % số người được phỏng vấn.
Cơ cấu ngành nghề theo giới tính thì các ngành nghề khác chiếm tỉ lệ cao nhất ở
giới nam 36,00%, ở giới nữ là lao động tự do chiếm 25,86%.
Nam giới chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề khác với 36% số hộ, còn
nữ giới lao động tự do là chính. Nghề nghiệp theo độ tuổi người được phỏng vấn,
những người dưới 28 tuổi chủ yếu là công chức Nhà nước chiếm đến 53,85% hộ,
từ 28 đến 40 tuổi lại chủ yếu lao động tự do (38,46%), độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi
thích hoạt động trong các ngành nghề khác (22,50%) còn những người trên 55
tuổi thì chủ yếu buôn bán và lao động tự do là chính (50,00%). Nghề nghiệp theo 44
dân tộc, người Tày chủ yếu là lao động tự do chiếm đến 29,52% hộ, còn dân tộc
khác lại buôn bán là chính chiếm đến 41,11%.
Bảng 4.2: Nghề nghiệp của người được phỏng vấn ĐVT: % Nghề nghiệp Tổng Diễn giải Nông
Công chức Buôn Lao động Nội Khác số nghiệp hộ Nhà nước bán tự do trợ Chung 2,41 21,69 16,87 26,51 10,84 21,69 83 1. Giới tính Nam 4,00 20,00 8,00 28,00 4,00 36,00 25 Nữ 1,72 22,41 20,69 25,86 13,79 15,52 58 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 7,69 53,85 0,00 15,38 0,00 23,08 13 Từ 28-40 tuổi 0,00 11,54 15,38 38,46 11,54 23,08 26 Từ 41-55 tuổi 2,50 20,00 20,00 20,00 15,00 22,50 40 Trên 55 tuổi 0,00 0,00 50,00 50,00 0,00 0,00 4 3. Dân tộc Tày 3,28 24,59 9,84 29,51 13,11 19,67 61 Khác 0,00 10,53 42,11 15,79 5,26 26,32 22 4. Theo tổ Tổ 3 5,88 23,53 5,88 41,18 5,88 17,65 17 Tổ 6 0,00 17,65 29,41 23,53 17,65 11,76 17 Tổ 8 0,00 18,75 12,50 25,00 12,50 31,25 16 Tổ 9 5,88 17,65 23,53 11,76 5,88 35,29 17 Tổ 16 0,00 31,25 12,50 31,25 12,50 12,50 16
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Nghề nghiệp theo nhóm tổ, tổ 3 có số hộ làm lao động tự do nhiều nhất với
41,18% hộ, tổ 6 do gần đường giao thông nên buôn bán là nghề chủ yếu chiếm
29,41%. Tổ 8 và tổ 9 các hộ chủ yếu lao động trong các ngành nghề khác đều
chiếm trên 30,00% hộ, còn tổ 16 người dân chủ yếu làm công chức Nhà nước và
lao động tự do đều chiếm 31,25% hộ. 45
4.1.2 Thông tin về hộ được phỏng vấn
Gia đình ít hay nhiều thành viên và thu nhập của gia đình thấp hay cao đều
ảnh hưởng đến lượng thịt lợn đen được tiêu thụ hay nói cách khác là tiêu dùng thịt lợn đen ít hay nhiều.
Dựa vào số liệu đã thu thập trong quá trình điều tra phỏng vấn có thể chia
thu nhập và quy mô hộ thành các mức sau:
- Hộ có dưới 3 người: hộ có quy mô nhỏ
- Hộ có từ 3 đến 5 người: hộ có quy mô trung bình
- Hộ có trên 5 người: hộ có quy mô lớn
Đối với thu nhập của hộ:
- Thu nhập thấp: dưới 10 triệu đồng
- Thu nhập trung bình: từ 10 – 15 triệu đồng
- Thu thập cao: trên 15 triệu đồng
Qua bảng 4.3, cho thấy quy mô hộ gia đình từ 3 đến 5 người là phổ biến
chiếm 79,52 %, hộ dưới 3 người chiếm 15,66 % và ít nhất là hộ có trên 5 người
chỉ chiếm 4,82 %. Đối với hộ dưới 3 người, nam giới thường làm nội trợ tnhiều
hơn (20%), nữ giới làm nội trợ chủ yếu trong các gia đình từ 3 đến 5 người chiếm
82,76%. Độ tuổi trên 55 tuổi làm nội trợ nhiều nhất chiếm đến 50%, các độ tuổi
khác chiếm tỷ lệ ít hơn, ít nhất là độ tuổi dưới 28 tuổi chỉ chiếm 7,69%. Người
dân tộc Tày có xu hướng làm nội trợ nhiều hơn các dân tộc khác ở quy mô hộ này
với 18,03%, các dân tộc khác chỉ chiếm 9,09%. Tổ 9 là tổ có quy mô hộ dưới 3
người lớn nhất chiếm đến 41,18%, thấp nhất là tổ 6 chỉ chiếm 11,16%. Đối với
quy mô hộ từ 3 đến 5 người, nữ giới làm nội trợ là chủ yếu với 82,76%, nam giới
làm nội trợ tương đối nhiều, chiếm đến 72%. Người nội trợ có độ tuổi dưới 28
tuổi là nhiều nhất với 92,31%, thấp nhất là độ tuổi trên 55 tuổi chỉ chiếm 25%.
Với quy mô hộ này, tổ 8 và 16 chiếm tỉ lệ lớn nhất, đều là 87,5%, thấp nhất là tổ
9 chỉ chiếm có 58,82%. Đối với hộ quy mô lớn (trên 5 người), số hộ có nam giới 46
làm nội trợ nhiều hơn nữ (8% số hộ) và ở quy mô này độ tuổi chủ yếu làm nội trợ
là trên 55 tuổi(25%). Tổ 3 và tổ 6 có một số hộ có quy mô hộ trên 5 người, chủ
yếu là tổ 3, chiếm tới 17,65%, tổ 6 tuy có nhưng ít, chỉ chiếm 5,88%. Các tổ còn
lại không xuất hiện quy mô này.
Bảng 4.3: Số nhân khẩu trung bình và thu nhập bình quân của hộ điều tra ĐVT: %
Số nhân khẩu trung bình
Thu nhập bình quân hộ/tháng Diễn giải < 3 3-5 > 5 <10 10 - <15 >=15 người người người (Trđ) (Trđ) (Trđ) Chung 15,66 79,52 4,82 43,37 31,33 25,30 1. Giới tính Nam 20,00 72,00 8,00 40,00 32,00 28,00 Nữ 13,79 82,76 3,45 44,83 31,03 24,14 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 7,69 92,31 0,00 76,92 15,38 7,69 Từ 28-40 tuổi 15,38 80,77 3,85 38,46 38,46 23,08 Từ 41-55 tuổi 15,00 80,00 5,00 37,50 30,00 32,50 Trên 55 tuổi 50,00 25,00 25,00 25,00 50,00 25,00 3. Dân tộc Tày 18,03 77,05 4,92 42,62 31,15 26,23 Khác 9,09 86,36 4,55 45,45 31,82 22,73 4. Theo tổ Tổ 3 0,00 82,35 17,65 41,18 29,41 29,41 Tổ 6 11,76 82,35 5,88 47,06 23,53 29,41 Tổ 8 12,50 87,50 0,00 43,75 25,00 31,25 Tổ 9 41,18 58,82 0,00 58,82 17,65 23,53 Tổ 16 12,50 87,50 0,00 25,00 62,50 12,50
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Về mức thu nhập thì hộ có thu nhập thấp chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,37 %,
hộ có thu nhập trung bình chiếm 31,33% số hộ, còn lại là hộ có thu nhập cao từ
15 triệu trở lên chiếm 25,30%. Những hộ có thu nhập thấp thì nữ giới làm người
nội nhiều hơn (44,83%), nam giới cũng chiếm không nhỏ với 40%. Tỷ lệ hộ có
mức thu nhập này thấp dần khi tuổi của người nội trợ tăng, độ tuổi người nội trợ
dưới 28 tuổi cao nhất với 76,92% số hộ, thấp nhất là độ tuổi trên 55 tuổi, chỉ chiếm 47
25%. Nhóm dân tộc khác có thu nhập ở mức này cao hơn người dân tộc Tày với
45,45% số hộ. Tổ 9 là tổ có số hộ thu thập bình quân dưới 10 triệu đồng/tháng
nhiều nhất với 58,82%, thấp nhất là tổ 16, chỉ có 25%. Đối với nhóm hộ có thu
nhập trung bình từ 10 đến đưới 15 triệu đồng/tháng thì người nội trợ trên 55 tuổi
là chủ yếu, chiếm 50% số hộ. Với quy mô này, tổ 16 chiếm tỷ lệ nhiều nhất với
62,5% và thấp nhất là tổ 9 với 17,65%. Nhóm thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng
thì nam giới lại đảm nhận vị trí nội trợ nhiều hơn nữ, tỷ lệ này là 28%. Trong
nhóm thu nhập này, độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi làm nội trợ nhiều nhất với 32,5%,
thấp nhất là nhóm dưới 28 tuổi chỉ chiếm 7,69%. Trong các tổ thì tổ 8 có số hộ
trong nhóm thu nhập cao nhiều nhất với 31,25%, thấp nhất là tổ 16 chiếm 12,55%.
Như vậy có thể thấy, số nhân khẩu trung bình và thu nhập bình quân
hộ/tháng theo giới tính và dân tộc tương ứng với tỷ lệ chung, còn theo nhóm tuổi
và nhóm tổ thì có sự khác biệt hơn. Nhóm tuổi trên 55 tuổi làm nội trợ tong gia
đình lại có quy mô nhỏ là nhiều nhất với 50% số hộ, quy mô trung bình thấp nhất
(25%) so với các nhóm tuổi khác và cũng cao nhất ở quy mô lớn (trên 5 người).
về thu nhập, nhóm thu nhập thấp tập trung ở nhóm dưới 28 tuổi (76,92%), các
nhóm tuổi khác tỷ lệ này đều thấp hơn tỷ lệ chung. Theo các nhóm tổ, tổ 3 không
có hộ nào dưới 3 người, tuy nhiên, quy mô lớn lại tập trung nhiều ở tổ này với
17,65%. Ngược lại tổ 9 lại có quy mô hộ nhỏ nhiều nhất (41,18%) và không có
hộ nào quy mô lớn. Do phần lớn tổ 9 có quy mô hộ nhỏ nên quy mô trung bình
thấp nhất trong các tổ, chỉ chiếm 58,82%. Về mức thu nhập, tổ 16 là tổ ít có hộ
thu nhập thấp (25%), chủ yếu các hộ tập trung ở mức thu nhập trung bình(62,5%)
cao hơn tỷ lệ chung (31,33%) rất nhiều.
Qua bảng 4.4, ta có thể thấy số tiền hộ gia đình dùng cho chi tiêu mua thực
phẩm chủ yếu là từ 3 đến 5 triệu đồng chiếm 61,45%, trên 5 triệu đồng chiếm
33,73 %, dưới 3 triệu đồng chỉ chiếm 4,82 %.
Thịt lợn đen là thực phẩm được ưa chuộng nên không nghi ngờ gì khi thịt
lại chiếm hơn 1/3 tổng số tiền dành mua thực phẩm. Cụ thể số hộ dành từ 1 đến 2 48
triệu đồng mua sản phẩm thịt lợn đen chiếm 80,72 %, còn lại số hộ dành dưới 1
triệu và trên 2 triệu đồng trở lên đều chiếm 9,64 %.
Bảng 4.4: Chi tiêu trung bình cho tiêu dùng thực phẩm và mua sản phẩm
thịt lợn đen của hộ trong 1 tháng ĐVT: % Mua thực phẩm
Mua sản phẩm thịt lợn đen Diễn giải < 3 Từ 3 – 5 >= 5 < 1 Từ 1 – 2 >= 2 (Trđ) (Trđ) (Trđ) (Trđ) (Trđ) (Trđ) Chung 4,82 61,45 33,73 9,64 80,72 9,64 1. Giới tính Nam 4,00 60,00 36,00 8,00 80,00 12,00 Nữ 5,17 62,07 32,76 10,34 81,03 8,62 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 0,00 100,00 0,00 30,77 69,23 0,00 Từ 28-40 tuổi 0,00 57,69 42,31 0,00 92,31 7,69 Từ 41-55 tuổi 7,50 52,50 40,00 5,00 80,00 15,00 Trên 55 tuổi 25,00 50,00 25,00 50,00 50,00 0,00 3. Dân tộc Tày 4,92 65,57 29,51 11,48 80,33 8,20 Khác 4,55 50,00 45,45 4,55 81,82 13,64 4. Theo tổ Tổ 3 0,00 58,82 41,18 17,65 64,71 17,65 Tổ 6 0,00 52,94 47,06 0,00 82,35 17,65 Tổ 8 0,00 75,00 25,00 6,25 87,50 6,25 Tổ 9 11,76 70,59 17,65 23,53 76,47 0,00 Tổ 16 12,50 50,00 37,50 0,00 93,75 6,25
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Nhìn chung, mức chi tiêu cho mua thực phẩm và sản phẩm thịt lợn đen của
người dân theo giới tính, tuổi, dân tộc và tổ đều tương ứng với tỷ lệ chung. Tuy
nhiên, có một điểm khác biệt như sau:
Về giới, nam giới dành nhiều chi tiêu hơn mua thực phẩm và sản phẩm thịt
lợn đen. Từ bảng 4.4, nam giới là nội trợ chi trên 5 triệu đồng/tháng cho mua thực
phẩm chiếm tới 36%, ở nữ thấp hơn với 32,76%. Chi tiêu dành cho mua sản phẩm
thịt lợn đen trên 2 triệu đồng/tháng của nội trợ nam là 12%, ở nữ chỉ có 8,62%. 49
Về độ tuổi, nhóm dưới 28 tuổi chi tiêu cho thực phẩm 100% từ 3 đến 5 triệu
đồng/tháng. Tuy nhiên, mức chi tiêu cho mua thịt lợn đen chỉ có 69,23% là chi từ
1 đến 2 triệu đồng/tháng, còn 30,77% còn lại chi tiêu ít hơn 1 triệu đồng/tháng,
nguyên nhân là do thu nhập của nhóm này còn thấp (bảng 4.3) nên một bộ phận
còn ngại tiêu dùng thịt lợn đen vì giá cao hơn thịt lợn thường. Nhóm tuổi từ 28
đến 40 tuổi và từ 41 đến 55 tuổi đều chi tiêu ở mức khá cho mua thực phẩm. Đối
với chi tiêu mua thịt lợn đen, nhóm tuổi từ 28 đến 40 tuổi chủ yếu chi từ 1 đến 2
triệu đồng/tháng (92,31%), không có hộ nào chi dưới 1 triệu đồng/tháng. Độ tuổi
trên 55 tuổi lại có xu hướng tiêu dùng khác với các nhóm còn lại, họ chi tiêu dưới
3 triệu đồng/tháng cho mua thực phẩm là cao nhất trong các nhóm tuổi cho nên
chi tiêu cho mua thịt lợn đen không có hộ nào chi trên 2 triệu đồng/tháng.
Về các nhóm tổ, tổ 16 chi tiêu dành cho mua thực phẩm khá cao, có tới
47,06% chi tiêu trên 5 triệu đồng/tháng, không có hộ nào chi tiêu dưới 3 triệu
đồng/tháng. Do đó, số tiền dành cho mua thịt lợn đen cũng không kém, không có
hộ nào chi dưới 1 triệu đồng/tháng mà hầu hết là chi nhiều hơn, 82,35% chi từ 1
đến 2 triệu đồng/tháng và 17,65% chi trên 2 triệu đồng/tháng. Như vậy đây là tổ
có mức chi tiêu cao nhất trong các tổ.
4.1.3 Thực trạng tiêu dùng 4.1.3.1
Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo 5 tổ điều tra
Qua bảng 4.5 cho thấy, có sự chênh lệch mức tiêu dùng thịt lợn đen bình
quân theo nhóm tổ . Mức tiêu dùng bình quân cao nhất là tổ 8 với 3,08
kg/người/tháng, cao hơn mức tiêu dùng bình quân chung (2,84 kg/người/tháng)
0,24kg/người/tháng. Tổ 3 xếp thứ 2 với 2,95 kg/người/tháng, cao hơn mức bình
quân chung 0,11kg/người/tháng. Tổ 6 tiêu dùng bình quân chỉ đạt 2,53
kg/người/tháng, thấp hơn mức bình quân chung 0,31 kg/người/tháng. Có thể thấy
rằng, có sự chênh lệch mức tiêu dùng bình quân giữa nhóm tổ nhưng khoảng
chênh lệch không quá lớn mới đạt 0,55kg/người/tháng. 50
Bảng 4.5: Mức tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen theo nhóm tổ Tổ Loại thịt ĐVT Chung 3 6 8 9 16 Thịt thăn % 45,78 41,18 47,06 43,75 47,06 50,00 Thịt bắp % 7,23 5,88 5,88 12,50 5,88 6,25 Thịt mông %
89,16 82,35 82,35 93,75 100,00 87,50 Thịt vai % 38,55 29,41 29,41 43,75 58,82 31,25 Rẻ sườn % 3,61 0,00 0,00 12,50 5,88 0,00 Ba chỉ % 61,45 82,35 35,29 62,50 58,82 62,50 Tổng số hộ Hộ 83 17 17 16 17 16 BQ Kg/người/tháng 2,84 2,95 2,53 3,08 2,89 2,59
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Các loại thịt được tiêu dùng khá đa dạng. Thịt mông và ba chỉ được người
dân các nhóm tổ tiêu dùng nhiều. Tiêu dùng thịt mong nhiều nhất là tổ 9 với 100%
số hộ, tiếp đến là tổ 8 với 93,75% số hộ. Ba chỉ lại được tổ 3 tiêu dùng dùng nhiều
nhất với 82,35% số hộ. Thịt vai tuy không được tiêu dùng nhiều ở cá tổ nhưng tổ
9 lại tiêu dùng loại thịt này nhiều, chiếm đến 58,82%. Các loại thịt khác như thăn,
bắp, rẻ sườn được tiêu dùng ít hơn, đặc biệt là rẻ sườn có đến 3 tổ không có hộ
nào tiêu dùng là tổ 3, 6 và 16. 4.1.3.2
Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo giới tính, dân tộc của người nội trợ
Qua bảng 4.6 thấy rằng, lượng thịt lợn đen tiêu dùng bình quân mỗi người
theo tháng là 2,84 kg/người/tháng. Trong đó, nhóm hộ có người nội trợ là dân tộc
Tày có mức tiêu dùng thịt lợn đen là 2,87 kg/người/tháng, ở nhóm hộ dân tộc khác
thì chỉ có 2.50 kg/người/tháng. Có thể thấy rằng, người dân tộc Tày tiêu dùng thịt
lợn đen nhiều hơn các dân tộc khác do đây là loài được người Tày nuôi từ lâu đời
và mang nhiều bản sắc văn hoá của họ.Nhóm hộ có người nội trợ là nam giới tiêu
dùng thịt lợn đen cũng ít chỉ đạt 2,68 kg/người/tháng, ít hơn hộ có nội trợ là
nữ(2,86 kg/người/tháng). 51
Bảng 4 6: Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo giới tính, dân tộc
của người nội trợ Dân tộc Giới Loại thịt ĐVT Chung Tày Khác Nam Nữ Thịt thăn % 45,78 40,98 54,55 44,00 46,55 Thịt bắp % 7,23 6,56 9,09 8,00 6,90 Thịt mông % 89,16 88,52 90,91 76,00 94,83 Thịt vai % 38,55 40,98 31,82 36,00 39,66 Rẻ sườn % 3,61 3,28 4,55 0,00 5,17 Ba chỉ % 61,45 70,49 36,36 56,00 63,79 Tổng số hộ Hộ 83 61 22 25 58 BQ Kg/người/tháng 2,84 2,87 2,64 2,68 2,86
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Các loại thịt được tiêu dùng đa dạng. Nhiều nhất là thịt mông và ba chỉ.
Người dân tộc khác tiêu thụ mông nhiều nhất chiếm tới 90,91% hộ do loại thịt
này mỡ ít và dễ chế biến. Người Tày họ thích ăn thịt mỡ hơn nên ba chỉ được họ
tiêu dùng nhiều hơn chiếm 70,49%. Loại thịt này gắn với món ăn dân tộc nên rất
được người Tày ưa chuộng. Thịt mông và ba chỉ cũng là 2 lựa chọn được người
nội trợ cả nam và nữ ưa thích. Tuy nhiên, nữ giới vẫn tiêu dùng nhiều hơn nam
giới về cả 2 loại thịt này. Nữ tiêu dùng thịt mông chiếm tới 94,83% số hộ, nam
chiếm khá cao với 76% số hộ. 4.1.3.3
Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo độ tuổi của người nội trợ
Qua bảng 4.7 thấy rằng, lượng thịt lợn đen tiêu dùng bình quân mỗi người
theo tháng là 2,84 kg/người/tháng. Trong đó, nhóm tuổi dưới 28 mức tiêu dùng
thịt lợn đen nhiều nhất là 2,91 kg/người/tháng, ở nhóm tuổi từ 41 đến 55 cũng đạt
2,88 kg/người/tháng. Có thể thấy rằng, hai độ tuổi này tiêu dùng thịt nhiều hơn
cả. Độ tuổi từ 28 đến 40 tuổi tiêu dùng thịt ít chỉ đạt 2,7 kg/người/tháng, còn độ
tuổi trên 55 tuổi do vấn đề sức khoẻ hạn chế ăn thịt hơn nên chỉ đạt 2,57 kg/người/tháng. 52
Bảng 4.7: Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo độ tuổi của người nội trợ Nhóm tuổi ĐVT Loại Dưới Từ Từ thịt 28 28-40 41-55 Trên 55 tuổi tuổi tuổi tuổi Thịt thăn % 46,15 57,69 37,50 50,00 Thịt bắp % 0,00 3,85 10,00 25,00 Thịt mông % 92,31 80,77 95,00 75,00 Thịt vai % 30,77 50,00 35,00 25,00 Rẻ sườn % 0,00 3,85 5,00 0,00 Ba chỉ % 76,92 65,38 55,00 50,00 Tổng số hộ Hộ 13 26 40 4 BQ Kg/người/tháng 2,91 2,67 2,88 2,57
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Các loại thịt được tiêu dùng đa dạng nhiều nhất vẫn là thịt mông và ba chỉ.
Thịt mông được nhóm tuổi từ 41 đến 55 tiêu dùng nhiều nhất với 95%, thấp nhất
là nhóm trên 55 tuổi (75%). Ba chỉ lại được nhóm dưới 28 tuổi tiêu dùng nhiều
nhất với 76,92%, thấp nhất là nhóm trên 55 tuổi với 50%. Có thể thấy rằng nhóm
trên 55 tuổi có xu hướng tiêu dùng ít hơn các nhóm tuổi còn lại. Nhóm tuổi từ 28
đến 40 tuổi và từ 41 đến 55 tuổi đều tiêu dùng đa dạng các loại thịt lợn đen
hơn 2 nhóm còn lại khi mà nhóm dưới 28 tuổi và trên 55 tuổi không có hộ nào
tiêu dùng rẻ sườn cho bữa cơm gia đình. 4.1.3.4
Mức tiêu dùng thịt lợn đen theo quy mô hộ
Qua biểu đồ 4.1 thấy rằng, lượng thịt lợn đen tiêu dùng bình quân mỗi người
theo tháng là 2,84 kg/người/tháng. Trong đó, nhóm hộ có quy mô nhỏ là 4,38
kg/người/tháng, 2,69 kg/người/tháng ở nhóm hộ có quy mô trung bình và 2.50
kg/người/tháng đối với hộ có quy mô lớn. Có thể thấy rằng, khi quy mô hộ tăng
thì mức tiêu dùng bình quân mỗi người theo tháng sẽ giảm. Nhóm hộ quy mô nhỏ
có mức tiêu dùng bình quân thịt (4,38 kg/người/tháng) cao hơn mức tiêu thụ bình
quân chung (2,84 kg/người/tháng), còn nhóm hộ có quy mô trung bình và nhóm
hộ có quy mô lớn đều có mức tiêu dùng thịt bình quân thấp hơn mức tiêu dùng trung bình. 53 5 4 g ná 3 Mức tiêu dùng bình quân h t/ theo quy mô hộ ời (Kg/người/tháng) ưgn / 2 Mức tiêu dùng bình quân g chung (Kg/người/tháng) K 1.5 1 0
Hộ có quy mô Hộ có quy mô Hộ có quy mô nhỏ trung bình lớn
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện mức tiêu dùng bình quân sản phẩm thịt lợn
đen theo quy mô hộ trong 1 tháng
Sản phẩm thịt lợn đen được chia làm nhiều loại thịt để người tiêu dùng lựa
chọn, ở đây được chia làm 6 loại thịt mà người dân hay tiêu dùng nhất gồm: thịt
thăn, thịt bắp, thịt mông, thịt vai, rẻ sườn và ba chỉ.
Qua bảng 4.8, thể hiện rõ cơ cấu tiêu dùng các loại thịt của người tiêu dùng.
Trong đó, thịt mông là lựa chọn số 1 trong cơ cấu tiêu dùng chung, chiếm đến
89,16%với 74 lựa chọn. Lựa chọn số 2 là ba chỉ, chiếm 61,45% trong cơ cấu tiêu
dùng chung với 51 lựa chọn. Các loại thịt khác như thịt thăn chiếm 45,78%, thịt
vai chiếm 38,55% còn lại chiếm tỉ lệ thấp với thịt bắp là 7,23%, rẻ sườn là 3,61%.
Có thể thấy rằng, người tiêu dùng ưa chuộng thịt mông và ba chỉ. Thịt mông ít
mỡ, dễ nấu, dễ ăn phù hợp với mọi lứa tuổi, giá bán thịt mông chỉ dao động từ
100000-130 000 đồng/kg nên đó là lựa chọn hàng đầu. Ba chỉ bao gồm cả nạc và
mỡ, giá bán vừa phải dao động từ 100 000-110 000 đồng/kg phù hợp với những
gia đình hay chế biến kho. 54
Bảng 4.8: Cơ cấu các loại thịt được tiêu dùng theo quy mô hộ Quy mô hộ Chung Hộ có Hộ có quy mô Hộ có Loại thịt quy mô nhỏ trung bình quy mô lớn Số CC Số CC Số CC Số CC
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Thịt thăn 38 45,78 6 46,15 31 46,97 1 25,00 Thịt bắp 6 7,23 2 15,38 4 6,06 0 0,00 Thịt mông 74 89,16 11 84,62 59 89,39 4 100,00 Thịt vai 32 38,55 3 23,08 29 43,94 0 0,00 Rẻ sườn 3 3,61 1 7,69 2 3,03 0 0,00 Ba chỉ 51 61,45 9 69,23 41 62,12 1 25,00 Tổng số hộ 83 13 66 4
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Cơ cấu các loại thịt theo quy mô hộ cũng không có khác biệt với cơ cấu
chung. Nhóm hộ có quy mô nhỏ tiêu dùng thịt mông nhiều nhất với 11 hộ chiếm
84,62% trong cơ cấu theo quy mô hộ. Tương tự nhóm hộ có quy mô trung bình
chiếm cao nhất với 83,39%(59 hộ) và nhóm hộ có quy mô lớn là 100%(4 hộ).
Sau thịt mông vẫn là thịt ba chỉ, nhóm hộ có quy mô nhỏ với 9 hộ chiếm
69,23% trong cơ cấu theo quy mô hộ. Nhóm hộ có quy mô trung bình chiếm tới
62,12%(41 hộ). Còn nhóm hộ có quy mô lớn không thể hiện rõ ràng khi số lựa
chọn thịt thăn và ba chỉ đều bằng nhau và bằng 1 lựa chọn(25%). 4.1.3.5
Mức tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen theo nghề nghiệp của người nội trợ
Nghề nghiệp có ảnh hưởng khá lớn đến mức tiêu dùng thịt lợn đen của
người tiêu dùng. Qua bảng 4.9 có thể thấy rằng, lượng thịt tiêu dùng bình quân
theo ngành nghề khác là cao nhất với 3,16 kg/người/tháng. Tiếp đến là nghề buôn
bán với 2,89 kg/người/tháng. Hai ngành nghề này đều có mức tiêu dùng bình quân 55
cao hơn mức tiêu dùng bình quân chung. Còn các ngành nghề còn lại đều thấp
hơn mức bình quân chung, thấp nhất là nông nghiệp với 2,53 kg/người/tháng.
Cơ cấu tiêu dùng các loại thịt theo ngành nghề cũng tương tự như cơ cấu
các loại thịt theo quy mô hộ. Thịt mông và ba chỉ vẫn là 2 loại thịt được tiêu dùng
nhiều nhất. Trong các ngành nghề thì nông nghiệp, buôn bán và nội trợ là 3 ngành
nghề có 100% hộ đều tiêu dùng thịt mông. Xếp thứ 2 là công chức nhà nước với
94,44% tổng số hộ. Thấp nhất là lao động tự do với 77,27% số hộ, tuy nhiên tỉ lệ
tiêu dùng loại thịt này này vẫn cao nhất trong ngành này. Tỉ lệ tiêu dùng thịt mông
của các ngành nghề hầu hết đều cao hơn tỉ lệ tiêu dùng chung (89,16%), chỉ có
lao động tự do (77,27%) và ngành nghề khác (88,89%) là thấp hơn tỉ lệ này.Ba
chỉ là loại thịt được ưa chuộng thứ 2, tỉ lệ số hộ tiêu dùng cao nhất là công chức
nhà nước với 72,22%. Xếp thứ 2 là nội trợ với tỉ lệ số hộ tiêu dùng là 66,67%.
Trong các loại thịt, thịt thăn có giá bán đắt hơn các loại thịt khác dao động
từ 120 000-150 000 đồng/kg, thông qua điều tra cho thấy người dân hay mua thịt
thăn với giá 150 000 đồng/kg và được các hộ lao động tự do tiêu dùng cao nhất
với 59,09%, ngược lại số hộ ngành nông nghiệp không lựa chọn loại thịt này. Thịt
bắp được các hộ buôn bán tiêu dùng nhiều nhất nhưng cũng chỉ đạt tỉ lệ thấp với
14,29%, trong khi đó các hộ nông nghiệp và công chức nhà nước đều không tiêu
dùng loại thịt này. Tuy gía bán dao động từ 100 000-110 000 đồng/kg nhưng loại
thịt này chế biến phức tạp nên tỉ lệ tiêu dùng không cao. Thịt vai có giá thành vừa
phải dao động từ 110 000-120 000 đồng/kg, dễ chế biến nên tỉ lệ tiêu dùng thịt
vai các ngành nghề đạt mức khá, cao nhất là nghề nông nghiệp và công chức nhà
nước đều chiếm 50%. Rẻ sườn ít được người dân tiêu dùng mặc dù giá bán chỉ
90000 đồng/kg vì khó chế biến và tỉ lệ thải bỏ nhiều. Trong khi tỉ lệ tiêu dùng rẻ
sườn chung chỉ đạt 3,16% thì nghề buôn bán tiêu dùng loại thịt này cao hơn mức
chung đạt 7,14%. Tuy nhiên tỉ lệ này còn rất thấp so với các loại thịt còn lại. 56
Bảng 4. 9: Khối lượng thịt bình quân và tỉ lệ các loại thịt được tiêu dùng
theo nghề nghiệp của người nội trợ Nghề nghiệp Loại thịt ĐVT Công Lao Nông chức Buôn động Nội nghiệp trợ Khác Nhà bán tự nước do Thịt thăn % 0,00 38,89 35,71 59,09 44,44 50,00 Thịt bắp % 0,00 0,00 14,29 9,09 11,11 5,56 Thịt mông % 100,00 94,44 100,00 77,27 100,00 88,89 Thịt vai % 50,00 50,00 35,71 40,91 44,44 27,78 Rẻ sườn % 0,00 0,00 7,14 4,55 11,11 0,00 Ba chỉ % 50,00 72,22 57,14 59,09 66,67 61,11 Tổng số hộ Hộ 2 18 14 22 9 13 Kg/người BQ 2,53 2,80 2,89 2,67 2,77 3,16 /tháng
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Như vậy, có thể thấy cả 6 nhóm nghề đều thích tiêu dùng thịt mông và ba
chỉ với tỉ lệ lớn. Trong đó 3 nhóm nghề là buôn bán, lao động tự do và nội trợ tiêu
dùng đầy đủ các loại thịt hơn 3 nhóm còn lại do họ có thời gian chăm sóc gia đình
nên tiêu dùng thịt đa dạng hơn. Ba nhóm còn lại là nghề nông nghiệp, công chức
nhà nước và nghề khác tiêu dùng chỉ gồm một số loại thịt. Nhóm nghề nông
nghiệp chỉ tiêu dùng 3 loại thịt là mông, vai, ba chỉ, ba loại thịt này có giá thành
vừa phải, dễ mua, chế biến nhanh nên được tiêu dùng nhiều. Các loại còn lại có
giá bán cao hơn hoặc khó chế biến nên không có hộ nào tiêu dùng. Tương tự,
nhóm hộ công chức nhà nước, nhóm nghề khác không có nhiều thời gian chăm
sóc gia đình nên họ cũng hướng tới những loại thịt dễ chế biến, chế biến nhanh
như mông, vai, ba chỉ, thăn cho bữa cơm gia đình. 57
4.1.3.6 Mức tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen theo thu nhập của hộ
Thu nhập là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến loại thịt và lượng thịt mà người
tiêu dùng sẽ lựa chọn. Bởi vì nếu thu nhập cao thì người tiêu dùng lựa chọn những
loại thịt ngon, dễ ăn với số lượng nhiều, mặc dù giá cao hơn mà họ vẫn chấp nhận
được, ngược lại người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn họ buộc phải lựa chọn
những loại thịt rẻ hơn và lượng mua cũng ít hơn để phù hợp với thu nhập của hộ.
Bảng 4. 10: Khối lượng thịt bình quân và tỉ lệ các loại thịt được tiêu dùng
theo thu nhập của hộ Thu nhập Loại thịt ĐVT Dưới 10
Từ 10- <15 Từ 15 triệu triệu triệu trở lên Thịt thăn % 50,00 50,00 33,33 Thịt bắp % 11,11 7,69 0,00 Thịt mông % 86,11 92,31 90,48 Thịt vai % 33,33 42,31 42,86 Rẻ sườn % 5,56 3,85 0,00 Ba chỉ % 63,89 61,54 57,14 Tổng số hộ Hộ 36 26 21 BQ Kg/người/tháng 2,69 2,78 3,19
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Qua bảng 4.10 cho thấy, mức tiêu dùng thịt lợn đen bình quân theo thu nhập
tăng dần khi thu nhập tăng. Mức tiêu dùng bình quân cao nhất là 3,17
kg/người/tháng với nhóm hộ có thu nhập cao, cao hơn mức tiêu dùng bình quân
chung (2,84 kg/người/tháng) 0,33kg/người/tháng. Nhóm hộ có thu nhập trung
bình đạt 2,83 kg/người/tháng, thấp hơn mức bình quân chung 0,01kg/người/tháng.
Nhóm hộ có thu nhập thấp tiêu dùng bình quân chỉ đạt 2,69 kg/người/tháng, thấp
hơn mức bình quân chung 0,15 kg/người/tháng. Có thể thấy rằng có sự chênh lệch 58
mức tiêu dùng bình quân giữa nhóm hộ có thu nhập cao và nhóm hộ thu nhập thấp
nhưng khoảng chênh lệch không quá lớn mới đạt 0,48 kg/người/tháng.
Từ bảng có thể thấy, nhóm thu nhập thấp ưa chuộng thịt mông nhất, chiếm
tới 86,11% số hộ. Ba chỉ là lựa chọn số 2 với 61,45% số hộ. Ngoài ra thịt thăn
cũng chiếm tỉ lệ tiêu dùng khá, chiếm 50% số hộ. Tương tự như nhóm thu nhập
thấp, nhóm thu nhập trung bình cũng tiêu dùng thịt mông nhiều nhất chiếm
91,67% số hộ. Tiếp đến là ba chỉ với 58,33% số hộ. Khác với nhóm thu nhập thấp,
vị trí số 3 của nhóm thu nhập trung bình là thịt vai chiếm 41,67% số hộ. Nhóm
thu nhập cao thì 90,91% số hộ tiêu dùng thịt mông, ba chỉ xếp thứ 2 với 63,64%
số hộ, thịt thăn chiếm 54,55% số hộ.
Như vậy cả 3 nhóm đều thích ăn thịt mông và ba chỉ. Tiêu dùng nhiều hơn
cả là nhóm hộ có thu nhập trung bình (91,67% số hộ) với thịt mông và nhóm hộ
thu nhập thấp (63,89% số hộ) với thịt ba chỉ. Thịt thăn được nhóm hộ có thu nhập
cao tiêu dùng nhiều nhất chiếm 54,55% số hộ. Thịt bắp có tỉ lệ tiêu dùng chung
khá thấp (6% số hộ), tuy nhiên nhóm hộ có thu nhập thấp lại tiêu dùng loại thịt
này nhiều hơn 2 nhóm còn lại, chiếm 11,11% số hộ, trong khi đó nhóm hộ có thu
nhập cao không có hộ nào tiêu dùng loại thịt này. Thịt vai với mức tiêu dùng
chung là 38,55% số hộ, được 3 nhóm tiêu dùng chưa nhiều, cao nhất là nhóm hộ
có thu nhập cao đạt 45,45% số hộ. Rẻ sườn có mức tiêu dùng chung thấp nhất
(3% số hộ), cả 3 nhóm đều tiêu dùng loại thịt này rất thấp, trong đó nhóm hộ thu
nhập cao không có hộ nào tiêu dùng, tiêu dùng nhiều nhất là nhóm hộ có thu nhập
thấp nhưng chỉ đạt 5,56% số hộ.
Có thể thấy rằng, nhóm hộ có thu nhập thấp và trung bình đều tiêu thụ đầy
đủ các loại thịt với tỉ lệ khác nhau. Còn nhóm hộ có thu nhập cao tiêu dùng kén
hơn 2 nhóm còn lại do không có hộ nào tiêu dùng thịt bắp và rẻ sườn. Tuy nhiên,
cả 3 nhóm có đặc điểm chung là đều thích tiêu dùng thịt mông và ba chỉ. 59
4.1.3.7 Lựa chọn thực phẩm thay thế sản phẩm thịt lợn đen của hộ
Hầu như không phải lúc nào người tiêu dùng cũng mua được sản phẩm
thịt lợn đen theo ý mình, thông qua điều tra cho thấy có 25 người được phỏng
vấn cho biết họ luôn mua được sản phẩm thịt lợn đen (chiếm 30,12%) còn
60,18% còn cho biết không phải lúc nào họ cũng mua được sản phẩm này.
Khi tiêu dùng một loại thực phẩm quá thường xuyên cũng dễ gây nhàm chán,
chính vì vậy họ phải chọn thực phẩm khác thay thế, 100% người được phỏng
vấn cho biết họ lựa chọn thực phẩm thay thế khi họ muốn thay đổi món ăn.
Các loại thực phẩm thay thế như thịt lợn, thịt gia cầm, cá, tôm, trứng hoặc các
thực phẩm khác cho bữa ăn gia đình thêm phần đa dạng và hấp dẫn.
Qua bảng 4.11, thấy rằng, xu hướng chung là sử dụng thịt gia cầm làm
thực phẩm thay thế chiếm tới 77,11% số hộ, tiếp đến là cá, tôm với 74,70%
số hộ lựa chọn. Thịt lợn thông thường ít được người tiêu dùng lựa chọn chỉ
chiếm 30,12% vì loại thực phẩm này thường không rõ nguồn gốc và đảm bảo VSATTP.
Lựa chọn thực phẩm thay thế theo giới tính của người nội trợ, người
nội trợ nam tiêu dùng thịt lợn thường nhiều hơn nữ giới (44%), trong khi đó
nội trợ nữ chỉ có 24,14%. Các loại thực phẩm thay thế còn lại như thịt gia
cầm, cá, tôm, đậu, trứng nữ giới đều tiêu dùng nhiều hơn nam.
Thực phẩm thay thế theo nhóm tuổi, nhóm dưới 28 tuổi 100% có tiêu
dùng thịt gia cầm làm thực phẩm thay thế, trong khi đó nhóm trên 55 tuổi lại
lựa chọn cá, tôm là chủ yếu (100%) cao nhất trong các nhóm tuổi. Các loại
thực phẩm khác được lựa chọn ít hơn. Thịt lợn thường được nhóm 28 đến 40
tuổi tiêu dùng nhiều nhất nhưng chỉ đến 34,2%, đậu được nhóm trên 55 tuổi
khá ưa thích với 75% hộ, còn trứng lại được nhóm dưới 28 tuổi tiêu dùng
nhiều, chiếm đến 69,23%. 60
Bảng 4. 11: Thực phẩm thay thế sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng ĐVT: %
Thực phẩm thay thế Diễn giải Thịt lợn Thịt gia thường Cá, tôm Đậu Trứng cầm Chung 30,12 77,11 74,70 55,42 59,04 1. Giới tính Nam 44,00 72,00 68,00 44,00 48,00 Nữ 24,14 79,31 77,59 60,34 63,79 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 30,77 100,00 53,85 61,54 69,23 Từ 28-40 tuổi 34,62 73,08 84,62 53,85 53,85 Từ 41-55 tuổi 27,50 72,50 72,50 52,50 60,00 Trên 55 tuổi 25,00 75,00 100,00 75,00 50,00 3. Dân tộc Tày 29,51 81,97 73,77 54,10 57,38 Khác 31,82 63,64 77,27 59,09 63,64 4. Theo tổ Tổ 3 41,18 94,12 82,35 64,71 64,71 Tổ 6 29,41 88,24 88,24 35,29 47,06 Tổ 8 31,25 81,25 62,50 62,50 56,25 Tổ 9 17,65 76,47 64,71 47,06 47,06 Tổ 16 31,25 43,75 75,00 68,75 81,25 5. Quy mô hộ Nhỏ 15,38 69,23 76,92 38,46 38,46 Trung bình 30,30 75,76 74,24 57,58 65,15 Lớn 75,00 100,00 75,00 50,00 25,00 6. Nghề nghiệp Nông nghiệp 0,00 100,00 100,00 0,00 0,00 Công chức Nhà nước 22,22 66,67 77,78 61,11 66,67 Buôn bán 21,43 85,71 64,29 42,86 35,71 Lao động tự do 40,91 72,73 77,27 63,64 22,73 Nội trợ 33,33 77,78 77,78 66,67 66,67 Khác 33,33 83,33 72,22 44,44 55,56 7. Thu nhập Thấp 33,33 86,11 77,78 41,67 52,78 Trung bình 30,56 69,44 69,44 69,44 66,67 Cao 18,18 72,73 81,82 54,55 54,55
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016) 61
Theo các tổ điều tra, chủ yếu thịt gia cầm và cá, tôm vẫn là 2 lựa chọn
hàng đầu. Tổ 3 tiêu dùng thịt gia cầm nhiều nhất với 94,12%, thấp nhất là tổ
16 chỉ chiếm 43,75%. Cá, tôm được tổ 6 tiêu dùng nhiều với 88,24%, đậu
được ưa thích ở tổ 16, tuy nhiên, tổ 6 lại tiêu dùng khá ít loại thực phẩm này,
chỉ chiếm 35,29%. Trứng cũng được tổ 16 tiêu dùng khá cao với 81,25%, loại
thực phẩm này không được tổ 9 và tổ 6 tiêu dùng nhiều, chỉ chiếm 47,06%.
Thịt lợn thường không được các tổ tiêu dùng nhiều, thấp nhất là tổ 9, chỉ có 17,65% hộ.
Thực phẩm thay thế theo quy mô hộ cho thấy, hộ có quy mô nhỏ lựa
chọn cá, tôm nhiều nhất chiếm đến 76,92% số hộ. Hộ có quy mô trung bình
lựa chọn thịt gia cầm nhiều nhất chiếm 75,76% số hộ. Hộ có quy mô lớn thì
100% hộ được phỏng vấn lựa chọn thịt gia cầm làm thực phẩm thay thế.
Lựa chọn thực phẩm thay thế theo nghề nghiệp chia làm 6 nhóm. Nhóm
nghề nông nghiệp lựa chọn cá tôm và thịt gia cầm làm thực phẩm thay thế
chiếm tới 100% số hộ. Lựa chọn cá, tôm nhiều nhất là nhóm nghề công chức
nhà nước( 77,78% số hộ) và lao động tự do (77,27% số hộ). Lựa chọn thịt gia
cầm nhiều nhất bao gồm nhóm nghề buôn bán (85,71% số hộ) và nhóm nghề
khác (83,33% số hộ). Nhóm nội trợ tương tự như nhóm nghề nông nghiệp
chọn thịt gia cầm và cá tôm như nhau đều chiếm 77,78% số hộ.
Lựa chọn thực phẩm thay thế theo thu nhập chia làm 3 nhóm. Nhóm
thu nhập thấp chọn thịt gia cầm nhiều nhất với 86,11% số hộ. Nhóm thu nhập
trung bình chọn 3 loại thực phẩm thay thế nhiều nhất là thịt gia cầm, cá, tôm
và đậu đều chiếm 69,44% số hộ. Nhóm thu nhập cao chọn cá tôm nhiều nhất chiếm 81,82% số hộ.
Như vậy, thịt gia cầm và cá, tôm được người tiêu dùng lựa chọn làm
thực phẩm thay thế nhiều hơn cả. Thịt gia cầm dễ ăn và đảm bảo, giá bán dao
động từ 110 000-120 000 đồng/kg (gà ta), chất lượng tốt nên dễ được người
dân tin dùng và lựa chọn làm thực phẩm thay thế. Cá, tôm được lựa chọn 62
nhiều không kém thịt gia cầm. Cá đồng sẽ được ưa chuộng hơn và giá cả phải
chăng chỉ 50 000 đồng/kg. Tôm là loại thực phẩm kén người ăn và có giá bán
khá cao dao động từ 180 000-200 000 đồng/kg nhưng có nhiều chất dinh
dưỡng nên vẫn được người nội trợ yêu thích và tiêu dùng nhiều.
4.1.4 Hành vi trước và sau khi mua sản phẩm thịt lợn đen
a) Hành vi trước khi mua sản phẩm thịt lợn đen Không cố định 38,55% Trước 9h sáng 60,24% Sau 9h sáng 1,21%
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ thể hiện thời gian mua sản phẩm thịt lợn đen trong ngày của hộ
Người tiêu dùng thường mua sản phẩm thịt lợn đen vào các thời điểm khác
nhau cũng do nhiều lý do để có sự lựa chọn đó. Có hộ tin tưởng người bán hàng
quen thân với chủ cửa hàng nên luôn cố định mua vào 9h sáng là thời điểm người
tiêu dùng cho là thịt tươi, ngon nhất. Qua biểu đồ 4.2, thấy rằng đa số người tiêu
dùng mua sản phẩm thịt lợn đen trước 9h sáng, chiếm tới 60,24% (50 hộ). Có
nhiều hộ thì không thể giới hạn thời điểm mua trong ngày do bận công việc hoặc 63
thời điểm 9h sáng đang trong giờ làm việc nên người tiêu dùng không cố định thời
gian mua thịt, số hộ mua không cố định chiếm 38,55% (38 hộ), còn lại người tiêu
dùng chọn sau 9h sáng chiếm 1,21% (1 hộ) số hộ điều tra.
Thị trấn Bằng Lũng là vùng trọng điểm của Huyện với hơn 15 tổ dân phố
dân số khá đông, thu nhập bình quân ở mức khá. Tuy vậy mô hình buôn bán sản
phẩm thịt lợn đen chưa thực sự đa dạng, hiện vẫn chưa có hệ thống siêu thị hay
cửa hàng thịt chất lượng cao, mới chỉ phổ biến ở 3 dạng là cửa hàng thịt trong
chợ, cửa hàng thịt ven đường và người nuôi lợn đen. Với 2 mức độ chính là thường
xuyên và thi thoảng khi người tiêu dùng mua tại các nguồn mua.
Qua bảng 4.12, cho thấy mức độ mua tại các cửa hàng thịt trong chợ là sự
lựa chọn ưu tiên của các hộ với mức độ thường xuyên chiếm 88,71 %(55 hộ). Các
cửa hàng thịt trong chợ có tính ổn định cao và dễ dàng tiếp cận nên được người
tiêu dùng đến mua với mức độ thường xuyên. Đối với cửa hàng thịt ven đường
thì mức thường xuyên của họ là 33,87 %(21 hộ). Các cửa hàng thịt ven đường có
tính ổn định thấp, họ không bán hàng ngày do nguồn cung có hạn, không thường
xuyên, chính vì vậy mà người tiêu dùng khó tiếp cận làm cho mức độ mua ở đây
thấp hơn so với các cửa hàng trong chợ. Thông thường người nuôi lợn đen bán
lợn cho cửa hàng buôn bán thịt và những người có nhu cầu mua thịt lợn sẽ mua tại cửa hàng.
Đối với nam, họ thích mua thịt lợn đen tại cửa hàng thịt trong chợ vì tính
thuận tiện, tỷ lệ nam giới thường xuyên mua tại chợ chiếm đến 76% và tỷ lệ thi
thoảng là 20%, cao hơn tỷ lệ của nữ giới. Nữ giới ngoài mua tại cửa hàng thịt
trong chợ còn mua tại cửa hàng thịt ven đường với tỷ lệ thường xuyên là 27,59%
và thi thoảng chiếm đến 41,38%, cao hơn tỷ lệ nam giới. Tỷ lệ mua tại người nuôi
lợn đen khá thấp, tuy nhiên nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới khi thường xuyên
mua chiếm 8,62% và thi thoảng là 12,07%. 64
Bảng 4.12: Mức độ mua sản phẩm thịt lợn đen tại các nguồn mua ĐVT: % Nguồn mua CHT trong chợ CHT ven đường
Người nuôi lợn đen Diễn giải Thường Thi Thường Thi Thường Thi xuyên thoảng xuyên thoảng xuyên thoảng Chung 88,71 11,29 41,18 58,82 38,46 61,54 1. Giới tính Nam 76,00 20,00 20,00 24,00 0,00 4,00 Nữ 62,07 3,45 27,59 41,38 8,62 12,07 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 84,62 0,00 7,69 46,15 7,69 7,69 Từ 28-40 tuổi 50,00 15,38 38,46 15,38 7,69 15,38 Từ 41-55 tuổi 67,50 7,50 25,00 42,50 5,00 5,00 Trên 55 tuổi 100,00 0,00 0,00 75,00 0,00 25,00 3. Dân tộc Tày 67,21 9,84 22,95 36,07 6,56 11,48 Khác 63,64 4,55 31,82 36,36 4,55 4,55 4. Theo tổ Tổ 3 52,94 17,65 23,53 35,29 17,65 5,88 Tổ 6 64,71 11,76 35,29 23,53 0,00 0,00 Tổ 8 62,50 6,25 25,00 37,50 6,25 25,00 Tổ 9 76,47 0,00 29,41 41,18 0,00 5,88 Tổ 16 75,00 6,25 12,50 43,75 6,25 12,50 5. Quy mô hộ Nhỏ 61,54 0,00 46,15 23,08 0,00 7,69 Trung bình 66,67 9,09 22,73 37,88 7,58 9,09 Lớn 75,00 25,00 0,00 50,00 0,00 25,00 6. Nghề nghiệp Nông nghiệp 100,00 0,00 0,00 50,00 0,00 0,00 Công chức Nhà nước 66,67 5,56 16,67 38,89 11,11 5,56 Buôn bán 57,14 7,14 35,71 28,57 0,00 21,43 Lao động tự do 77,27 0,00 22,73 45,45 4,55 9,09 Nội trợ 44,44 22,22 44,44 11,11 11,11 11,11 Khác 92,31 23,08 30,77 53,85 7,69 7,69 7. Thu nhập Thấp 55,56 8,33 38,89 22,22 5,56 8,33 Trung bình 65,38 3,85 19,23 34,62 11,54 11,54 Cao 85,71 14,29 9,52 61,90 0,00 9,52
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016) 65
Nhóm tuổi trên 55 tuổi có tỷ lệ mua tại cửa hàng thịt trong chợ cao nhất với
100% thường xuyên, độ tuổi dưới 28 tuổi đều mua thường xuyên tại đây không
có hộ nào mua với mức độ thi thoảng. Nhóm tuổi từ 28 đến 40 tuổi tỷ lệ thường
xuyên thấp nhất, chiếm 50%, thay vào đó nhóm này lại thường xuyên mua ở cửa
hàng thịt ven đường nhiều nhất, chiếm đến 38,46%. Mức độ mua thi thoảng tại
người nuôi lợn đen của nhóm trên 55 tuổi là cao nhất với 15,38%.
Tuy vậy, trong các dịp lễ, Tết người tiêu dùng thường có nhu cầu mua cả
con lợn đen tự giết mổ hoặc giết mổ chung vì vậy hình thức buôn bán này người
tiêu dùng chỉ mua ở mức độ thi thoảng là chính, chiếm tới 9,64 %.
“Hàng ngày tôi thường ra chợ mua thịt lợn đen cho bữa cơm gia đình nhưng
đến dịp lễ, Tết nhà tôi thường mua chung với họ hàng, anh em cả con lợn đen
để tự giết mổ” (Theo bà Thạch Thị Nguộc, 57 tuổi)
Hộp 4. 1: Nguồn mua thịt lợn đen
Khi đi mua thực phẩm, thói quen của người tiêu dùng là “mặc cả”. Sản
phẩm thịt lợn đen cũng vậy, người tiêu dùng có mặc cả thực phẩm này, tỉ lệ này
khá thấp chỉ chiếm 27,71% (23 hộ). Còn lại 72,29% (60 hộ) không mặc cả khi
mua vì họ biết rằng dù mặc cả mặt hàng này thì cũng không được giảm giá.
“ Tôi thường mặc cả để được giá tốt nhất nhưng chẳng bao giờ được giảm
giá” (Theo cô Chu Ánh Ngọc, 22 tuổi)
Hộp 4. 2: Thói quen mặc cả khi mua hàng hoá
Không phải lúc nào người tiêu dùng cũng mua được sản phẩm thịt lợn đen,
thông qua điều tra cho thấy có 25 hộ được phỏng vấn cho biết họ luôn mua được
sản phẩm thịt lợn đen (chiếm 30,12%) còn 60,18% (58 hộ) cho biết không phải
lúc nào họ cũng mua được sản phẩm này. Tình trạng này xảy ra là do nguồn chưa
thực sự ổn định, còn mang tính mùa vụ nên loại thực phẩm này không được bày bán thường xuyên. 66
100% hộ điều tra cho biết rằng sau khi mua sản phẩm thịt lợn đen, họ sẽ
được người bán đóng gói thịt trong túi ni-lông mang về.
b) Hành vi sau khi mua sản phẩm thịt lợn đen
Sau khi mua được sản phẩm thịt lợn đen, người tiêu dùng sẽ lựa chọn cách
sơ chế và bảo quản. Trong quá trình điều tra, tôi chia làm 6 cách sơ chế gồm: để
nguyên không làm gì, rửa với nước, rửa và chia thành từng phần nhỏ, rửa cắt ướp
và rửa cắt ướp nấu tương ứng với 4 cách bảo quản gồm: nhiệt độ phòng, ướp đá,
ngăn mát tủ lạnh và ngăn đá tủ lạnh.
Qua bảng 4.13 cho thấy, người tiêu dùng thường lựa chọn cách sơ chế là
rửa và chia thành từng phần nhỏ chiếm 74,70% (62 hộ). Xếp thứ 2 là rửa, cắt, ướp
thịt chiếm 26,51% (22 hộ). Do không thường xuyên mua được sản phẩm thịt lợn
đen nên khi mua một bộ phận người tiêu dùng thường mua với lượng từ 1-2kg
chiếm 38,55% (38 hộ) chia thành các phần nhỏ và bảo quản.
Sau khi sơ chế sẽ phải đi liền với bảo quản. Đối với cách sơ chế để nguyên
không làm gì, người tiêu dùng chủ yếu cho luôn vào ngăn đá tủ lạnh với 88,89%
số hộ, không có hộ nào bảo quản ở nhiệt độ phòng. Do họ chưa sử dụng luôn nên
đây là cách bảo quản nhanh và lâu nhất. Sơ chế bằng rửa qua với nước, hộ chủ yếu
vẫn bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, cách bảo quản này chiếm tới 86,67% số hộ.
Rửa và chia thành phần nhỏ được hộ ưa chuộng nhất vì nó rất tiện lợi cho mỗi lần
chế biến, đến 82,26% số hộ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, 17,74% số hộ bảo
quản trong ngăn mát tủ lạnh và không có hộ nào để ở nhiệt độ phòng. Rửa cắt, ướp
thịt lại chủ yếu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với 50,00% số hộ, bảo quản
ở nhiệt độ phòng là 27,27% số hộ. Do ướp thịt, hộ thường chế biến luôn, thời gian
bảo quản ngắn nên hộ bảo quản ở ngăn mát hoặc nhiệt độ phòng là tối ưu. Còn
rửa, cắt, ướp, nấu thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng với 100% số hộ.
Như vậy có thể thấy rằng hộ ưa thích sơ chế thịt bằng cách rửa và cắt thành
nhiều phần nhỏ rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh vì thời gian bảo quản được lâu,
trung bình thời gian bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh của hộ là 3,82 (ngày). Sơ chế 67
kiểu rửa, cắt, ướp đứng thứ hai và thường được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
trung bình là 1 (ngày) và ở nhiệt độ phòng thì chưa đến 1 ngày. Khi bảo quản
trong tủ lạnh 33,73% (28 hộ) sử dụng túi, hộp nhựa thường, 66,27% (55 hộ) sử
dụng túi, hộp nhựa tiêu chuẩn. Người tiêu dùng đã cẩn thận trong việc bảo quản
thực phẩm nhưng hầu như không mấy người tiêu dùng ghi ngày giờ đóng gói.
Bảng 4. 13: Cách sơ chế và bảo quản sản phẩm thịt đen của người tiêu dùng Cách bảo quản Cách sơ chế Tỉ Ngăn lệ CC Ngăn đá CC Chung mát tủ (%) tủ lạnh lạnh (%) (%) Đề nguyên 9 10,84 1 11,11 8 88,89
Rửa qua với nước 15 18,07 1 6,67 13 86,67 Rửa và chia thành từng 62 74,70 11 17,74 51 82,26 phần nhỏ Rửa cắt ướp 22 26,51 11 50,00 5 22,73
Rửa cắt ướp nấu 3 3,61 0 0,00 0 0,00
Thời gian bảo quản 1 3,82 trung bình
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Thông qua điều tra, đến 91,57%(76 hộ) người tiêu dùng không ghi ngày
giờ đóng gói hay hạn sử dụng thịt, điều này cho thấy người tiêu dùng chỉ dự trữ
lương thực, thực phẩm vì nguồn cung chưa đủ chứ chưa quan tâm nhiều đến thời
gian sử dụng của thực phẩm.
Trước khi sơ chế và nấu vấn đề vệ sinh của người tiêu dùng rất đáng lưu ý.
Người sơ chế thịt hầu hết đều là cả nam và nữ chiếm đến 53,01%(44 hộ). Đa phần
họ luôn cẩn thận trong việc vệ sinh tay khi sơ chế và nấu thức ăn, luôn rửa tay
bằng các cách khác nhau có người thì rửa bằng nước máy thông thường, có người
thì dùng nước nóng, cẩn thận hơn nữa thì nguời tiêu dùng dùng xà bông, chất khử 68
trùng để sạch vi khuẩn hơn. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng chưa
thường xuyên rửa tay trước khi sơ chế, chế biến, tỉ lệ này là 6,02%(5 hộ).
Nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho mình cách chần thịt qua nước đun
sôi chiếm 18,07%(15 hộ), đun thịt cho tới lúc sôi chỉ chiếm 9,6%(8 hộ). Người
tiêu dùng chần qua nước để loại bỏ vi khuẩn để đảm bảo ATVSTP.
Các vật dụng như dao, rổ, thớt được sử dụng chung với nhiều loại thực
phẩm và được vệ sinh bằng xà phòng qua mỗi lần sử dụng. Người tiêu dùng cũng
cẩn thận trong việc phân biệt các dụng cụ dành cho thực phẩm sống và chín. Tất
cả đều được phân loại và sử dụng riêng, không sử dụng chung các vật dụng cho
cả thực phẩm sống và chín.
Trong quá trình chế biến thịt lợn đen nhiều người có cảm nhận khác nhau
về việc chế biến. 54,21% (45 hộ) người tiêu dùng cảm thấy dễ nấu, 45,78% (38
hộ) cảm thấy là như nhau so với các loại thực phẩm khác.
Có rất nhiều cách nấu chế biến thịt lợn đen của các hộ gia đình, trong quá
trình điều tra tôi chia làm 5 cách chế biến là: hấp, xào, luộc, kho, nướng. Tương
ứng với 2 mức độ là thường xuyên và thi thoảng.
Bảng 4. 14: Các cách chế biến và mức độ chế biến của người tiêu dùng Mức độ Thời gian chế Cách Tổng Tỉ biến lệ chế số lựa Thường CC Thi CC trung biến chọn (%) xuyên (%) thoảng (%) bình (phút) Hấp 8 9,64 0 0 8 100 40 Luộc 72 86,75 39 54,17 33 45,83 28,40 Kho 65 78,31 22 33,85 43 66,15 44,32 Xào 82 98,80 78 95,12 4 4,88 15,74 Nướng 31 37,35 0 0 31 100 47,96
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016) 69
Qua bảng 4.14, có thể thấy người tiêu dùng chế biến bằng cách xào là chủ
yếu, chiếm tới 98,80% (82 hộ). Luộc là cách chế biến được yêu thích thứ 2 với
86,75% (72 hộ). hai cách chế biến đơn giản và nhanh chóng nên được người tiêu
dùng ưa chuộng. Kho là lựa chọn nhiều thứ 3 với 78,31% (65 hộ). Hấp chỉ chiếm
9,64%(8 hộ)và nướng 37,35% (31 hộ) chiếm tỉ lệ thấp do 2 cách này đòi hỏi thời
gian chế biến lâu và chế biến phức tạp hơn.
Thịt hấp và nướng thi thoảng mới được người tiêu dùng chế biến. Thời gian
chế biến trung bình khi hấp là 40 phút, khi nướng là 47,96 phút. Các món còn lại
như xào được người tiêu dùng nấu thường xuyên với 95,12% (78 hộ), thời gian
trung bình khi chế biến là 15,74 phút. Thịt luộc được người tiêu dùng nấu với mức
độ thường xuyên nhiều hơn chiếm 54,17% (39 hộ) với thời gian chế biến trung
bình là 28,40 phút. Món kho được người tiêu dùng thi thoảng nấu là chính chiếm
66,51% (43 hộ) với thời gian trung bình chế biến là 44,32 phút.
Ngoài ra, người tiêu dùng còn chế biến hầm, tuy nhiên cách chế biến này
thường phục vụ cho các dịp lễ, tết và gắn liền với món ăn dân tộc là “khâu nhục”.
Món ăn này thường xuất hiện trong đám cưới hỏi hay dịp Tết hàng năm, do loại
thịt được chọn phải là ba chỉ, cách chế biến cầu kì và khá tốn thời gian nên người
tiêu dùng hiếm khi nấu món này cho bữa cơm gia đình.
Trong quá trình đi chợ người tiêu dùng cũng mua thực phẩm đủ cho bữa ăn
hoặc mua nhiều hơn thì người tiêu dùng lại chế biến ít hơn còn lại người tiêu dùng
bảo quản trong tủ lạnh, nên sau những bữa ăn thức ăn không ăn hết trong ngày sẽ
ít đi, nếu còn thì người tiêu dùng lựa chọn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được tốt hơn.
4.1.5 Ứng xử của người tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen
4.1.5.1 Phản ứng khi có dịch bệnh trong chăn nuôi lợn
Khi dịch bệnh đến người tiêu dùng luôn có nhiều phản ứng khác nhau. Qua
bảng 4.15, có thể thấy rằng, khi xảy ra dịch bệnh trong chăn nuôi lợn không có hộ
nào tiêu dùng bình thường như mọi khi, người tiêu dùng đều cảnh giác hơn với 70
mặt hàng này. Phần lớn người tiêu dùng tiêu dùng bình thường và mua ở chỗ uy
tín, tỉ lệ này chiếm 44,58% (37 hộ). Tuy nhiên một bộ phận người tiêu dùng để
đảm bảo an toàn và VSATTP cho gia đình mình một cách tuyệt đối sẽ hoàn toàn
không mua, tỉ lệ này chiếm 21,69% (18 hộ). Một số khác tiêu dùng hàng hoá thay
thế với 19,28% (16 hộ). Còn 14,46% (12 hộ) người tiêu dùng còn lại ít ăn thịt lợn
hơn. Qua đó cho thấy trước những thông tin dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi lợn
vừa làm cho xã hội hoang mang, người chăn nuôi thô lỗ, người bán hàng khốn
đốn về hàng ế ẩm. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra về người tiêu dùng trên địa
bàn Thị trấn Bằng Lũng cho thấy trước những thông tin dịch bệnh không ảnh
hưởng lớn đến các hoạt động buôn bán và tiêu dùng thịt lợn đen trên địa bàn vì ở
đây dường như người tiêu dùng rất tin tưởng vào người bán hàng do họ chủ yếu là khách quen.
Tỷ lệ nữ ít ăn thịt lợn hơn cao hơn nam giới (18,97%), nam giới tỷ lệ này
khá thấp, chỉ có 4%. Nữ giới có xu hướng tiêu dùng hàng hoá thay thế nhiều hơn
nam với 22,41%. Cả hai đều tiêu dùng bình thường và mua ở chỗ uy tín ở mức
khá với nam là 44% và nữ là 44,83%. Theo các nhóm tuổi thì hầu hết các nhóm
đều tiêu dùng bình thường và mua ở chỗ uy tín, chiếm đến 50%, riêng nhóm dưới
28 tuổi chỉ chiếm 15,38%, nhóm này lại chủ yếu tiêu dùng hàng hoá thay thế với
46,15%. Tỷ lệ ăn ít thịt lợn hơn của người Tày cao hơn dân tộc khác với 16.39%,
trong khi đó các dân tộc khác chỉ chiếm 9,09%. Hộ tiêu dùng bình bình thường
và mua ở chỗ uy tín đến 50%, tỷ lệ này ở người Tày là 42,62%. Hai tổ 8 và 16 có
tỉ lệ ăn ít thịt lợn hơn khá thấp, tổ 9 chỉ chiếm 5,88% và tổ 16 là 6,25%. Do đó, tỷ
lệ tổ 9 tiêu dùng bình thường cao nhất với 52,94%.
Theo nghề nghiệp người nội trợ, người làm công chức Nhà nước khá cẩn
thận trong tiêu dùng, chỉ có 33,33% là tiêu dùng bình thường, tỷ lệ ít ăn thịt lợn
chiếm 16,67%, tỷ lệ hoàn toàn không mua cũng khá cao (22,22%), và số hộ lựa
chọn thực phẩm thay thế cao nhất, chiếm đến 27,78%. 71
Bảng 4. 15: Phản ứng của người tiêu dùng khi có dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi ĐVT: % Diễn giải Phản ứng Vẫn tiêu Ít ăn Hoàn Tiêu dùng bình Tiêu dùng dùng bình thịt lợn toàn thương và mua hàng hoá thường hơn không ở chỗ uy tín thay thế mua Chung 0,00 14,46 21,69 44,58 19,28 1. Giới tính Nam 0,00 4,00 40,00 44,00 12,00 Nữ 0,00 18,97 13,79 44,83 22,41 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 0,00 23,08 15,38 15,38 46,15 Từ 28-40 tuổi 0,00 7,69 26,92 50,00 15,38 Từ 41-55 tuổi 0,00 15,00 22,50 50,00 12,50 Trên 55 tuổi 0,00 25,00 0,00 50,00 25,00 3. Dân tộc Tày 0,00 16,39 21,31 42,62 19,67 Khác 0,00 9,09 22,73 50,00 18,18 4. Theo tổ Tổ 3 0,00 17,65 23,53 41,18 17,65 Tổ 6 0,00 17,65 17,65 47,06 17,65 Tổ 8 0,00 25,00 18,75 37,50 18,75 Tổ 9 0,00 5,88 17,65 52,94 23,53 Tổ 16 0,00 6,25 31,25 43,75 18,75 5. Quy mô hộ Nhỏ 0,00 7,69 7,69 76,92 7,69 Trung bình 0,00 16,67 24,24 37,88 21,21 Lớn 0,00 0,00 25,00 50,00 25,00 6. Nghề nghiệp Nông nghiệp 0,00 0,00 50,00 50,00 0,00 Công chức Nhà nước 0,00 16,67 22,22 33,33 27,78 Buôn bán 0,00 7,14 14,29 57,14 21,43 Lao động tự do 0,00 18,18 13,64 40,91 27,27 Nội trợ 0,00 22,22 22,22 55,56 0,00 Khác 0,00 11,11 33,33 44,44 11,11 7. Thu nhập Thấp 0,00 16,67 19,44 47,22 16,67 Trung bình 0,00 11,54 26,92 50,00 11,54 Cao 0,00 14,29 19,05 33,33 33,33
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016) 72
Về quy mô hộ, hộ quy mô nhỏ vẫn tiêu dùng bình thường với tỷ lệ cao
76,92%, hộ quy mô lớn không hề ăn thịt lợn ít hơn thay vào đó là tiêu dùng bình
thường (50%) và tiêu dùng hàng hoá thay thế (25%), tuy nhiên tỷ lệ hoàn toàn
không mua cũng khá cao (25%). Hộ quy mô trung bình ít ăn thịt lợn nhiều nhất
(16,67%), tỷ lệ hoàn toàn không mua cũng khá cao (24,24%), chỉ có 37,88% là
tiêu dùng bình thường và mua ở chỗ uy tín. Có thể thấy hộ quy mô trung bình khá
thận trọng khi tiêu dùng thịt lợn khi đang có dịch bệnh xảy ra.
Người làm nội trợ tiêu dùng bình thường cao nhất với 55,56%, không có
hộ nào tiêu dùng hàng hoá thay thế, tuy nhiên, tỷ lệ ăn ít và hoàn toàn không mua
khá cao với 22,22%. Người nội trợ làm nông nghiệp hoàn toàn không mua chiếm
tỷ lệ cao nhất (50%), thấp nhất là lao động tự do với 13,64%.
Theo thu nhập của hộ gia đình, hộ thu nhập trung bình tiêu dùng bình thường
cao nhất với 50%, tuy nhiên tỷ lệ hoàn toàn không mua cũng cao nhất (26,92%).
Hộ thu nhập cao tiêu dùng bình thường thấp nhất, chỉ chiếm 33,33%, hộ có xu
hướng tiêu dùng hàng hoá thay thế với 33,33%. Hộ thu nhập thấp tiêu dùng bình
thường với 47,22%, tỷ lệ hoàn toàn không mua cũng khá, chiếm 19,44%.
4.1.5.2 Ứng của người tiêu dùng khi giá bán sản phẩm thịt lợn đen thay đổi
Khi giá sản phẩm thịt lợn đen thay đổi, người tiêu dùng có nhiều ứng xử
khác nhau. Qua biểu đồ 4.3 ta thấy khi giá sản phẩm thịt lợn đen tăng lên người
tiêu dùng chủ yếu ứng xử theo hai cách là: tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng
không đổi và tiêu dùng ít hơn. Cách ứng xử chung, phần lớn người tiêu dùng vẫn
tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi, tỉ lệ này chiếm 81,93% (68 hộ),
còn lại 18,07% (15 hộ) tiêu dùng ít hơn bình thường. Ứng xử chia theo độ tuổi
của người tiêu dùng thì phần lớn hộ vẫn tiêu dùng ở mức cũ và chất lượng không
đổi, tỉ lệ cao nhất là nhóm dưới 28 tuổi với 93,33% (14 hộ). Nhóm tuổi từ 29 đến
40 tuổi có tỉ lệ này thấp nhất, chiếm 70,83% (18 hộ).
Qua biểu đồ 4.4 ta thấy khi giá sản phẩm thịt lợn đen giảm đi người tiêu
dùng chủ yếu vẫn ứng xử theo hai cách là: tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng 73
không đổi và tiêu dùng nhiều hơn. Cách ứng xử chung, phần lớn người tiêu dùng
vẫn tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi, tỉ lệ này chiếm 91,57% (76 hộ),
còn lại 8,43% (7 hộ) tiêu dùng nhiều hơn bình thường. Ứng xử chia theo độ tuổi
của người tiêu dùng thì phần lớn hộ vẫn tiêu dùng ở mức cũ và chất lượng không
đổi, tỉ lệ cao nhất là nhóm trên 55 tuổi với 100% (4 hộ). Nhóm tuổi dưới 28 tuổi
có tỉ lệ này thấp nhất, chiếm 86,67% (13 hộ).
Qua 2 biểu đồ 4.3 và 4.4, ứng xử phần lớn của người tiêu dùng khi giá thịt
lợn đen thay đổi là tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi, tỉ lệ này cao hơn
khi giá thịt lợn đen giảm (91,57%). Ứng xử theo độ tuổi của người tiêu dùng nhín
chung khi giá thịt lợn đen tăng tỉ lệ hộ thay đổi tiêu dùng nhiều hơn khi giá giảm.
Điển hình là độ tuổi trên 55 tuổi, khi giá thịt giảm, 100% hộ vẫn tiêu dùng mức
cũ nhưng khi giá thịt tăng chỉ còn 75% tiêu dùng như cũ, 25% còn lại tiêu dùng
ít thịt lợn đen hơn. Tương tự với độ tuổi tờ 29 đến 40 tuổi, khi giá thịt giảm chỉ
có 8,33% hộ thay đổi mức tiêu dùng nhưng khi giá thịt tăng tỉ lệ thay đổi đã tăng
lên 29,17% hộ. như vậy có thể thấy rằng khi giá sản phẩm thịt lợn đen tăng lên có
ảnh hưởng nhiều hơn đến người tiêu dùng so với khi giá giảm. 74 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Chung Dưới 28 Từ 29-40 Từ 41-55 Trên 55 Chung Dưới 28 Từ 29-40 Từ 41-55 Trên 55 tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi
Tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi Tiêu dùng ít hơn
Tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi Tiêu dùng nhiều hơn
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu
dùng khi giá sản phẩm thịt lợn đen tăng
dùng khi giá sản phẩm thịt lợn đen giảm 75
4.1.5.3 Phản ứng của người tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen khi thu nhập
thay đổi thay đổi
Qua biểu đồ 4.5 ta thấy khi thu nhập của hộ giảm đi người tiêu dùng chủ
yếu ứng xử theo hai cách là: tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi và tiêu
dùng ít hơn. Về ứng xử chung, phần lớn người tiêu dùng tiêu dùng ít hơn mức
bình thường, tỉ lệ này chiếm 51,81% (43 hộ), còn lại 48,19% (40 hộ) tiêu dùng ở
mức cũ và chất lượng không đổi. Ứng xử chia theo thu nhập của người tiêu dùng
thì phần lớn hộ tiêu dùng ít hơn, nhóm thu nhập thấp và trung bình đều có tỉ lệ
như nhau với 55,56% (20 hộ). Nhóm thu nhập cao có tỉ lệ thay đổi thấp hơn chỉ
chiếm 27,27% (3 hộ) còn lại 72,73% (8 hộ) vẫn tiêu dùng ở mức cũ.
Qua biểu đồ 4.6 ta thấy khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng chủ yếu vẫn
ứng xử theo hai cách là: tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi và tiêu dùng
nhiều hơn. Vể ứng xử chung, phần lớn người tiêu dùng vẫn tiêu dùng ở mức cũ
với chất lượng không đổi, tỉ lệ này chiếm 85,54% (71 hộ), còn lại 14,46% (12 hộ)
tiêu dùng nhiều hơn bình thường. Ứng xử chia theo thu nhập của người tiêu dùng
thì phần lớn hộ vẫn tiêu dùng ở mức cũ và chất lượng không đổi, tỉ lệ này có xu
hướng tăng dần theo mức thu nhập, cao nhất là nhóm thu nhập cao với 90,91%
(10 hộ), thấp nhất là nhóm thu nhập thấp với 85,54% (29 hộ).
Qua 2 biểu đồ 4.5 và 4.6, ứng xử của người tiêu dùng khi thu nhập tăng,
giảm tương đối khác nhau. Tỉ lệ tiêu dùng ở mức cũ của người tiêu dùng trong 2
trường hợp có sự chênh lệch khá lớn. Đặc biệt với 2 nhóm thu nhập thấp và thu
nhập trung bình. Khi thu nhập tăng lên, nhóm thu nhập thấp chủ yếu vẫn tiêu dùng
thịt ở mức cũ với 80,56% (29 hộ), tỉ lệ thay đổi chiếm 19,44% (7 hộ) nhưng khi
thu nhập giảm đi tỉ lệ thay đổi mức tiêu dùng lên tới 55,56% (20 hộ). Tương tự
với nhóm thu nhập trung bình, khi thu nhập tăng lên, nhóm này chủ yếu vẫn tiêu
dùng thịt ở mức cũ với 88,89% (32 hộ), tỉ lệ thay đổi chiếm 11,11% (4 hộ) nhưng
khi thu nhập giảm đi tỉ lệ thay đổi mức tiêu dùng lên tới 55,56% (20 hộ). Như khi
thu nhập giảm có tác động mạnh đến người tiêu dùng nhóm này. 76 100% 100% 90% 90% 80% 80% 70% 70% 60% 60% 50% 50% 40% 40% 30% 30% 20% 20% 10% 10% 0% 0% Dưới 10 triệu Dưới 10 triệu
Tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi Tiêu dùng ít hơn
Tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi Tiêu dùng nhiều hơn
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016)
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thể hiện ứng xử của người tiêu
dùng khi thu nhập của hộ giảm
ùng khi thu nhập của hộ giảm 77
4.1.5.4 Phản ứng khi mua phải hàng kém chất lượng
Đa số người dân chỉ mua thịt qua quan sát và kiểm tra bằng mắt thường,
đôi lúc gấp gáp cũng có thể không kiểm tra mà mua luôn dẫn đến nhiều tình huống
thịt mua về không đảm bảo chất lượng, có mùi. Lúc mua phải loại thịt như vậy
người tiêu dùng có nhiều thái độ ứng xử khác nhau như mang trả lại cửa hàng,
phản ánh lại với cửa hàng thịt nhưng không trả lại thịt hoặc không làm gì cả.
Qua bảng 4.16, nhận thấy khi mua phải thịt kém chất lượng đa số người
tiêu dùng phản ánh với cửa hàng thịt nhưng không trả thịt tỉ lệ này chiếm 69,88%
(58 hộ). Tỉ lệ mang trả lại thịt nhỏ chiếm 24,10% (20 hộ), người tiêu dùng hầu hết
là không thể không hành động nên tỉ lệ người tiêu dùng không làm gì là rất thấp chỉ chiếm 6,02% (5 hộ).
Trong tổng số hộ điều tra có đến 59 hộ đã từng mua phải thịt kém chất
lượng và 24 hộ chưa từng. Những hộ đã từng mua phải thịt kém chất lượng phần
lớn phản ánh cho cửa hàng để họ rút kinh nghiệm cho lần sau chứ không trả thịt
(71,19%), tỉ lệ mang trả thịt thấp chiếm 22,03% (13 hộ).
Khi họ đã mua phải thịt kém chất lượng 55,93% (33 hộ) vẫn tiếp tục mua
ở đó nhưng có kiểm tra thịt, còn lại 44,07% (26 hộ) chuyển cửa hàng khác cho
yên tâm hơn. Những hộ chưa từng mua phải thịt kém chất lượng cũng phản ánh
với chủ cửa hàng là chính (66,67%). Tuy nhiên tỉ lệ đem trả thịt có cao hơn những
người đã từng mua phải thịt kém chất lượng (29,17%). Những hộ này cho biết,
nếu mua phải thịt kém chất lượng thì 54,17% (13 hộ) sẽ cẩn thận hơn khi mua thịt
tại cửa hàng đo, còn 45,83% (11 hộ) sẽ chuyển luôn cửa hàng khác. 78
Bảng 4. 16: Cách xử lí của người tiêu dùng khi mua phải hàng kém chất lượng ĐVT: % Cách xử lí Diễn
Mang trả lại thịt Phản ánh với CHT Không làm gì giải Đã Chưa Đã Đã Chưa Chưa từng từng từng từng từng từng Chung 15,66 8,43 50,60 19,28 4,82 1,20 1. Giới tính Nam 16,00 12,00 48,00 20,00 4,00 0,00 Nữ 15,52 6,90 51,72 18,97 5,17 1,72 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 0,00 0,00 92,31 7,69 0,00 0,00 Từ 28-40 tuổi 26,92 7,69 42,31 23,08 0,00 0,00 Từ 41-55 tuổi 12,50 12,50 40,00 22,50 10,00 2,50 Trên 55 tuổi 25,00 0,00 75,00 0,00 0,00 0,00 3. Dân tộc Tày 14,75 8,20 54,10 16,39 4,92 1,64 Khác 18,18 9,09 40,91 27,27 4,55 0,00 4. Theo tổ Tổ 3 23,53 17,65 41,18 11,76 5,88 0,00 Tổ 6 23,53 11,76 58,82 5,88 0,00 0,00 Tổ 8 6,25 6,25 43,75 31,25 6,25 6,25 Tổ 9 11,76 5,88 58,82 23,53 0,00 0,00 Tổ 16 12,50 0,00 50,00 25,00 12,50 0,00 5. Quy mô hộ Nhỏ 23,08 0,00 46,15 30,77 0,00 0,00 Trung bình 13,64 7,58 53,03 18,18 6,06 1,52 Lớn 25,00 50,00 25,00 0,00 0,00 0,00 6. Nghề nghiệp Nông nghiệp 0,00 50,00 50,00 0,00 0,00 0,00 Công chức Nhà nước 16,67 16,67 44,44 16,67 5,56 0,00 Buôn bán 28,57 7,14 35,71 28,57 0,00 0,00 Lao động tự do 4,55 4,55 54,55 22,73 9,09 4,55 Nội trợ 22,22 11,11 33,33 22,22 11,11 0,00 Khác 16,67 0,00 72,22 11,11 0,00 0,00 7. Thu nhập Thấp 19,44 5,56 52,78 13,89 5,56 2,78 Trung bình 11,54 7,69 61,54 19,23 0,00 0,00 Cao 14,29 14,29 33,33 28,57 9,52 0,00
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016) 79
4.1.6 Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn đen an toàn
Người tiêu dùng biết đến VSATTP thông qua nhiều kênh thông tin khác
nhau như ti vi, đài truyền hình, báo chí, internet, bạn bè người thân. Thông qua
quá trình điều tra cho thấy 100%(83 hộ) người tiêu dùng đều biết đến VSATTP
thông qua ti vi, đài truyền hình, 73,49%(61 hộ) từ báo chí, 38,55%(32 hộ) từ
internet và 21,69%(18 hộ) từ người thân. Người tiêu dùng rất quan tâm đến
VSATTP, tỉ lệ này chiếm tới 57,83%. Ở mức độ quan tâm chiếm 42,17%. Như
vậy có thể thấy người nội trợ đều quan tâm đến VSATTP, họ muốn đảm bảo cho
sức khoẻ của gia đình.
Người tiêu dùng nhận biết thực phẩm an toàn thông qua nhìn, kiểm tra bên
ngoài miếng thịt thông qua màu sắc, lớp bì, phản thịt…. Khi thịt còn sống màu
sắc của thịt phải là màu hồng nhạt hay đỏ thẫm, lớp bì lợn đen khá dày và màu
mỡ trắng. Sản phẩm thịt lợn đen được người tiêu dùng đánh giá là nhiều mỡ, lớp
mỡ dày từ 1 đến 2 cm. Thịt săn chắc, không nhão, không rỉ dịch, chảy nhớt. Thịt
có độ đàn hồi tốt dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại
dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều.
“ Thịt lợn đen thì nhiều mỡ, có phần thịt thăn là ít mỡ, bì lợn dày sau khi cạo
thì có màu trắng” (Theo bà Đồng Thanh Huệ, 32 tuổi).
Hộp 4. 3: Nhận biết sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng
Thịt đã chín nước luộc thịt trong, không váng bẩn, khi rang miếng thịt nở ra,
không ra nước, có mùi thơm, dậy mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ.
Thịt lợn siêu nạc hoặc nuôi cám tăng trọng khi luộc thường nhiều váng đục,
nước có mùi hôi, khi rang ra nhiều nước, ăn không ngon mà lại không đảm bảo sức khoẻ cho gia đình.
Ngoài ra dấu hiệu của các cơ quan chức năng cho thấy thịt lợn an toàn đó
chính là có dấu kiểm dịch, tất cả hộ được điều tra đều cho biết điều này. Nhưng
có dấu kiểm dịch cũng chưa chắc chắn được. Chỉ có 10,25% (10 hộ) tin tưởng 80
hoàn toàn vào dấu kiểm dịch, đến 79,52%(66 hộ) chỉ tin phần nào và 8,43%(7 hộ)
không tin tưởng vào dấu kiểm dịch. Lí do hầu hết người tiêu dùng đưa ra là kiểm
dịch qua loa chưa kĩ càng. Điều này cũng dễ hiểu vì mỗi ngày có rất nhiều con
lợn được chờ đóng dấu kiểm dịch nên công tác kiểm dịch không thể hoàn toàn chính xác và đầy đủ.
“Tôi thấy công tác kiểm dịch còn qua loa, chỉ nhìn bằng mắt thường mà không
có các dụng cụ để kiểm dịch” (Theo bà Đồng Thị Thành, 55 tuổi).
Hộp 4. 4: Phản ánh của người tiêu dùng về công tác kiểm dịch
Ngày nay khi công nghiệp hóa,hiện đại hóa ngày càng phát triển thì chăn
nuôi là vấn đề mà xã hội hiện nay đang quan tâm. Một trong những hóa chất gây
ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cho sức khỏe con người là kháng sinh. Trong quá
trình điều tra 83 hộ thì có 27 hộ (32,53%) hộ biết về những chất tồn dư và 56 hộ
(67,47%) là không biết về chất tồn dư đó. Những hộ biết về chất tồn dư cho rằng
thịt có chất tồn dư sẽ có các dấu hiệu như mùi hôi (70,37%), thịt bị ứ nước (37,04%),
thịt bị biến đổi màu(18,52%) và tỉ lệ mỡ ít (3,70%). Như vậy hiện nay người tiêu
dùng tại địa phương quan tâm đến chất tồn dư trong thịt lợn vẫn còn thấp. Ngoài
kháng sinh còn có chất tạo nạc. Chất tạo nạc nguy hiểm đến nhiều bộ phận khác
nhau trong cơ thể người sử dụng như gan, tủy, não nhất là trẻ em và phụ nữ.
Ngoài những chất tồn dư trong sản phẩm thịt lợn đen ra thì thịt lợn đen còn
có thể bị nhiễm kí sinh trùng và vi trùng. Thịt bị như vậy gây ảnh hưởng nhiều
đến người tiêu dùng như gây đau nhức cơ, gây rối loạn thần kinh, gây rối loạn tiêu
hóa, gây suy nhược cơ thể, những bệnh về não gây nguy hiểm đến tính mạng
người tiêu dùng. Tỉ lệ hộ biết đến kí sinh trùng và vi trùng cao hơn biết đến chất
tồn dư, chiếm đến 79,51% (66 hộ). Tuy nhiên về nhận biết thì không phải ai cũng
có thể nhận biết được. Tỉ lệ người tiêu dùng nhận biết các loại bệnh do nhiễm sán
chỉ chiếm 53,01% (44 hộ), 46,99% (39 hộ) còn lại cho rằng rất khó có thể nhận biết được. 81
4.1.7 Tiêu chí chọn sản phẩm thịt lợn đen của người tiêu dùng
Có rất nhiều tiêu chí chọn thịt của người tiêu dùng. Đề tài chia tiêu chí mua
tại các nguồn mua của người tiêu dùng thành 7 tiêu chí gồm: quầy bán thịt sạch
sẽ, quầy có tủ bảo quản, uy tín cửa hàng, mối quan hệ thân quen với cửa hàng, địa
điểm thuận tiện, chất lượng thịt của cửa hàng và giá của cửa hàng.
Qua bảng 4.17, cho thấy tiêu chí chất lượng thịt của cửa hàng được đánh
giá là quan trọng nhất với 100% hộ. Tiêu chí quầy bán thịt sạch sẽ cũng có tầm
quan trọng không nhỏ, chiếm tới 100% (83 hộ). Tiêu chí uy tín của cửa hàng cũng
khá quan trọng với hộ, 83,13% (69 hộ) cho rằng tiêu chí này quan trọng. Ngoài ra
2 tiêu chí giá và địa điểm thuận tiện ít quan trọng hơn với người tiêu dùng vì khi
có thịt ngon giá không còn là vấn đề hộ quá quan trọng, địa điểm cũng vậy nguồn
cung thịt lợn đen không đảm bảo thường xuyên nên địa điểm có thuận tiện thì hộ
cũng không thể mua được thịt khi nguồn cung không có. Mối quan hệ thân quen
với cửa hàng cũng được đánh giá quan trọng nhiều hơn chiếm 61,45%(51 hộ),
người tiêu dùng thường mua ở chỗ thân quen để đảm bảo an toàn hơn là những
địa điểm lạ. Những người tiêu dùng là nữ họ quan trọng đến mối quan hệ thân
quen và địa điểm của hàng nhiều hơn nam giới, còn nam giới lại cho rằng uy tín
và tủ bào quản và giá cả quan trọng hơn.
Như vậy, hộ vẫn quan tâm nhất đến chất lượng thịt của cửa hàng, khi mà
vấn đề an toàn thực phẩm đang có nhiều nhức nhối thì đây là tiêu chí quan trọng
nhất. Các tiêu chí khác cũng quan trọng như quầy bán cần vệ sinh sạch sẽ như vậy
thịt mới được đảm bảo và người tiêu dùng cũng an tâm hơn phần nào. Quan trọng
không kém là uy tín của cửa hàng, người bán hàng cần có uy tín trong kinh doanh
buôn bán như vậy không chỉ giữ được khách hàng mà sẽ còn nhiều khách hàng
khác đến mua tại cửa hàng. 82
Bảng 4. 17: Tiêu chí chọn thịt theo nguồn mua ĐVT: %
Tiêu chí tại các nguồn mua Địa Diễn Chất giải Có tủ Mối điểm Sạch Giá sẽ bảo Uy tín lượng thuận cả quản quan hệ thịt tiện Chung 100,00 36,14 83,13 61,45 38,55 100,00 40,96 1. Giới tính Nam 100,00 48,00 92,00 52,00 36,00 100,00 44,00 Nữ 100,00 31,03 79,31 65,52 39,66 100,00 39,66 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 100,00 30,77 92,31 46,15 15,38 100,00 23,08 Từ 28-40 tuổi 100,00 46,15 73,08 57,69 30,77 100,00 53,85 Từ 41-55 tuổi 100,00 30,00 85,00 65,00 47,50 100,00 37,50 Trên 55 tuổi 100,00 50,00 100,00 100,00 75,00 100,00 50,00 3. Dân tộc Tày 100,00 36,07 81,97 59,02 37,70 100,00 36,07 Khác 100,00 36,36 86,36 68,18 40,91 100,00 54,55 4. Theo tổ Tổ 3 100,00 58,82 94,12 64,71 41,18 100,00 23,53 Tổ 6 100,00 35,29 70,59 47,06 29,41 100,00 47,06 Tổ 8 100,00 37,50 81,25 68,75 37,50 100,00 31,25 Tổ 9 100,00 29,41 88,24 58,82 35,29 100,00 41,18 Tổ 16 100,00 18,75 81,25 68,75 50,00 100,00 62,50 5. Quy mô hộ Nhỏ 100,00 30,77 76,92 61,54 53,85 100,00 53,85 Trung bình 100,00 37,88 83,33 59,09 34,85 100,00 36,36 Lớn 100,00 25,00 100,00 100,00 50,00 100,00 75,00 6. Nghề nghiệp Nông nghiệp 100,00 50,00 50,00 0,00 0,00 100,00 0,00 Công chức Nhà nước 100,00 33,33 88,89 66,67 50,00 100,00 44,44 Buôn bán 100,00 35,71 64,29 64,29 42,86 100,00 64,29 Lao động tự do 100,00 27,27 95,45 59,09 36,36 100,00 22,73 Nội trợ 100,00 44,44 77,78 55,56 22,22 100,00 44,44 Khác 100,00 44,44 83,33 66,67 38,89 100,00 44,44 7. Thu nhập Thấp 100,00 36,11 83,33 52,78 38,89 100,00 33,33 Trung bình 100,00 30,77 76,92 69,23 46,15 100,00 57,69 Cao 100,00 42,86 90,48 66,67 28,57 100,00 33,33
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016) 83
Trên đây là tiêu chí chọn nguồn mua, quan trọng không kém là các tiêu chí
khi chọn thịt. Trong bài tôi chia làm 8 tiêu chí chọn thịt là: màu sắc thịt, màu sắc
mỡ, độ đàn hồi, độ dính ướt, độ cứng mềm, tỉ lệ nạc, mỡ và mùi theo 3 mức độ là
quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng.
Qua bảng 4.18, thấy rằng, người tiêu dùng quan tâm đến màu sắc thịt và
mùi nhiều nhất vì 100% hộ đánh giá 2 tiêu chí này quan trọng. Tiêu chí màu sắc
mỡ cũng được đánh giá quan trọng nhiều, chiếm tới 72,29%(60 hộ). Các tiêu chí
còn lại chưa được người tiêu dùng quan tâm và đánh giá cần thiết, quan trọng cần
phải để khi mua thịt. Họ đánh giá là ít quan trọng nhiều hơn, như tiêu chí độ ướt
chiếm tới 63,86%(53 hộ). Về tiêu chí màu sắc mỡ, người nội trợ là nam quan tâm
nhiều hơn đến màu sắc mỡ hơn người nữ, chiếm đến 80,00% hộ, trong đó nữ
chiếm 68,97%. Đó cũng là lí do nam giới quan tâm hơn đến tỷ lệ nạc, mỡ hơn giới
nữ. Độ tuổi trên 55 tuổi đều quan tâm đến màu sắc mỡ (100%), từ bảng số liệu,
mức độ quan tâm tăng dần theo độ tuổi của người nội trợ, tuổi càng cao lại càng
quan tâm đễn màu sắc mỡ hơn. Theo các tổ điều tra thì tổ 3, quan tâm đến màu
sắc mỡ cao nhất trong các tổ (82,35%), tiêu chí độ đàn hồi được cả tổ 3 và 6 quan
tâm nhiều chiếm 41,18%. Về quy mô hộ thì quy mô càng lớn thì mức độ quan tâm
đến màu sắc mỡ càng cao, cao nhất là hộ quy mô lớn với 100%, do hộ này có
người cao tuôi nên đây quan tâm nhiều đến màu sắc mỡ là điều dễ hiểu. Người
nội trợ làm nông nghiệp quan tâm đến màu sắc mỡ nhiều nhất với tỷ lệ 100%, các
nghề khác có quan tâm nhưng ở mức vừa phải. thu nhập càng cao thì lại quan tâm
đến màu sắc mỡ nhiều, cao nhất là hộ có thu nhập cao 85,71%.
Như vậy, 3 tiêu chí mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi đi chọn thịt lợn
đen đó là màu sắc thịt, mùi và màu sắc mỡ. Màu sắc thịt và mùi là 2 tiêu chí
thường xuyên được quan tâm, còn tiêu chí màu sắc mỡ mức độ quan tâm có xu
hướng tăng khi độ tuổi, quy mô hộ và thu nhập tăng dần. 84
Bảng 4. 18: Tiêu chí chọn thịt lợn đen của người tiêu dùng theo màu sắc, đặc điểm sản phẩm ĐVT: % Màu Màu Độ Độ Tỷ Độ Độ lệ Diễn giải sắc sắc đàn cứng, nạc, Mùi thịt ướt dính mỡ hồi mềm mỡ Chung 100,00 72,29 34,94 14,46 22,89 30,12 30,12 100,00 1. Giới tính Nam 100,00 80,00 48,00 12,00 24,00 28,00 40,00 100,00 Nữ 100,00 68,97 29,31 15,52 22,41 31,03 25,86 100,00 2. Tuổi Dưới 28 tuổi 100,00 69,23 15,38 7,69 7,69 15,38 38,46 100,00 Từ 28-40 tuổi 100,00 65,38 23,08 11,54 19,23 26,92 19,23 100,00 Từ 41-55 tuổi 100,00 75,00 50,00 20,00 30,00 37,50 35,00 100,00 Trên 55 tuổi 100,00 100,00 25,00 0,00 25,00 25,00 25,00 100,00 3. Dân tộc Tày 100,00 72,13 32,79 13,11 22,95 27,87 31,15 100,00 Khác 100,00 72,73 40,91 18,18 22,73 36,36 27,27 100,00 4. Theo tổ Tổ 3 100,00 82,35 41,18 23,53 17,65 17,65 11,76 100,00 Tổ 6 100,00 58,82 41,18 11,76 29,41 41,18 35,29 100,00 Tổ 8 100,00 68,75 18,75 12,50 6,25 18,75 37,50 100,00 Tổ 9 100,00 76,47 29,41 11,76 17,65 29,41 23,53 100,00 Tổ 16 100,00 75,00 43,75 12,50 43,75 43,75 43,75 100,00 5. Quy mô hộ Nhỏ 100,00 69,23 46,15 15,38 30,77 46,15 30,77 100,00 Trung bình 100,00 71,21 31,82 12,12 19,70 27,27 30,30 100,00 Lớn 100,00 100,00 50,00 50,00 50,00 25,00 25,00 100,00 6. Nghề nghiệp Nông nghiệp 100,00 100,00 50,00 0,00 0,00 0,00 0,00 100,00
Công chức Nhà nước 100,00 72,22 27,78 11,11 16,67 33,33 27,78 100,00 Buôn bán 100,00 64,29 42,86 21,43 28,57 35,71 28,57 100,00 Lao động tự do 100,00 63,64 27,27 9,09 18,18 22,73 36,36 100,00 Nội trợ 100,00 66,67 22,22 22,22 22,22 22,22 22,22 100,00 Khác 100,00 88,89 50,00 16,67 33,33 38,89 33,33 100,00 7. Thu nhập Thấp 100,00 66,67 36,11 8,33 19,44 36,11 25,00 100,00 Trung bình 100,00 69,23 26,92 7,69 23,08 34,62 30,77 100,00 Cao 100,00 85,71 42,86 33,33 28,57 14,29 38,10 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2016) 85
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen trên
địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
4.2.1 Các yếu tố phản ánh về chăn nuôi lợn đen của người dân tộc thiểu số
trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyên Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Để biết được tình hình chăn nuôi lợn đen cung cấp nguồn cung sản phẩm
thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng thời gian qua, tôi tiến hành điều tra 5 hộ chăn nuôi.
Các hộ chăn nuôi lợn đen trên địa bàn hầu hết là người dân dân tộc thiểu
số, độ tuổi của chủ hộ từ 39 đến 59 tuổi. Trình độ học vấn của chủ hộ đều là cấp
I, cấp II. Để phân chia quy mô chăn nuôi trong các hộ gia đình, tôi thông qua chỉ
tiêu là số lợn xuất chuồng bình quân 1 năm đạt được. Qua sự phân chia này tôi có
thể dễ dàng so sánh tình hình chăn nuôi từ đó đề xuất phương hướng để giải quyết
các khó khăn của từng nhóm hộ, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả chăn nuôi lơn đen của các hộ gia đình.
Qua điều tra, chỉ có 20% (1 hộ) đạt quy mô chăn nuôi lớn còn 4 hộ còn lại
thuộc quy mô chăn nuôi nhỏ. Số lợn đen của hộ chăn nuôi quy mô lớn so với các
hộ quy mô nhỏ có sự chênh lệch lớn. Chẳng hạn như gia đình ông Hứa Văn Cường
có số lợn thịt bình quân/năm là từ 100 con trở lên. Trong khi đó hộ quy mô nhỏ
thấp hơn rất nhiều chỉ ở mức 7 đến 9 con.
Diện tích chăn nuôi lợn đen cũng có sự chênh lệch rõ ràng, hộ quy mô lớn
tổng diện tích chăn nuôi lợn đen lên tới 2000 m2 , trong khi đó các hộ có quy mô
nhỏ có tổng diện tích nuôi lợn nhỏ hơn từ 300 đến 700 m2. Tuy nhiên mật độ đầu
lợn thì ngược lại. hộ có quy mô lớn có mật độ là 13,33 m2/con, hộ có quy mô nhỏ
thì lớn hơn rất nhiều bình quân 50,72 m2/con. Sự chênh lệch này là do, các hộ có
quy mô nhỏ thường tận dụng diện tích trồng cây lâu năm, cây ăn quả để chăn thả
lợn đen, còn hộ có quy mô lớn tách riêng diện tích cây trồng và chăn nuôi. Chuồng
trại trung bình các hộ chăn nuôi là 14 m2. 86
Con giống của các hộ chăn nuôi phần lớn là tự túc (75%), chỉ có 1 hộ là
mua con giống từ người thân quen. Hộ chăn nuôi quan tâm nhất khi chọn giống
đó chính là chất lượng phải đảm bảo, có như vậy thì lợn đen mới khoẻ mạnh.
Nguồn thức ăn cho lợn đen phần lớn được hộ chăn nuôi tự chế biến (75%) còn 1
hộ là kết hợp mua và chế biến. mỗi hộ đều có máy chế biến thức ăn cho lợn đen
riêng. Thức ăn chăn nuôi lợn đen chủ yếu là cám ngô, khoai, sắn, chuối… riêng
hộ quy mô lớn phải sử dụng thêm cám tách sữa cho lợn con. Theo điều tra, không
có hộ nào sử dụng cám công nghiệp, cám tăng trọng cho đàn lợn vì điều này dễ
làm chất lượng thịt bị giảm và mất uy tín với thương lái và người tiêu dùng. Hộ
chăn nuôi thường tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt của gia đình đảm bảo
xanh và sạch cho đàn lợn nên đàn lợn vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng phát triển.
Trong quá trình chăn nuôi lợn đen, hộ cho biết lợn đen thường mắc các
bệnh như: bệnh phân trắng, bệnh tiêu chảy, ho, xuyễn… Theo ông Nông Văn
Chung ( Chủ tịch Hội Nông dân Thị trấn Bằng Lũng) cho biết lợn đen thường hay
mắc các bệnh như phân trắng, tiêu chảy, ho, xuyễn là do thay đổi khí hậu, thời
tiết. Thời tiết tại Thị trấn hay thay đổi thất thường, lợn đen hay mắc bệnh khi
chuyển mùa. Ngoài ra lợn con hay mắc bệnh phân trắng còn do tuyến sữa của lợn
mẹ. Chính vì vậy mà hộ chăn nuôi rất quan tâm phòng bệnh cho đàn lợn. Khi lợn
có dấu hiệu bị bệnh 75% (4 hộ) tự chữa bệnh cho lợn, chỉ có 1 hộ (25%) mới nhân
viên thú y đến chuẩn đoán và chữa bệnh. Điều này cũng dễ hiểu vì hầu hết hộ
chăn nuôi đều có kinh nghiệm nuôi lợn đen nên đều có thể tự chữa, còn hộ mời
nhân viên thú y để đảm bảo chắc chắn cho đàn lợn hơn.
Chăn nuôi quy mô lớn có sự đầu tư về vốn cao và có yêu cầu nghiêm ngặt
về con giống, kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng điều kiện vệ sinh chuồng trại, phòng
dịch bệnh..Hộ quy mô lớn do số đầu lợn nhiều nên 1 tuần phun tiêu độc khử trùng
2 lần, hộ quy mô nhỏ ít hơn rất nhiều, có hộ 3 tháng phun 1 lần, có hộ lại không
phun. Các cơ quan chức năng 1 năm đến hộ chăn nuôi tổ chức phun tiêu độc khử 87
trùng 2 lần. Ngoài ra các hộ chăn nuôi cũng tiêm vắc-xin cho đàn lợn để phòng bệnh.
Đối với hộ chăn nuôi lớn tổng số đầu lợn là 150 con, hộ quy mô nhỏ chỉ đạt
từ 7 đến 14 con. Lợn thông thường có từ 12 đến 14 vú nên số con đẻ ra cũng tương
ứng như vậy nhưng lợn đen chỉ có từ 8 đến 10 vú nên số con bình quân trên 1 lứa
chỉ từ 7 đến 10 con/lứa. Tỉ lệ sống của lợn đen con đạt thấp nhất là 87,5% cao
nhất là 100% sống. Số lứa các hộ chăn nuôi nuôi trong 1 năm là 2 lứa/năm tuy
nhiên thời gian nuôi 1 lứa là rất khác nhau. Hộ có thời gian nuôi 8tháng/lứa, thì
lợn đen chỉ đạt từ 15 đến 25kg, gía bán bình quân 1kg lợn hơi sẽ từ 80- 90 (1000
đồng/kg) và giá bán bình quân 1kg sản phẩm thịt lợn đen là 180 (1000 đồng). đối
với những hộ chăn nuôi lâu hơn từ 18 đến 24 tháng/lứa giá bán bình quân 1 kg
lợn hơi chỉ đạt 45-55 (1000 đồng/kg) và giá bán bình quân 1kg sản phẩm thịt lợn
đen là 110 (1000 đồng). Sự khác biệt này là do hộ chăn nuôi bán lợn đen với trọng
lượng từ 15-25 kg thường bán cả con, cung cấp cho nguồn bên ngoài Thị trấn là
nhiều, chế biến quay nguyên con nên rất được giá, nguồn thu về ổn định. Còn hộ
chăn nuôi lợn đen với thời gian lâu và trọng lượng lớn thì thường bán cho bán
buôn, bán lẻ để bán cho người tiêu dùng nên không được giá. Hình thức tiêu thụ
với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chủ yếu là hộ bán cho tư thương, còn hộ quy mô lớn
tự tiêu thụ với các mối quen biết lâu dài nhưng chưa xuất hiện hợp đồng tiêu thụ.
Như vậy, tình hình chăn nuôi lợn đen trên địa bàn đang không thể đáp ứng
đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Lợn đen chậm lớn, thời gian nuôi lâu mà lại
không được kinh tế như nuôi lợn thường, vì vậy mà người nuôi lợn đen chưa mặn
mà với lợn đen. Do nguồn cung trong Thị trấn không đủ nên bán lẻ thường lấy
nguồn cung từ những hộ chăn nuôi ở địa bàn khác, giáp với Thị trấn để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng.
4.2.2 Các yếu tố phản ánh về thị trường
Giá bán lẻ thịt lợn đen trên thị trường luôn cao hơn với giá thịt lợn thông
thường. Chính vì lý do dó dẫn đến người tiêu dùng có phần đắn đo về vấn đề tiêu 88
dùng thịt lợn đen. Người tiêu dùng lựa chọn thịt lợn đen vì thịt lợn đen cung cấp
nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, lại đảm bảo vệ sinh hơn thịt lợn thông
thường, đó là lý do các hộ gia đình tiêu dùng thịt lợn đen nhiều hơn.
Bên cạnh đó theo số liệu điều tra biểu 4.2 và biểu 4.3 khi giá thịt lợn đen
thay đổi làm cho một bộ phận hộ tiêu dùng chọn cách ứng xử thay đổi mức tiêu
dùng thịt lợn đen để phù hợp với chi tiêu, tiêu dùng gia đình. Tuy nhiên vẫn nhiều
người tiêu dùng tiêu dùng ở mức cũ vì đây là mức mà họ thấy hợp lí cho gia đình và sở thích của họ.
Trên địa bàn hiệ vẫn chưa có hệ thống siêu thị và cửa hàng chất lượng cao
cung cấp thực phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Người dân vẫn phải
mua hàng tại chợ thường xuyên nên vấn đề VSATTP chưa thực sợ được đảm bảo.
Các hộ chăn nuôi lợn đen không có hộ nào có hợp đồng tiêu thụ với người
mua nên chưa đảm bảo được tính ổn định và bền vững.
4.2.3 Các yếu tố phản ánh về nhận thức của người tiêu dùng và thu nhập của họ
Nhận biết của người dân về các dấu hiệu an toàn của thịt lợn đen đều rõ
ràng và khá đầy đủ. Tuy nhiên các vấn đề về chất tồn dư trong thịt lợn lợn thì
người tiêu dùng vẫn còn bỡ ngỡ, người biết người không cho nên vẫn có nhiều
người tiêu dùng mua phải thịt kém chất lượng, có sử dụng các chất kích thích, các
chất cấm trong chăn nuôi. Họ rất khó nhận biết các loại bệnh do kí sinh trùng và
vi trùng gây ra cho lợn nên vẫn có thể mua phải thịt lợn bị bệnh.
Thu nhập là một yếu tố quyết định đến những nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
nói chung và thịt lợn đen nói riêng. Dựa vào kết quả nghiên cứu thấy thu nhập
bình quân của hộ cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng thịt lợn đen trên địa bàn. Tuy
nhiên trong quá trình điều tra cho thấy cũng có nhiều hộ không phải vì thu nhập
và vì sở thích của họ thích ăn cho dù thu nhập không cao, nhưng có họ thu nhập
cao lại không thích ăn thịt lợn đen. Qua các bảng điều tra về quy mô hộ, về thu
nhập của từng hộ cho thấy được điều đó. Nếu quy mô thay đổi thì lượng tiêu dùng
hàng hóa cũng hay đổi theo. Trong nghiên cứu quy mô cũng ảnh hưởng đến lượng 89
tiêu dùng thịt lợn đen có những hộ dưới 3 người thì mức tiêu dùng thịt lợn đen
nhiều hơn các hộ có từ 3-5 người do thành viên ăn thịt lợn đen để đáp ứng đủ chất
cho cơ thể nên những hộ quy mô nhỏ mới lựa chọn thịt lợn đen trong các bữa ăn hàng ngày.
4.2.4 Các yếu tố khác
Nhóm phong tục tập quán tiêu dùng là người tiêu dùng trên địa bàn nghiên
cứu có thói quen tiêu dùng thịt lợn đen tươi sống mới được giết mổ trong ngày,
nguyên nhân do người dân trên địa bàn và những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và
chưa đủ cung cấp thịt hằng ngày cho người tiêu dùng trên địa bàn. Hơn nữa, đây
là loài được người dân tộc thiểu số trên địa bàn nuôi theo phương thức truyền
thống, lợn đen được chăn thả tự nhiên nên đảm bảo VSATTP. Sản phẩm thịt lợn
đen gắn liền với món ăn truyền thống là “khâu nhục” thường được chế biến trong
ngày lễ, cưới hay Tết.
Niềm tin của người tiêu dùng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
nhu cầu tiêu dùng không chỉ riêng thịt lợn đen mà còn là tất cả mọi hàng hóa. Đặc
biệt, thịt lợn đen là loại thực phẩm có ảnh hưởng đến tác động trực tiếp sức khỏe
của người tiêu dùng nên vấn đề chất lượng đối với người tiêu dùng là rất quan
trọng vì vậy cần tạo lòng tin đối với người tiêu dùng, nhất là trong những năm gần
đây người tiêu dùng nhạy cảm với vấn đề dịch bệnh và sử dụng chất kích thích
tăng trọng trong chăn nuôi, chất tạo nạc đã gây mất lòng tin đối với sản phẩm thịt
lợn thông thường và đã giảm phần nào nhu cầu tiêu dùng thịt lợn thông thường
đối với họ.Vì vậy vấn đề thịt được đảm bảo thì dù giá thịt lợn đen có cao hơn thì
họ vẫn sẵn sàng chi trả cho việc tiêu dùng. 4.3 Giải pháp *Căn cứ
Căn cứ từ các nội dung trên ở phần 4 cho thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm
thịt lợn đen của người dân trên địa bàn là rất lớn mà nguồn cung lợn đen chưa thể
đáp ứng được nhu cầu. 90
Chăn nuôi lợn đen trên địa bàn đang được người dân để ý nhưng số hộ tham
gia nuôi lợn đen còn ít, chưa nhiều và tập trung. Nguồn cung thịt thịt lợn đen chủ
yếu là do người chăn nuôi trên địa bàn hoặc khu vực lân cận cung cấp. Tuy nhiên,
trong quá trình nuôi còn gặp khó khăn về bệnh của lợn đen, khi thời tiết chuyển
mùa là lúc lợn hay bị bệnh đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi cho nên hộ chăn
nuôi khá lo ngại. Gía bán sản phẩm thịt lợn đen còn thấp, chưa có hiệu quả kinh
tế đối với những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Kênh tiêu thụ chủ yếu là tư thương,
bán lẻ. Hộ có quy mô lớn chưa kí kết hợp đồng với người mua nên tính chắc chắn
và ổn định chưa cao. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng thịt thịt lợn đen lại càng tăng
cao. Chính vì vậy nguồn cung cấp thịt thịt lợn đen trên địa bàn không đủ cung cấp
cho nhu cầu tiêu dùng thịt thịt lợn đen của người dân..
Trên địa bàn chưa có hệ thống siêu thị, cửa hàng chất lượng cao buôn bán
thực phẩm sạch nên người tiêu dùng vẫn thường mua thực phẩm tại chợ, người
bán rong, hay vỉa hè. Những nơi này thực phẩm chưa được kiểm duyệt kĩ càng
nên chất lượng thực phẩm chưa chắc đã đảm bảo ATVSTP.
Hiện nay, trên địa bàn Thị trấn việc giết mổ gia súc, gia cầm còn tràn lan,
phân tán theo từng hộ buôn bán như vậy vừa không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm,vừa không an toàn khi dịch bệnh xảy ra và rất khó kiểm soát.
Việc sử dụng bừa bãi thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh của người chăn
nuôi; sử dụng hàn the, chất tạo nạc và các hóa chất của người kinh doanh trong
thời gian qua đã gây ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và gây ra tâm lý hoang mang
ở người tiêu dùng khiến họ dè đặt trong khi mua thịt lợn.
Nhiều gia đình khi tiêu dùng thịt lợn bẩn đã bị ngộc độc khiến cho niềm tin
vào người chăn nuôi và người bán càng giảm sút. Do nhiều người tiêu dùng vẫn
chưa nhận biết được thịt lợn đen an toàn và các loại bệnh ở chúng nên dễ bị người
bán lừa gạt, họ chưa có đầy đủ kiến thức về VSATTP. 91 *Định hướng
Tiếp tục duy trì chăn nuôi lợn đen đảm bảo VSATTP, chăm sóc đúng kĩ
thuật, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn.
Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Nâng cao chất lượng sản
phẩm thịt lợn đen sao cho đó là loại thực phẩm đáng tiêu dùng. Phát triển theo
hướng hiệu quả kinh tế và bền vững, chủ trương lựa chọn và ứng dụng nhanh các
tiến bộ khoa học, kĩ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng.
4.3.1 Nhóm giải pháp về phát triển chăn nuôi lợn đen cho người dân tộc thiểu số
Để đáp ứng nguồn cung sản phẩm thịt lợn đen ổn định trên thị trường, cần
thực hiện một số giải pháp sau: Chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách
tạo điều kiện cho người chăn nuôi được vay vốn, với lãi suất ưu đãi, nhằm mở
rộng quy mô, thu hút các hộ tham gia vào chăn nuôi lợn đen.
Để đàn lợn đen phát triển khoẻ mạnh, hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh thì hộ cần phải :
- Tiêm phòng các loại bệnh lợn đen thường gặp theo thời gian, độ tuổi.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho hộ chăn nuôi để
họ có thể chữa trị các bệnh thông thường cho lợn đen.
- Tổ chức phổ biến kiến thức phòng trị bệnh ở các hộ chăn nuôi một cách
thường xuyên kịp thời để hộ sơ cứu trước khi cán bộ thú y đến.
- Khi mắc các bệnh dịch lớn thì các cán bộ thú y cần đến tận nơi xem xét và
đánh giá tình hình rồi đưa ra biện pháp để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Ngoài ra, chăn nuôi lợn đen cần bảo vệ môi trường vì bên cạnh lợi ích kinh
tế thì chăn nuôi với quy mô lớn còn tạo ra một lượng chất thải lớn nếu không xử
lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Hộ
chăn nuôi có thể kết hợp với nuôi cá để phân thải ra từ lợn làm thức ăn cho cá
được, như vậy vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm ô nhiễm môi trường. 92
Đối với môi trường chăn nuôi lợn đen nên tạo cho lợn môi trường thích
hợp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh các bệnh lây lan, truyền nhiễm do vệ sinh
chăm sóc, hạn chế rủi ro bệnh tật xảy ra.
Hộ có quy mô chăn nuôi lớn và nhỏ nên đầu tư hệ thống biogas để tận dụng
nguồn năng lượng cho đun nấu, thắp sáng, ... Đầu tư xây dựng hầm biogas không
chỉ xử lý tốt môi trường trong chăn nuôi mà còn tạo ra nhiều lợi ích kép như tạo
nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí, giảm tối đa nguy cơ dịch bệnh cho đàn
gia súc đồng thời giải phóng được nhiều sức lao động; sử dụng phụ phẩm từ hầm
biogas để tưới bón cho cây trồng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn, vừa tăng năng suất cây trồng…
4.3.2 Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen
Phát triển các hệ thống siêu thị, cửa hàng chất lượng cao, có kiểm tra chặt
chẽ nguồn đầu vào cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng trên địa
bàn Thị trấn. Việc phát triển các hệ thống này sẽ tạo điều kiện cho người dân có
thể mua thịt tại những nơi có chất lượng đảm bảo. Đây cũng là xu hướng mà hiện
nay nước ta đang tiến hàng áp dụng.
Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn thì sản phẩm cần kí hợp đồng với
khách hàng, có được thịt trường ổn định như vậy thì các hộ mới có thể mạnh dạn
áp dụng công nghệ vào sản xuất, mở rộng thêm quy mô chăn nuôi lợn đen.
4.3.3 Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến, bảo quản
Các cơ quan và cá nhân có liên quan cần sớm khẩn trương xây dựng các
khu giết mổ tập trung để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm đạt tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thưc phẩm cho người tiêu dùng, làm như vậy cũng sẽ góp
phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Cần quy định rõ trách nhiệm chính quyền địa phương và sự phối hợp
của ngành liên quan với trách nhiệm cao trong việc xử lý vi phạm. Cấm giết mổ
gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán tại gia và tại các chợ mới có thể kiểm soát được
giết mổ tập trung, đảm bảo ngăn chặn dịch bệnh và an toàn thưc phẩm trong quá 93
trình quản lý giết mổ. Tăng cường tuyên truyền, nêu cao ý thức trách nhiệm của
người dân chấp hành quy định trong giết mổ và người tiêu dùng ý thức được việc
lựa chọn thực phẩm an toàn.
4.3.4 Nhóm giải pháp về an toàn thực phẩm
Cần phải nâng cao ý thức về sản phẩm sạch cho người dân bằng cách giáo
dục và quy định các tiêu chuẩn cụ thể. Cần phải tuyên truyền về đạo đức của
những người làm chăn nuôi, thực hiện đúng quy định của ngành, đừng vì lợi nhuận
trước mắt mà gây hại đến người tiêu dùng. Ý thức của người chăn nuôi thịt lợn
đen và người buôn bán thịt thịt lợn đen đóng vai trò cực kì quan trọng trong thị
trường thịt thịt lợn đen. Vì người chăn nuôi là người trực tiếp tạo ra sản phẩm thịt
thịt lợn đen, người buôn bán là người trực tiếp đưa thịt thịt lợn đen đến tận tay
người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra nên tuyên truyền người bán thịt thịt lợn đen
tại chợ cần có tủ kính bầy bán thịt thịt lợn đen, môi trường bán sao cho sạch sẽ, hợp vệ sinh. . .
Như đã phân tích cho thấy 65,06% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá cao
hơn cho việc sản phẩm thịt lợn đen được đống gói bao bì, tem nhãn chững minh
xuất xứ. Vì vậy, cửa hàng có tem nhãn, bao bì thì có tăng mức giá cao lên phù
hợp với chi phí bỏ ra để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Các cơ quan chính quyền địa phương cần cấp giấy chứng nhận hộ chăn
nuôi, người bán hàng đảm bảo VSATTP theo các tiêu chuẩn chất lượng nhất định
để người tiêu dùng có thể tin tưởng mặt hàng họ đã mua.
Ngoài ra công tác kiểm dịch của các cơ quan, chính quyền địa phương cần
chặt chẽ, hiệu quả hơn để không có thực phẩm bẩn đến tay người tiêu dùng. Tuyên
truyền, mở lớp đào tạo đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của người sản
xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. 94
4.3.5 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng
Thường xuyên thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Thay đổi
hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu,
gây mất an toàn thực phẩm, đảm bảo thực phẩm vệ sinh, không nguy hại đến
tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Việc cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm phải
bảo đảm các yêu cầu sau đây: chính xác, kịp thời; phù hợp với truyền thống, văn
hoá, bản sắc dân tộc nơi đây. Người dân khi phát hiện hành vi làm mất VSATTP
cần thông báo cho các cơ quan, chính quyền xửa lí kịp thời.
4.3.6 Một số giải pháp khác
Như chúng ta đã biết thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình. Trong đó, thịt thịt lợn đen là
thực phẩm tốt cho cơ thể, là thực phẩm được nhiều hộ gia đình lựa chọn cho các
bữa ăn , tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng được nhu cầu về tiêu dùng thịt thịt
lợn đen do bị chi phối bởi thu nhập. Thi trấn Bằng Lũng mặc dù là một khu vực
có nền kinh tế khá trong huyện, đời sống của người dân nơi đây cũng tương đối
ổn định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ gia đình đời sống còn thấp, còn bấp bênh
trong việc chi tiêu vì vậy họ vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt thịt
lợn đen. Từ đó chính quyền cần thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế,
nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn như sau:
- Cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ vay vốn, lãi suất thấp cho những hộ nghèo
nhằm đầu tư phát triển sản xuất
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động tai địa phương để người dân có thêm thu nhập.
Chuyển giao khoa học công nghệ, đưa những phương tiện kỹ thuật tiến bộ
trong sản xuất, giống chất lượng cao trong trồng trọt cũng như chăn nuôi đến
người nông dân. Từ đó tạo điều kiện cho nguời dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. 95
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Qua nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người
dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn” chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
Về lý luận, hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép cá nhân hay một
nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm dịch vụ. Phân
loại hành vi tiêu dùng bao gồm: hành vi tiêu dùng phức tạp, hành vi tiêu dùng
thoả hiệp, hành vi tiêu dùng theo thói quen và hành vi tiêu dùng theo lựa chọn.
Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng phản ánh mối quan hệ giữa ba yếu tố:
các kích thích, “hộp đen” ý thức và những phản ứng đáp lại các kích thích của
người tiêu dùng. Hành vi mua của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
như: văn hoá, xã hội, cá nhân và tâm lý.
Người tiêu dùng trên địa bàn Thị trấn chủ yếu là những người làm lao động
tự do với mức thu nhập bình quân của người dân ở đây là 11,07 trđ/hộ/tháng. Quy
mô hộ chủ yếu là nhóm có quy mô từ 3-5 người/hộ chiếm 79,52% (66 hộ). Mức
tiêu dùng bình quân thịt lợn đen của người dân trên địa bàn là 2,84 kg/người/tháng,
chủ yếu tiêu dùng thịt mông 89,16% (74 hộ) và ba chỉ 61,45% (51 hộ). Mức tiêu
dùng theo nhóm tổ cao nhất là tổ 8 với 3,08 kg/người/tháng, theo dân tộc thì người
Tày tiêu dùng cao nhất với 2,87 kg/người/tháng, về giới thì giới nữ cao hơn nam
với 2,86 kg/người/tháng. Mức tiêu dùng theo độ tuổi thì độ tuổi dưới 28 tiêu dùng
nhiều nhất với 2,91 kg/người/tháng, theo quy mô hộ thì hộ có quy mô nhỏ tiêu
dùng nhiều với 4,38 kg/người/tháng, theo nghề nghiệp, ngành nghề khác cao nhất
với 3,16 kg/người/tháng, theo thu nhập thì hộ có thu nhập cao tiêu dùng nhiều
nhất với 3,19 kg/người/tháng. Ngoài ra trong các ngày lễ, Tết các hộ gia đình
thường mua cả con lợn đen để tự giết mổ. Có thể thấy rằng, nhu cầu tiêu dùng sản 96
phẩm thịt lợn đen trên địa bàn là rất lớn. Các loại thực phẩm thay thế cho sản
phẩm thịt lợn đen là thịt gia cầm chiếm đến 77,11% (64 hộ) và cá, tôm là 74,70%
(62 hộ). Thói quen tiêu dùng của người dân trên địa bàn chủ yếu là mua thịt ở chợ
là thường xuyên chiếm 74,70% (62 hộ) và thích tiêu dùng thịt lợn đen ở dạng tươi sống là chủ yếu..
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm thịt lợn
đen gồm: các yếu tố phản ánh tình hình chăn nuôi tại địa phương, giá bán lẻ thịt
lợn đen và phong tục tập quán. Trong đó, yếu tố phản ánh tình hình chăn nuôi có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tiêu dùng thực phẩm này của người dân. Do số hộ
tham gia chăn nuôi còn ít, hầu hết là quy mô nhỏ, chưa tập trung, lợn đen chậm
lớn nên nguồn cung không đủ cho người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến hành vi
của họ. Yếu tố phong tục cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của hộ vid
đây là loài lợn được người dân bản địa nuôi lâu năm. Và yếu tố giá bán lẻ không
có ảnh hưởng nhiều đến hành vi tiêu dùng của hộ.
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm này là: các
yếu tố về nhận thức, thu nhập của hộ và niềm tin của người tiêu dùng. Trong đó
yếu tố thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng của hộ,
khi thu nhập càng tăng thì mức độ tiêu thụ sẽ cao hơn và ngược lại. Ở mức thu
nhập dưới 10 triệu đồng/hộ/tháng thì khối lượng thịt tiêu thụ là 2,69
kg/người/tháng, với mức thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/hộ /tháng thì khối lượng
thịt là 2,83 kg/người/tháng và mức thu nhập từ 15 triệu đồng/hộ/tháng trở lên là 3,17kg/người/tháng.
Tiêu dùng thịt lợn đen ngày càng tăng cao không chỉ về số lượng mà còn
cả chất lượng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao quan trọng nhất cần chú trọng
khâu chăn nuôi của người dân bản địa. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện
cho vay vốn hỗ trợ nhằm mở rộng quy mô, thu hút các hộ tham gia chăn nuôi lợn
đen. Những người bán thịt lợn đen nên có biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi bán sản phẩm. 97 5.2 Kiến nghị
Sau khi điều tra người tiêu dùng, kết quả cho thấy hoạt động sản xuất và
tiêu thụ thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn vẫn còn nhiều bất cập như: nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm thịt lợn đen của người dân trên địa bàn là rất lớn mà nguồn cung
lợn đen chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Số hộ tham gia nuôi lợn đen còn ít, chưa
nhiều và tập trung. Nguồn cung thịt thịt lợn đen trên địa bàn chưa đủ cần bổ sung
từ khu vực lân cận. Trong quá trình nuôi còn gặp khó khăn về bệnh của lợn đen.
Giá bán sản phẩm thịt lợn đen còn thấp, chưa có hiệu quả kinh tế đối với những
hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Trên địa bàn chưa có hệ thống siêu thị, cửa hàng chất
lượng cao buôn bán thực phẩm sạch nên người tiêu dùng vẫn thường mua thực
phẩm tại chợ, người bán rong, hay vỉa hè. Trong quá trình chăn nuôi, giết mổ thịt
lợn đen nhỏ lẻ và phân tán, địa điểm bán chủ yếu là chợ nên chưa được đảm bảo
vệ sinh. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng về thịt lợn đen của người dân trên địa bàn
ngày càng nhiều và yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng đối với sản phẩm
này, để hoàn thiện tốt hơn trong tiêu dùng thịt lợn đen tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác thú y, tiêm phòng
dịch cho đàn lợn đen, cần luôn chủ động đối phó với dịch bệnh có thể xảy ra trong chăn nuôi
2. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc giết mổ và tiêu thụ sản phẩm. Cần xử lý
nghiêm đối với những đối tượng vi phạm và cần quy định rõ trách nhiệm chính
quyền địa phương và sự phối hợp của ngành liên quan với trách nhiệm cao
3. Thực hiện quy hoạch xây dựng các khu giết mổ gia súc tập trung đạt tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán tại
gia và tại các chợ mới có thể ngăn chặn được dịch bệnh lây lan và an toàn thực
phẩm trong quá trinh giết mổ.
4. Có kế hoạch xây dựng vùng chăn nuôi sạch trong đó có cả chăn nuôi lợn đen
nhằm đáp ứng đủ các sản phẩm có chất lượng cao, tin cậy cho người tiêu dùng và 98
chủ động đối phó với tình huống dịch xảy ra vẫn có đủ cung cấp cho nhu cầu của người tiêu dùng.
5. Cấp giấy chứng nhận cho các hộ chăn nuôi, bán lẻ có ý thức tốt trong việc đảm
bảo VSATTP sản phẩm thịt lợn đen đến tay người tiêu dùng.
6. Nâng cao nhận thức của người dân về VSATTP để tránh được những hậu quả đáng tiếc. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọc Anh (2015) “ Phát hiện chất cấm trong thịt lợn ở miền Bắc, miền Trung”.
2. Đỗ Kim Chung (2015)“Sự lựa chọn của người mua rau tại chợ và siêu
thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong Tạp chí Khoa học và phát triển.
3. Trần Minh Đạo (2009) “giáo trình Marketing căn bản” NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Võ Minh Đức (2015) “Vệ sinh an toàn thực phẩm” Tủ sách khoa học
5. Đoàn Thu Hoàn (2015), “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia
đình tại phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên”, Khoá luận tốt nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
6. Ngô Thái Hưng (2013), “Các yếu tố tác động đến việc người tiêu dùng
chọn mua hàng thực phẩm Việt Nam”, Tạp chí khoa học, Trường đại học
An Giang số 01(2013) trang 48-56.
7. Đào Thị Liên (2015), “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa tươi
vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam của người tiêu dùng tại xã
Bạch Long, Giao Thuỷ, Nam Định”, Khoá luận tốt nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
8. Thi Ngoan (2015) “Thực phẩm bẩn khiến 2,2 triệu người chết mỗi năm”.
9. Lê Ninh (2015) “Vệ sinh an toàn thực phẩm và thực trạng ngành chăn
nuôi tại Việt Nam”.
10. Hoà Phát (2016) “Bác cáo chuyên đề - ngành chăn nuôi”
11. Nguyễn Phượng (2015) “Báo động từ việc sử dụng chất cấm trong thực phẩm”.
12. Solomon Micheal (1992) “Hành vi tiêu dùng”
13. Xương Tân (2011) “Quy định về giết mổ gia súc gia cầm”. 100
14. Nguyễn Thượng Thái (2007) “Quản trị Marketing dịch vụ” Học viện
Công nghệ bưu chính viễn thông.
15. Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong
kinh Doanh”, TPHCM: NXB Lao động–Xã hội (Chương 1‑5)
16. Vũ Huy Thông (2010) “Hành vi người tiêu dùng” NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Quyết định số 1228/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2015 (2007)
18. TCVN 7046 – 2009 “Thịt tươi – Yêu cầu kí thuật” Bộ Khoa học và Công nghệ, 2009 101
PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG
SẢN PHẨM THỊT LỢN ĐEN
Người được phỏng vấn : …………………………………………………………. Địa chỉ
: ………………………………………………………….. Số điện thoại
: ………………………………………………………….
Đánh dấu X vào ô ứng với đáp án
A. THÔNG TIN VỀ HỘ ĐIỀU TRA
1. Thông tin về người được điều tra 1.1. Giới tính □ Nam □ Nữ 1.2. Tuổi
Số tuổi của ông(bà) là: ……………..... 1.3.
Trình độ học vấn □ Chưa qua đào tạo □ Sơ cấp, trung cấp □ Cấp I, II □ Cao đẳng, Đại học □ Cấp III □ Trên Đại học 1.4. Dân tộc □ Tày □ Mông □ Nùng □ Mường □ Dao □ Sán Chí □ Hoa □ Kinh 1.5. Nghề nghiệp □ Nông nghiệp □ Lao động tự do □ Công chức Nhà nước □ Nội trợ □ Buôn bán □ Khác
2. Thành viên trong gia đình 2.1.
Số thành viên trong gia đình: □ Dưới 3 người □ Từ 3 đến 5 người □ Trên 5 người 2.2.
Số lao động trong gia đình: ………………….. 2.3.
Trong gia đình ông(bà) có đối tượng nào sau đây(nếu có):
(có thể chọn nhiều đáp án) 1 □ Trẻ em dưới 2 tuổi □ Phụ nữ mang thai □ Trẻ em từ 2-5 tuổi
□ Người già trên 70 tuổi
3. Nguồn thu nhập của hộ trong năm 2015 Số tháng/năm
Số tiền bình quân/tháng Thu nhập có thu nhập (triệu đồng) (tháng) Từ nông nghiệp
Từ phi nông nghiệp Tổng
4. Chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình
4.1 Chi tiêu bình quân/tháng cho các hoạt động trong gia
đình(triệu đồng)
4.2 Số tiền dành cho mua thực phẩm(rau, quả, thịt…)
trong 1 tháng (triệu đồng)
4.3 Mỗi tháng ông(bà) dành bao nhiêu tiền cho mua thịt
lợn đen (triệu đồng)
B. TIÊU DÙNG THỊT LỢN ĐEN
1. Nguồn cung thịt lợn đen 1.1. Ông(bà) biết bao nhiêu địa điểm bán thịt lợn
đen?.............................................. 1.2.
Ông(bà) thường lấy thịt lợn đen bằng hình thức nào?
Mức độ hài lòng từ 1 đến 3, đánh dấu X vào ô ứng với mức độ của ông(bà) 1. Thường xuyên 2. Thi thoảng 3. Không xảy ra Hình thức 1 2 3 Lý do Mua □ Tự mổ □ Được cho, biếu □ Khác □ 2 1.3.
Nguồn ông(bà) mua thịt lợn đen ở đâu? Người Mức quyết Người độ định đi mua mua
Nguồn mua thịt lợn đen
Phụ Đàn Cả Phụ Đàn Cả 1 2 3 nữ ông hai nữ ông hai
Cửa hàng thịt trong chợ
Cửa hàng thực phẩm chất lượng cao Siêu thị
Cửa hàng thịt ven đường Người nuôi lợn đen
Khác: ………………….. 1.4.
Thời điểm ông(bà) mua thịt lợn đen trong ngày? □ Trước 9h sáng □ Sau 9h sáng
□ Không cố định
2. Khối lượng và giá thịt thịt lợn khi mua 2.1.
Trung bình một tuần ông(bà ) mua thịt lợn đen mấy lần?
□ 1 đến 2 lần/tuần
□ 3 đến 4 lần/tuần
□ trên 5 lần/tuần 2.2.
Bình quân mỗi lần ông(bà) mua bao nhiêu kg thịt lợn đen? □ Dưới 1kg □ Từ 1 đến 3kg
□ Trên 3kg trở lên 2.3.
Ông(bà) mua 1kg thịt lợn đen với giá là bao nhiêu?
□ Dưới 100.000 đồng □ Từ 100.000 đến 130.000 đồng □ Trên 130.000 đồng 2.4.
Ông(bà) hãy cho biết giá mua 1kg từng loại thịt sau? Loại thịt
Đơn giá (đồng/kg) Thịt thăn □ Thịt bắp □ Thịt mông □ Thịt vai □ Rẻ sườn □
Khác: ………………….. □ 2.5.
Ông(bà) có mặc cả khi mua thịt? 3 □ Có □ Không Tại sao?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………… ……… 2.6.
Khi mặc cả ông(bà) có được giảm giá không? □ Có □ Không Nếu có, ông(bà) được giảm khoảng bao
nhiêu?. ................................................. (đồng). 2.7.
Thịt lợn đen được đóng gói bằng gì khi mua về? □ Túi ni-lông □ Giấy thường □ Giấy bạc □ Khác
3. Tính sẵn có của thịt lợn đen 3.1.
Ông(bà) có luôn mua được thịt lợn đen không? □ Có □ Không Nếu không, vì sao?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….. 3.2.
Nếu không mua được thịt lợn đen, ông(bà) sử dụng thực phẩm nào thay thế?
□ Thịt lợn thường □ Thịt gia cầm □ Cá, tôm □ Đậu □ Trứng □ Khác
C. CÁC LOẠI THỰC PHẨM THAY THẾ
1. Ông(bà) hãy cho biết thông tin về một số loại thực phẩm thay thế thịt lợn đen sau: Khối Số lương mua 1 lần mua Đơn giá Loại thực phẩm lần (Lần/tuần) (đồng/kg) (kg/lần) Thịt lợn □ Thịt gia cầm □ Cá □ Tôm □ Trứng □ 4 Đậu □ Khác □
2. Khi nào ông(bà) lựa chọn thực phẩm thay thế ? □ Gía thay đổi
□ Muốn thay đổi món ăn □ Khác
D. SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỊT LỢN ĐEN
1. Thịt lợn đen được ông(bà) sơ chế, bảo quản như thế nào sau khi mua về? 1. Nhiệt độ phòng 2. Ướp đá 3. Ngăn mát tủ lạnh 4. Ngăn đá tủ lạnh Cách bảo quản
Thời gian bảo quản Cách sơ chế 1 2 3 4 (ngày)
Để nguyên, không làm gì □ Rửa qua nước □
Rửa và chia thành từng phần nhỏ hơn □ Rửa, cắt, ướp thịt □ Rửa, cắt, ướp, nấu □ Khác: ………………. □
2. Nếu bảo quản thịt lợn đen trong tủ lạnh, ông(bà) sử dụng vật dụng gì để đựng thịt?
□ Túi ni-lông, hộp nhựa thường □ Túi ni-lông, hộp nhựa tiêu chuẩn □ Khác
3. Ông(bà) có ghi ngày giờ đóng gói bảo quản không? □ Có □ Không
4. Ai là người sơ chế, bảo quản thịt lợn đen? □ Phụ nữ □ Đàn ông □ Cả hai
5. Theo ông(bà), thịt lợn đen có dễ sơ chế không? □ Dễ sơ chế □ Khó sơ chế
6. Trước khi sơ chế ông bà có vệ sinh tay không?
□ Luôn luôn rửa tay
□ Không thường xuyên □ Không
7. Ông(bà) rửa tay bằng cách nào? □ Nước
□ Nước và xà phòng
□ Chất khử trùng
8. Ông(bà) có rửa thịt không? 5 □ Không rửa
□ Rửa với nước
□ Ngâm muối rồi rửa
9. Ông(bà) có chần thịt trước khi chế biến không?
□ Nhúng qua nước sôi
□ Đun với nước đến khi sôi □ Khác □ Không Nếu có, tại sao?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
10. Khi sơ chế thịt và các loại thực phẩm khác, ông(bà) có sử dụng chung các
vật dụng không?(dao, thớt, chậu…) □ Có □ Không
11. Nếu có, ông(bà) vệ sinh các dụng cụ đó sau mỗi lần sử dụng như thế nào? □ Nước
□ Nước và nước rửa bát □ Khác □ Nước nóng
□ Nước nóng và nước rửa bát
12. Ông(bà) khi sơ chế thịt và các thực phẩm chín có sử dụng chung các vật dụng? □ Có □ Không
13. Sau khi sơ chế thịt, ông(bà) có rửa tay như thế nào? □ Nước
□ Nước và xà phòng
□ Chất khử trùng
14. Theo ông(bà) thịt lợn đen có dễ chế biến hơn các loại thực phẩm khác? □ Dễ chế biến □ Như nhau □ Khó chế biến
15. Gia đình ông(bà) thường chế biến theo kiểu nào và trong thời gian bao lâu? Mức độ Cách nấu
Thời gian nấu (phút) 1 2 3 Hấp □ Hầm □ Luộc □ Kho □ Xào □ 6 Nướng □ Khác: ………………. □
16. Gia đình ông(bà) thường nấu lượng thịt vừa đủ bữa hay nhiều hơn?
□ Đủ trong 1 bữa
□ Còn dư đến bữa sau
17. Thịt lợn đen sau khi đã nấu chín và không ăn hết trong bữa, ông(bà) xử lí thế nào?
□ Bảo quản ở nhiệt độ phòng
□ Bảo quản ngăn đá tủ lạnh
□ Bảo quản ngăn mát tủ lạnh □ Bỏ đi □ Khác
18. Thời gian bảo quản là bao lâu? □ Trong ngày □ Trên 1 ngày
E. NHẬN BIẾT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM THỊT LỢN ĐEN AN TOÀN
1. Ông(bà) hiểu như thế nào về vệ sinh an toàn thực phẩm?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Ông(bà) có quan tâm về vấn đề VSATTP thịt lợn không? □ Rất quan tâm □ Quan tâm □ Ít quan tâm □ Không quan tâm Tại sao?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Ông(bà) biết đến VSATTP và các thông tin đánh giá VSATTP qua các nguồn nào?
□Tivi, đài truyền hình
□Báo chí, truyền thông □Internet □Người thân
□Khác:……………………………..
4. Ông(bà) có biết về các chất tồn dư trong sản phẩm thịt lợn? □ Có □Không 4.1.
Nếu có thì đó là những chất nào?(có thể chọn nhiều đáp án) 7 □Hormon □Kim loại nặng □Kháng sinh □Chất kích thích
□Khác ………………………………………………. 4.2.
Theo ông(bà) thịt lợn có các chất tồn dư thì thịt sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
□Thịt bị biến đổi màu □Mùi hôi □Tỷ lệ mỡ ít □Ứ nước
□Khác ………………………………………………. 4.3.
Theo ông(bà) thịt lợn có các chất tồn dư thì gây hại cho sức khoẻ như thế
nào?(có thể chọn nhiều đáp án) □Gây kháng thuốc □Gây quái thai
□Gây dị ứng trên người □Gây ung thư
□Gây rối loạn nội tiết
□Ngộ độc thực phẩm
□Khác:…………………………….. □Không gây hại 4.4.
Theo ông(bà) lợn có các chất tồn dư có ảnh hưởng đến môi trường sống của con người?
□ Không ảnh hưởng □ Có ảnh hưởng
5. Ông(bà) có nghe nói về thịt lợn nhiễm kí sinh trùng và vi trùng chưa? □ Có □Không 5.1.
Nếu có nghe thì kí sinh trùng là những loại nào? □ Giun bao □ Sán dây
□ Khác………………… 5.2.
Nếu có nghe thì vi trùng là những loại nào? □Salmonella
□Staphylococcus aureus □Campylobacter
□Listeria monocytogenes □E.coli
□virus đường ruột
□Khác:…………………………….. □Clostridiuum spp 5.3.
Theo ông(bà) sử dụng thịt lợn nhiễm kí sinh trùng và vi trùng thì có thể
gây ra các triệu chứng cho sức khoẻ như thế nào?(có thể chọn nhiều đáp án)
□Gây đau nhức cơ
□Ngộ độc thực phẩm
□Cơ thể gầy yếu □Tử vong 8
□Khác:…………………………….. □Không gây hại
6. Ông(bà) có biết các loại bệnh ở lợn mà có thể lây nhiễm sang người?
□Bệnh não từ lợn
□Bệnh lở mồm, long móng
□Bệnh lợn tai xanh □Bệnh giun xoắn
□Khác:……………………………..
□Bệnh liên cầu khuẩn
7. Khi mua, ông(bà) có nhận biết được các loại bệnh đó trên thịt lợn không? □ Có □Không
8. Ông(bà) có biết thịt lợn đã qua kiểm dịch là như thế nào?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
9. Ông(bà) có tin rằng thịt lợn đã qua kiểm dịch là thịt lợn an toàn?
□ Hoàn toàn tin tưởng □ Tin phần nào
□ Không tin tưởng Tại sao?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
10. Khi mua thịt lợn đen, ông(bà) nhận biết sản phẩm thịt lợn đen an toàn qua
các dấu hiệu như thế nào?
10.1. Các dấu hiệu thịt sống an toàn Chỉ tiêu Các dấu hiệu Màu sắc thịt □Màu hồng □Đỏ rực, vàng Màu sắc mỡ □Trắng □Vàng Độ dày lớp bì □Dày □Mỏng Độ dày lớp mỡ □Dày: 1-2cm □Mỏng: dưới 1cm Phản thịt □Cả nạc và mỡ □Toàn nạc Khối thịt □Rắn chắc □Lỏng lẻo Độ đàn hồi □Cao □Thấp Thớ thịt □Đều □Hạt lốm đốm Khác 9
10.2. Các dấu hiệu thịt đã qua chế biến an toàn Chỉ tiêu Các dấu hiệu Nước luộc thịt □Trong, không váng □Đục, có váng Thịt xào
□Ra mỡ, thịt giòn
□Ra nước, sủi váng Mùi □Thơm □Hôi Thịt mỡ □Ăn giòn, thơm □Ngấy, ỉu Thời gian chế biến □Ngắn □Dài Khác
F. TIÊU CHÍ CHỌN THỊT
1. Gia đình ông(bà) thích sử dụng dạng thịt lợn đen nào? □Thịt tươi
□Thịt đông lạnh
□Thịt qua chế biến
2. Tiêu chí chọn một cửa hàng bán thịt lợn đen của ông bà là gì? Tầm quan trọng
Tiêu chí chọn cửa hàng bán thịt Quan Ít Không trọng quan trọng quan trọng □
Quầy bán thịt sạch sẽ □ Quầy có tủ bảo quản □ Uy tín của cửa hàng □
Mỗi quan hệ thân quen với cửa hàng □ Địa điểm thuận tiện □
Chất lượng thịt của cửa hàng □ Giá cả của cửa hàng 10 □ Khác…………….
3. Khi quan sát và kiểm tra miếng thịt, ông(bà) quan tâm đến đặc điểm gì? Tầm quan trọng
Tiêu chí chọn thịt Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng □ Màu sắc thịt □ Màu sắc mở □ Độ đàn hồi □ Độ ướt □ Độ dính □ Độ cứng,mềm □ Tỷ lệ nạc,mỡ □ Mùi □ Khác:……….
G. ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Khi mua thịt lợn đen, ông bà ưu tiên điều gì? □ Gía cả
□ Chất lượng □ Nguồn mua □ Khác
2. Khi giá thịt lợn đen tăng lên, ông(bà) sẽ tiêu dùng thịt lợn?
□Tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi
□Tiêu dùng ở mức cũ nhưng chất lượng thấp hơn
□Tiêu dùng thịt lợn ít hơn: ..........kg/tháng 11
3. Khi giá thịt lợn đen giảm đi, ông(bà) sẽ tiêu dùng thịt lợn?
□Tiêu dùng ở mức cũ với chất lượng không đổi
□Tiêu dùng ở mức cũ nhưng chất lượng cao hơn
□Tiêu dùng thịt lợn nhiều hơn: .......... kg/tháng
□Mua thịt lợn trong cửa hàng chất lượng cao hoặc siêu thị
4. Khi giá cả các hàng hoá thay thế( thịt gà, thịt bò, trứng,…) giảm, giá thịt lợn
đen không đổi ông(bà) sẽ tiêu dùng?
□Tiêu dùng thịt lợn ở mức cũ với chất lượng không đổi
□Tiêu dùng thịt lợn ở mức cũ nhưng chất lượng thấp hơn
□Tiêu dùng thịt lợn ít hơn: .......... kg/tháng, tăng tiêu dùng các hàng hoá thay thế
5. Khi thu nhập giảm đi ông(bà) sẽ tiêu dùng thịt lợn đen?
□Tiêu dùng thịt lợn ở mức cũ với chất lượng không đổi
□Tiêu dùng thịt lợn ở mức cũ nhưng chất lượng thấp hơn
□Tiêu dùng thịt lợn ít hơn: .......... kg/tháng,
tăng tiêu dùng các hàng hoá thay thế có giá rẻ hơn
6. Khi thu nhập tăng lên ông(bà) sẽ tiêu dùng thịt lợn đen?
□Tiêu dùng thịt lợn ở mức cũ với chất lượng không đổi
□Tiêu dùng thịt lợn ở mức cũ nhưng chất lượng cao hơn
□Tiêu dùng thịt lợn nhiều hơn: ......... kg/tháng
□ Tăng tiêu dùng các hàng hoá thay thế có chất lượng hơn
7. Phản ứng của ông(bà) khi xảy ra dịch bệnh trong chăn nuôi lợn?
□Vẫn tiêu dùng bình thường □Tiêu dùng bình thường và mua ở chỗ uy tín
□Ít ăn thịt lợn hơn
□Tiêu dùng hàng hoá thay thế
□ Hoàn toàn không mua
□ Khác:……………………………..
8. Nếu thịt lợn đen có giá rẻ nhưng chất lượng kém, ông(bà) có sử dụng? □ Có □Không 12
9. Khi mua thịt lợn tại các nguồn hay mua, ông(bà) có yên tâm thịt lợn đen
đảm bảo chất lượng, an toàn?
□ Hoàn toàn tin tưởng □ Tin phần nào
□ Không tin tưởng Tại sao?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
10. Ông(bà) có sẵn sàng trả giá cao hơn đối với thịt lợn có bao bì, tem nhãn
chững minh xuất xứ? □ Có □Không 10.1. Nếu có, ông(bà) sẵn lòng trả thêm bao nhiêu cho
1kg?… ................ (1000đ/kg)
10.2. Nếu không, tại sao?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
11. Ông(bà) đã có lần nào mua phải thịt lợn kém chất lượng chưa? □ Có □Không
12. Thái độ của ông(bà) như thế nào đối với cửa hàng thịt khi mua phải thịt kém
chất lượng ngay lúc đó?
□Mang trả lại thịt
□Phản ánh với cửa hàng thịt nhưng không trả thịt □Không làm gì □Khác
13. Nếu mua phải thịt kém chất lượng, ông(bà) có tiếp tục mua ở đó?
□ Vẫn mua, nhưng có kiểm tra
□ Chuyển cửa hàng khác □ Khác
14. Sau khi sơ chế, chế biến, thấy những dấu hiệu thịt không an toàn ông(bà) sẽ làm gì?
□ Tiếp tục sử dụng □Bỏ đi
15. Nếu mua được thịt lợn đen an toàn nhưng với lượng hạn chế, gia đình
ông(bà) có ưu tiên cho trường hợp nào không?
□Trẻ em dưới 2 tuổi
□Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi
□Phụ nữ có thai cho con bú □Người già trên 70 tuổi 13 □Không ưu tiên
□ Khác:……………………………..
16. Gia đình ông(bà) đã có lần nào gặp phải tình huống không mong muốn khi
tiêu dùng thịt lợn? □ Đã từng □Chưa từng 16.1. Nếu có, gia đình đã bị làm
sao?............................................................................ Dấu hiệu: □Đau nhức cơ
□Ngộ độc thực phẩm
□Cơ thể gầy yếu □Tử vong
□Khác:……………………………..
16.2. Ông(bà)đã xử lí tình huống đó như thế nào? □Không làm gì
□Gọi hàng xóm giúp
□Tự chữa ở nhà
□Đến các cơ sở y tế □Tự mua thuốc
□ Khác:…………………………….. Tại sao?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
17. Ông(bà) có mong muốn gì về việc tiêu dùng thịt lợn đen không?(nguồn
cung, lượng cung, vệ sinh ATTP,công tác kiểm tra…)
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
Xin chân thành cảm ơn ông(bà) đã giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra này! 14
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ CHĂN NUÔI LỢN ĐEN
Người được phỏng vấn : …………………………………………………………. Địa chỉ
: ………………………………………………………….. Số điện thoại
: …………………………………………………………. I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ CHĂN NUÔI
1. Giới tính chủ hộ □ Nam □ Nữ
2. Tuổi của chủ hộ: ……………….. 3. Dân tộc □ Tày □ Mông □ Nùng □ Mường □ Dao □ Sán Chí □ Hoa □ Kinh 4. Trình độ □ Chưa qua đào tạo □ Sơ cấp, trung cấp □ Cấp I, II □ Cao đẳng, Đại học □ Cấp III □ Trên Đại học 5. Nghề nghiệp □ Nông nghiệp □ Lao động tự do □ Công chức Nhà nước □ Nội trợ □ Buôn bán □ Khác
6. Số nhân khẩu của hộ: ………………………..
7. Tổng diện tích đất đai chủ hộ: ...................................(m2). Trong đó:
- Đất thổ cư ......................... (m2).
- Đất nông nghiệp: ............................. (m2). II.
THÔNG TIN VỀ CHĂN NUÔI LỢN 1 1. Chuồng trại
Tổng diện tích nuôi lợn đen (m2)
+ diện tích chuồng trại (m2) + diện tích chăn thả (m2) Kiểu chuồng □Kiên cố □Không kiên cố
2. Số đầu lợn của hộ là? Tổng số đầu lợn (con) + nái (con) + choai (con) + thịt (con)
3. Số con đẻ ra bình quân trên 1 lứa là: .................................................. (con/lứa).
4. Số con nuôi sống bình quân trên 1 lứa là: .......................................... (con/lứa).
5. Số lứa ông bà nuôi trong một năm là: .............. (lứa/năm).
6. Thời gian nuôi trên 1 lứa: ..................... (tháng/lứa).
7. Trọng lượng bình quân lợn con khi bắt đầu nuôi là: ............................. (kg).
8. Trọng lượng bình quân khi xuất chuồng là: .............................................. (kg).
9. Trọng lượng tối đa đạt được khi xuất chuồng là: ...................................... (kg).
10. Ông(bà) tiêu thụ lợn qua hình thức nào? Hình thức Lượng bán(con) Giá bán(kg)
□Bán cho công ty chế biến
□Bán cho nhà máy, lò mổ □Bán cho tư thương □Tự tiêu thụ
11. Ông(bà) có hợp đồng tiêu thụ không? □ Có □ Không
12. Giá bán bình quân 1kg lợn hơi là: ......................................... (1000 đồng/kg). 2
13. Gía bán bình quân 1kg sản phẩm thịt lợn đen là:
… ....................................... (1000 đồng/kg).
14. Chi phí chăn nuôi lợn của hộ ông(bà) trong 1 ngày là:
… ..................................... (1000đồng/ngày).
15. Vấn đề mà ông(bà) quan tâm nhất khi chọn giống là gì?
□ Chất lượng giống □ Giá cả □ Khác
……………………………………….
16. Ông(bà) thường mua giống từ đâu? □Tự túc □Cơ sở giống □Người quen □Thương lái
17. Thức ăn chăn nuôi cho lợn là gì? □Mua □Tự chế biến □Kết hợp
18. Ông(bà) thường mua những gì làm thức ăn cho lợn? □Cám đậm đặc □Cám hỗn hợp
□Ngô, khoai, sắn, chuối
□Thức ăn bổ sung
19. Ông(bà) có sử dụng thức ăn sẵn cho lợn? □Không □Thức ăn thừa □Các loại rau
□Khác:…………………………………
20. Ông(bà) có sử dụng thức ăn công nghiệp cho lợn? □ Có □ Không
21. Trong quá trình chăn nuôi lợn đen, ông(bà) nhận thấy lợn thường mắc các loại bệnh nào? □Bệnh nghệ
□Bệnh phân trắng
□Lở mồm long móng
□Khác:………………………………… 3
22. Ông(bà) có phun tiêu độc khử trùng cho lợn đen? Người phun Thời gian/lần phun Cơ quan chức năng Tự phun
23. Ông(bà) có sử dụng bảo hộ lao động khi phun? □ Có □ Không
Đó là những dụng cụ nào?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
24. Ông(bà) có tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn không? □ Có □ Không
25. Khi lợn bị bệnh ông(bà) xử lí thế nào? □Tự chữa
□Mời nhân viêu thú y □Kết hợp
26. Ông(bà) có gặp các rủi ro trong chăn nuôi không? □Không □Dịch bệnh
□Về kỹ thuật(giống, thức ăn…)
□Về thị trường
27. Ông(bà) có bị chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát trong quá trình chăn nuôi? □ Có □ Không
28. Ông(bà) gặp khó khăn gì trong chăn nuôi lợn đen?
……………………………………………………………………………………..…
…………………………………………………………………………………..……
………………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………………. 4
29. Ông(bà) có nguyện vọng gì về các chính sách của Nhà nước?
□ Được cấp giấy chứng nhận chăn nuôi
□ Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
□ Được vay vốn ngân hàng
□ Được hỗ trợ dịch vụ
□ Được hỗ trợ đào tạo kiến thức
30. Ông bà nhận thấy nhu cầu tiêu dùng lợn đen của người dân tại địa phương như thế nào?
……………………………………………………………………………………..…
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Xin chân thành cảm ơn ông(bà)! 5
PHIẾU ĐIỀU TRA BÁN LẺ THỊT LỢN ĐEN
Người được phỏng vấn : …………………………………………………………. Địa chỉ
: ………………………………………………………….. Số điện thoại
: …………………………………………………………. I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI BÁN LẺ 1. Giới tính □ Nam □ Nữ
2. Tuổi: ……………….. 3. Dân tộc □ Tày □ Mông □ Nùng □ Mường □ Dao □ Sán Chí □ Hoa □ Kinh 4. Trình độ □ Chưa qua đào tạo □ Sơ cấp, trung cấp □ Cấp I, II □ Cao đẳng, Đại học □ Cấp III □ Trên Đại học 5. Nghề nghiệp □ Bán lẻ thịt lợn đen □
Khác ……………………...
6. Số nhân khẩu của gia đình ........................................ (người).
7. Số người tham gia bán lẻ thịt lợn của gia đình ................................... (người).
8. Ông(bà) bán thịt lợn đen được bao nhiêu năm?......................................(năm).
9. Thu nhập từ bán lẻ đóng góp bao nhiêu phần trăm tổng thu nhập của hộ?
. ......................................... %
10. Loại hình kinh doanh của ông(bà) là? □Bán buôn □Bán rong □Bán ở chợ □Bán tại nhà
□Khác: ……………………………. 1
11. Ngoài bán lẻ thịt lợn đen, ông(bà) có tham gia thêm hoạt động nào nữa không? □Không □Thu gom □Giết mổ □Chăn nuôi □Chế biến
□Khác: ……………………………….
12. Ngoài bán lẻ thịt lợn đen ông(bà) có bán các loại thức ăn khác không? □Không □Có Chiếm % tỷ lệ □Thịt gia cầm □Thịt gia súc □Thuỷ hải sản □Rau
□Khác: ……………………………….. II.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Ước lượng vốn kinh doanh của ông(bà) trong 12 tháng: ........................(trđ).
2. Các tài sản sử dụng cho bán lẻ? TT TÊN 1
Tổng diện tích khu bán lẻ M2 2
Phương tiện vận chuyển + xe máy Chiếc + xe đạp Chiếc + ô tô Chiếc 3 Bàn thịt Chiếc 4
Khác: ………………………… 3. Các dụng cụ TT TÊN 2 1 Dao Cái 2 Quạt Cái 3 Tủ lạnh Cái 4 Cân Cái 5 Thớt Cái 6 Máy xay Cái 7 Khác: ………………….
4. Vị trí quầy(cửa hàng) bán thịt 4.1.
Tại nhà, cách nhà................................................. (m) 4.2.
Ngoài khu dân cư, cách ....................................... (km).
5. Ông(bà) lấy thịt lợn từ đâu về bán? Nguồn cung
Phần trăm cung cấp Hợp đồng □Từ hộ □Hộ chăn nuôi khác □Trang trại □Giết mổ □Bán buôn thịt □Khác
6. Nếu tự giết mổ, trung bình một ngày ông(bà) mua bao nhiêu con lợn? . ............... (con)
7. Nếu tự giết mổ, lơn được mổ ở đâu? □Tại nhà □Tại lò giết mổ
8. Nếu mua thịt lợn về bán thì giá thịt lợn đen được xã định như thế nào? Tiêu chuẩn Thứ tự ưu tiên Chất lượng thịt Tự quyết 3
Do nguồn cung quyết định
Thoả thuận với các hộ bán lẻ Khác
9. Ông(bà) bắt đầu làm việc từ mấy giờ? ................................................... (giờ).
10. Ông(bà) bắt đầu bán từ mấy giờ? ........................................................ (giờ).
11. Mấy giờ kết thúc? .................................................. (giờ).
12. Sản phẩm và giá Sản phẩm Khối lượng Giá mua Khối lượng Giá bán mua(kg) (1000đ/kg) bán(kg) (1000đ/kg) Thịt thăn Thịt bắp Thịt mông Thịt vai Rẻ sườn Khác 13. Chi phí Chi
Khoản tiền (1000đ/tháng) Điện Xăng xe Nước Vận chuyển Lao động Thuế
14. Khi không bán hết thịt trong ngày, ông(bà) xử lý thế nào? □Bán rẻ □Bảo quản lạnh 4 □Sử dụng cho bữa ăn □Cho, biếu
□Khác: …………………………..
15. Ông(bà) thường bán thịt cho ai nhiều nhất? □Bán buôn □Bán lẻ □Nhà hàng, quán ăn □Người tiêu dùng
□Khác: ………………….
16. Theo ông(bà) yêu cầu về thịt lợn hiện nay của người tiêu dùng là gì? □Thịt lợn an toàn □Giá cả hợp lý
□Khác: …………………..
17. Trong ngày ông(bà) có khoảng bao nhiêu lượt khách?
. .............................. (lượt).
18. Ông(bà) có khoảng bao nhiêu khách hàng quen thuộc?
. .......................... (khách).
19. Thời gian quay lại mua và lượng mua Thời gian Lượng mua(kg) Hàng ngày 2-3 ngày 1 tuần 2 tuần 1 tháng
20. Ông(bà) nhận thấy nhu cầu tiêu dùng thịt lợn đen của người dân trên địa bàn như thế nào?
……………………………………………………………………………….………
…………………………………………………………………………….…………
……………………………………………………………………….……………… 5
………………………………………………………………….……………………
………………………………………………………………………………………
21. Cơ sở của ông(bà) có giấy phép kinh doanh không? □ Có □ Không
22. Ông(bà) bán thịt lợn có được kiểm dịch không? □ Có □ Không
Nếu có thì do cơ quan nào kiểm dịch?............................................................................
23. Cơ sở của Ông(bà) có các cơ quan đến kiểm tra không? □ Có □ Không
Nếu có thì do cơ quan nào kiểm tra?..............................................................................
..........................................................................................................................................
24. Ông(bà) đã bị phạt bao giờ chưa? □ Có □ Không Nếu có, lý do là gì?
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
25. Ông(bà) gặp những khó khăn gì trong bán lẻ thịt lợn đen tại địa phương?
…………………………………………………………..………………………………
…………………………..………………………………………………………………
…………………………………………………………..………………………………
…………………………..……………………………………………………………..
…………………………………………………………..………………………………
…………………………..………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Xin chân thành cảm ơn ông(bà)! 6
PHIẾU ĐIỀU TRA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG,
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Người được phỏng vấn : …………………………………………………… Địa chỉ
: …………………………………………………… Số điện thoại
: …………………………………………………… I.
THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Giới tính □ Nam □ Nữ 2. Tuổi: ………..
3. Trình độ học vấn □ Chưa qua đào tạo □ Sơ cấp, trung cấp □ Cấp I, II □ Cao đẳng, Đại học □ Cấp III □ Trên Đại học
Chuyên nghành đào tạo: ……………………………………………………………….. II.
HOẠT ĐỘNG CỦA ÔNG(BÀ)
1. Hiện tại ông(bà) đang làm việc ở cơ quan nào?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
2. Ông(bà) hoạt động trong cơ quan từ khi nào?
…………………………………………………………………………………
3. Chức vụ đảm nhận trong cơ quan?
………………………………………………………………………………..
4. Theo ông(bà) thế nào là thịt lợn an toàn?
….……………………………………………………………………………..……
…….……………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………… 1
5. Ông(bà) nhận thấy nhu cầu tiêu dùng thịt lợn đen tại địa bàn như thế nào?
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
………………………………………….
6. Ông(bà) thấy nguồn cung về thịt lợn đen đã đáp đủ nhu cầu tiêu dùng hay chưa?
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
…………………………………………..
7. Ông(bà) giám sát các khâu nào trong quá trình đưa thịt lợn đen đến tay người tiêu dùng? □Chăn nuôi □Trung gian
□Bán buôn, bán lẻ
□Khác:…………………………………..
8. Nếu có vi phạm, ông(bà) sẽ xử lý như thế nào? □Cảnh cáo □Phạt hành chính □Lập biên bản
□Khác: ……………………………..
9. Ông(bà) có phối hợp với cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động quản lý không? □ Có □ Không
Nếu có, đó là cơ quan nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………… 2
10. Trong quá trình hoạt động cơ quan thường gặp những khó khăn gì?
….……………………………………………………………………………..……
…….……………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………………
…….….……………………………………………………….……………………
………….………………………………………………...…………………………
………………………………………………………
11. Ông(bà) có kiến nghị hay đề xuất gì trong quá trình hoạt động của cơ quan?
….……………………………………………………………………………...……
…….……………………………………………………………………...…………
………………………………………………………………………………………
…….….………………………………………………………..……………………
………….………………………………………………..…………………………
………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông(bà)! 3