KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP NHÓM 4. Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Năm 2015 với tổng số nợ lên đến 324 tỷ euro, Chính phủ Hy Lạp đang tiến gần đến nguy cơ vỡ nợ nếu không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế khi các món nợ đã “chất cao như núi”, trong khi nguồn tiền trả nợ ở đâu vẫn là một câu hỏi lớn. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49221369
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP Tên nhóm : 4.0/4.0 Thành viên : - Lê Đức Sơn - Võ Anh Thư - Võ Thị Mỹ Linh
- Lê Cao Như Quỳnh - Trần Thị Phương Thảo 1. Thực trạng:
➔ Năm 2009, tổng số nợ công của Hy Lạp lên tới 300 tỷ euro, chiếm 124 % GDP,
thâm hụt ngân sách lên tới hai con số, trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục âm.
➔ Năm 2010, đỉnh điểm của khủng hoảng, Hy Lạp phải đối mặt với 3 vấn đề chính:
Uy tín Chính phủ bị giảm, thanh khoản sụt giảm, nguy cơ vỡ nợ cao.
➔ Năm 2014, nền kinh tế Hy Lạp có vẻ đang phục hồi khi tăng 0,7%. Chính phủ
đã bán thành công trái phiếu và cân đối ngân sách.
➔ Năm 2015 với tổng số nợ lên đến 324 tỷ euro, Chính phủ Hy Lạp đang tiến gần
đến nguy cơ vỡ nợ nếu không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế khi các
món nợ đã “chất cao như núi”, trong khi nguồn tiền trả nợ ở đâu vẫn là một câu hỏi lớn.
➔ Sau 8 năm thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”, tới tháng 8-2018, Hy Lạp
đã chính thức bước ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử,
từng đẩy nước này tới bờ vực phá sản.
➔ Hy Lạp được tự do, thế nhưng vẫn phải cam kết từ nay đến năm 2022, thặng dư
ngân sách công hàng năm phải được ít nhất 3,5%, bị buộc phải kiểm toán ngân sách sau 3 tháng. 2. Nguyên nhân: ● Yếu tố trong nước:
➔ Tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công: thập
niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, vì vậy
đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài. Lợi
tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU (năm
1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột
khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay
nợ tài trợ cho chi tiêu công. lOMoARcPSD| 49221369
➔ Chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách: Mặc dù tăng trưởng GDP
của Hy Lạp (2001 - 2007) với tốc độ trung bình 4,3%, nhưng mức chi tiêu chính
phủ G tăng 87% trong khi mức thu chỉ tăng 31%, khiến thâm hụt ngân sách quá
mức cho phép 3% GDP của EU. (Sự già hóa dân số và hệ thống lương hưu vào
loại hào phóng bậc nhất khu vực châu Âu của Hy Lạp cũng được coi là một trong
những gánh nặng cho chi tiêu công)
➔ Nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách
và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố
làm giảm nguồn thu ngân sách. Theo đánh giá của Ngân hàng thê giới (WB),
kinh tế không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP Hệ thống thuế với
nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu
hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh
tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.
➔ Sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngòai và việc sử dụng nguồn vốn
không hiệu quả: việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn của Hy Lạp.Tuy
nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu
như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ dẫn đến mức nợ ngày càng tăng.
➔ Thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư. ● Yếu tố quốc tế:
➔ Tham vọng nhất thể hóa bằng mọi giá của các nhà lãnh đạo Châu Âu.
➔ Những gói cứu trợ lãi suất thấp làm nợ Hy Lạp cao ngất ngưởng.
➔ Không tuân thủ các quy định của EU.
➔ Tác động của khủng hoảng tài chính 2008.
➔ Mâu thuẫn chính sách tiền tệ và chính sách tài chính.
3. Tác động của khủng hoảng : ● Hy Lạp:
➔ Thứ nhất, hạ xếp hạng tín dụng. Thâm hụt ngân sách triền miên và liên tục vay
thêm nợ mới của Hy Lạp trong giai đoạn 2009-2011 đã khiến giới đầu tư quốc
tế hết sức quan ngại về khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ này. Kết quả
là S&P, Moody’s và Fitch liên tục hạ xếp hạng tín dụng của trái phiếu chính phủ
nước ngoài, có giai đoạn hạ xuống mức cận kề phá sản khiến cho việc Chính phủ
Hy Lạp vay thêm nợ mới hết sức khó khăn.
➔ Thứ hai, lãi suất trái phiếu chính phủ tăng. Từ năm 1998 - 2011, lãi suất trung
bình của trái phiếu chính phủ Hy Lạp là 5,21% (mức cao nhất là 11,39% vào thời
điểm tháng 12/2010 và mức thấp nhất là 3,23% vào thời điểm tháng 9/2005). Do
xếp hạng tín dụng liên tục giảm nên giá trái phiếu chính phủ cũng giảm theo, do
vậy để huy động được vốn từ nguồn này buộc Chính phủ Hy Lạp phải liên tục
nâng lãi suất của các chứng khoán chính phủ. lOMoARcPSD| 49221369
➔ Thứ ba, cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ. Đứng trước nguy cơ vỡ nợ, Chính phủ Hy
Lạp đã phải áp dụng chính sách tài khóa "thắt lưng buộc bụng" hết sức ngặt
nghèo để cải thiện tình hình ngân sách. Chính phủ đã chủ động cắt giảm mạnh
các khoản chi tiêu và gia tăng nguồn thu chủ động từ thuế, cụ thể là: Tăng các
loại thuế, đánh thuế vào các mặt hàng xa xỉ, giảm chi tiêu công (chi tiêu cho giáo
dục, quân sự và anh sinh xã hội), tư hữu hóa các doanh nghiệp quốc doanh, sa
thải công chức và giảm chi tiêu y tế.
➔ Thứ tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm. Do Chính phủ Hy
Lạp phải áp dụng chính sách tài khóa khắc khổ để tiếp cận được các gói hỗ trợ
của các định chế tài chính quốc tế, do vậy việc cắt giảm thâm hụt ngân sách được
xem là quan trọng hàng đầu. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ nước này phải
tăng thuế và giảm chi tiêu công. Khi tăng thuế, môi trường đầu tư kém hấp dẫn,
do vậy ở thời kỳ khủng hoảng nợ công này, FDI vào Hy Lạp liên tục giảm, sức
hấp dẫn của nền kinh tế cũng giảm đi.
➔ Thứ năm, tăng trưởng GDP sụt giảm. Tác động rõ nét nhất của khủng hoảng nợ
đối với nền kinh tế là làm sản lượng quốc gia sụt giảm, do nền kinh tế không có
đủ động lực về vốn để gia tăng đầu ra. Trước khi xảy ra khủng hoảng, Hy Lạp là
một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trong khu vực, với mức
tăng trưởng hàng năm đạt trung bình 4% (giai đoạn 2003 – 2007) nhưng sau khi
khủng hoảng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Hy Lạp sụt giảm mạnh, đặc biệt là
trong giai đoạn 2008 – 2014.
➔ Thứ sáu, thất nghiệp gia tăng. Việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ tác động tiêu
cực đối với môi trường kinh doanh trong nước làm giảm hoạt động đầu tư, khiến
cho công ăn việc làm tạo ra ngày càng ít đi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Cộng với
chính sách “thắt lưng buộc bụng” khiến cho tình trạng thất nghiệp tại quốc gia này càng trầm trọng. ● Eurozone:
➔ Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã kéo theo mối lo ngại về một hiệu ứng
khủng hoảng domino lan rộng khắp Châu Âu. Sau Hy Lạp, các nước như Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len và Ý là những nước phải đối mặt với nguy cơ
khủng hoảng nợ công. Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20%, thâm hụt
ngân sách trên 10% GDP; Bồ Đào Nha có thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương
mại ở mức cao, tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, nợ công của Ý chiếm 106,1% GDP
(năm 2008). Thực tế đã cho thấy, sau Hy Lạp, Ai-len đã phải cầu cứu sự giúp đỡ
của Liên minh Châu Âu EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để giải quyết khủng
hoảng nợ của nước này.
➔ Khủng hoảng lan rộng ở khắp các quốc gia thành viên Eurozone đã khiến đồng
Euro mất giá khá mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ. Sự mất giá của đồng Euro
khiến cho đồng tiền chung Châu Âu trở thành tầm ngắm của các quỹ đầu cơ, các
ngân hàng và định chế tài chính muốn được sinh lời từ việc bán khống. lOMoARcPSD| 49221369
Bằng cách vay và ồ ạt bán khống đồng Euro, các đối tượng này làm cho tỷ giá
Euro lao dốc mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Cuối cùng, họ thực hiện
việc mua vào Euro với giá rẻ để trả lại, bỏ túi những khoản lãi khổng lồ.
➔ Thị trường chứng khoán Châu Âu đã chứng kiến những phiên giảm điểm liên
tiếp do lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và sau đó là Ailen, có thể
lan sang các nước khác ở châu Âu - nơi cũng có thâm hụt ngân sách lớn.
➔ Sự mất cân bằng của nền kinh tế đã dẫn đến sự mất cân bằng xã hội: hàng loạt
những cuộc biểu tình phản đối các chính sách của chính phủ đã diễn ra rộng khắp
ở những nước phải đưa ra các biện pháp thắt chặt chi tiêu công như Hy Lạp, Ai-
len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Những cuộc bãi công liên tục đẩy các đất nước
này vào tình trạng bất ổn kinh tế - chính trị - xã hội, từ đó làm mất lòng tin của
giới đầu tư, khiến cho tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng
4. Chính sách để không xuất hiện thêm khủng hoảng nữa của NHTW:
- Xây dựng các chiến lược quản lý nợ cụ thể và hiệu quả
- Nâng cao và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về nợ công
- Bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với vấn đề cơ cấu, quy mô và sử dụng nợ công
- Xây dựng mô hình quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý nợ
- Giảm chi tiêu công và thâm hụt ngân sách - Ấn định lãi suất
- Thiết lập thị trường - Chính sách tiền tệ
- Thúc đẩy sự ổn định tài chính một cách tự nhiên, vì NHTW có khả năng kịp thời
bơm một lượng lớn thanh khoản nhờ vào khả năng độc quyền trong việc phát hành tiền của mình.
- Nắm giữ chứng khoán của các ngân hàng
- Phát hành trái phiếu chính phủ giúp bù đắp thâm hụt ngân sách - Phát hành
tín phiếu ngắn hạn giúp làm tăng tính thanh khoản
5. Công cụ NHTW có thể sử dụng để phục hồi kinh tế sau khủng hoảng:
➔ Tái cấp vốn: hình thức cấp tín dụng của NHTW nhằm cung ứng vốn ngắn hạn
và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHTW quy định và thực hiện việc tái cấp
vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ
có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
➔ Dự trữ bắt buộc: NHTW đưa ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhất định phải tuân theo để
đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
➔ Nghiệp vụ thị trường mở: NHTW thực hiện thông qua việc mua, bán giấy tờ có
giá đối với TCTD: quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua
nghiệp vụ thị trường mở. lOMoARcPSD| 49221369
➔ Tỷ giá hối đoái: NHTW công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế
điều hành tỷ giá. Các chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Chính sách chiết
khấu, chính sách hối đoái, phá và nâng giá tiền tệ.
➔ Ấn định lãi suất: NHTW ấn định trực tiếp mức lãi suất cho vay để các NHTM áp
dụng với các đối tượng cho vay. Nếu muốn tăng khối lượng cho vay thì NHTW
giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn, và nếu thấy cần
hạn chế đầu tư thì NHTW ấn định mức lãi suất cao.
➔ Ấn định hạn mức tín dụng: NHTW ấn định một khối lượng tín dụng phải cung
cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định rồi sau đó tìm con đường để
đưa nó vào nền kinh tế.