Kĩ thuật và ý nghĩa của tục nhuộm răng - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Kĩ thuật và ý nghĩa của tục nhuộm răng - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

KĨ THUẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA TỤC
NHUỘM RĂNG
1/ Cách nhuộm răng đen của người Việt
Mỗi nước, mỗi dân tộc lại có quan niệm thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng cũng như cách
nhuộm răng khác nhau.
Hãy cùng tìm hiểu 2 cách nhuộm răng của người Thái và người Kinh xem họ có sự khác
biệt như thế nào nhé.
1.1/ Người Thái (Tày) nhuộm răng đen như thế nào?
Người Thái nhuộm răng đen bằng những nguyên liệu tự nhiên có thể lấy được trong rừng
và những cây được trồng ngay trong vườn.
Nguyên liệu để nhuộm răng đen chỉ gồm quả mè và bồ hóng.
Muốn có được màu đen bóng của răng thì cần chuẩn bị nguyên liệu trong khoảng 8 – 10
ngày và phải pha chế theo đúng tỉ lệ sau:
Bước 1: Chuẩn bị quả mè non có độ chát, dính răng, sau đó đồ lên, bóc lấy vỏ.
Bước 2: Giã nhỏ vỏ mè rồi phơi lên các vật dụng bằng sắt như cuốc, xẻng để chúng đen
bóng hơn.
Bước 3: Sau khi vỏ mè khô thì ngâm nước cho mềm rồi bọc lại bằng lá chuối khô.
Bước 4: Nướng và giã nhỏ lại 1 lần nữa thành bột mịn.
Bước 5: Trộn bồ hóng (cạo trên ống nữa ở gác bếp) với vỏ mè thành một hỗn hợp sền sệt
rồi đó bôi lên răng.
Bước 6: Giữ nguyên hỗn hợp này qua đêm. Thực hiện liên tục 3 – 5 đêm cho tới khi đạt
màu ưng ý.
Người dân tộc Thái nhuộm răng
Mỗi lần thực hiện nhuộm răng như vậy bạn sẽ thấy cảm giác đau nhức, ê buốt răng. Muốn
có màu đen như ý muốn thì khoảng 3 tháng sẽ cần nhuộm lại 1 lần.
1.2/ Kỹ thuật nhuộm đen răng của người Kinh
Quy trình nhuộm răng của người Kinh cũng giống với người dân tộc Tày, nhưng có sự khác
biệt về nguyên liệu dùng để nhuộm.
Đó là người kinh dùng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh và nhựa của gáo dừa.
Cách thực hiện được chia theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
3 Ngày đầu tiên: Dùng vỏ cau khô trộn với bột muối và bột than mỗi khi làm sạch răng (chải
răng, xỉa răng,..)
Trước ngày nhuộm 1 ngày: Lấy nước chanh hòa với rượu trắng, sử dụng hỗn hợp này để
ngậm hoặc súc miệng. Việc này nhằm mục đich khiến men răng mòn bớt đi, tăng hiệu quả
thuốc nhuộm.
Vỏ cau khô làm sạch răng
Do một phần men răng bị loại bỏ nên bước này thường đem lại cảm giác đau đớn cho
người nhuộm. Cảm giác như răng bị lung lay, nhức, ê buốt.
Không chỉ răng mà còn miệng, môi, lưỡi vòm họng còn sưng và ê buốt.
Bước 2: Nhuộm răng
Thuốc nhuộm được pha chế từ 7-10 ngày trước đó theo 1 tỉ lệ nhất định. Sau đó, lấy hỗn
hợp này cho vào lá chuối hoặc lá dừa và áp lên vùng răng cần nhuộm (cả 2 hàm răng).
Thời điểm để nhuộm thích hợp nhất là sau bữa tối sẽ nhuộm 1 lần. Đến nửa đêm thì thay 1
lớp thuốc nhuộm khác và để đến sáng.
Sáng hôm sau thì người nhuộm phải súc miệng bằng nước mắm để loại bỏ bớt chất độc từ
thuốc còn sót lại trên răng.
Nguyên liệu nhựa cánh kiến nhuộm răng
Điều khó khăn nhất trong quá trình nhuộm răng đó là người nhuộm phải ngậm chặt miệng
để tránh tình trạng thuốc nhuộm không đều.
Ngoài ra trong khoảng thời gian này, người nhuộm không được nhai thực phẩm mà chỉ
được nuốt chửng.
Bước 3: Nhuộm đen & đánh bóng
Khi răng chuyển sang màu đỏ già như màu cánh kiến, người ta sẽ phết hỗn hợp bào chế từ
phèn đen và nhựa cánh kiến lên răng. Đây chính là bước nhuộm đen cho răng.
Tiếp đó người ta nấu nhựa của gáo dừa trên lửa lớn. Sử dụng chất nhựa chảy ra này bồi
lên răng để đánh bóng răng.
Cố định nhuộm răng bằng nhựa gáo dừa
Phương pháp nhuộm răng đen này có thể giữ được 20 tới 30 năm tùy vào cách chăm sóc.
Tuy nhiên, để lúc nào răng cũng đen bóng thì mỗi năm nên nhuộm lại 1 lần. Nếu không màu
răng sẽ phai nhạt, loang lổ mà dân gian thường gọi là “răng cải mả”.
2/ Ý nghĩa của tục nhuộm răng đen
Mặc dù nhuộm răng đen ảnh hưởng tới thẩm mỹ khá nhiều. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có
những ý nghĩa khác nhau.
2.1/ Ý nghĩa tục nhuộm đen răng của người Việt
Với người Việt, phong tục nhuộm răng đen vừa có tác dụng bảo vệ răng khỏi con sâu răng,
vừa mang ý nghĩa đánh dấu tuổi trưởng thành và cũng thể hiện sự tự tôn dân tộc.
Xã hội thời xưa thường chỉ đánh giá vẻ bề ngoài, không soi xét tư cách quá nhiều. Họ cho
rằng chỉ những người trưởng thành, đàng hoàng,.. mới nhuộm răng đen.
Nhuộm răng đen là quy luật bất thành văn trong
xã hội
Do vậy, những người không nhuộm sẽ được coi là dị biệt, khác người, không đứng đắn.
Thậm chí còn có câu nói “răng trắng như răng chó” mang ý nghĩa chửi ngầm.
Ngài ra, việc nhuộm răng đen thời xưa của người Việt cũng là để phân biệt với người Tàu.
Từ bậc vua chúa cho tới dân đen tất cả đều thực hiện nhuộm răng.
2.2/ Ý nghĩa tục nhuộm răng của người Nhật Bản
Tục nhuộm răng của người Nhật ban đầu thường thấy ở phụ nữ. Ngoài tác dụng bảo vệ
răng thì đó còn là dấu hiệu nhận biết phụ nữ đã có chồng.
Sau này khi những người đàn ông nhận ra tác dụng bảo vệ răng của việc nhuộm răng thì họ
cũng dần làm theo. Phong tục này kéo dài cho tới thời Edo mới chấm dứt.
Sau này tục này lại thường xuất hiện ở phụ nữ có gia đình, đàn ông quý tộc, gái mại dâm và
những người phụ nữ làm nghệ thuật.
Ở những vùng quê thì người ta thường chỉ nhuộm răng vào những dịp cưới hỏi, ma chay.
Sau này, đến năm 1870 triều đình Nhật Bản cấm tục nhuộm răng và tục này dẫn biến mất.
Tuy nhiên, nếu đến các “phố đèn đỏ” thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ gặp những geisha múa hát ở
đây nhuộm răng đen.
| 1/5

Preview text:

KĨ THUẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA TỤC NHUỘM RĂNG
1/ Cách nhuộm răng đen của người Việt
Mỗi nước, mỗi dân tộc lại có quan niệm thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng cũng như cách nhuộm răng khác nhau.
Hãy cùng tìm hiểu 2 cách nhuộm răng của người Thái và người Kinh xem họ có sự khác biệt như thế nào nhé.
1.1/ Người Thái (Tày) nhuộm răng đen như thế nào?
Người Thái nhuộm răng đen bằng những nguyên liệu tự nhiên có thể lấy được trong rừng
và những cây được trồng ngay trong vườn.
Nguyên liệu để nhuộm răng đen chỉ gồm quả mè và bồ hóng.
Muốn có được màu đen bóng của răng thì cần chuẩn bị nguyên liệu trong khoảng 8 – 10
ngày và phải pha chế theo đúng tỉ lệ sau:
Bước 1: Chuẩn bị quả mè non có độ chát, dính răng, sau đó đồ lên, bóc lấy vỏ.
Bước 2: Giã nhỏ vỏ mè rồi phơi lên các vật dụng bằng sắt như cuốc, xẻng để chúng đen bóng hơn.
Bước 3: Sau khi vỏ mè khô thì ngâm nước cho mềm rồi bọc lại bằng lá chuối khô.
Bước 4: Nướng và giã nhỏ lại 1 lần nữa thành bột mịn.
Bước 5: Trộn bồ hóng (cạo trên ống nữa ở gác bếp) với vỏ mè thành một hỗn hợp sền sệt rồi đó bôi lên răng.
Bước 6: Giữ nguyên hỗn hợp này qua đêm. Thực hiện liên tục 3 – 5 đêm cho tới khi đạt màu ưng ý.
Người dân tộc Thái nhuộm răng
Mỗi lần thực hiện nhuộm răng như vậy bạn sẽ thấy cảm giác đau nhức, ê buốt răng. Muốn
có màu đen như ý muốn thì khoảng 3 tháng sẽ cần nhuộm lại 1 lần.
1.2/ Kỹ thuật nhuộm đen răng của người Kinh
Quy trình nhuộm răng của người Kinh cũng giống với người dân tộc Tày, nhưng có sự khác
biệt về nguyên liệu dùng để nhuộm.
Đó là người kinh dùng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh và nhựa của gáo dừa.
Cách thực hiện được chia theo các bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị
3 Ngày đầu tiên: Dùng vỏ cau khô trộn với bột muối và bột than mỗi khi làm sạch răng (chải răng, xỉa răng,..)
Trước ngày nhuộm 1 ngày: Lấy nước chanh hòa với rượu trắng, sử dụng hỗn hợp này để
ngậm hoặc súc miệng. Việc này nhằm mục đich khiến men răng mòn bớt đi, tăng hiệu quả thuốc nhuộm.
Vỏ cau khô làm sạch răng
Do một phần men răng bị loại bỏ nên bước này thường đem lại cảm giác đau đớn cho
người nhuộm. Cảm giác như răng bị lung lay, nhức, ê buốt.
Không chỉ răng mà còn miệng, môi, lưỡi vòm họng còn sưng và ê buốt. Bước 2: Nhuộm răng
Thuốc nhuộm được pha chế từ 7-10 ngày trước đó theo 1 tỉ lệ nhất định. Sau đó, lấy hỗn
hợp này cho vào lá chuối hoặc lá dừa và áp lên vùng răng cần nhuộm (cả 2 hàm răng).
Thời điểm để nhuộm thích hợp nhất là sau bữa tối sẽ nhuộm 1 lần. Đến nửa đêm thì thay 1
lớp thuốc nhuộm khác và để đến sáng.
Sáng hôm sau thì người nhuộm phải súc miệng bằng nước mắm để loại bỏ bớt chất độc từ
thuốc còn sót lại trên răng.
Nguyên liệu nhựa cánh kiến nhuộm răng
Điều khó khăn nhất trong quá trình nhuộm răng đó là người nhuộm phải ngậm chặt miệng
để tránh tình trạng thuốc nhuộm không đều.
Ngoài ra trong khoảng thời gian này, người nhuộm không được nhai thực phẩm mà chỉ được nuốt chửng.
Bước 3: Nhuộm đen & đánh bóng
Khi răng chuyển sang màu đỏ già như màu cánh kiến, người ta sẽ phết hỗn hợp bào chế từ
phèn đen và nhựa cánh kiến lên răng. Đây chính là bước nhuộm đen cho răng.
Tiếp đó người ta nấu nhựa của gáo dừa trên lửa lớn. Sử dụng chất nhựa chảy ra này bồi
lên răng để đánh bóng răng.
Cố định nhuộm răng bằng nhựa gáo dừa
Phương pháp nhuộm răng đen này có thể giữ được 20 tới 30 năm tùy vào cách chăm sóc.
Tuy nhiên, để lúc nào răng cũng đen bóng thì mỗi năm nên nhuộm lại 1 lần. Nếu không màu
răng sẽ phai nhạt, loang lổ mà dân gian thường gọi là “răng cải mả”.
2/ Ý nghĩa của tục nhuộm răng đen
Mặc dù nhuộm răng đen ảnh hưởng tới thẩm mỹ khá nhiều. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có những ý nghĩa khác nhau.
2.1/ Ý nghĩa tục nhuộm đen răng của người Việt
Với người Việt, phong tục nhuộm răng đen vừa có tác dụng bảo vệ răng khỏi con sâu răng,
vừa mang ý nghĩa đánh dấu tuổi trưởng thành và cũng thể hiện sự tự tôn dân tộc.
Xã hội thời xưa thường chỉ đánh giá vẻ bề ngoài, không soi xét tư cách quá nhiều. Họ cho
rằng chỉ những người trưởng thành, đàng hoàng,.. mới nhuộm răng đen.
Nhuộm răng đen là quy luật bất thành văn trong xã hội
Do vậy, những người không nhuộm sẽ được coi là dị biệt, khác người, không đứng đắn.
Thậm chí còn có câu nói “răng trắng như răng chó” mang ý nghĩa chửi ngầm.
Ngài ra, việc nhuộm răng đen thời xưa của người Việt cũng là để phân biệt với người Tàu.
Từ bậc vua chúa cho tới dân đen tất cả đều thực hiện nhuộm răng.
2.2/ Ý nghĩa tục nhuộm răng của người Nhật Bản
Tục nhuộm răng của người Nhật ban đầu thường thấy ở phụ nữ. Ngoài tác dụng bảo vệ
răng thì đó còn là dấu hiệu nhận biết phụ nữ đã có chồng.
Sau này khi những người đàn ông nhận ra tác dụng bảo vệ răng của việc nhuộm răng thì họ
cũng dần làm theo. Phong tục này kéo dài cho tới thời Edo mới chấm dứt.
Sau này tục này lại thường xuất hiện ở phụ nữ có gia đình, đàn ông quý tộc, gái mại dâm và
những người phụ nữ làm nghệ thuật.
Ở những vùng quê thì người ta thường chỉ nhuộm răng vào những dịp cưới hỏi, ma chay.
Sau này, đến năm 1870 triều đình Nhật Bản cấm tục nhuộm răng và tục này dẫn biến mất.
Tuy nhiên, nếu đến các “phố đèn đỏ” thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ gặp những geisha múa hát ở đây nhuộm răng đen.