-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kịch bản phát thanh tư vấn giải đáp - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Kịch bản phát thanh tư vấn giải đáp - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MC: Xin kính chào các quý vị thính giả. Chúng ta đang được đồng hành cùng nhau trên tần số FM
69.9 mHz của chương trình Trò chuyện về giới. Thông qua chương trình này, đội ngũ sản xuất chương
trình mong muốn được lan tỏa những góc nhìn, kiến thức đúng đắn về giới cũng như thúc đẩy truyền
thông có trách nhiê @m giới. Và trong số ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với nhau về chủ đề
định kiến giới. Hiện giờ thì Thanh Huyền đang ngồi trong phòng thu với, không chỉ một mà tới hai
khách mời, đều là những người mà Thanh Huyền cực kỳ mến mộ. Sau đây xin trân trọng giới thiệu
hai vị chuyên gia của chúng ta, đó chính là chị Phạm Thị Thu Phương và anh Phạm Thái Minh Hoàng. *khách mời chào*
MC: Như Thanh Huyền được biết thì trong vòng 10 năm trở lại đây các phong trào kêu gọi bình đẳng
giới có sự nở rộ và phát triển rất lớn mạnh không chỉ trên phạm vi thế giới mà ngay cả tại Việt Nam
của chúng ta thì cũng đã trông thấy được nhiều bước tiến đầy ấn tượng trong việc phổ cập kiến thức
về bình đẳng giới nói chung và nữ quyền nói riêng. *giao lưu khách mời*
Nhờ vậy, ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới vấn đề này và mong muốn phá vỡ những định
kiến về giới tính vốn đã không còn phù hợp với xã hội ngày nay. Chính vì thế ngay bây giờ đây thì
chúng ta sẽ cùng kết nối với bạn thính giả đầu tiên và xem xem câu chuyện của bạn ấy là gì nhé! Nhờ
bộ phận kỹ thuật nối máy đến bạn ạ.
Xin chào bạn, bạn có đang nghe rõ Thanh Huyền nói không ạ?
Câu chuyện số 1: BỐ hay MẸ?
Khán giả X: Dạ vâng, xin chào chương trình ạ. Chị họ của em ở Hà Nội hôm trước mới đi làm giấy
khai sinh cho con. Câu chuyện này dường như sẽ rất bình thường và không có gì để nói nếu như cán
bộ UBND thành phố không thông báo hủy hồ sơ khai sinh của em bé kèm theo yêu cầu: Khai lại quê
quán của con theo quê của bố. Chị của em đã vô cùng sốc khi nhận được thông báo như vậy và hiện
cũng đang rất hoang mang liệu khai quê con theo quê của mẹ có phải là sai hay không? Tại sao hồ sơ
của cháu nhà em lại bị từ chối như vậy? Xin chuyên gia tư vấn giúp gia đình em ạ.
MC: Vâng vừa rồi là chia sẻ đến từ bạn thính giả đầu tiên. Xin chuyên gia cho chúng tôi cũng như
bạn thính giả phía trên ý kiến của chị về vấn đề này.
Hoàng: Trước hết thì rõ ràng ở câu chuyện của bạn thính giả vừa chia sẻ tồn tại cả khuôn mẫu giới,
định kiến giới và phân biệt giới. Cũng xin nói qua về Định kiến giới thế này, Định kiến giới là nhận
thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
Ví dụ định kiến giới trong câu chuyện vừa rồi: Con cái không theo quê bố là SAI, theo quê mẹ là KHÔNG ĐÚNG.
Tựu trung lại, có thể khẳng định chắc chắn rằng: hoàn toàn không hề có vấn đề đúng hay sai khi khai
sinh quê cho bé, bất kể là theo quê bố hoặc quê mẹ.
MC: Dạ vâng, không biết chị Phương có suy nghĩ như thế nào về câu chuyện của bạn thính giả vừa
rồi ạ? Luật Hộ tịch (Điều 4, khoản 8) cho phép các em bé được dùng quê quán BỐ HOẶC MẸ, tùy
theo THỎA THUẬN của hai người. Chị Phương:
1. Thể hiện văn hóa, phản chiếu văn hóa một cách rất chân thực -
Chuyện mang họ gì được bàn nhiều -
Chuyện quê hương lần đầu được tranh cãi
+ Quê quán mang ý nghĩa tinh thần và tình cảm nhiều hơn => Vốn dĩ không có đúng hay sai, bố hay mẹ
2. Cách thức thi hành luật phản ánh văn hóa, và vì văn hóa còn định kiến giới nên luật pháp cũng hàm
chứa những sự bất bình đẳng. -
Một trong những lý do khiến ngta không thể bớt định kiến đi được đó là do người ta không biết đó là định kiến -
Đổi ngược lại để thấy đó là định kiến giới.
Đó là khi khai quê quán theo bố thì là nghiễm nhiên, không mấy cán bộ nào đòi hỏi phải chứng minh
thỏa thuận, hầu như không có ai hỏi: "Vợ anh có đồng ý để con anh mang họ bố không?".
Tuy nhiên, nếu bé khai theo quê mẹ, khả năng cao là cán bộ tư pháp sẽ yêu cầu phải có “chứng minh
thỏa thuận và đồng ý” của bố em bé. (ngắt)
Thỏa thuận này nếu không có cả hai bố mẹ cùng có mặt khi làm khai sinh thì nhiều khả năng phải đi
công chứng mới được chấp nhận.
- Như vậy, sự bất bình đẳng giới thể hiện ở chỗ: một gia đình sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn
nếu họ muốn con mình theo quê mẹ.
- Sự bất bình đẳng giới cũng thể hiện ở việc một người đàn ông không cần xin phép vợ để con theo
quê nội. Tuy nhiên, một phụ nữ lại phải xin phép chồng nếu con theo quê ngoại.
Chị Phương: Nếu cán bộ làm khó dễ, không cho phép em bé được theo quê quán của mẹ thì đó
không những vi phạm luật pháp, xâm phạm quyền tự do lựa chọn của công dân, mà còn thể hiện tư
tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội hiện nay.
MC: Như vậy, trong câu chuyện mà bạn khán thính giả chia sẻ, việc khai sinh quê quán cho em bé
theo quê mẹ là hoàn toàn bình thường. Việc cán bộ từ chối hồ sơ và yêu cầu khai lại quê quán theo
quê bố là sự việc hết sức đáng buồn và cũng là hành vi cần phải xem xét và kiểm điểm lại - gia đình
em bé nên làm gì thưa chuyên gia? Chị Phương:
Đối diện với định kiến giới có nhiều cách. Có người chấp nhận, có người đấu tranh.
Nếu như đúng theo Luật pháp quy định thì gia đình em bé có thể quay trở lại UBND, giải thích lại với
cán bộ cơ quan này và yêu cầu khai sinh cho em bé theo quê quán của mẹ. Tuy nhiên, tôi tin rằng
ngay lúc đó thì khó để việc này có thể diễn ra suôn sẻ.
Gần đây cũng có một vụ việc tương tự, và gia đình em bé đó quyết định lựa chọn cách đăng tải sự
việc lên mạng xã hội. Nhờ sức ép của dư luận mà câu chuyện này cũng được thảo luận nhiều hơn,
nâng cao nhận thức của người dân và cả những người đang áp dụng pháp luật. Đương nhiên không
phải lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng được cách này, tuy nhiên, dưới cương vị là một người làm
truyền thông nâng cao nhận thức giới, tôi hy vọng sẽ có nhiều cuộc thảo luận hơn về vấn đề này. MC: Xin cám ơn chuyên gia.
Câu chuyện số 2: Việc nhà - Việc của ai?
MC: Vâng, và đến với câu chuyện thứ 2, không biết các thính giả nghe đài có còn nhớ một vụ việc
xôn xao mạng xã hội một thời gian, đó là câu chuyện “Ai rửa bát?”. Rửa bát - tưởng chừng như một
việc nhỏ nhặt chúng ta làm hằng ngày - ấy vậy mà lại gây lên nhiều tranh cãi. Và liên quan đến câu
chuyện này, một bạn thính giả của chương trình đã liên hệ cho chúng tôi câu hỏi mong được giải đáp
và nhận được lời khuyên. Xin chào bạn, bạn có đang sẵn sàng đặt câu hỏi cho chương trình chưa nhỉ?
Thính giả: Em là nam, 16 tuổi và hiện có một em gái 12 tuổi. Dù nhỏ tuổi nhưng trong nhà em gái là
người đảm đương khá nhiều những công việc nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp. Tuy nhiên mỗi khi em
giúp em gái thì bố mẹ lại mắng em “Đàn ông con trai ai lại làm việc nhà, cứ để em nó làm”. Em cảm
thấy như vậy là rất không công bằng và còn là một tư duy cổ hủ nữa. Em thực sự không hiểu tại sao
người lớn lại mặc định phụ nữ là phải làm việc nhà và em cũng muốn tìm cách để giúp em gái mình nữa. Chị Phương:
1. TẠI SAO VIỆC NHÀ THƯỜNG ĐƯỢC GÁN CHO LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA PHỤ NỮ
Thực chất, khả năng làm việc nhà không được quy định bởi bộ gen, nhưng những quan niệm truyền
thống ở hầu hết các nền văn hoá vẫn đang gán trách nhiệm này cho nữ giới. Không phải sinh ra là nữ
giới thì đã biết cầm chổi quét nhà, hay có bộ phận sinh dục nữ thì tự biết nấu cơm. Có những lập luận
nói rằng phụ nữ nên làm việc nhà vì họ giỏi việc nhà hơn, tuy nhiên, họ giỏi hơn là vì khuôn mẫu giới
khiến họ phải học, phải làm và phải giỏi, chứ không phải do đặc điểm sinh học.
Trong khi đó, đàn ông được phân công đi làm kiếm tiền, còn phận sự của người phụ nữ là ở nhà chăm
lo gia đình. Việc nhà thường được cho là công việc đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh chóng, không tốn
nhiều công sức và trí óc để thực hiện. Phân công việc này cho phụ nữ không chỉ dừng lại ở khuôn
mẫu giới: ai phải làm gì, mà còn đi xa hơn, là định kiến giới: nữ không giỏi bằng nam, nên phân công
cho nữ việc dễ hơn nam. Và xa hơn, nam làm việc nhà nhiều thì sẽ không được tôn trọng bằng nam không làm việc nhà.
Có 2 việc chúng ta cần làm rõ với nhau.
1. Nấu ăn, rửa bát, quét nhà là kỹ năng sống cần thiết cho bất cứ ai muốn sinh sống độc lập. Ai cũng
nên biết, nên làm những việc này.
2. Khi cùng nhau sinh sống, trách nhiệm chăm lo cho đời sống là của tất cả mọi người, mọi người
phải cùng nhau san sẻ. Nếu 2 vợ chồng cùng ra ngoài đi làm thì 2 vợ chồng cũng cùng làm việc nhà.
Nhưng cũng có những nhà người phụ nữ hoàn toàn làm nội trợ, hay ngược lại, người đàn ông hoàn
toàn làm nội trợ, miễn là họ cảm thấy vui vẻ khi làm như vậy. Chúng ta không cần thiết phải chia đôi
công việc, 2 cái bát mỗi người rửa 1, mà sự phân công ai làm việc gì nên phụ thuộc vào sự lựa chọn
của mỗi người. Điều quan trọng nhất là họ được tôn trọng, họ được hỏi có muốn làm không, họ có
quyền lựa chọn làm gì, và không ai bị bắt phải làm việc nhà chỉ vì “từ trước đến giờ vẫn thế” cả.
(chị Phương tương tác Hoàng)
Hoàng: Góc nhìn cá nhân, ngắn gọn thiên về giải pháp
MC: Vâng, Thanh Huyền xin được cảm ơn chia sẻ từ hai vị chuyên gia của chúng ta và mong rằng các
vị thính giả tin tưởng, đồng hành với chương trình ngày hôm nay đã có được những kiến thức bổ ích
cũng như những gợi ý để giải quyết tình huống của bản thân mình. Và các bạn cũng đừng quên đường
dây nóng của chương trình 09001080 để trò chuyện với các chuyên gia của chúng tôi nhé! Hẹn gặp lại
các quý thính giả vào thứ 4 hàng tuần lúc 12h45 trên tần số FM 69,9 mHz.