KIDO - Summary Phân Tích Định Lượng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
KIDO - Summary Phân Tích Định Lượng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN KIDO GROUP
Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn năm 2020 – 2021
- Tổng tài sản tăng 1,723,551trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 14%. Trong đó, tàisản ngắn
hạn tăng 1,536,097trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 28% do sự tăng lên của chủyếu
hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác; Tài sản dài hạn tăng 187,454trđ,
tươngứng tỷ lệ tăng thêm 3%, chủ yếu là từ tài sản dở dang dài hạn.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đang cho thấy được công ty có xu hướng bấtổn,
trong đó hàng tồn kho chiếm đến 1,283,240trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 106%.Theo
Thuyết minh báo cáo tài chính Q4/2021, hàng tồn kho tăng chủ yếu do ứ động rất
nhiều Nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, hàng hóa và hàng đang
điđường. Công ty cần gấp rút lên những phương án như: sản xuất thêm nhiều loại
bánhmới; kiểm kê và loại bỏ các nguyên vật liệu (như bột làm bánh, hương liệu,…)
hết hạn sửdụng; lên các chương trình khuyến mãi để nhanh chóng đẩy được hàng
hóa, thành phẩmcòn tồn trong kho,… và lên thêm nhiều hướng giải quyết tốt nhất để
có thể đẩy nhanhlượng hàng tồn kho nhiều nhất có thể. Việc ứ động hàng tồn kho quá
nhiều cũng có thểlàm tăng thêm nhiều chi phí khác như, chi phí thuê kho bãi, chi phí nhân công quản lý,…
- Tài sản dài hạn tăng, trong đó tăng chủ yếu từ tài sản dở dang dài hạn, 111,802trđ,tương
ứng tỷ lệ tăng thêm 200%, hạng mục tăng chủ yếu là chi phí xây dựng cơ bản
dởdang, vì công ty đầu tư vào việc lắp đặt và sữa chữa máy móc, phát triển phần
mềm (theo Thuyết minh báo cáo tài chính Q4/2021). Điều này cho thấy công ty đang
bỏ khá nhiều chi phí vào việc sữa chữa máy móc hoặc máy móc đang được lắp đặt
khá nhiều nhưng chưa đưa vào hoạt động sản xuất.
- Tổng nguồn vốn tăng 1,723,551trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 14%. Trong đó,nợ phải
trả tăng 2,528,295trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 54%, sự tăng lên chủ yếu từ nợdài
hạn; Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 804,744trđ, tương ứng tỷ lệ giảm là 10%
- Nợ ngắn hạn tăng 1,591,898trđ, tỷ lệ tương ứng tăng 42%. Trong đó, mục Thuế vàcác
khoản phải nộp nhà nước tăng cao (từ 26,399trđ tăng lên 89,381trđ); Chi phí phải
trảngắn hạn tăng gấp 2 lần so với năm 2020 (từ 182,741trđ lên 390,041trđ) do chi phí
tiếpthị, chi phí vận chuyển, chi phí lãi vay và lương thưởng tăng cao. Điều này cho
công tyđang bỏ rất nhiều chi phí vào việc quảng cáo sản phẩm, các khoản vay ngắn
hạn tăng làmcho chi phí lãi vay tăng theo, vay ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang
vốn sử dụng trongthời gian ngắn.
- Nợ dài hạn tăng 936,397trđ, tương ứng tỷ lệ tăng thêm 111%. Trong đó khoản vaydài hạn
tăng mạnh, từ 8,877trđ tăng lên 997.576trđ. Vay dài hạn tăng cao do công ty
pháthành số lượng lớn trái phiếu thường trong nước trị giá 989,808trđ, việc phát hành
tráiphiếu được công ty bổ sung vào nguồn vốn cho việc sản xuất và kinh doanh.
- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 804,744trđ, tương ứng tỷ lệ giảm là 10%. Trong đó,Công ty
đã sử dụng 879,014tr cổ phiểu quỹ để trả thưởng cho các cổ đông
Phân tích chỉ số xu hướng biến động tài sản, nguồn vốn
Tốc độ tăng trưởng của tài sản
- -Tiền và các khoản tương đương tiền: từ năm 2017 cho đến năm 2019 giảm liên tục, từ
100 xuống mức 29. Theo Thuyết minh báo cáo tài chính, các khoản tương đươngtiền
giảm do Công ty thế chấp để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn.
Sangnăm 2020 và 2021, khoản mục này tăng mạnh trở lại, từ 29 lên 61 và 71 điểm,
tăng gấp 2lần so với năm 2019. Việc tăng mạnh cho thấy Công ty đang có như cầu
cần tiền nhiều để đấy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Các khoản đầu tư ngắn hạn: từ năm 2017 cho đến năm 2018, khoản mục này cóxu hướng
tăng cao, tăng thêm 51 điểm từ việc nhận được lãi ở các khoản tiền gửi ngắnhạn vào
các Ngân hàng TMCP và lãi từ trái phiếu mua của Công ty chứng khoán RồngViệt.
Sang các năm 2019, 2020 và 2021, khoản mục này có xu hướng giảm mạnh từ
151xuống 35 điểm, do Công ty đã dùng dùng một phần các khoản tiền gửi ngắn hạn
tại cácNgân hang TMCP đẻ làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: từ năm 2017 sang năm 2018, khoản mục này cóxu hướng
giảm nhẹ, từ 100 xuống 88 điểm, do Công ty đã dùng một phần khoản phải thukhách
hàng trị giá 67.956trđ làm tài sản thế chấp cho khoản vay ngắn hạn từ Ngân
hàng.Sang năm 2019, khoản mục này tăng mạnh trờ lại, từ 88 lên 255 điểm, do Công
ty đã tạmứng cho Công ty TNHH MTV Đầu tư châu Á một khoản tiền để mua các cổ
phần mụctiêu, trị giá tạm ứng là 1.993.307trđ; ngoài ra dự phòng thu nợ ngắn hạn
khó đòi tăng từ 97.227trđ lên 119.239trđ, cho thấy Công ty đang phát sinh nhiều
khoản nợ khó đòi hoặc các khoản nợ quá hạn do đối tác chưa thanh toán. Sang năm
2020 và 2021, khoản mụcnày có xu hướng giảm tuy nhiên không đáng kể, các khoản
nợ khó đòi vẫn còn nhiều.
- Tổng hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng mạnh ở các năm 2018, 2020 và 2021,tăng thêm 17
đến 144 điểm, Công ty đang có lượng hàng hóa nhiều. Điều này cho thấyCông ty đã
xây dựng kế hoạch kinh doanh, và nghiên cứu thị trường chưa đúng, đã muaquá
nhiều nguyên vật liệu, trong khi việc sản xuất không có đột phá, và không tiêu
thụđược sản phẩm, từ đó tồn đọng quá nhiều hàng hóa. Việc này sẽ dẫn đến vốn lưu
động bị tồn đọng quá nhiều, và rất nguy hiểm, đặc biệt là những mặt hàng có thời hạn ngắn (nhưbánh, kẹo).
- Tài sản cố định: từ năm 2017 cho đến năm 2021, khoản mục này có xu hướnggiảm liên
tục, từ 100 xuống 75 điểm, do Công ty sử dụng một khoản lớn các Tài sản cốđịnh
hữu hình như nhà cửa và vật kiến trúc, máy móc thiết bị để làm tài sản thế chấp
chocác khoản vay dài hạn phục vụ cho việc sản xuất cà kinh doanh. Điều này cũng
cho thấyđược công ty đang trong tình trạng thiếu vốn để phát triển và tái sản xuất mở rộng.
Tốc độ tăng trưởng của Nguồn vốn -
Nợ ngắn hạn: từ năm 2017 cho đến năm 2021, khoản mục này có xu hướng tăngliên
tục, từ 100 lên 236 điểm, tăng chủ yếu từ việc vay ngắn hạn. Việc vay Công ty vay
ngắn hạn nhiều cho thấy Công ty đang rất cần tiền để giải quyết các khoản chi phí
tạmthời hoặc bổ sung thêm vốn lưu động cho Công ty. Việc vay nhiều khoản ngắn
hạn sẽ tạoáp lực buộc việc kinh doanh của Công ty phải có kết quả. -
Nợ dài hạn: có xu hướng giảm từ năm 2017 đến hết năm 2020, giảm từ 100xuống
50 điểm, cho thấy Công ty đang giảm dần các khoản vay dài hạn và mua lại được1
phần lớn trái phiếu đã phát hành. Đến năm 2021, khoản mục này đã tăng gấp 2 so
vớicùng kỳ, từ 50 lên 105 điểm, tăng chủ yếu từ việc phát hành Trái phiếu thường
trongnước trị giá 989,808trđ, được mua bởi Ngân hàng VIB. Việc phát hành trái
phiếu giúpCông ty tăng thêm vốn hoạt động, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh và giảiquyết được các khoản nợ. -
Vốn chủ sở hữu: có xu hướng giảm dần từ năm 2017 cho đến năm 2021, giảm
từ100 xuống 79 điểm, giảm chủ yếu tại mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Việc lợinhuận sau thuế chưa phân phối giảm liên tục cho thấy Công ty đang sử
dụng rất nhiều chiphí để trả cho việc bán hang, nhân công và trả cổ tức cho các cổ
đông. Đồng thời chothấy được hoạt động kinh doanh của Công ty trở lại đây gặp nhiều khó khĂN.
Phân tích tỷ trọng (kết cấu) tài sản, nguồn vốn Cơ cấu tài sản
- Tỷ trọng Tiền và các khoảng tương đương tiền giảm dần qua các năm từ năm2017
đến năm 2019 trong cơ cấu tài sản lưu động và tăng trở lại từ năm 2019 đến
năm2021. Cao nhất là năm 2017là 14.18%, đến năm 2018 thì giảm nhẹ xuống còn
5.15% quanăm 2019 vẫn giảm còn 4.40%. Điều này cho thấy công ty có những
biện pháp kịp thờiđể sử dụng vốn
- Tỷ trọng Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 10.79% năm 2017
lên16.62% ở năm 2018. Nhưng từ năm 2019 thì lại giảm đột ngột chỉ còn 5.01%
và giảmnữa ở năm 2021 chỉ còn 3.41%
- Tỷ trọng Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2017 đếnnăm
2018. Nhưng lại tăng mạnh ở năm 2019 đột ngột giảm nhẹ năm 2020 và duy trì
giảmkhông đáng kể năm 2021
- Tỷ trọng Hàng tồn kho là những nguyên liệu làm bánh tăng và giảm không đángkể
từ năm 2017 đến năm 2020 nhưng lại có dấu hiệu tăng mạnh năm 2021 cho thấy
đượcnguyên liệu làm bánh đang ứ động nhiều và có dấu hiệu gia tăng
- Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn khác là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng tương đối thấp trongcơ
cấu tổng tài sản và đầu tư khi chỉ tăng mạnh ở năm 2018 nhưng lại giảm và duy trì đềuđến năm 2021
- Khoản mục tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm phầnlớn,
hai khoản mục này chênh lệch nhau không đáng kể. Nhìn chung, Các khoản đầu
tưtài chính dài hạn có phần cao hơn Tài sản cố định (từ 0.46% đến 10%). Khoảng
chênhlệch đạt cao nhất vào năm 2021, khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn
được đầu tưnhiều nhất
- Tỷ trọng TSCĐ giảm dần về năm 2021, cho thấy Công ty đang gặp rủi ro kinhdoanh cao.
Công ty đang có xu hướng chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tổng tài
sảntăng dần đến năm 2021, tăng chủ yếu vào tài sản ngắn hạn và cụ thể là
tăng mạnh ở khoảnphải thu khách hàng. CƠ CẤU NGUỒN VỐN
- Tỷ trọng Nợ ngắn hạn năm 2017 đến năm 2021 tăng liên tục, năm 2017
chiếm18.17% đến năm 2021 chiếm 38.35% trên Tổng nguồn vốn. Trong 3 năm
2017-2018-2019, tỷ trọng Nợ ngắn hạn đều tăng với mức thấp khi tăng chỉ từ 1.4
đến 2.9%, nhưngtrong 2 năm 2020-2021 lại tăng rất nhanh và cao khi tăng hơn 7.5 đến 8.3%.
- Nợ ngắn hạn tăng dần và tăng liên tục chủ yếu do khoản mục Phải trả người bánvà
Vay ngắn hạn. Phải trả người bán ngắn hạn của Công ty Kido tăng là một phần do
cácCông ty con mua chịu nguyên vật liệu và hàng hóa. Vay ngắn hạn của Công ty
tăng là doCông ty cần các khoản tiền tạ thời để đầu tư vào quá trình sản xuất, đặc
biệt vào cuối năm2021 Công ty có thêm nhiều dự án mới nhu mở rộng quy mô
hoạt động kinh doanh sanglĩnh vực F&B, ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới,….
- Tỷ trọng Nợ dài hạn giảm liên tục trong 4 năm 2017-2018-2019-2020 khi
từ13.25% xuống 6.84%. Nhưng đến năm 2021, khoản mục này lại tăng mạnh trờ
lại khităng gấp 2 lần, từ 6.84% lên 12.65%
- Trong 4 năm đầu Công ty đã làm rất tốt khi liên tục làm giảm khoản Phải trả
ngườibán, thanh toán hết các khoản nợ đối với Người bán. Tuy nhiên, khoản mục
Vay dài hạngiảm chủ yếu do chuyển các khoản nợ từ dài hạn sang ngắn hạn. Điều
này là không tốtbởi vì sẽ làm tăng áp lực trở nợ lên Công ty khi phải thanh toán
các khoản nợ này trongthời gian rất ngắn. Nhưng sang đến năm 2021, khoản mục
Vay dài hạn này tăng cao trờlại khi từ 8.877trđ lên 997.576trđ. Sự thay đổi giá trị
Vay dài hạn của công ty là điều hợplý vì công ty đang tập trung nguồn vốn vào mở rộng sản xuất kinh doanh
- Các khoản nợ dài hạn được tăng giảm nhiều như vậy cũng không tốt, bởi lẽ đây
lànguồn vốn có tính ổn định, lâu dài. Nó giúp cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng
sản xuất,mua sắm các trang thiết bị đầu tư cho sản xuất, giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định.
- Vốn chủ sở hữu giảm nhẹ từ năm 2017-2018, giảm chủ yếu ở khoản mục
Lợinhuận sau thuế chưa phân phối và tăng ở khoản Trích lập các Quỹ đầu tư. Sang
đến năm2019 thì lại tăng nhẹ trờ lại 68.35%. Vốn chủ sở hữu tăng Cho thấy Công
ty đã trảhết các khoản nợ dài hạn và cho Công ty đang tăng cường vốn để phát
triểnquy mô kinh doanh. Sang 2 năm tiếp theo 2020-2021, tỷ trọng của Nguồn vốn
chủsở hữu lại giảm 19.36%, từ 68.3% xuống còn 48.99%. Việc giảm mạnh Nguồn
vốn chodo sự tăng mạnh của nợ dài hạn và ngắn hạn để mở rộng sản xuất kinh
doanh. Đặc biệtcuối năm 2021 là sự kiện ra mắt chuỗi thương hiệu ChukChuk của
Công ty Kido, đánhdấu hoạt động mở rộng mô hình kinh doanh của công ty trong lĩnh vực F&B.