Kiểm tra giữa kỳ Lý luận và phương pháp GDTC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ. Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được gọi là phản xạ không điều kiện, chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận và phương pháp GDTC
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------------- KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
PHÂN TÍCH CƠ SỞ SINH LÍ CỦA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Sinh viên: ĐỖ VŨ LONG
Mã số sinh viên: 2156140026
Lớp : QHQT&TTTC CLC K41
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
Cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực
Cơ sở sinh lí của hoạt động thể lực bao gồm những yếu tố:
I. Kỹ năng vận động.
Các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi
là phản xạ. Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người
từ khi mới ra đời được gọi là phản xạ không điều kiện, chúng có tính
bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng.
Trong quá trình sống và rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không
điều kiện, có thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều
kiện sống, những phản xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện.
+ VD: Trước khi đưa thức ăn vào miệng con chó, kết hợp với chuông
reo và lặp đi lặp lại nhiều lần, thì về sau chỉ cần nghe tiếng chuông reo
con chó đã có phản úng tiết nước bọt với tiếng chuông.
+ VD: Trong bóng rổ, chạy chỗ chọn vị trí là một trong những kỹ năng
quan trọng của người chơi. Khi luyện tập nhiều, họ sẽ tự động chạy
đến vị trí thích hợp mà không cần phải suy nghĩ quá lâu, thậm chí là
ngay lập tức mà không cần suy nghĩ.
=> Các hoạt động này đã lặp đi lặp lại thành thói quen.
=> Như vậy, phản xạ có điều kiện được hình thành trong tập
luyện => xây dựng phản xạ.
Hoạt động của con người liên quan chặt chẽ với việc hình thành các
phản xạ có điều kiện. Ở con người có thể hình thành những phản xạ có
điều kiện rất phức tạp: phản xạ này dựa trên phải xạ kia. Đặc biệt có
thể xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người dựa trên các tín
hiệu đặc biệt như: Lời nói và chữ viết
Các cử động, động tác, hoạt động vận động cũng là các phản xạ. Khi
con người sinh ra với một số phản xạ vận động bẩm sinh rất hạn chế.
Phần lớn các động tác vận động là phản xạ điều kiện. Tức là được
hình thành trong quá trình sống, hoặc do tập luyện.
Do yêu cầu của mục đích vận động và để thích nghi với điều kiện
sống, các phân xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ
hợp các động túc có ý nghĩa và trở thành kỹ năng vận động.
Kỹ năng vận động là một hình thức hành động, được hình thành theo
cơ chế phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên.
Có thể hiêu đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực
hiện một cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy,
nhảy,.. là các kỹ năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao
cũng đều là các kỹ năng vận động.
+ Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan
toả, tập trung và tự động hóa.
+ Trong giai đoạn lan toả, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa
hình thành được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần
thiết cũng tham gia vào vận động. Động tác vì vậy không chính xác,
nhiều cử động thừa, không tinh tế.
+ Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn
tập trung. Trong giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất
định trên vỏ não, cần thiết cho vận động.
Các động tác thừa mất đi, cơ căng và co bóp ở mức độ hợp lý, động
tác trở nên nhịp nhàng, chính xác và thoải mái hơn. Kỹ năng vận động
đã được hình thành tưong đổi ổn định.
+ Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động
được củng cố đến mức được thực hiện hầu nhu tự động, không cần sự
chú ý của ý thức. Kỹ năng vận động cho phép thực hiện nhiều động
tác khác nhau cùng một lúc.
1. Các tố chất vận động
Trong sinh hoạt, lao động, cũng như tập luyện thể dục thể thao, con
người có lúc phải vận động rất nhanh, có lúc cần phải làm việc lâu dài
với lực tương đối nhỏ, có lúc phải thực hiện các động tác mang vác rất
nặng, tức là phải thực hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động.
Các mặt khác nhau của khả năng vận động được gọi là các tố chất vận
động hay tố chất thể lực.
Khả năng vận động của con người có thể hiện 4 loại tố chất: Sức
nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo.
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể
hiện riêng lẻ, mà luôn kết hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời trong các
hoạt động thế lực cụ thế, bao giờ cũng có một hoặc vài tố chất thể lựe
thể hiện rỗ hơn, quyết dịnh thành tích của toàn bộ hoạt động.
+ VD: cử tạ là sức mạnh, chạy việt dã (marathon) là sức bền, chạy bứt
tốc 100m là sức nhanh, bóng đá hay bóng rổ cần sự khéo léo để giữ
bóng và vượt qua đối thủ
Các tố chất vận động được phát triển thống nhất với kỹ năng vận
động. Sự hình thành kỹ năng vận động bao giờ cũng phụ thuộc vào
mức độ phát triển của các tố chất vận động. Và ngược lại kỹ năng vận
động góp phần làm cho các tố chất vận động được hoàn thiện dần và
thể hiện có hiệu quả hơn. a) Sức mạnh
Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp.
Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của quá trình thần kinh điều
kiển sự co cơ và vào số lượng các đơn vị chứa trong cơ. Để phát huy
được sức mạnh tối đa, cần phải huy động được số lượng tối đa các đơn
vị vận động tham gia vào hoạt động.
+ VD: 2 người cùng đẩy 1 mức tạ, ai thực hiện nâng tạ lên nhanh hơn
thì sinh ra nhiều lực hơn hơn.
+ VD: Cùng một mức tạ, ai ném xa hơn thì sinh ra nhiều lực hơn
Tuy nhiên, hưng phấn phải không lan tỏa quá rộng để không kích
thích các nhóm cơ đối kháng. Các quá trình cung cấp dinh dưỡng cho
cơ cũng có vai trò quan trọng trong cơ co mạnh.
Phát triển sức mạnh sẽ làm tăng độ dày (tiết diện ngang) của cơ, hoàn
thiện cấu tạo và quá trình hoá học xảy ra trong cơ. Tập luyện đặc có
thể làm tăng sức mạnh lên 3 – 4 lần so với mức ban đầu.
Cơ sở sinh lý để phát triền sức mạnh: cần phải có số lượng lớn cơ
tham gia co một lúc, thả lỏng lực đổi kháng và kéo căng các cơ cùng
phía (cơ hưởng ứng), tăng cường sự phối hợp đồng bộ hoạt động của nhóm cơ đối kháng.
* Nhiệm vụ và phương tiện rèn luyện sức mạnh:
Nhiệm vụ chung của quá trình rèn luyện sức mạnh nhiều năm là phát
triển toàn diện và đảm bảo khả năng phát huy cao súc mạnh trong các
hinh thức hoạt động vận động khác nhau.
Phương pháp rèn luyện sức mạnh:
+ Bài tập với các dụng cụ cầm tay
+ Bài tập với dụng cụ có tính đàn hồi+ bài tập với đòn tạ
+ Bài tập với người cùng tập
+ Bài tập với dụng cụ chuyên dụng (máy tập nhiều tác dụng)
+ Bài tập sử dụng lực đối kháng từ bạn tập…
b) Sức nhanh (tốc độ)
Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất.
- Hình thức biếu hiện của sức nhanh:
+ Hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh bao gồm: (1) Thời gian
tiềm tàng của phản ứng. Đó là thời gian từ khi kích thích đến khi có
phản ứng trả lời. (2) Thời gian của động tác lẻ. (3) Tần số động tác.
VD: Số lần bước chạy trong 1 giây, số lần bước đi bộ trong 1 phút, số
lần tâng cầu hay nhảy dây trong 15s,20s,30s hoặc số lần quạt tay của VĐV bơi 50m,100m…
VD: Khi nghe thấy tín hiệu dừng thì dừng lại ngay hoặc đang chạy có
tín hiệu thì chạy ngược lại ngay chiều vừa chạy… Khi nghe thấy tiếng
súng phát lệnh hoặc hiệu lệnh “Chạy” người chạy phản ứng nhanh
bằng động tác xuất phát. Trong đời sống, khi chúng ta đi xe đạp, xe
máy trên đường bất ngờ có một tình huống xảy ra như có người chạy
qua đường, người đi xe đạp phản ứng nhanh bằng cách thắng gấp hoặc
điều khiển tay lái để tránh…
+ Hình thức biểu hiện phức tạp của sức nhanh là kết quả của các thử
nghiệm vận động và bài tập thế thao tốc độ như: tốc độ chạy ngắn, tần
số đánh bóng, tốc độ đập bóng,..
=> Tần số nhanh phức tạp.
Để hình thành tất cả các hình thức sức nhanh nêu trên, các quá trình
hưng phấn và các phản ứng sinh hóa trong thần kinh và cơ phải sảy ra
thật nhanh, các trung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao.
Trong nhiều động tác thể thao tốc độ và sức mạnh liên quan chặt chẽ
với nhau. Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hướng rõ rệt đến tốc độ.
Các cơ sở sinh lý để phát triển tốc độ là: tăng cường độ linh hoạt và
tốc độ lan toả hưng phấn ở trung tâm thần kinh, tăng cường tốc độ co
cơ, tăng cường tính đồng bộ trong hoạt động của các cơ quan, tăng tốc độ thả lỏng của cơ.
Trong quá trình tập luyện sức nhanh phát triển tương đối chậm so với
súc mạnh và sức bền. Lứa tuổi tốt nhất là tuổi thanh thiếu niên.
* Phương pháp rèn luyện sức nhanh (tốc độ)
+ Nhóm bài tập rèn luyện phản ứng nhanh. Ví dụ như đang chạy bình
thường, khi nghe thấy tiếng còi thì chạy ngược lại với chiều vừa chạy
hoặc xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau (đứng thẳng – xuất phát, đứng
vai hướng chạy – xuất phát, đứng lưng hướng chạy – xuất phát, ngồi –
xuất phát,..) hay một số trò chơi vận động đã học ở các lớp 6,7 và 8 để
rèn luyện phản ứng nhanh,.. Tập đá cầu, nhảy dây, đánh bóng bàn, cầu
lông, bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, bơi… cũng có khả năng rèn
luyện phản ứng nhanh rất tốt.
+ Nhóm bài tập rèn luyện tần số động tác.Ví dụ, chạy nhanh tại chỗ
hoặc di chuyển trong 5s,10s,15s; chạy trên bàn chạy hoặc đạp xe đạp
lực kế nhanh trong 15s, 20s, 30s, 40s; nhảy dây nhanh trong 10s, 15s;
chạy nhanh ở cự li 15m, 20m, 30m, vỗ tay nhanh…
+ Nhóm bài tập rèn luyện động tác đơn nhanh. Ví dụ: bật nhảy nhanh,
gập thân ném bóng nhanh, co tay xà đơn nhanh, chống đẩy nhanh,
ngồi xuống – đứng lên nhanh…
+ Nhóm bài tập rèn luyện sức mạnh tốc độ. Ví dụ như xuất phát sau
đó chạy tăng tốc nhanh 5m, 10m, 15m, 20m, chạy đạp sau, bật cao,
bật xa, bật 3 bước, bật 5 bước…
+ Nhóm bài tập rèn luyện sức bền tốc độ. Ví dụ như chạy nhanh 60m,
80m, 100m… ở mỗi cự li trên, cố gắng chạy với tốc độ cao nhất ở 10 – 20 m cuối cự li. c) Sức bền
Là khả năng thực hiện hoạt động trong thời gian dài. Nó thể hiện khả
năng chống đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, sảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài.
+ VD: VĐV điền kinh 1500m – 5000m, họ đã chạy trong một khoảng
thời gian nhất định với sức bền của mình
Sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối
hợp giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bển
vững chức năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là hệ hô hấp và tim
mạch, là những hệ đảm bảo việc cung cấp ôxi cho cơ thể.
Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triên sức bền là mức độ phát triền
của tim mạch và hô hấp. Đó là trạng thái máu; dự trữ chất dinh dưỡng
trong cơ thế và khả năng sử dụng chúng: công suất của các quá trình
trao đổi năng lượng có và không có ôxi; đặc điểm của quá trình điều
nhiệt, trạng thái của các tuyến nội tiết.
Trong thực tế thể dục thể thao, sức bền thường thể hiện dưới dạng sức
bền chung, sức bền chuyên môn, sức bền tốc độ và sức bền mạnh.
* Phương pháp rèn luyện sức bền
+ Tập thể dục: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hay uể oải, tập thể dục có
thể là điều cuối cùng mà bạn nghĩ tới. Nhưng bạn không biết rằng tập
thể dục giúp tăng cường sự chịu đựng của cơ thể bạn. Một nghiên cứu
đã được tiến hành trên những người thường trải qua mệt mỏi do công
việc: sau 6 tuần can thiệp bằng tập thể dục thì thấy hiệu quả công việc
tốt hơn, giấc ngủ và khả năng nhận thức được cải thiện.
+ Tập yoga và thiền: yoga và thiền có thể làm tăng đáng kể sức bền và
khả năng xử lý căng thẳng của bạn. Chúng giúp cải thiện mức độ chịu
đựng căng thẳng và tăng cảm giác hạnh phúc. Người tập yoga cũng có
sức bền cao hơn và ít mệt mỏi hơn.
+ Âm nhạc: Nghe nhạc trong khi tập thể dục có thể làm tăng hiệu quả
làm việc của tim. Khi người tập thể dục nghe các bản nhạc họ yêu
thích trong lúc tập thì họ cảm thấy mình cần nỗ lực ít hơn và nhịp tim cũng chậm hơn.
+ Caffeine: Chất caffeine có thể giúp tăng thành tích trong việc tập thể
thao. Một số vận động viên bơi lội nam đã uống khoảng 3mg cafein
trước khi bơi nước rút. Các vận động viên này đã rút ngắn được thời
gian hoàn thành bài tập so với bình thường mà không làm tăng nhịp
tim. Caffeine có thể giúp bạn tăng cường thể lực vào những ngày bạn
cảm thấy quá mệt mỏi để tập thể dục. Tuy nhiên bạn hãy tránh để
không bị phụ thuộc vào caffeine hoặc các loại thức uống nhiều đường
hoặc nhiều hương liệu nhân tạo.
Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần
dần với lượng vận động ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi người tập
phải có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất
nặng nề và cảm giác nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập.
Mặt khác, đòi hỏi có sự tích luỹ, thích nghi dần dần và kéo dài liên tục
trong nhiềụ năm. Những ý đồ nôn nóng, gò ép, đốt cháy giai đoạn
chẳng những không dem lại kết quả, mà còn có hại đối với người tập. - Vấn đề và "Cực điểm"
"hô hấp lần hai" trong giáo dục sức bền
Trong khi chạy ở các cự ly trung bình và dài thường xuất hiện sau khi
chạy một thời gian không lâu hiện tượng tức ngực, khó thở, cảm giác
chân nặng, động tác không còn nhịp nhàng...hiện tượng này gọi là "Cực điểm".
"Cực điểm" xuất hiện là do khi cơ thể chuyển đổi từ trạng thái tương
đối ổn định sang trạng thái hoạt động kịch liệt, chức năng của trạng
thái vận động đã chuyển hoá sang trạng thái làm việc, nhưng các cơ
quan nội tạng (VD: hệ thống hô hấp, hệ tuần hoàn...) tính ỳ vẫn cao
trong thời gian ngắn không thể phát huy chức năng hoạt động ở mức
độ cao nhất, khiến cho cơ thể thiếu O2, một lượng lớn axit lactic và
CO2 được tích tụ làm cho mối quan hệ giữa trung khu thần kinh thực
vật và tủy sống bị thay đổi về nhịp điệu phối hợp, gặp phải tình trạng
dừng tạm thời, do vậy mà xuất hiện “Cực điểm". Sau khi xuất hiện chỉ "Cực điểm"
cần giảm tốc độ chạy thích hợp, hít
thở sâu, kiên trì với động tác chạy về trước thì những cảm giác không
tốt do "Cực điểm" tạo ra sẽ mất đi, động tác sẽ nhịp nhàng, nhẹ
nhàng có lực trở lại, năng lực làm việc lại bắt đầu được nâng lên, hiện
tượng này được gọi là “Hô hấp lần hai”. d) Khéo léo
Là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong
điều kiện môi trường thay đổi.
Cơ sở sinh lý của tố chất này là phản xạ phối hợp phức tạp. Vì vậy,
mức độ phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung
ương, tốc độ xử lý thông tin và hình thành các chương trình hành động.
Tố chất khéo léo phụ thuộc rất chặt chẽ với mức độ phát triển của các
tố chất khác như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động.
Tập luyện thể dục thể thao có hệ thống phát triển tất cả các tố chất vận
động. Các tố chất vận động có nhiều điểm giống nhau về cơ chế phát triển.
Vì vậy khi hoàn thiện một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ
nhất định cũng biến đổi theo. Ảnh hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi
mới bắt đầu tập luyện thường xuyên.
Tuy nhiên, một số bài tập thể lực có thế gây ảnh hưởng xấu đối với
việc phát triển một tố chất vận động.
VD: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đển sức bền trong chạy cự ly.
Khi ngừng tập luyện có hệ thống, các tố chất vận động cũng ngừng
phát triển, các tố chất sẽ thoái hóa về trạng thái ban đầu. Tố chất sức
nhanh sẽ giäm sớm nhất rồi sau đó là sức mạnh và cuối cùng là sức bền.
Các tố chất thể lực giao động trong khoảng 15–30% trong ngày đêm.
Tố chất vận động thấp nhất trong khi đi ngủ và khi thức dậy sớm.
II. Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường
Sự vận động trong quá trình GDTC, về bản chất là nhằm làm cho cơ
thể thích nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường khả năng thực
hiện gắng sức nhanh, mạnh hoặc lâu dài của cơ thể.
Sự thích nghi hoạt động cơ bắp làm cho quá trình sinh hóa, hình thái,
chức năng trong cơ thể có thể biến đổi sâu sắc và làm hoàn thiện sự
điều khiển phối hợp các quá trình đó của các cơ quan điều khiển.
Các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện thể dục thể thao xáy
ra hầu như trong tất cả các cơ quan và tổ chức cơ thể.
VD: thần kinh cơ, cơ, xương, tim, phổi, …
Toàn bộ những biển đổi thích nghi với hoạt động thể lực đó có ý nghĩa
quan trọng và quyết định đổi với sự thích nghỉ của cơ thể đối với môi
trường xung quanh luôn luôn thay đổi.
+ Các bài tập thế lực không chi có tác dụng tốt đổi với sức khỏe và
nâng cao khả năng làm việc của con người, nâng cao khả năng chịu
đụng đổi với các điều kiện sống không thuận lợi, …
+ Tập luyện thể lực còn có ý nghĩa to lớn, nâng cao sự thích nghi của
cơ thể và chức năng vận động.
+ Chức năng vận động không chỉ là chức năng cơ bản của cơ thể mà
còn là yếu tố quyết định sự sống.
+ Sự thích nghi của cơ thể có một ý nghĩa rất to lớn đổi với cuộc sống.
+ Cơ thể chỉ có thể khỏe mạnh nếu biết biến đổi trạng thái sinh lí của
cơ thể, phù hợp với sự thay đổi thường xuyên của môi trường xung quanh.