Kiểm tra giữa kỳ môn chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thủ lĩnh chính trị là gì ? Nêu phẩm chất vai trò của thủ lĩnh chính trị ? Phân tích một thủ lĩnh chính trị. Phân tích thủ lĩnh chính trị Donald Trump. Chính sách “Mỹ là trên hết đã làm xấu hình ảnh và lòng tin đối với nước Mỹ của nhiều người dân và các đất nước khác trên thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Tú Anh
Lớp: Ảnh Báo chí K41 MSV: 2156030004
KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN CHÍNH TRỊ HỌC ĐỀ BÀI
Thủ lĩnh chính trị là gì ? Nêu phẩm chất vai trò của thủ lĩnh chính trị ? Phân
tích một thủ lĩnh chính trị BÀI LÀM
1.Thủ lĩnh chính trị là gì?
Nhà tư tưởng Huy Lạp cổ đại Xênôphôn là người đầu tiên đưa ra quan niệm về
Thủ lĩnh chính trị. Thủ lĩnh chính trị là “người cai trị tối cao - là người phải biết
chỉ huy, biết vì lợi ích chung, biết hợp lại và nhân lên sức mạnh của mọi người;
giỏi kỹ thuật ,thuyết phục và biết rung cảm”.
Platon lại quan niệm Thủ lĩnh chính trị là người biết cai trị với sự bằng lòng của nhiều người.
Nhà tư tưởng La Mã cổ đại Xixêrôn lại quan niệm: Thủ lĩnh chính trị phải là nhà
thông thái. Ông đặc biệt đề cao phẩm chất thông thái của người thủ lĩnh - nhờ
thông thái, người thủ lĩnh có thể tập hợp được mọi người, cai trị được họ và thể
hiện đầy đủ ý chí của thần linh.
S.Oguytxtanh xem Thủ lĩnh chính trị là người biết chỉ huy mình trước khi chỉ huy
người khác - đó là một thứ nghệ thuật vĩ đại - phải biết xa lánh và bắt nhân dân
phải xa lánh việc ăn chơi xa xỉ, bởi vì ăn chơi xa xỉ dẫn đến đổ vỡ nhà nước...
Khẳng định vai trò sáng tạo lịch sử quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác - Lênin
rất coi trọng tác dụng của lãnh tụ, của những nhà lãnh đạo, thủ lĩnh xuất sắc trong
sự phát triển của xã hội. Lênin khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai
cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của
mình những lãnh tụ chính trị (thủ lĩnh chính trị-TG), những đại biểu tiền phong
có đủ khả năng tỏ chức và lãnh đạo phong trào”.
Hiện nay, trong các tài liệu khác nhau, người ta có sử dụng những thuật ngữ khác
nhau: thủ lĩnh chính trị, lãnh tụ chính trị, người lãnh đạo chính trị... Tuy nhiên, có
thể quan niệm về Thủ lĩnh chính trị như sau: Đó là nhân vật xuất sắc trong những
điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp; có
khả năng nắm bắt và vận dụng quy luật khách quan; có năng lực tổ chức và tập
hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra nhằm
đảm bảo cho lợi ích của giai cấp, tầng lớp mà mình đại diện.
2. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị:
Là Thủ lĩnh chính trị thi dù ở bất cứ chế độ xã hội nào và trong bất cứ thời đại
nào cũng đều phải có những phẩm chất nhất định. Tuy nhiên, trong mỗi chế độ
chính trị, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, người thủ lĩnh chính trị cũng có
những phẩm chất riêng. Phẩm chất của người Thủ lĩnh chính trị trong xã hội
chiếm hữu nô lệ khác với thủ lĩnh chính trị trong chế độ phong kiến và cũng
không giống với thủ lĩnh chính trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản. Bởi vây,
khi xem xét về phẩm chất của thủ lĩnh chính trị cần có quan điểm khách quan,
toàn diện, dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc biệt phải có quan điểm giai
cấp rõ ràng. Có thể khái quát về phẩm chất của người Thủ lĩnh chính trị như sau:
Thứ nhất, Về trình độ hiểu biết: người Thủ lĩnh chính trị nhất thiết phải là người
có trình độ trí tuệ, có tư duy khoa học; nắm vững được quy luật phát triển theo
hướng vận động của quá trình chính trị; có khả năng dự báo, tiên đoán tình hình;
có trình độ hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực; có nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, Về phẩm chất chính trị: Thủ lĩnh chính trị phải là người giác ngộ lợi ích
giai cấp, thể hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp; trung thành với mục
tiêu lý tưởng đã chọn; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp, có bản lĩnh
chính trị vững vàng trước những bước phát triển phức tạp, quanh co của lịch sử.
Thứ ba, Về năng lực tổ chức: Thủ lĩnh chính trị là người có khả năng về công tác
tổ chức, nghĩa là, biết đề ra mục tiêu đúng; phân công đúng chức năng cho cấp
dưới và cho từng người, biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị; có khả năng
động viên, cổ vũ, khích lệ mọi người hoạt động; có khả năng kiểm soát, kiểm tra công việc.
Thứ tư, Về đạo đức, tác phong: Thủ lĩnh chính trị phải là người có tính trung thực,
công bằng, không tham lam vụ lợi; cởi mở và cương quyết, có chính kiến; có lối
sống giản dị, có khả năng giao tiếp và tạo mối quan hệ tốt với mọi người; biết
lắng nghe ý kiến của người khác, có lòng tin vào chính bản thân mình; có khả
năng tự kiểm tra bản thân, khả năng giữ gìn và bảo vệ uy tín của mình; có lòng
say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Thứ năm, Về khả năng làm việc: có sức khỏe tốt, khả năng làm việc cao; có khả
năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, nhạy cảm và năng động; biết cảm
nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị
Là những nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, khác với những
con người chính trị khác, Thủ lĩnh chính trị có vai trò to lớn đối với tiến trình phát
triển của lịch sử. Tuy nhiên, tùy theo những điều kiện lịch sử, vị thế của giai cấp
hay tầng lớp sản sinh ra người cầm đầu mà vai trò của Thủ lĩnh chính trị có thể
là tích cực hay tiêu cực:
Vai trò tích cực của Thủ lĩnh chính trị chỉ xuất hiện khi giai cấp sản sinh ra thủ
lĩnh là tiến bộ; hoạt động của thủ lĩnh phù hợp với quy luật khách quan, với tiến
trình phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của quần chúng.
Chỉ như vậy, họ mới tập hợp, động viên được quần chúng và được quần chúng
ủng hộ. Vai trò tích cực của Thủ lĩnh chính trị được thể hiện ở những điểm sau:
Nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, để quyết định
trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực mà chính họ là linh
hồn của hệ thống đó; hướng hệ thống quyền lực phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu
của xã hội, của giai cấp, góp phần tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Thủ lĩnh chính trị là người có khả năng nhìn xa, trông rộng cho nên không những
có khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào; mà còn có khả năng
đưa phong trào vượt qua những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi
mục tiêu chính trị đã đề ra.
Cùng đội tiên phong của giai cấp; Thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng,
thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính
trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, phù hợp với nhu cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao
cho phong trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi hoàn thành
nhiệm vụ mà thời đại đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống trong tâm tưởng của thời đại sau.
Vai trò tiêu cực của Thủ lĩnh chính trị:
Thông thường, vai trò tiêu cực của Thủ lĩnh chính trị là do vị thế của giai cấp sản
sinh ra Thủ lĩnh chính trị quy định - giai cấp tiến bộ đại diện cho lực lượng sản
xuất tiến bộ thì thủ lĩnh của giai cấp ấy có vài trò tích cực; ngược lại, thủ lĩnh của
giai cấp phản động tất yếu sẽ có vai trò tiêu cực đối với bsự sự phát triển của xã
hội. Tuy nhiên, trong giai cấp tiến bộ cũng có trường hợp do người thủ lĩnh “thiếu
tài, kém đức”, hoặc “có tài nhưng kém đức”, “cá nhân chủ nghĩa, chuyên quyền
độc đoán”, không có khả năng nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo quy luật
khách ...trong trường hợp này nó kìm hãm sự phát triển của lịch sử. Vai trò tiêu cực của t ủ
h lĩnh chính trị t ể
h hiện ở những điểm sau:
Do thiếu tài, kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không biết
“chớp thời cơ, vượt thử thách” để hoàn thành nhiệm cụ t ể
h do lịch sử đặt ra. Đặc
biệt, trước những bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động; thậm chí
trở nên phản động, lái phong trào đi ngược lại lợi ích của quần chúng.
Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng, vì động
cơ không trong sáng nên thường gây bè phái, chia rẽ, mất đoàn kết trong hệ thống
tổ chức quyền lực, làm suy giảm vai trò, sức mạnh của tổ chức; hạn chế, ngăn trở
khả năng phát triển của mỗi cá nhân nên làm giảm hiệu quả việc giải quyết những
nhiệm vụ, mục tiêu chính trị đã đề ra.
Do phong cách làm việc độc đoán chuyên quyền hoặc do năng lực hạn chế của
người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị tước bỏ, nhân
quyền thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
Trong điều kiện thế giới đầy biến động phức tạp như hiện nay, quyết định sai trái
của “những cái đầu nóng” của các vị thủ lĩnh khiến nhân loại phải trả giá đắt, đôi khi không thể l ờ ư ng trước được.
4. Phân tích thủ lĩnh chính trị Donald Trump
Phẩm chất chính trị -
Ông là một người hướng ngoại, sôi nổi, cứng rắn và bột p hát, cá tính của
Trump cũng có thể được đánh giá là cực đoan và hiếm có. -
Có khuynh hướng đưa ra những quyết định táo bạo nhằm đạt được phần
thưởng lớn và kiên định với niềm tin của mình, không ngần ngại vượt qua mọi
rào cản để đạt được mục tiêu lớn của mình là làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa. đã sử dụng mưu lược hiếm của “người đàn của động”. Những tựu đạt được ngạc. biết thế để việc thực hiện một xuất sắc. iống như thấy đường hiện hữu những cảnh phức tạp, những kiệt xuất những phố thực biết để đạt được mục trước khăn, chiến thắng. Vai trò Vai trò tích cực:
Nước Mỹ đã chứng kiến nhiều thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội kể từ khi Tổng
thống Donald Trump lên nắm quyền. Với chiến lược “Làm cho nước Mỹ vĩ đại
trở lại” và chính sách “Nước Mỹ trên hết” Về kinh tế:
Sau quý I trì trệ, tăng trưởng kinh tế cũng đã đạt được hơn 3%, trong khi tỷ lệ thất
nghiệp giảm từ 4,8% trong tháng 1 xuống 4,3% trong tháng 8 và chỉ còn 4,1%
vào tháng 11 – tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 1 7 năm qua.
Tiền lương của người lao động Mỹ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức
tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2009
Doanh nghiệp Mỹ đang chủ động đầu tư, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn và
những cải thiện cũng gia tăng.
Một điều thú vị khác trong nền kinh tế Mỹ dưới “tay” ông Trump là lợi ích không
chỉ tập trung tại các trung tâm đô thị mà còn xuất hiện tại các khu vực phi đô thị.
Đây là sự tăng trưởng đồng đều đầu tiên kể từ năm 2010
Thành công lớn nhất của ông Trump là nền kinh tế đang khởi sắc trước khi đại
dịch nổ ra. Các chính sách bãi bỏ quy định chưa từng có; giảm thuế ở mức kỷ lục
cho cá nhân, tập đoàn và doanh nghiệp; cùng với khả năng khơi dậy niềm tin của
người tiêu dùng và doanh nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu suất kinh tế: mức
tăng kỷ lục của thị trường chứng khoán, việc làm, tăng lương thực tế, việc làm cho người thiểu số…
Chính sách năng lượng của ông Trump nhằm làm chậm quá trình chuyển đổi từ
nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới không chỉ giúp Mỹ t ở r thành
quốc gia độc lập về năng lượng mà còn khiến nước này trở thành nước xuất khẩu
than và khí đốt tự nhiên hàng đầu. Năng lượng giá rẻ đã giúp thúc đẩy kinh tế
phát triển ở mức kỷ lục.
Nếu không có sự độc lập về năng lượng, nền kinh tế của chính quyền Donald
Trump sẽ không thể chống chọi được trước sự tàn phá của đại dịch, kinh tế đóng
cửa, và mức thuế quan cũng như các lệnh trừng phạt áp đặt trong cuộc chiến
thương mại với Trung Quốc.
Kinh tế Mỹ phát triển đạt 20 nghìn tỷ USD, phù hợp với mức độ dự kiến khoảng
2,5 - 3% song Quý I/2010 đạt tới 3 ,1%.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng đạt tới trạng thái tốt nhất.
Ngay cả người cực tả trong nội bộ Đảng Dân chủ cũng phải thừa nhận, tình hình
kinh tế Mỹ hiện tại là rất tốt.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, thị trường chứng khoán Mỹ
tăng điểm mạnh hơn so với dưới thời của đa số các vị Tổng thống tiền nhiệm.
Công ty Bespoke Investment Group bắt đầu từ năm 1928 cho biết chỉ số S&P 500
đã tăng hơn 50% kể từ khi ông Trump đắc cử Tổng thống, cao hơn gấp đôi so với
mức tăng bình quân 23% trong 3 năm đầu cầm quyền của các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm
Vào tháng 12 năm 2017, Trump đã ký thông qua đạo luật cắt giảm thuế suất doanh
nghiệp xuống còn 21%, giảm mức thuế thu nhập cá nhân cho đến năm 2025
Vào tháng 7 năm 2019, sự bùng nổ kinh tế mạnh mẽ dưới thời Donald Trump đã
thiết lập nên kỷ lục, trở thành thời kỳ tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ Về chính trị : Quan điểm chính trị :
Trump miêu tả các khuynh hướng chính trị và quan điểm của ông bằng rất nhiều
cách, đôi khi đối lập nhau qua theo thời gian.
Trump ủng hộ Tu chính án thứ hai, phản đối việc kiểm soát súng đạn và
ông cũng có giấy phép mang súng kín của New York. Ông ủng hộ việc sửa lại hệ
thống điều tra lý lịch liên bang, nhờ đó tội phạm và các trường hợp thần kinh luôn
được ghi chép trong hệ thống.
Về vấn đề y tế, Trump ủng hộ việc thay thế Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và
Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (thường được biết đến dưới cái tên "Obamacare")
với kế hoạch thị trường tự do cho chăm sóc sức khỏe có cạnh tranh nhằm giảm
giá thành, mặc dù trong quá khứ ông cũng từng tuyên bố ủng hộ hình thức nhà
nước bao cấp chăm sóc sức khỏe
Trump phản đối hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa cho mục đích tiêu khiển
nhưng ủng hộ hợp pháp hóa cần sa cho mục đích y tế và cũng ủng hộ quyết định riêng của từng bang
Về vấn đề nhập cư, Trump phản đối quyền nhập quốc tịch cho trẻ sinh tại
Mỹ, ông lập luận rằng điều này không được và không nên được bảo vệ bởi Tu
chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Trump nói rằng ông ủng hộ hôn nhân truyền thống
Về vấn đề lương tối thiểu, Trump tin rằng không nên tăng lương tối thiểu
vì nó sẽ gây bất lợi cho sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ.
Trump cũng ủng hộ cho các trường và địa phương tự quyết định chương
trình học bậc tiểu học và trung học cơ sở. Ông phản đối tiêu chuẩn liên bang về
chương trình học Common Core cho bậc tiểu học và trung học cơ sở và gọi đó là
một “thảm hoạ” cần phải được chấm dứt
Ông Trump khởi động chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Ông tán thành các quan
điểm theo chủ nghĩa biệt lập, không can thiệp và chủ nghĩa bảo hộ
Ông Trump đảm bảo để Mỹ không vướng vào những “tấm mạng nhện” ở nước
ngoài, đặc biệt nếu phải sử dụng đến lực lượng quân sự. Ông là Tổng thống Mỹ
duy nhất kể từ sau Tổng thống Herbert Hoover đã không châm ngòi một cuộc
chiến nào. Thay vào đó, ông là người đã đặt dấu chấm hết cho các cuộc chiến của Mỹ ở nước ngoài
Tổng thống Donald Trump đang mang lại hòa bình cho Trung Đông. Ông thúc
đẩy an ninh của Israel bằng cách ủng hộ tuyên bố chủ quyền của nước này đối
với Cao nguyên Golan, đánh bật tổ chức khủng bố Hamas, chuyển đại sứ quán
Mỹ đến Jerusalem và bảo vệ Israel tại LHQ.
Ông Trump rút khỏi Hiệp ước vũ khí chiến lược (START) với Nga nhằm tái cân
bằng lực lượng hạt nhân của mỗi nước. Hiệp ước START mới có thể được ký
sớm. Tuy nhiên, ông đã không thuyết phục được Trung Quốc tham gia Hiệp ước.
Ít nhất, ông Trump đã giảm tốc được chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong một thời gian.
Chính sách đối nội, đối ngoại của Tổng thống Trump theo cách nhìn của ông ta là
hiệu quả, mặt phân hóa xã hội cũng có tác dụng, hiện nay vẫn chưa xuất hiện sự đổ vỡ quá lớn. Xã hội, văn hóa:
Nhiều vấn đề xã hội được ông quan tâm như: nạo phá thai, bảo vệ sức khỏe người
mẹ, hôn nhân đồng giới hay thậm chí là quyền tự do dùng súng,...
Mỹ xếp số một về số l ợ
ư ng giải Nobel vật lý, hóa học và kinh tế; xếp thứ hai ngay sau Pháp về số l ợ
ư ng giải Nobel văn học. Số lượng bài báo, tạp chí và nghiên cứu
khoa học được công bố nhiều gấp gần 4 lần so với nước đứng thứ hai là Nhật Bản.
Trong năm 2019, Mỹ tiếp tục giữ thứ hạng cao các chỉ số về văn hóa, công nghệ và
giáo dục. Văn hóa Mỹ tiếp tục giữ vị trí đầu bảng trên toàn cầu khi nhiều trẻ em trên thế giới đều thích.
Mỹ là quốc gia hàng đầu vượt trội về xuất khẩu phim và các chương trình truyền hình. Vai trò tiêu cực: Chính trị:
Cách thức cầm quyền của Tổng thống Trump đã làm cho nền chính trị Mỹ phân cực,
xã hội chia rẽ ngày càng nghiêm trọng.
Phát biểu của ông không tìm cách hàn gắn mà làm chia rẽ ý dân, gây đối lập giữa
quần chúng với giới tinh anh ở Washington, kích động tình cảm đối lập xã hội.
Ông Trump không hào hứng điều phối lập trường đối lập giữa Nhà Trắng và Quốc
hội, mà trực tiếp lợi dụng quyền lực của Tổng thống để ban hành lệnh hành pháp
thực thi ý tưởng của mình ví dụ chuyện xây dựng bức tường biên giới với Mexico.. Xã hội:
Sau khi ông Trump lên cầm quyền, các chính sách di dân, quản lý biên giới
tiếp tục kích động mâu thuẫn sắc tộc trong nội bộ nước Mỹ.
Chính sách của Tổng thống Trump là duy trì lợi ích của người da trắng, không
để ưu thế của người da trắng bị dân tộc thiểu số lấy mất.
Quan điểm "nước Mỹ trên hết" sâu xa che dấu một mặt khác là "người da
trắng trên hết", đằng sau nó là vấn đề thay đổi sâu sắc trong cơ cấu dân số chủng tộc nước Mỹ.
Phân biệt chủng tộc đối với người da màu, cấm nạn di dân nhập cư và tập
trung quyền lợi cho tầng lớp da trắng,... Ngoại giao:
Chính sách của Tổng thống Trump càng tác động tới trật tự quốc tế và cơ cấu
của hệ thống toàn cầu, thậm chí ảnh hưởng tới mức làm đảo lộn.
Tổng thống Trump đã phá vỡ hai hệ thống trên bằng cách rút khỏi TPP và
Hiệp ước Biến đổi Khí hậu Paris, Thỏa thuận Hạt nhân Iran; chỉ trích WTO, đàm
phán lại thương mại với Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Ấn Độ, EU (hiện
đang nhằm vào cả Việt Nam), phát động "cuộc chiến tranh lạnh khoa học công nghệ"
nhằm vào Trung Quốc; yêu cầu đồng minh tăng chi phí quân sự trên tỷ lệ GDP, làm
rối loạn nghiêm trọng trật tự quốc tế và chuỗi sản xuất toàn cầu đang vận hành bình
thường, làm cho toàn cầu hóa kinh tế đứng trước sự nguy hiểm phân cắt.
Chính sách “Mỹ là trên hết” đã làm xấu hình ảnh và lòng tin đối với nước Mỹ
của nhiều người dân và các đất nước khác trên thế giới. Kinh tế:
Tổng thống Trump đã phá vỡ hai hệ t ố
h ng trên bằng cách rút khỏi TPP và Hiệp ước
Biến đổi Khí hậu Paris, Thỏa thuận Hạt nhân Iran; chỉ trích WTO, đàm phán lại
thương mại với Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Ấn Độ, EU (hiện đang nhằm vào cả V ệ
i t Nam), phát động "cuộc chiến tranh lạnh khoa học công nghệ"
nhằm vào Trung Quốc; yêu cầu đồng minh tăng chi phí quân sự trên tỷ lệ GDP, làm
rối loạn nghiêm trọng trật tự quốc tế và chuỗi sản xuất toàn cầu đang vận hành bình
thường, làm cho toàn cầu hóa kinh tế đứng trước sự nguy hiểm phân cắt. Xã hội:
Sau khi ông Trump lên cầm quyền, các chính sách di dân, quản lý biên giới tiếp tục
kích động mâu thuẫn sắc tộc trong nội bộ nước Mỹ.
Chính sách của Tổng thống Trump là duy trì lợi ích của người da trắng, không để ưu
thế của người da trắng bị dân tộc thiểu số lấy mất.
Quan điểm "nước Mỹ trên hết" sâu xa che dấu một mặt khác là "người da t ắ r ng trên
hết", đằng sau nó là vấn đề thay đổi sâu sắc trong cơ cấu dân số chủng tộc nước Mỹ.
Phân biệt chủng tộc đối với người da màu, cấm nạn di dân nhập cư và tập trung
quyền lợi cho tầng lớp da trắng,... Ngoại giao:
Chính sách của Tổng thống Trump càng tác động tới trật tự quốc tế và cơ cấu của hệ
thống toàn cầu, thậm chí ảnh hưởng tới mức làm đảo lộn. Tổng thống Trump đã
phá vỡ hai hệ thống trên bằng cách rút khỏi TPP và Hiệp ước Biến đổi Khí hậu Paris, Thỏa thuận Hạ
t nhân Iran; chỉ trích WTO, đàm phán lại thương mại với Trung Quốc,
Canada, Mexico, Nhật Bản, Ấn Độ, EU (hiện đang nhằm vào cả V ệ i t Nam), phát
động "cuộc chiến tranh lạnh khoa học công nghệ" nhằm vào Trung Quốc; yêu cầu
đồng minh tăng chi phí quân sự trên tỷ lệ GDP, làm rối loạn nghiêm trọng trật tự
quốc tế và chuỗi sản xuất toàn cầu đang vận hành bình thường, làm cho toàn cầu hóa
kinh tế đứng trước sự nguy hiểm phân cắt.
Chính sách “Mỹ là trên hết” đã làm xấu hình ảnh và lòng tin đối với nước Mỹ của
nhiều người dân và các đất nước khác trên thế giới. Kinh tế:
Tổng thống Trump đã phá vỡ hai hệ t ố
h ng trên bằng cách rút khỏi TPP và Hiệp ước
Biến đổi Khí hậu Paris, Thỏa thuận Hạt nhân Iran; chỉ trích WTO, đàm phán lại
thương mại với Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Ấn Độ, EU (hiện đang nhằm vào cả V ệ
i t Nam), phát động "cuộc chiến tranh lạnh khoa học công nghệ"
nhằm vào Trung Quốc; yêu cầu đồng minh tăng chi phí quân sự trên tỷ lệ GDP, làm
rối loạn nghiêm trọng trật tự quốc tế và chuỗi sản xuất toàn cầu đang vận hành bình
thường, làm cho toàn cầu hóa kinh tế đứng trước sự nguy hiểm phân cắt.