-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kiểm tra kết thúc học phần lý luận và phương pháp GDTC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ. - phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý luận và phương pháp GDTC 20 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Kiểm tra kết thúc học phần lý luận và phương pháp GDTC | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ. - phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận và phương pháp GDTC 20 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN
LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Họ và Tên: NGUYỄN ÁNH LINH
Lớp: Quản Lí Công - K41
Mã sinh viên: 2154030039
Số điện thoại: 0942353376 HÀ NỘI 2021
CƠ SỞ SINH LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỘNG THỂ CHẤT
1, Kỹ năng vận động :
- Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ.
- phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được
gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng.
- Trong quá trình sống và rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không điều kiện, có
thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều kiện sống, những phản
xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện.
Ví dụ Trước khi đưa thức ăn vào miệng con chó, kết hợp với chuông reo và lặp
đi lặp lại nhiều lần, thì về sau chỉ cần nghe tiếng chuông reo con chó đã có
phản ứng tiết nước bọt với tiếng chuông.
=> Như vậy phản xạ có điều kiện được hình thành trong tập luyện -> xây dựng phản xạ.
- Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan tỏa, tập trung và tựđộng hóa.
+ Trong giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình
thành được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần thiết cũng
tham gia vào vận động. Động tác vì vậy không chính xác, nhiều cử động thừa, không tinh tế.
+ Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn tập trung.
Trong giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất định trên vỏ não, cần
thiết cho vận động.Các động tác thừa mất đi, cơ căng và co bóp ở mức độ hợp lý,
động tác trở nên nhịp nhàng, chính xác và thoải mái hơn. Kỹ năng vận động đã
được hình thành tương đối ổn định.
+ Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹxảo vận động), kỹ năng vận động được
củng cố đến mức được thực hiện hầu như tự động, không cần sự chú ý của ý
thức. Kỹ năng vận động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau cùng một lúc.
2. Tố chất vận động
* Các tố chất vận động
- Trong sinh hoạt, lao động, cũng như tập luyện TD, TT, con người có lúc phải
vận động rất nhanh, có lúc cần phải làm việc lâu dài với lực tương đối nhỏ, có lúc
phải thực hiện các động tác mang vác rất nặng, tức là phải thực hiện các mặt khác
nhau của khả năng vận động. Các mặt khác nhau của khả năng vận
động được gọi là các tố chất vận động hay tố chất thể lực.
- Khả năng vận động của con người có thể hiện 4 loại tố chất: Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền và khéo léo.
VD: Cử tạ là sức mạnh, chạy việt dã (marathon) là sức bền a, Sức mạnh: - Khái niệm:
Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nổ lực cơ bắp. Nói
cách khác, sức mạnh con người là khả năng khắc phục lực cản bên trong hoặc
bên ngoài bằng sự nỗ lực cơ bắp. [18] - Phân loại :
Sức mạnh tuyệt đối: Là khả năng sản sinh ra lực tối đa không tính đến trọng
lượng cơ thể. Ở những người có trình độ tập luyện tương đương nhau nhưng
trọng lượng cơ thể khác nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng lên song song với
tăng trọng lượng cơ thể.
Sức mạnh tương đối: Sức mạnh tương đối là tỷ số giữa sức mạnh tuyệt đối
và trọng lượng cơ thể.
Sức mạnh tối đa: Là lực lớn nhất có thể sản sinh ra bởi hệ thống thần kinh cơ
trong một lần co cơ tối đa. Sức mạnh tối đa là giá trị tuyệt đối cao nhất về
năng lực sức mạnh cho môn thể thao nhằm khắc phục lực cản bên ngoài.
Sức mạnh tốc độ:Là khả năng phát lực tối đa trong thời gian ngắn nhất. Sức
mạnh tốc độ xác định thành tích trong các môn thể thao hoạt động không
chu kỳ như các môn thi đấu đối kháng (võ) hoặc các môn bóng, các môn có
tính chu kỳ như các môn chạy…
Sức mạnh bột phát: Là một hình thức của sức mạnh tốc độ xảy ra trong một
khoảng thời gian rất ngắn, đó là sức mạnh phát ra rất nhanh và gần như tức
thời, sức mạnh bột phát luôn đi kèm cùng phản xạ và phản ứng nhanh nhạy
của cơ thể ở một pha tấn công hay phản công trong võ thuật.
Sức mạnh bền: Là sức mạnh được sản sinh ra khi hoạt động trong một
khoảng thời gian tương đối dài. Sức mạnh bền là yếu tố quyết định thành
tích trong các môn thể thao và khắc phục lực cản lớn trong trong một thời gian dài.
Tố chất sức mạnh là một trong những tố chất quan trọng trong Taekwondo,
ảnh hưởng đến tốc độ hoàn thành động tác và độ chính xác của động tác.
Sức mạnh là một loại chỉ tiêu quan trọng biểu hiện trình độ tập luyện kỹ
thuật và tố chất thể lực của VĐV
VD: Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng trực tiếp, thường xuyên
xảy ra các va chạm mạnh. Thành tích của môn thể thao này thể hiện ở năng
lực cá nhân mỗi cầu thủ trong việc sử dụng kỹ chiến thuật, thể lực và sự ổn
định về tâm lý của bản thân mình. Hoạt động thi đấu bóng đá không chỉ đòi
hỏi ở cầu thủ trình độ điêu luyện về kỹ thuật, sử dụng hợp lý và sáng tạo về
chiến thuật mà còn yêu cầu rất cao việc phát huy đầy đủ các tố chất thể lực
của cơ thể trong đó có sức mạnh. Đồng thời phải duy trì được sức mạnh đó
trong suốt thời gian dài của quá trình thi đấu, không chỉ trong từng trận đấu
mà trong suốt thời gian diễn biến của giả
b. Sức nhanh (tốc độ)
- Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất.
- Hình thức biểu hiện của sức nhanh:
+ Hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh bao gồm: (1) Thời gian
tiềm tàng của phản ứng. Đó là thời gian từ khi kích thích đến khi có phản
ứng trả lời. (2) Thời gian của động tác lẻ. (3) Tần số động tác.
+ Hình thức biểu hiện phức tạp của sức nhanh là kết quả của các thử
nghiệm vận động và bài tập thể thao tốc độ như: chạy ngắn, tần số đánh bóng, tốc độ đập bóng,…
Để hình thành tất cả các hình thức sức nhanh nêu trên, các quá trình hưng
phấn và các phản ứng sinh hóa trong thần kinh và cơ phải xảy ra thật nhanh,
các trung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao.
Trong nhiều động tác thể thao tốc độ và sức mạnh liên quan chặt chẽ với
nhau. Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ.
Các cơ sở sinh lý để phát triển tốc độ là: tăng cường độ linh hoạt và tốc
độ lan tỏa hưng phấn ở trung tâm thần kinh, tăng cường tốc độ co cơ, tăng
cường tính đồng bộ trong hoạt động của các cơ khác nhau, tăng tốc độ thả lỏng cơ.
Trong quá trình tập luyện sức nhanh phát triển tương đối chậm so với
sức mạnh và sức bền. Lứa tuổi tốt nhất là tuổi thanh thiếu niên.
VD: VĐV đấu kiếm khi phòng thủ có thể lựa chọn một trong những động tác
có thể sử dụng tuỳ theo động tác tấn công của đối phương. Tính phức tạp
của phản ứng lựa chọn phụ thuộc vào tình huống cụ thể. c. Sức bền: - Khái niệm:
Sức bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể
có thể chịu đựng được. Có thể nói sức bền là khả năng của con người khắc phục
mệt mỏi, duy trì hoạt động vận động kéo dài. - Phân loại:
Sức bền ưa khí (trong thời gian dài): Là sức bền cần thiết để vượt qua một
cự ly mà học viên cần trong thời gian trên 11 phút với tốc độ không giảm về cơ bản.
Sức bền ưa yếm khí (trong thời gian trung bình): Là sức bền cần thiết để
vượt qua một cự ly mà học viên cần khoảng từ 2-11 phút. Thành tích sức bền
này dựa trên năng lực hoạt động của hệ thống cung cấp năng lượng là ưa khí và yếm khí.
Sức bền yếm khí (trong thời gian ngắn): Là sức bền cần thiết để vượt qua
một cự ly mà học viên cần khoảng từ 45 giây-2 phút. Thành tích sức bền này
chủ yếu dựa trên năng lực hoạt động của hệ thồng cung cấp năng lượng yếm khí.[18]
Nói chung sức bền là nhân tố tất yếu của thành phần thể lực nên nó có mối
quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như: sức nhanh, sức mạnh. Sức
bền là cơ sở thiết yếu trong Taekwondo giúp cho VĐV có thể tập luyện và
thi đấu đạt thành tích cao nhất.
VD: Chạy 1500m, đi bộ thể thao, bơi 400m
- Sức bền phụ thuộc vào:
+ Khả năng hấp thụ O2 tối đa
+ Khả năng duy trì lâu dài mức hấp thụ O2 cao
+ Mức hấp thụ O2 tối đa => quyết định khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí
+ Vo2max càng cao thì công suất hoạt động càng lớn d. Khéo léo
Là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong điều kiện môi
trường thay đổi. Cơ sở sinh lý của tố chất này là: phản xạ phối hợp phức tạp. Vì
vậy, mức độ phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung ương,
tốc độ xử lý thông tin và hình thành các chương trình hành động. Tố chất khéo léo
phụ thuộc tất chặt chẽ với mức độ phát triển của các tố chất khác như: Sức mạnh,
sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động. 76 Tập luyện TD, TT có hệ thống phát
triển tất cả các tố chất vận động. Các tố chất vận động có nhiều điểm giống nhau
về cơ chế phát triển. Vì vậy khi hoàn thiện một tố chất thì các tố chất khác ở một
mức độ nhất định cũng biến đổi theo. Ảnh hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi mới
bắt đầu tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên, một số bài tập thể lực có thể gây ảnh
hưởng xấu đối với việc phát triển một tố chất vận động. VD: Tập tạ để phát triển
sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức bền trong chạy cự ly. Khi ngừng tập
luyện có hệ thống, các tố chất vận động cũng ngừng phát triển, các tố chất sẽ thoái
hóa về trạng thái ban đầu. Tố chất sức nhanh sẽ giảm sớm nhất rồi sau đó là sức
mạnh và cuối cùng là sức bền. Các tố chất thể lực giáo động trong khoảng 15 –
30% trong ngày đêm. Tố chất vận động thấp nhất trong khi đi ngủ và khi thức dậy sớm.
VD: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức bền trong chạy cự ly.
3 Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường: a.Chức năng vận động:
- Sự vận động trong quá trình GDTC, về bản chất là nhằm làm cho cơ thể thích
nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường khả năng thực hiện gắng sức nhanh,
mạnh hoặc lâu dài của cơ thể. Sự thích nghi hoạt động cơ bắp làm cho quá trình
sinh hóa, hình thái, chức năng trong cơ thể có thẻ biến đổi sâu sắc và làm hoàn
thiện sự điều khiển phối hợp các quá trình đó của các cơ quan điều khiển.Các biến
đổi thích nghi trong quá trình tập luyện TD, TT xảy ra hầu như trong tất cả các cơ
quan và tổ chức cơ thể.
Ví dụ: Thần kinh cơ, cơ, xương, tim, phổi,...
- Tập luyện thể dục thể thao rèn luyện thân thể là một biện pháp phòng bệnh
tích cực, không những phòng tránh được những yếu tố tác hại gây bệnh mà còn
tích cực chủ động rèn luyện để thích ứng chịu đựng quen với những yếu tố đó,
nâng cao sức chống đỡ của cơ thể, tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
- Tham gia tập luyện các môn thể thao, có thể phát triển các phẩm chất thể lực
(các tố chất): Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo linh hoạt ở mức độ cao,
vượt xa những khả năng bình thường của con người (như thành tích của các môn thể thao ngày càng cao).
- Rèn luyện thân thể không những làm cho con người phát triển cân đối, đẹp
đẽ, da khỏe mạnh, hồng hào, có giấc ngủ ngon hơn, mà còn làm cho con người
thích ứng được với những biến động không thuận lợi của thời tiết, môi trường, chịu
đựng được với hoàn cảnh khó khăn, gian khổ mà không bị đau ốm, rèn luyện ý trí
làm cho tinh thần sảng khoái, tràn đầy sức sống ... nhờ đó mà nâng cao hiệu quả công việc.
b.Sự thích nghi cơ thể với môi trường:
Tập luyện kích thích sự chuyển hóa và sự thích nghi của cơ thể cải thiện sức khỏe
và dễ thích nghi với các thay đổi diễn ra. Thời gian phục hồi sau tập cũng có vai
trò quan trọng tương đương với kích thích khi tập luyện. Tập luyện thường xuyên
làm giảm nguy cơ bệnh tật, giảm tỷ lệ mắc các bệnh lý là nguyên nhân chính gây
tử vong, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho trong hầu hết các trường hợp bệnh tật.
Rèn luyện cơ bắp giúp tăng cường sức bền tim mạch và cải thiện khả năng tập
luyện, cũng như các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, bảo vệ cơ thể khỏi các
chấn thương. Các bài tập luyện đặc biệt cũng thường được áp dụng để phục hồi
bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, phẫu thuật lớn và tổn thương cơ xương. Các bài
tập tự chọn trước phẫu thuật cũng được quy định để tăng cường phục hồi sau
phẫu thuật . Dù cho chỉ định là gì đi nữa, các khuyến cáo tập luyện đều phải dựa trên 2 nguyên tắc chính:
Mục tiêu của hoạt động cần được cá thể hóa cho bệnh nhân dựa vào động
lực, nhu cầu, khả năng thể chất và tâm lý, để tối đa hóa khả năng tham gia
của bệnh nhân và kết quả mong muốn.
Hoạt động nên được quy định với một mức độ thích hợp để đạt được hiệu
quả mong muốn. Các bài tập luyện nên được nâng dần mức độ để cơ thể
thích ứng dần nhưng không quá nặng đến mức gây chấn thương hoặc không
theo được. Tập luyện với mật độ nhiều hơn hoặc cường độ cao không phải
lúc nào cũng tốt hơn; hoạt động quá ít hoặc quá nhiều có thể không đem lại hiệu quả mong muốn.
Một liệu trình nên bao gồm cường độ (mức độ gắng sức), khối lượng (số lượng
bài tập trong một buổi), tần suất (số buổi tập) và tăng số bài tập (tăng số lượng
một hoặc nhiều yếu tố trên mỗi lần luyện tập dựa trên sức chịu đựng thực tế). Sự
cân bằng của các thành phần này phụ thuộc vào sức chịu đựng của từng cá nhân
và các nguyên lý sinh lý (nghĩa là khi tăng cường độ, khối lượng thì tần số, thể
tích có thể cần phải giảm). Cường độ, thể tích và tần số có thể tăng lên đồng thời
nhưng chỉ đến một mức độ nào đó vì sức chịu đựng của con người đối với sự
căng thẳng là hữu hạn. Mục tiêu là tìm ra liệu trình cụ thể thích hợp để có lợi ích
tối ưu với từng bệnh nhân, tình trạng sức khoẻ và khả năng tập luyện hiện tại. Các
khuyến cáo cố định và truyền thống nói chung (ví dụ, 3 lượt 10 đến 12 lần lặp lại,
chạy 30 phút 3 lần / tuần) có thể không tối ưu vì chúng không đáp ứng yêu cầu
hoặc khả năng cụ thể của một người (ví dụ những người có bệnh nặng sẽ cần
chương trình khác những người có khả năng tập luyện ở cường độ cao hơn). Sự
thay đổi trong phác đồ giúp tránh việc đáp ứng quá mức với các kích thích tương
tự, cũng như các vi chấn thương do các động tác lặp đi lặp lại.
Tuân thủ lâu dài là vấn đề rất quan trọng và đòi hỏi nhiều thử thách. Động lực và
khả năng của mỗi người để duy trì tập luyện rất khác nhau. Để cải thiện sự tuân
thủ, các liệu trình thường bắt đầu với cường độ thấp và dần dần tăng lên đến
ngưỡng mục tiêu. Một số người yêu cầu cần sự giám sát cá nhân với việc tập
luyện (ví dụ như bởi một huấn luyện viên cá nhân), những người khác thì muốn
hỗ trợ của hoạt động theo nhóm có tổ chức (ví dụ như một lớp tập thể dục, đi xe
đạp theo nhóm) và một số có thể tự tập trong một thời gian dài. Để duy trì động
lực dài hạn, liệu trình luyện tập nên tính đến nhu cầu từng cá thể (ví dụ như tập
luyện cho người ngồi trên xe lăn), điều thực sự cần thiết cho họ để đạt được một
mục tiêu cụ thể và sở thích (loại chương trình thể dục).
Các chương trình tập luyện nên bao gồm nhiều khía cạnh của tập luyện, bao gồm
Mức độ kéo giãn và tính linh hoạt
Khả năng tập luyện hiếu khí (sức bền tim mạch)
Sức mạnh (bao gồm độ bền cơ bắp và kích thước khối cơ hoặc cấu trúc) Sự thăng bằng
VD: tăng khối lượng cơ và sức mạnh, độ bền tim mạch