-
Thông tin
-
Quiz
Kiểm tra thực vật dược - Lý Sinh | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng
Kiểm tra thực vật dược | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý Sinh 21 tài liệu
Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu
Kiểm tra thực vật dược - Lý Sinh | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng
Kiểm tra thực vật dược | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý Sinh 21 tài liệu
Trường: Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Preview text:
1. Trình bày khái niệm rễ cây? Phân loại và mô tả các loại rễ cây dựa trên đặc điểm hình thái?
Khái niệm rễ cây: Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng của cây, thường mọc ở dưới đất,
từ trên xuống. Có nhiệm vụ giúp cây hấp thu nước và các muối vô cơ hoà tan để
nuôi cây. Đồng thời giúp cây đứng vững nhờ rễ bám chặt vào đất và đôi khi rễ còn
dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
Phân loại và mô tả các loại rễ cây dựa trên đặc điểm hình thái:
- Rễ chùm: đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hành, không có rễ chính, gồm nhiều
rễ con có hình dạng và kích thước tương đối đồng đều. Tất cả các rễ trong hệ rễ
chùm được mọc ra từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm.
- Rễ trụ (cọc): đặc trưng cho các cây thuộc lớp Ngọc lan và ngành Thông, gồm có
rễ chính và các rễ bên. Rễ chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất.
- Rễ củ: rễ cái hoặc rễ con có thể phồng to lên vì tích lũy nhiều chất dự trữ: tinh
bột, inulin. Ví dụ rễ: cây Bạch chỉ, Khoai lang, Cà rốt…
- Rễ bất định: sinh ra từ thân, cành hoặc lá, chúng mọc từ thân gần đất ẩm của
nhiều cây gỗ lâu năm hoặc trên thân rễ của các cây họ Lúa. Ví dụ: cây đa, si, ngô, mía, tre…
- Rễ chống: rễ phụ phát triển mạnh, mọc vững chắc xuống đất để tăng sức chống
đỡ cho cây. Ví dụ cây Đước…
- Rễ hô hấp: rễ mọc thẳng đứng lên khỏi mặt nước để cung cấp không khí cho
các phần rễ phía dưới. Như rễ cây bụt mọc, cây bần…
- Rễ mút, ký sinh: rễ của các cây ký sinh (rễ cây trầm gửi, cây tơ hồng) mọc vào
vỏ của cây chủ những giác mút để hút trực tiếp nhựa của cây chủ.
- Rễ khí sinh: rễ mọc trong không khí để hút hơi ẩm như rễ cây họ Lan…
2. Trình bày khái niệm Hoa? Trình bày các loại tràng hoa, cho ví dụ?
Khái niệm Hoa: là một chồi cành đặc biệt, sinh trưởng có hạn và mang những lá
biến đổi làm chức năng sinh sản. Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính có cấu tạo cao
nhất trong vòng đời của các cây hạt kín. Các loại tràng hoa: - Tràng hoa đều Tràng đều rời:
Tràng hình hoa hồng: móng ngắn, phiến rộng (tràng hoa cây Hoa hồng, tràng hoa họ Mao lương).
Tràng hình hoa cẩm chướng: móng dài, thẳng góc với phiến (tràng hoa
cây Cẩm chướng, tràng hoa cây Mỏ hạc).
Tràng hình chữ thập: các cánh hoa xếp thẳng góc với nhau thành hình
chữ thập (tràng hoa cây Cải). Tràng đều liền:
Tràng hình bánh xe: ống ngắn, phần phiến to và toả ra loe rộng trông
giống như bánh xe (tràng hoa cây Cà).
Tràng hình nhạc: ống ngắn và phình to lên, thắt lại ở đỉnh trông như nhạc
cụ dân tộc (tràng hoa cây Hồng ăn quả).
Tràng hình đinh: ống dài, nhỏ thẳng góc với phiến (tràng hoa cây Dừa cạn).
Tràng hình chuông: ống phình to lên, trông giống như cái chuông (tràng
hoa cây Cát cánh, tràng hoa cây Đẳng sâm).
Tràng hình phễu: ống hình trụ nhưng loe dần lên thành hình phễu (tràng
hoa cây Cà độc được, tràng hoa cây Bìm bìm).
Tràng hình ống: ống hình trụ, kết thúc bởi các răng nông (hoa ở giữa của
hoa tự đầu thuộc các cây họ Cúc). - Tràng không đều
Tràng không đều liền:
Tràng hình môi: 5 cánh hoa chia làm 2 môi, một môi 2, một môi 3. Loại
này đặc trưng cho các cây họ Hoa môi (tràng hoa cây ích mẫu, tràng hoa cây Bạc hà).
Tràng hình mặt nạ: tràng hoa cũng chia làm 2 môi nhưng môi dưới móc
lồi vào trong họng làm cho họng bị khép kín lại trông giống như mặt nạ (tràng hoa cây Mõm chó).
Tràng hình lưỡi nhỏ: ống ngắn, phiến lệch về một bên thành lưỡi nhỏ
(tràng hoa cây Bồ công anh) hoa ở xung quanh đầu của các cây Nhọ nồi, cây Sài đất.
Tràng không đều rời:
Tràng hoa Lan: một trong ba cánh hoa biến đổi thành cánh môi mang cựa
và có hình dạng kỳ quặc như hình người treo cổ (tràng các loại hoa Lan).
Tràng hình bướm: một cánh rộng phủ lên hai cánh ở hai bên, hai cánh
này lại phủ lên hai cánh đặt sát nhau, trông như con bướm đang bay
(tràng hoa của các cây họ Cánh bướm như So đũa, Sắn dây, Cam thảo bắc).
- Một số hoa đôi khi có thêm tràng phụ và phụ bộ (hoa Lạc tiên, Dưa gang, Chanh dây).
3. Trình bày định nghĩa thân địa sinh? Trình bày các loại thân địa sinh: thân rễ, thân hành, thân củ?
Định nghĩa thân địa sinh: Là thân mọc ở dưới đất, Phân biệt với rễ nhờ thân rễ
mang những lá biến đổi thành vẩy khô hoặc mọng nước.
Các loại thân địa sinh:
- Thân rễ: dài, sống nhiều năm, mọc nằm ngang dưới đất, trông giống rễ, nhưng
khác rễ vì những lá biến đổi thành vẩy khô (Gừng, Riềng), mang chồi (chồi
ngọn và chồi nách) và những rễ phụ. Trong thân rễ có chứa nhiều chất dự trữ như tinh bột.
- Thân hành: thân đứng thẳng, rất ngắn, dưới mang rễ, xung quanh mang nhiều lá
biến đổi thành vẩy mọng nước, chứa nhiều chất dự trữ, được chia làm 3 loại:
Thân hành áo các lá biến đổi bao bọc nhau như chiếc áo (Hành, Tỏi), Thân hành
vẩy các lá mọng nước úp lên nhau như những viên ngói trên mái nhà (Bách
hợp), Thân hành đặc phần thân là phiến dày, vảy mỏng khô (La dơn).
- Thân củ: Thân phồng to thành củ vì chứa nhiều chất dự trữ: củ Khoai tây, củ Su
hào… Trên mặt thân củ có chồi, khi phát triển cho ra cây mới
4. So sánh cấu tạo giải phẫu cấp 1 của rễ cây lớp Ngọc lan và lớp Hành? Giống nhau:
- Rễ có cấu tạo tỏa tròn, đối xứng qua trục. Có vùng vỏ chiếm 2/3 và trụ giữa chiếm 1/3.
- Vùng vỏ gồm: tầng lông hút, tầng tẩm chất bần, mô mềm vỏ và nội bì.
Tầng lông hút (biểu bì): gồm những tế bào ngoài cùng kéo dài ra, vách mỏng
bằng cellulose, có nhiệm vụ hấp thụ nước và muối khoáng.
Mô mềm vỏ do tầng sinh vỏ của mô phân sinh đầu ngọn rễ sinh ra. Gồm các
tế bào vách mỏng bằng cellulose, thường chia thành hai vùng:
Mô mềm vỏ ngoài bao gồm nhiều tế bào màng mỏng bằng cellulose, sắp
xếp không trật tự, tạo ra các khoảng gian bào.
Mô mềm vỏ trong gồm các tế bào vách mỏng, xếp thành các vòng tròn
đồng tâm và dãy xuyên tâm. Thường có chất dự trữ.
Nội bì là phần trong cùng của vùng vỏ, gồm một hàng tế bào khá đều, có
nguồn gốc từ tầng sinh vỏ. Chức năng của nội bì là làm giảm bớt sự xâm
nhập của nước vào trụ giữa.
- Trụ giữa (trung trụ): Ở vị trí trung tâm của rễ. Gồm có: trụ bì, tia tuỷ, mô mềm
tuỷ và hệ thống dẫn nhựa.
Trụ bì (vỏ trụ) là một hay nhiều lớp tế bào có màng mỏng nằm xen kẽ với tế
bào nội bì. Vách cellulose hay hoá mô cứng.
Tia tuỷ nằm xen kẽ giữa bó libe và bó gỗ. Mô mềm tuỷ ở trong cùng. Gồm
các tế bào vách cellulose mỏng.
Hệ thống dẫn nhựa: bao gồm các bó gỗ và bó libe nằm xen kẽ nhau: bó libe
cấp I tạo thành dải xung quanh trụ giữa ngay sát trụ bì, bó gỗ tạo nên những
chỗ lồi vào mô mềm tuỷ. Khác nhau:
- Tầng tẩm chất bần (vùng vỏ):
Ở rễ cây lớp Ngọc lan: có 1 lớp tế bào vách tẩm chất bần.
Ở rễ cây lớp Hành: (Suberoid) có nhiều lớp tế bào vách tẩm chất bần. - Nội bì (vùng vỏ):
Ở rễ cây lớp Ngọc lan: đai Caspary.
Ở rễ cây lớp Hành: khung hình chữ U. - Trụ bì (trụ giữa):
Ở rễ cây lớp Ngọc lan: phần trụ bì có khả năng phân sinh tạo thành rễ bên.
Ở rễ cây lớp Hành: phần trụ bì có thể hóa cứng từng phần hay toàn bộ.
- Hệ thống dẫn nhựa (trụ giữa):
Ở rễ cây lớp Ngọc lan: có ít hơn 10 bó mạch.
Ở rễ cây lớp Hành: có nhiều hơn 10 bó mạch. Nhiều mạch hậu mộc trong tuỷ.