Mô thực vật - Lý Sinh | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng

Mô thực vật - Lý Sinh | Trường đại học Quốc Tế Hồng Bàng   được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

MÔ THỰC VẬT
Gồm 6 loại: mô phân sinh, mô mềm,mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết.
2.1 Mô phân sinh
Mô phân sinh cấu tạo bởi những tế bào non chưa phân hóa, màng mỏng bằng
cellulose, không có dự trữ dinh dưỡng, xếp xít vào nhau, không để hở những khoảng
gian bào.
Có ba loại mô phân sinh:
2.1.1 Mô phân sinh ngọn: ngọn rễ và ngọn thân
Đầu rễ non và ngọn thân cây có một đám tế bào non gọi là tế bào khởi sinh, có phân
chia rất nhanh, lộn xộn không theo qui tắc nhất định và thành một khối tế bào. Các tế
bào này dần dần sẽ dài ra và biến đổi thành các thứ mô khác của rễ hoặc của thân cây,
giúp cho rễ và thân cây mọc dài ra .
2.1.2 Mô phân sinh lóng
Gồm các tế bào phân chia giúp thân cây mọc dài ra ở phía gốc các lóng. Đây là
đặc trưng của các cây họ Lúa (Poaceae).
2.1.3 Mô phân sinh bên (mô phân sinh cấp hai)
Mô này làm cho rễ và thân của các cây lớp Ngọc Lan có thể tăng trưởng theo
chiều ngang. Khi phân chia các mô này hình thành đều đặn về hai phía nên chúng xếp
đều đặn thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Tùy theo vị trí mô phân sinh cấp hai
được chia thành hai loại:
-Tầng sinh bần - lục bì (tầng sinh vỏ) ở trong vỏ của rễ và thân cây.Về phía ngoài
tầng sinh bần tạo một lớp bần có vai trò che chở cho cây. Về phía trong tầng sinh vỏ tạo
ra một mô mềm cấp hai gọi là vỏ lục (lục bì)
-Tầng sinh libe -gỗ (tầng sinh trụ) đặt trong trụ giữa của rễ và thân cây, ở giữa
libe cấp một và gỗ cấp một. Mặt ngoài nó sinh ra một lớp libe cấp hai để dẫn nhựa luyện,
mặt trong sinh ra lớp gỗ cấp hai dẫn nhựa nguyên.
2.2. Mô mềm
Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào sống chưa phân hóa nhiều, màng vẫn mỏng
và bằng cellulose. Mô mềm có chức năng đồng hóa , dự trữ hay liên kết các mô khác với
nhau. Các tế bào mô mềm có kích thước đồng đều, có hình hơi tròn, hình trái xoan hoặc
đa giác tròn ở góc hay hình phiến… thường xếp sát nhau tạo mô mềm đặc, mô mềm đạo,
mô mềm khuyết, mô mềm hình giậu
Phân loại: theo vị trí cơ quan và nhiệm vu trong co quan
2.2.1. Mô mềm vỏ : gồm các lông hút của rễ, có nhiệm vụ dự trữ hấp thụ nước, khí và
các muối vô cơ hòa tan trong nước.
2.2.2 Mô mềm tuỷ: là phần giữa của các cơ quan
2.2.3. Mô mềm đồng hóa: Cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lạp lục để thực hiện
chức năng quang hợp. Do đó mô mềm đồng hóa ở ngay dưới biểu bì của lá và thân cây
non.
Trong lá cây lớp ngọc lan, mô mềm đồng hóa có hai dạng:
- cấu tạo bởi những tế bào dài và hẹp, xếp xít nhau như những cọcMô hình giậu
của một bờ giậu, thẳng góc với mặt lá. Vách tế bào mỏng, chứa nhiều hạt diệp lục, có
chức năng quang hợp.
- (mô khuyết) cấu tạo bởi những tế bào không đều, để hở những khoảngMô xốp
gian bào to lớn trống rỗng chứa đầy khí.
2.2.4. Mô mềm dự trữ cấu tạo bởi những tế bào có màng mỏng bằng cellulose, thường
để hở những khoảng gian bào ở góc tế bào. Trong tế bào chứa chất để nuôi cây như:
Đường Tinh bột Dầu và aleuron (cây Mía…), ( Củ khoai lang, hạt Ngô…), (hạt Thầu
dầu, hạt Lạc..), - gần giống cellulose, làm cho vách trong tế bào cứng,Chất hemicellulose
dày lên (hạt Mã tiền, hạt Cà phê…), (Xương rồng, cây Thuốc bỏng…), Nước Không khí
(Sen, Súng…).
2.3 Mô che chở
Mô che chở là mô chuyển hóa từ mô phân sinh, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận
của cây chống lại tác hại của môi trường ngoài như sự xâm nhập của các giống ký sinh,
sự thay đổi nhiệt độ đột ngột... Mô che chở ở mặt ngoài các cơ quan của cây, các tế bào
xếp xít nhau và vách tế bào biến thành một chất không thấm nước và khí.
Có hai loại mô che chở: Biểu bì; tầng tẩm suberin, suberoid và chóp rễ; bần; thụ bì; vỏ
hạt
2.3.1. Biểu bì: cấu tạo bởi một lớp tế bào sống bao bọc các phần của cây. Vách ngoài tế
bào biểu bì đã cutin hóa thành lớp cutin không thấm nước và không khí, có thể nhuộm
bởi xanh methylen hay lục iod. Trên biểu bì có hai bộ phận rất quan trọng đối với việc
kiểm nghiệm dược liệu là lỗ khí
và lông:
- là những lỗ thủng trong biểu bì dùng để trao đổi khí. Mỗi lỗ khí gồm hai tế bào Lỗ khí
hình hạt đậu úp vào nhau bởi mặt lõm, để hở một khe lỗ khí. Tế bào lỗ khí thường đi kèm
1,2,3,4, tế bào phụ gọi là tế bào bạn. Số lượng và vị trí của các tế bào bạn là những đặc
điểm có thể phân biệt trong kiểm nghiêm dược liệu.
- là những tế bào biểu bì mọc dài ra ngoài để tăng cường vai trò bảo vệ hoặcLông
giảm bớt sự thoát hơi nước. Lông có màu trắng do chứa đầy không khí. Hình dạng các
lông rất quan trọng để phân biệt các loài, nhất là các dược liệu đã bị cắt vụn hoặc các
bột thuốc. Một số dạng lông thường gặp: Lông đa bào (Mướp, Mơ tam thể), Lông hình
thoi (cây Vú sữa), Lông tảo tròn (lá Sầu riêng), Lông ngứa (cây Lá han).
2.3.2. Bần và thụ bì:
- Bần: Cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào chết bao bọc phần già của cây. Tất cả các
màng đã biến thành chất bần không thấm nước và khí, có tính co giãn, chứa đầy không
khí nên có thể bảo vệ cây chống lạnh. Sự trao đổi khí xảy ra qua kẽ hở nhỏ chứa đầy tế
bào tròn gọi là tế bào bổ xung, đây chính lầ các nốt sần trên thân cây.
- Thụ bì: Lớp bần sau khi được hình thành đã ngăn cách các mô ở phía ngoài bần
đó với các mô ở phía trong làm cho các mô ở phía ngoài khô héo dần và chết tạo thành
thụ bì. Người ta gọi bần và thụ bì là vỏ chết (như vỏ chết ở cây Ổi, cây Bạch đàn).
- Chu bì: là tập hợp của ba lớp: bần, tầng sinh bần và lục bì.
2.4. Mô nâng đỡ
Mô nâng đỡ còn gọi là mô “cơ giới”, cấu tạo bởi những tế bào có màng dày cứng,
làm nhiệm vụ nâng đỡ, tựa như bộ xương của cây.
Tùy theo bản chất của mô nâng đỡ, người ta phân biệt thành hai loại:
2.4.1 Mô dày: cấu tạo bởi những tế bào sống có màng dày nhưng vẫn bằng cellulose.
Tùy theo cách dày lên của tế bào, mô dày được chia thành các loại: mô dày góc, mô dày
tròn, mô dày phiến, mô dày xốp. Mô dày thường tập trung ở xa trung tâm, tại những chỗ
lồi của cuống lá, thân cây.
Cây lớp Hành không có mô dày. Mô dày được nhuộm bằng đỏ son phèn.
2.4.2. Mô cứng: cấu tạo bởi những tế bào chết có màng dày hóa gỗ ít nhiều. Màng này
có nhiều ống nhỏ đi xuyên qua để cho những sự trao đổi có thể xảy ra được khi tế bào
còn sống. Mô cứng thường đặt sâu trong những cơ quan không còn khả năng mọc dài
được nữa. Có ba loại mô cứng:
-Tế bào mô cứng là các tế bào có đường kính đều nhau, thường hình khối nhiều
mặt , có thể đứng riêng lẻ hoặc tụ họp thành từng đám gọi là tế bào đá như trong thịt quả
Lê, quả Na, hay tạo thành những lớp dày xung quanh các hạt, hạch cứng trong quả hạch
như: Mận, Đào, Trám…
-Thể cứng là những tế bào mô cứng riêng lẻ, tương đối lớn, có khi phân nhánh,
thường có trong lá cây Chè, cuống quả cây Hồi…
-Sợi mô cứng cấu tạo bởi những tế bào dài, hình thon, vách rất dày, ít nhiều hóa
gỗ, khoang tế bào rất hẹp. Được chia thành hai loại:
+ Sợi vỏ: trong vỏ cây, gồm: từ nội bì trở ra; - do tế bào trụSợi vỏ thật- Sợi trụ bì
bì biến đổi; - ở trong libe.Sợi libe
+ Sợi gỗ: ở trong phần gỗ của cây, vách tế bào hóa gỗ.
2.5. Mô dẫn
Mô dẫn cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song
song với trục của cơ quan và dùng để dẫn nhựa. Gồm hai loại: gỗ libe.
2.5.1.Gỗ
Gỗ là một mô phức tạp gồm cả tế bào sống và chết, dùng để dẫn nhựa nguyên
gồm nước và muối khoáng từ rễ qua thân lên tới lá - dòng đi lên. Ngoài ra, gỗ còn có
chức năng nâng đỡ và dự trữ . Có ba thành phần: Mạch ngăn và mach thông, Sợi gỗ, Mô
mềm gỗ.
- Mạch ngăn và mạch thông
13
+ Mạch ngăn (quản bào): là các tế bào hình thoi, chết, nhọn 2 đầu, xếp nối tiếp
nhau. Nhựa nguyên được vận chuyển từ tế bào này sang
tế bào khác qua các vách ngang không hóa gỗ. Vách bên
của mạch ngăn dày lên thứ cấp (hóa gỗ) theo nhiều kiểu
khác nhau tạo nên các loại mạch ngăn khác nhau: Mạch
ngăn Mạch ngăn xoắn, Mạch ngăn hình thang,vòng,
Mạch ngăn chấm hình đồng tiền.
+ Mạch thông (mạch gỗ) là các tế bào chết, các
vách ngăn ngang đã có sự thủng lỗ tạo nên ống thông
(thành phần mạch), vách bên dày và hóa gỗ theo nhiều
kiểu khác nhau, bên trong không có chất tế bào. Sự thủng
lỗ giúp nhựa nguyên lưu thông dễ dàng, sự thủng lỗ của
các vách ngăn ngang là một dấu hiệu chuyên hóa cao và
mạch tiến hóa hơn so với mạch ngăn. Có các kiểu thủng
lỗ sau: (thủng lỗ hình mạng, thủng lỗ hìnhThủng lỗ kép
thang, thủng lỗ rây), Ngoài ra, thành bênThủng lỗ đơn.
của mạch gỗ còn dày lên theo các kiểu giống mạch ngăn.
- là những tế bào chết , hình thoi dài cóSợi gỗ
màng dày hóa gỗ . Các sợi gỗ làm nhiệm vụ nâng đỡ.
- cấu tạo bởi những tế bào sống, màngMô mềm gỗ
có thể hóa gỗ hoặc vẫn mỏng và bằng cellulose. Mô mềm
gỗ làm nhiệm vụ dự trữ. Khi nhuộm kép có màu xanh.
2.5.2. Libe
Có chức năng nhựa luyện gồm dung dịch các chất hữu cơ do lá đúc luyện được
nhờ hiện tượng quang hợp xuống tất cả các bộ phận khác trong cây. Trong phương pháp
nhuộm kép có màu đỏ son phèn. Các yếu tố của libe, gồm mạch rây, tế bào kèm, mô
mềm libe và sợi libe.
- cấu tạo bởi những tế bào sống, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy,Mạch rây
màng mỏng bằng cellulose. Các vách ngăn có nhiều lỗ thủng nhỏ trông tựa như cái rây,
giữa mạch rây là một không bào rất lớn chứa nhựa luyện.
- là những tế bào sống, ở bên cạnh các mạch rây; có nhiệm vụ tiết raTế bào kèm
các chất men, giúp mạch rây thực hiện các phản ứng sinh hóa trong mạch, ngăn cản chất
tế bào của mạch rây đông lại để đảm bảo việc vận chuyển các sản phẩm tổng hợp.
- Mô mềm libe gồm những tế bào sống có màng mỏng bằng cellulose có nhiệm
vụ chứa cất dự trữ như tinh bột, dầu và các sản phẩm khác.
- là những tế bào hình thoi dài, có màng dày hóa gỗ hay không hóa gỗ,Sợi libe
có khoang hẹp, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
2.5.3 Các bó dẫn.
Các thành phần libe và gỗ thường tụ họp thành đám gọi là bó mạch sợi hay bó
dẫn. Có 4 loại bó:
- libe và gỗ xếp chồng lên nhau, tiếp xúc với nhau bởi một mặt,Bó xếp chồng:
libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong: Bó mạch kín- giữa libe và gỗ không có tầng phát
sinh, bó libe gỗ không phát triển (cây lớp Hành), Bó mạch hở- có tầng phát sinh nằm
giữa libe và gỗ, tạo ra các yếu tố của gỗ và libe thứ cấp (Hai lá mầm và Hạt trần).
- : libe và gỗ xếp chồng lên nhau, có thêm lớp libe ở phía trong gỗ,Bó chồng kép
gỗ tiếp xúc với libe ở cả 2 mặt, có tầng phát sinh nằm giữa gỗ và libe ngoài (cây họ Sim,
Bầu bí, Trúc đào…)
- Bó đồng tâm: gỗ bao quanh libe (thân rễ củ gấu) hoặc libe bao quanh gỗ (thân
Dương xỉ).
Hình 7.6. Mạch ngăn
1. Mạch xoắn; 2. Mạch
thang;
3. Mạch chấm hình đồng
tiền.
14
-Bó xuyên tâm: các bó gỗ và libe riêng rẽ nhau, xếp xen kẽ nhau theo hướng
xuyên tâm.
2.6. Mô tiết
Mô tiết cấu tạo bởi những tế bào sống, có màng bằng cellulose, tiết ra các chất
coi như là chất bã của cây vì cây không dùng đến như tinh dầu. nhựa, gôm,
tanin…Thường các chất này không được thải ra ngoài mà đọng lại trong cây trong những
cấu tạo riêng. Có 5 loại mô tiết:
2.6.1.Biểu bì tiết là các tế bào tiết ra tinh dầu thơm (cánh hoa Hồng, hoa Nhài…) Các
tuyến mật tiết ra mật hoa cũng thuộc loại này và có vai trò lôi cuốn côn trùng.
2.6.2.Lông tiết có nguồn gốc từ biểu bì hoặc từ các tế bào nằm sâu hơn, gồm một chân
và một đầu, có cấu tạo đơn bào hay đa bào.Có vai trò trong cất được tinh dầu dễ dàng
và nhận dạng dược liệu.
2.6.3.Tế bào tiết là những tế bào riêng lẻ ở rải rác trong mô mềm, chứa những chất do
chính tế bào đó tiết ra như:
-Tinh dầu : lá cây Long não , thân rễ cây Thạch xương bồ, quả cây Đại hồi, thân
Trầu không…
- Tanin :lá cây ổi, rễ củ cây Hà thủ ô đỏ, quả cây Kim anh, Củ Nâu…
- Chất nhầy: cây Râm bụt..
2.6.4. Túi tiết và ống tiết là những lỗ hình cầu (túi) hay hình trụ (ống) bao bọc bởi các
tế bào tiết và đựng những chất do tế bào đó tiết ra.Có hai cách tạo túi tiết và ông tiết:
+ Kiểu phân sinh: tế bào tiết phân chia nhiều lần rồi tách nhau ở phía giữa thành
một khoảng trống rỗng đựng chất tiết.
+ Kiểu dung sinh: tế bào tiết phân chia nhiều lần rồi tế bào ở giữa tiêu hủy đi,
thành một khoảng trống đựng chất tiết lẫn mảnh vỡ của tế bào đã bị tiêu hủy.
2.6.5.Ống nhựa mủ là những ống dài hẹp, phân nhánh nhiều, đựng một chất lỏng trắng
như sữa gọi là nhựa mủ. Ống nhựa mủ được thành 2 loại:
- Ống nhựa mủ phân đốt: cấu tạo bởi những tế bào xếp nối tiếp nhau thành từng
dãy.
- Ống nhựa mủ không phân đốt: cấu tạo bởi những tế bào mọc dài vô hạn, không
phân nhánh, hay phân nhánh thành mạng ống.
Hình 7.7. Ống nhựa mủ
A. Ống nhựa mủ phân đốt;
B. Ống nhựa mủ không phân đốt ở cây xương rắn
1. Thành ống; 2 .Các hạt tinh bột hình quả tạ; 3. Chất tế bào
15
Các hoạt chất chứa trong nhựa mủ có thể dùng làm thuốc như Morphin,
codein,…có trong nhựa quả cây thuốc phiện. Ống nhựa mủ chỉ có ở một số họ Thầu
dầu, họ Trúc đào, họ Thuốc phiện. Cho nên sự có mặt của nhựa mủ giúp ta trong việc
định tên cây.
LƯỢNG GI
| 1/5

Preview text:

MÔ THỰC VẬT
Gồm 6 loại: mô phân sinh, mô mềm,mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết. 2.1 Mô phân sinh
Mô phân sinh cấu tạo bởi những tế bào non chưa phân hóa, màng mỏng bằng
cellulose, không có dự trữ dinh dưỡng, xếp xít vào nhau, không để hở những khoảng gian bào. Có ba loại mô phân sinh:
2.1.1 Mô phân sinh ngọn: ngọn rễ và ngọn thân
Đầu rễ non và ngọn thân cây có một đám tế bào non gọi là tế bào khởi sinh, có phân
chia rất nhanh, lộn xộn không theo qui tắc nhất định và thành một khối tế bào. Các tế
bào này dần dần sẽ dài ra và biến đổi thành các thứ mô khác của rễ hoặc của thân cây,
giúp cho rễ và thân cây mọc dài ra .
2.1.2 Mô phân sinh lóng
Gồm các tế bào phân chia giúp thân cây mọc dài ra ở phía gốc các lóng. Đây là
đặc trưng của các cây họ Lúa (Poaceae).
2.1.3 Mô phân sinh bên (mô phân sinh cấp hai)
Mô này làm cho rễ và thân của các cây lớp Ngọc Lan có thể tăng trưởng theo
chiều ngang. Khi phân chia các mô này hình thành đều đặn về hai phía nên chúng xếp
đều đặn thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Tùy theo vị trí mô phân sinh cấp hai
được chia thành hai loại:
-Tầng sinh bần - lục bì (tầng sinh vỏ) ở trong vỏ của rễ và thân cây.Về phía ngoài
tầng sinh bần tạo một lớp bần có vai trò che chở cho cây. Về phía trong tầng sinh vỏ tạo
ra một mô mềm cấp hai gọi là vỏ lục (lục bì)
-Tầng sinh libe -gỗ (tầng sinh trụ) đặt trong trụ giữa của rễ và thân cây, ở giữa
libe cấp một và gỗ cấp một. Mặt ngoài nó sinh ra một lớp libe cấp hai để dẫn nhựa luyện,
mặt trong sinh ra lớp gỗ cấp hai dẫn nhựa nguyên. 2.2. Mô mềm
Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào sống chưa phân hóa nhiều, màng vẫn mỏng
và bằng cellulose. Mô mềm có chức năng đồng hóa , dự trữ hay liên kết các mô khác với
nhau. Các tế bào mô mềm có kích thước đồng đều, có hình hơi tròn, hình trái xoan hoặc
đa giác tròn ở góc hay hình phiến… thường xếp sát nhau tạo mô mềm đặc, mô mềm đạo,
mô mềm khuyết, mô mềm hình giậu
Phân loại: theo vị trí cơ quan và nhiệm vu trong co quan
2.2.1. Mô mềm vỏ : gồm các lông hút của rễ, có nhiệm vụ dự trữ hấp thụ nước, khí và
các muối vô cơ hòa tan trong nước.
2.2.2 Mô mềm tuỷ: là phần giữa của các cơ quan
2.2.3. Mô mềm đồng hóa: Cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lạp lục để thực hiện
chức năng quang hợp. Do đó mô mềm đồng hóa ở ngay dưới biểu bì của lá và thân cây non.
Trong lá cây lớp ngọc lan, mô mềm đồng hóa có hai dạng:
- Mô hình giậu cấu tạo bởi những tế bào dài và hẹp, xếp xít nhau như những cọc
của một bờ giậu, thẳng góc với mặt lá. Vách tế bào mỏng, chứa nhiều hạt diệp lục, có chức năng quang hợp.
- Mô xốp (mô khuyết) cấu tạo bởi những tế bào không đều, để hở những khoảng
gian bào to lớn trống rỗng chứa đầy khí.
2.2.4. Mô mềm dự trữ cấu tạo bởi những tế bào có màng mỏng bằng cellulose, thường
để hở những khoảng gian bào ở góc tế bào. Trong tế bào chứa chất để nuôi cây như:
Đường (cây Mía…), Tinh bột ( Củ khoai lang, hạt Ngô…), Dầu và aleuron (hạt Thầu
dầu, hạt Lạc..), Chất hemicellulose- gần giống cellulose, làm cho vách trong tế bào cứng,
dày lên (hạt Mã tiền, hạt Cà phê…),
(Xương rồng, cây Thuốc bỏng…), Nước Không khí (Sen, Súng…). 2.3 Mô che chở
Mô che chở là mô chuyển hóa từ mô phân sinh, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận
của cây chống lại tác hại của môi trường ngoài như sự xâm nhập của các giống ký sinh,
sự thay đổi nhiệt độ đột ngột... Mô che chở ở mặt ngoài các cơ quan của cây, các tế bào
xếp xít nhau và vách tế bào biến thành một chất không thấm nước và khí.
Có hai loại mô che chở: Biểu bì; tầng tẩm suberin, suberoid và chóp rễ; bần; thụ bì; vỏ hạt
2.3.1. Biểu bì: cấu tạo bởi một lớp tế bào sống bao bọc các phần của cây. Vách ngoài tế
bào biểu bì đã cutin hóa thành lớp cutin không thấm nước và không khí, có thể nhuộm
bởi xanh methylen hay lục iod. Trên biểu bì có hai bộ phận rất quan trọng đối với việc
kiểm nghiệm dược liệu là lỗ khí và lông:
- Lỗ khí là những lỗ thủng trong biểu bì dùng để trao đổi khí. Mỗi lỗ khí gồm hai tế bào
hình hạt đậu úp vào nhau bởi mặt lõm, để hở một khe lỗ khí. Tế bào lỗ khí thường đi kèm
1,2,3,4, tế bào phụ gọi là tế bào bạn. Số lượng và vị trí của các tế bào bạn là những đặc
điểm có thể phân biệt trong kiểm nghiêm dược liệu.
- Lông là những tế bào biểu bì mọc dài ra ngoài để tăng cường vai trò bảo vệ hoặc
giảm bớt sự thoát hơi nước. Lông có màu trắng do chứa đầy không khí. Hình dạng các
lông rất quan trọng để phân biệt các loài, nhất là các dược liệu đã bị cắt vụn hoặc các
bột thuốc. Một số dạng lông thường gặp: Lông đa bào (Mướp, Mơ tam thể), Lông hình
thoi (cây Vú sữa), Lông tảo tròn (lá Sầu riêng), Lông ngứa (cây Lá han).
2.3.2. Bần và thụ bì:
- Bần: Cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào chết bao bọc phần già của cây. Tất cả các
màng đã biến thành chất bần không thấm nước và khí, có tính co giãn, chứa đầy không
khí nên có thể bảo vệ cây chống lạnh. Sự trao đổi khí xảy ra qua kẽ hở nhỏ chứa đầy tế
bào tròn gọi là tế bào bổ xung, đây chính lầ các nốt sần trên thân cây.
- Thụ bì: Lớp bần sau khi được hình thành đã ngăn cách các mô ở phía ngoài bần
đó với các mô ở phía trong làm cho các mô ở phía ngoài khô héo dần và chết tạo thành
thụ bì. Người ta gọi bần và thụ bì là vỏ chết (như vỏ chết ở cây Ổi, cây Bạch đàn).
- Chu bì: là tập hợp của ba lớp: bần, tầng sinh bần và lục bì. 2.4. Mô nâng đỡ
Mô nâng đỡ còn gọi là mô “cơ giới”, cấu tạo bởi những tế bào có màng dày cứng,
làm nhiệm vụ nâng đỡ, tựa như bộ xương của cây.
Tùy theo bản chất của mô nâng đỡ, người ta phân biệt thành hai loại:
2.4.1 Mô dày: cấu tạo bởi những tế bào sống có màng dày nhưng vẫn bằng cellulose.
Tùy theo cách dày lên của tế bào, mô dày được chia thành các loại: mô dày góc, mô dày
tròn, mô dày phiến, mô dày xốp.
Mô dày thường tập trung ở xa trung tâm, tại những chỗ
lồi của cuống lá, thân cây.
Cây lớp Hành không có mô dày. Mô dày được nhuộm bằng đỏ son phèn.
2.4.2. Mô cứng: cấu tạo bởi những tế bào chết có màng dày hóa gỗ ít nhiều. Màng này
có nhiều ống nhỏ đi xuyên qua để cho những sự trao đổi có thể xảy ra được khi tế bào
còn sống. Mô cứng thường đặt sâu trong những cơ quan không còn khả năng mọc dài
được nữa. Có ba loại mô cứng:
-Tế bào mô cứng là các tế bào có đường kính đều nhau, thường hình khối nhiều
mặt , có thể đứng riêng lẻ hoặc tụ họp thành từng đám gọi là tế bào đá như trong thịt quả
Lê, quả Na, hay tạo thành những lớp dày xung quanh các hạt, hạch cứng trong quả hạch như: Mận, Đào, Trám…
-Thể cứng là những tế bào mô cứng riêng lẻ, tương đối lớn, có khi phân nhánh,
thường có trong lá cây Chè, cuống quả cây Hồi…
-Sợi mô cứng cấu tạo bởi những tế bào dài, hình thon, vách rất dày, ít nhiều hóa
gỗ, khoang tế bào rất hẹp. Được chia thành hai loại:
+ Sợi vỏ: trong vỏ cây, gồm: Sợi vỏ thật- từ nội bì trở ra; Sợi trụ bì- do tế bào trụ
bì biến đổi; Sợi libe- ở trong libe.
+ Sợi gỗ: ở trong phần gỗ của cây, vách tế bào hóa gỗ. 2.5. Mô dẫn
Mô dẫn cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song
song với trục của cơ quan và dùng để dẫn nhựa. Gồm hai loại: và gỗ libe. 2.5.1.Gỗ
Gỗ là một mô phức tạp gồm cả tế bào sống và chết, dùng để dẫn nhựa nguyên
gồm nước và muối khoáng từ rễ qua thân lên tới lá - dòng đi lên. Ngoài ra, gỗ còn có
chức năng nâng đỡ và dự trữ . Có ba thành phần: Mạch ngăn và mach thông, Sợi gỗ, Mô mềm gỗ.
- Mạch ngăn và mạch thông 13
+ Mạch ngăn (quản bào): là các tế bào hình thoi, chết, nhọn 2 đầu, xếp nối tiếp
nhau. Nhựa nguyên được vận chuyển từ tế bào này sang
tế bào khác qua các vách ngang không hóa gỗ. Vách bên
của mạch ngăn dày lên thứ cấp (hóa gỗ) theo nhiều kiểu
khác nhau tạo nên các loại mạch ngăn khác nhau: Mạch ngăn
Mạch ngăn xoắn, Mạch ngăn hình thang, vòng,
Mạch ngăn chấm hình đồng tiền.
+ Mạch thông (mạch gỗ) là các tế bào chết, các
vách ngăn ngang đã có sự thủng lỗ tạo nên ống thông
(thành phần mạch), vách bên dày và hóa gỗ theo nhiều
kiểu khác nhau, bên trong không có chất tế bào. Sự thủng
lỗ giúp nhựa nguyên lưu thông dễ dàng, sự thủng lỗ của
các vách ngăn ngang là một dấu hiệu chuyên hóa cao và
mạch tiến hóa hơn so với mạch ngăn. Có các kiểu thủng
lỗ sau: Thủng lỗ kép (thủng lỗ hình mạng, thủng lỗ hình
thang, thủng lỗ rây), Thủng lỗ đơn. Ngoài ra, thành bên
của mạch gỗ còn dày lên theo các kiểu giống mạch ngăn.
- Sợi gỗ là những tế bào chết , hình thoi dài có
màng dày hóa gỗ . Các sợi gỗ làm nhiệm vụ nâng đỡ.
- Mô mềm gỗ cấu tạo bởi những tế bào sống, màng
có thể hóa gỗ hoặc vẫn mỏng và bằng cellulose. Mô mềm
gỗ làm nhiệm vụ dự trữ. Khi nhuộm kép có màu xanh. 2.5.2. Libe
Có chức năng nhựa luyện gồm dung dịch các chất hữu cơ do lá đúc luyện được
nhờ hiện tượng quang hợp xuống tất cả các bộ phận khác trong cây. Trong phương pháp
nhuộm kép có màu đỏ son phèn. Các yếu tố của libe, gồm mạch rây, tế bào kèm, mô mềm libe và sợi libe.
- Mạch rây cấu tạo bởi những tế bào sống, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy,
màng mỏng bằng cellulose. Các vách ngăn có nhiều lỗ thủng nhỏ trông tựa như cái rây,
giữa mạch rây là một không bào rất lớn chứa nhựa luyện.
- Tế bào kèm là những tế bào sống, ở bên cạnh các mạch rây; có nhiệm vụ tiết ra
các chất men, giúp mạch rây thực hiện các phản ứng sinh hóa trong mạch, ngăn cản chất
tế bào của mạch rây đông lại để đảm bảo việc vận chuyển các sản phẩm tổng hợp.
- Mô mềm libe gồm những tế bào sống có màng mỏng bằng cellulose có nhiệm
vụ chứa cất dự trữ như tinh bột, dầu và các sản phẩm khác.
- Sợi libe là những tế bào hình thoi dài, có màng dày hóa gỗ hay không hóa gỗ,
có khoang hẹp, làm nhiệm vụ nâng đỡ. 2.5.3 Các bó dẫn.
Các thành phần libe và gỗ thường tụ họp thành đám gọi là bó mạch sợi hay bó dẫn. Có 4 loại bó:
- Bó xếp chồng: libe và gỗ xếp chồng lên nhau, tiếp xúc với nhau bởi một mặt,
libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong: Bó mạch kín- giữa libe và gỗ không có tầng phát
sinh, bó libe gỗ không phát triển (cây lớp Hành), Bó mạch hở- có tầng phát sinh nằm
giữa libe và gỗ, tạo ra các yếu tố của gỗ và libe thứ cấp (Hai lá mầm và Hạt trần).
- Bó chồng kép: libe và gỗ xếp chồng lên nhau, có thêm lớp libe ở phía trong gỗ,
gỗ tiếp xúc với libe ở cả 2 mặt, có tầng phát sinh nằm giữa gỗ và libe ngoài (cây họ Sim, Bầu bí, Trúc đào…)
- Bó đồng tâm: gỗ bao quanh libe (thân rễ củ gấu) hoặc libe bao quanh gỗ (thân Dương xỉ). Hình 7.6. Mạch ngăn 1. Mạch xoắn; 2. Mạch thang; 3. Mạch chấm hình đồng tiền. 14
-Bó xuyên tâm: các bó gỗ và libe riêng rẽ nhau, xếp xen kẽ nhau theo hướng xuyên tâm. 2.6. Mô tiết
Mô tiết cấu tạo bởi những tế bào sống, có màng bằng cellulose, tiết ra các chất
coi như là chất bã của cây vì cây không dùng đến như tinh dầu. nhựa, gôm,
tanin…Thường các chất này không được thải ra ngoài mà đọng lại trong cây trong những
cấu tạo riêng. Có 5 loại mô tiết:
2.6.1.Biểu bì tiết là các tế bào tiết ra tinh dầu thơm (cánh hoa Hồng, hoa Nhài…) Các
tuyến mật tiết ra mật hoa cũng thuộc loại này và có vai trò lôi cuốn côn trùng.
2.6.2.Lông tiết có nguồn gốc từ biểu bì hoặc từ các tế bào nằm sâu hơn, gồm một chân
và một đầu, có cấu tạo đơn bào hay đa bào.Có vai trò trong cất được tinh dầu dễ dàng
và nhận dạng dược liệu.
2.6.3.Tế bào tiết là những tế bào riêng lẻ ở rải rác trong mô mềm, chứa những chất do
chính tế bào đó tiết ra như:
-Tinh dầu : lá cây Long não , thân rễ cây Thạch xương bồ, quả cây Đại hồi, thân Trầu không…
- Tanin :lá cây ổi, rễ củ cây Hà thủ ô đỏ, quả cây Kim anh, Củ Nâu…
- Chất nhầy: cây Râm bụt..
2.6.4. Túi tiết và ống tiết là những lỗ hình cầu (túi) hay hình trụ (ống) bao bọc bởi các
tế bào tiết và đựng những chất do tế bào đó tiết ra.Có hai cách tạo túi tiết và ông tiết:
+ Kiểu phân sinh: tế bào tiết phân chia nhiều lần rồi tách nhau ở phía giữa thành
một khoảng trống rỗng đựng chất tiết.
+ Kiểu dung sinh: tế bào tiết phân chia nhiều lần rồi tế bào ở giữa tiêu hủy đi,
thành một khoảng trống đựng chất tiết lẫn mảnh vỡ của tế bào đã bị tiêu hủy.
2.6.5.Ống nhựa mủ là những ống dài hẹp, phân nhánh nhiều, đựng một chất lỏng trắng
như sữa gọi là nhựa mủ. Ống nhựa mủ được thành 2 loại:
- Ống nhựa mủ phân đốt: cấu tạo bởi những tế bào xếp nối tiếp nhau thành từng dãy.
- Ống nhựa mủ không phân đốt: cấu tạo bởi những tế bào mọc dài vô hạn, không
phân nhánh, hay phân nhánh thành mạng ống.
Hình 7.7. Ống nhựa mủ
A. Ống nhựa mủ phân đốt;
B. Ống nhựa mủ không phân đốt ở cây xương rắn
1. Thành ống; 2 .Các hạt tinh bột hình quả tạ; 3. Chất tế bào
15
Các hoạt chất chứa trong nhựa mủ có thể dùng làm thuốc như Morphin,
codein,…có trong nhựa quả cây thuốc phiện. Ống nhựa mủ chỉ có ở một số họ Thầu
dầu, họ Trúc đào, họ Thuốc phiện. Cho nên sự có mặt của nhựa mủ giúp ta trong việc định tên cây. LƯỢNG GI