Kiến trúc Ả Rập - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á, với diện tích khoảng 3 triệu km2 (sốliệu trích trong “Lịch sử văn minh thế giới” – Nguyễn Văn Ánh)
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (FC.007.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:57 5/8/24 Kiến trúc Ả Rập Kiếến trúc R Ả p ậ I.
Nguồn gốc hình thành :
a, Bán đảo Arập trước khi lập nước:
- Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á, với diện tích khoảng 3 triệu km2 (số
liệu trích trong “Lịch sử văn minh thế giới” – Nguyễn Văn Ánh)
- Tuy nhiên chỉ có vùng Yemen ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú, đất đai
có thể trồng trọt được. Yemen nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi
=> có điều kiện phát triển về thương nghiệp => Từ TK X đến TK VI TCN, ở đây đã
thành lập nhiều nhà nước cổ đại.
- Ngoài ra, vùng Hegiadơ (Hejaz) nằm dọ ven bờ biển Đỏ ở phía Tây bán đảo cũng
tương đôi phát triển do là cầu nối cho giao thương giữa vùng Địa Trung Hải với
phương Đông => Sớm xuất hiện một số thành phố, điển hình và quan trọng nhất là Mécca và Yatơirip.
- Phần còn lại chủ yếu là sa mạc và bãi cỏ, khí hậu khắc nghiệt .
b, Sự ra đời của nhà nước Arập:
- Nhà nước Ả Rập thành lập khá muộn so với các nền văn minh khác, mãi đến thế kỉ
VII mới được thành lập. Quá trình thành lập gắn liền với quá trình thành lập
đạo Hồi do Muhamat truyền bá. => Kiến trúc bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tôn giáo.
- Ra đời trong thời kỳ trung đại, văn minh Ả Rập là một nền văn minh mang tính chất
tổng hợp, là chiếc cầu nối giữa văn minh Phương Đông và văn minh Phương
Tây,giữa văn minh cổ đại và văn minh trung đại, giữa văn minh trung đại và văn minh công nghiệp.
- Họ có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn nhiều di sản văn hoá của Hy Lạp cổ đại hay
khi ở Tây Âu, giáo hội Kitô huỷ hoại các tác phẩm cổ điển thì nhiều tác phẩm được
dịch sang tiếng Ả Rập do đó vẫn được bảo tồn (Ví dụ là người Châu Âu đầu tiên
biết đến Arixtốt là nhờ các bản dịch tác phẩm của ông bằng tiếng Ả Rập). Ngoài ra
người Ả Rập cũng kẻ trung gian truyền bá nhiều phát minh quan trọng của phương
Đông như chữ số của Ấn Độ, giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn của Trung Quốc sang Tây Âu) 1 about:blank 1/7 23:57 5/8/24 Kiến trúc Ả Rập
- Những thành tựu của văn minh Ả Rập phát triển khá rực rỡ, góp phần làm phong
phú và đa dạng thêm bức tranh đa sắc của văn minh nhân loại. II.
Điều kiện tự nhiên :
a, Vị trí địa lí:
- Bán đảo Ả Rập nằm ở Tây Nam châu Á, là bán đảo lớn nhất thế giới
- Bán đảo này phần lớn tiếp giáp với biển (vịnh Ba Tư, biển Ả Rập, biển Hồng Hải)
và nằm trên con đường nối liền với các châu Âu, Á, Phi cả về đường thủy và đường bộ
=> Nền văn minh mở
- Ở vùng biên giới Ả Rập tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, Ả Rập lại nằm ở
ngã ba giao lưu đông tây do đó có các điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh xung
quanh. Ả Rập tuy không nhiều khoáng sản, nhưng bù lại, do buôn bán rộng rãi, hơn
nữa trong quá trình phát triển do bành trướng mạnh mẽ về lãnh thổ nên có điều kiện
bổ sung thêm nhiều tài nguyên thuận lợi cho phát triển kinh tế.
=> Tóm lại, Ả Rập có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn
minh phong phú, lại ra đời muộn do đó có thể kế thừa nhiều thành tựu từ các nền văn minh khác.
=> Ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc bởi nó là sự hòa quyện và tiếp
thu từ các nền văn minh khác nhau. b, Khí hậu:
- Bán đảo A Rập khí hậu nóng dần, mưa ngày càng ít, khí hậu và cây cối bị khô cằn .
Ngoài Yêmen và vùng Hegiadơ, phần lớn đất đai còn lại là sa mạc và bãi cỏ, khí
hậu khô, nguồn nước hiếm, vì vậy người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề chăn
nuôi mà súc vật được nuôi nhiều nhất là dê và lạc đà.
=> Điều này cũng ảnh hưởng tới kiến trúc Ả Rập, đặc biệt là kiến trúc nhà ở,
màu sắc của ngôi nhà giống màu của cát sa mạc, sử dụng nhiều đá để ốp nhà từ
đó nhà trở nên mát hơn chống chọi khí hậu khắc nghiệt ở đây. III. Kiến trúc:
a, Sơ lược về kiến trúc Hồi giáo:
- Kiến trúc Hồi giáo cổ đại xuất hiện chủ yếu tại hai địa điểm: những đất nước theo
đạo Hồi và những vùng đất bị chiếm đóng bởi người Hồi giáo trong suốt thời kỳ
trung cổ. Bên cạnh các quốc gia Ả rập – như Algérie, Ai Cập, và Iraq thì kiến trúc 2 about:blank 2/7 23:57 5/8/24 Kiến trúc Ả Rập
Hồi giáo còn xuất hiện phổ biến tại một số nước châu Âu có nguồn gốc Moorish,
bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, và Malta.
- Mặc dù thường được liên hệ với nhà thờ Hồi giáo, phong cách kiến trúc này còn
xuất hiện ở rất nhiều các công trình kiến trúc khác, từ cung điện, các công trình
công cộng, cho tới lăng tẩm, và pháo đài quân sự.
- “Most signature Arab structures are found in predominantly Muslim countries and
in the land that was overthrown by Muslims in the Middle Ages. Arab structures are
very intertwined due to this history. The Islamic faith had an overarching effect on
the structures being built in these Muslim dominated areas. The principal
architectural types are considered to be the Mosque, the Tomb, the Palace, the Fort,
and the School among others. There was almost no differentiation in technique
between buildings that were used for worship and those used for everyday
activities. Islamic architecture introduced a group of once uncommon terms that are
now widespread including fountains, public baths and domestic architecture”
=> Tạm dịch là: Hầu hết các công trình kiến trúc Ả Rập đặc trưng đều được
tìm thấy ở các quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo và ở vùng đất đã bị người Hồi
giáo lật đổ vào thời Trung cổ. Các cấu trúc Ả Rập rất đan xen do lịch sử này. Đức
tin Hồi giáo có ảnh hưởng bao trùm đến các công trình được xây dựng ở những khu
vực do người Hồi giáo thống trị này. Các loại hình kiến trúc chính được coi là Nhà
thờ Hồi giáo, Lăng mộ, Cung điện, Pháo đài và Trường học cùng nhiều loại khác.
Hầu như không có sự khác biệt về mặt kỹ thuật giữa các tòa nhà dùng để thờ cúng
và những tòa nhà dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Kiến trúc Hồi giáo đã giới thiệu
một nhóm thuật ngữ từng không phổ biến nhưng giờ đây đã trở nên phổ biến bao
gồm đài phun nước, nhà tắm công cộng và kiến trúc trong nhà.
b, Kiến trúc Ả Rập:
- Trong lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu quan trọng
nhất.Trong đó kiến trúc tôn giáo chiếm vị trí chủ yếu. Những kiến trúc Hồi giáo
thường tuân theo thiết kế ban đầu của ngôi nhà của nhà tiên tri Moohamet ở Meedia:
+ Sân và các gian phòng đều đc che kín. Phần lớn các kiến trúc là hình vuông
hoặc hình chữ nhật, xung quanh có các loại hành lang, cổng vòm cùng cửa vòng
nguyệt và một ngọn tháp, giữa là điện lớn và vòm tròn cao, hùng vĩ. Trên bề mặt
được trang trí vô cùng đặc sắc bằng những lớp tráng giả đá hoa hay những hình 3 about:blank 3/7 23:57 5/8/24 Kiến trúc Ả Rập
trang trí ghép mảnh, tranh tường,... (“ngôi đền nóc tròn trên sa mạc”) (Trích sách
“Lịch sử văn minh thế giới” – Nguyễn Văn Ánh)
- Kiến trúc mái vòm:
+ Tương tự một số trào lưu kiến trúc khác xuất hiện ở thời kỳ cổ đại như
Phục hưng Ý, kiến trúc Hồi giáo cũng xuất hiện thiết kế hình mái vòm. Mái vòm
đá, ngôi đền Hồi giáo được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, nằm trên núi Đền ở thành
phố cổ Jerusalem là công trình kiến trúc Hồi giáo đầu tiên áp dụng thiết kế mái
vòm. Mái vòm đá mang hơi hướng kiến trúc Hy Lạp với kết cấu bát giác và mái
vòm gỗ, được mạ vàng vào thế kỷ 16. Khác với thiết kế mái vòm khác, Mái vòm đá
nằm trên một mặt phẳng được chống đỡ bởi 16 cột trụ ngang dọc.
+Công trình mái vòm cho phép đặt một vòm tròn trên một căn phòng hình
vuông hoặc một mái vòm hình elip trên một căn phòng hình chữ nhật. Trong kiến
trúc Hồi giáo, công trình mái vòm thường được trang trí với gạch vuông hoặc
muqarnas – một loại hình điêu khắc.
- Thiết kế hình cung
+ Một đặc trưng khác của kiến trúc Hồi giáo chính là kết cấu hình cung. Kết
cấu này xuất hiện ở cả lối vào và phía bên trong, được chia làm bốn loại cơ bản:
hình cung nhọn, đường xoi, móng ngựa, và hình lá.
+ Thiết kế cung nhọn thường được vát tròn ở hai bên và vót nhọn ở trên đỉnh.
Sau này, thiết kế cung nhọn đã trở thành một đặc điểm quan trọng trong kiến trúc Gô-tích.
- Ảnh hưởng của các phát minh về lĩnh vực toán học được áp dụng trong kiến
trúc. Đặc biệt ở thời kì này ở Ả Rập kiến thức hình học được phát triển rầm rộ, việc
phát minh ra các khái niệm sin, cos, tang, cot là cơ sở cũng như một bước tiến trong
kiến trúc Ả Rập thời kì này.
+Thành phần trang trí của các công trình kiến trúc Ả Rập có xu hướng trừu
tượng hơn, với các họa tiết thư pháp, kiểu Ả Rập (Islimi) và hình học bao quanh
kiến trúc, thay vì trọng tâm của thiết kế. Trang trí Hồi giáo không sử dụng hình
ảnh tượng hình mà dựa vào thiết kế mang tính biểu tượng.
+ Một số mẫu hình học phổ biến bao gồm các vòng tròn đan xen, đa giác,
mẫu hình ngôi sao và nhiều hình dạng/sự sắp xếp khác. Khi nhìn vào hình thức
thiết kế theo phong cách Ả Rập, có ba thành phần: Các thiết kế Hồi giáo (chứa đựng
hình xoắn ốc, nhịp điệu/sự cân bằng và hình học/cấu trúc vĩnh cửu); Hình xoắn ốc
vĩnh cửu (tượng trưng cho một cái cây đang phát triển từ mầm non đến hình dạng
hoàn chỉnh); Các khía cạnh khác của thiết kế Islimi (thể hiện nhịp điệu và sự hài 4 about:blank 4/7 23:57 5/8/24 Kiến trúc Ả Rập
hòa rất quan trọng trong thiết kế Hồi giáo, nó có thể đại diện cho cảm giác thống nhất hoặc hòa bình)
=> Nghệ thuật trang trí này ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Hồi giáo vì người
Hồi giáo cho rằng thần Ala tỏa khắp mọi nơi nên không có một hình tượng nào thể
hiện được. Nhà thờ Hồi giáo thì chỉ được trang trí bằng những dòng chữ A Rập có
nội dung trích trong Kinh Coran, đòi hỏi sự tinh tế và điêu luyện trong nhiều kĩ
thuật khác nhau như điêu khắc gỗ và ngà, nghề đồ da, kim loại nghề kim hoàn, thêu
và nghề gốm nghê tô chữ và trang trí sách nhất là trang trí bằng những nét khắc sâu.
=> Kết quả của sự giao thoa văn hoa là một mặt lợi của yếu tố địa lí mang lại
cho A Rập trong thời kì này bởi nó nằm trên con đường nối châu Âu, Á, Phi trên cả
đường biển và đất liền. Kiến trúc cũng đã phản ánh đời sống vật chất, tinh thần
cũng như tài năng, trình độ phát triển của người Ả Rập.
c, Công trình kiến trúc Ả Rập lịch sử nổi tiếng:
- Mái vòm đá (Jerusalem, Palestine): Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về cả kiến
trúc Ả Rập và Hồi giáo là Mái vòm Đá ở Jerusalem, Palestine. Mái vòm Đá được
xây dựng bởi Abd al-Malik ibn Marwan vào năm 688-691 sau Công Nguyên, khiến
nó trở thành di tích Hồi giáo lâu đời nhất còn tồn tại và trong Thế giới Ả Rập. Cấu
trúc này thể hiện một mạng lưới các ảnh hưởng kiến trúc khác nhau, với các phần
của thời kỳ Byzantine và phong cách kiến trúc Hồi giáo trước đó đều được kết hợp.
- Cung điện Alhambra (Granada, Tây Ban Nha):
+ Một ví dụ khác về kiến trúc Ả Rập nằm ở Granada, Tây Ban Nha. Cung
điện nổi tiếng này được đặt tên là Alhambra. Mohammed ibn Yusuf ben Nasr (được
biết đến với cái tên Alahmar theo nghĩa đen là “màu đỏ” trong tiếng Ả Rập) đã xây
dựng nên kiệt tác kiến trúc này vào thế kỷ 13 dưới thời trị vì của triều đại Nasrid.
Pháo đài này đại diện cho vương quốc Hồi giáo cuối cùng cư trú trên Bán đảo Iberia.
+ Alhambra có những khu vườn xinh đẹp, đài phun nước và quy hoạch phức
tạp. Nhiều đồ trang trí được làm bằng vữa (thạch cao) thay vì đá với những bức
tranh khảm bằng gạch đẹp phức tạp bao phủ một phần tốt của cấu trúc. IV
. So sánh với kiến trúc của Ấn Độ : a, Giống nhau:
- Đều có thiết kế mái vòm và các thiết kế hình cung là một trong những đặc điểm nổi
bật của kiến trúc Hồi giáo.
- Sử dụng các loại đá làm nguyên liệu chính cho các công trình kiến trúc. 5 about:blank 5/7 23:57 5/8/24 Kiến trúc Ả Rập
- Nghệ thuật trang trí tinh tế.
- Dùng chữ viết để trang trí. b, Khác nhau: Kiến trúc Ấn Độ
Kiến trúc Hồi Giáo/ Ả Rập
Phong cách kiến trúc Ấn Độ được
Phong cách kiến trúc Hồi giáo được
phát triển trong nhiều thời đại ở
phát triển sau khi đạo Hồi xuất hiện,
nhiều mức độ khác nhau các vùng
mặc dù đó là chịu ảnh hưởng của
và lãnh thổ của đất nước.
ngành kiến trúc La Mã, Byzantine,Ba Tư và Lưỡng Hà,…
Trong kiến trúc Ấn Độ, sự biểu hiện
Kiến trúc Hồi giáo nghiêm cấm việc
của sinh vật sống đã được sử dụng
miêu tả những sinh vật sống.
để trang trí các ngôi đền.
Tại nền văn minh Thung lũng Indus
Phong cách kiến trúc Hồi giáo là
- nền văn minh đô thị đầu tiên trên xuất hiện muộn hơn.
thế giới được ghi nhận là nơi kiến
trúc Ấn Độ được tìm thấy.
Tháp trung tâm của chùa (Vimana)
Sự nhấn mạnh nhiều hơn đã được đặt
là hình dạng của một kim tự tháp và
vào thiết kế hình học, sân trong và
đường cong của nó tòa tháp có hình
trang trí bên trong Hồi giáo ngành dạng tổ ong (Shikhara) kiến trúc. V . Tổng kết :
- Kiến trúc Ả Rập chịu tác động mạnh mẽ của Hồi Giáo.
- Kiến trúc Ả Rập có sự tiếp thu của những nền văn minh khác như Hy Lạp cổ đại, Ai Cập,...
- Tuy bị cấm đoán nhưng về sau đã có sự nới lỏng nên kiến trúc Ả Rập có sự phát triển mạnh mẽ hơn. _HẾT_
Tài Liệu Tham Khảo:
- Sách Lịch Sử Văn Minh thế giới - Vũ Dương Ninh chủ biên 6 about:blank 6/7 23:57 5/8/24 Kiến trúc Ả Rập
- Sách Lịch Sử Văn Minh thế giới - Nguyễn Văn Ánh chủ biên
- Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới – Trương Ánh Hồng chủ biên
- https://kientrucvietnam.org.vn/kham-pha-nhung-dac-diem-noi-bat-cua-kien-truc- hoi-giao-co-dai/
- https://kientrucsuvietnam.vn/kien-truc-hoi-giao/ - https://www
.arabamerica.com/arab-and-islamic-architecture-domes-arches-and- islimi-design/
- https://blogmedia.testbook.com/blog/wp-content/upload s/2022/08/difference-
between-indian-islamic-style-architecture-1-98b896c6.pdf 7 about:blank 7/7