-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kiến trúc của văn minh hy lạp và la mã cổ đại - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội
Kiến trúc của văn minh hy lạp và la mã cổ đại - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (lsvmtg)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THÀNH TỰU VỀ KIẾN TRÚC CỦA VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
A. KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI
I. Lịch sử kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Kiến trúc Hy Lạp trải qua các giai đoạn sau:
– Thời kỳ tiền Hy Lạp: từ 3000 năm trước Công nguyên, bao gồm kỷ Aegean (ngày nay dường như
không còn dấu tích) và kỷ Creta, Mycenea. Các tác phẩm đáng chú ý thời kỳ này:
Cung điện của Vua Minos ở Knossos Thành Tiryns Cổng sư tử
Kho báu của Atreus (Lăng mộ của Agamenon)
– Thời kỳ chính thống Hy Lạp: từ năm 650 – 30 trước Công nguyên, các tác phẩm phổ biến của thời kỳ này bao gồm:
Agora - Khu phức hợp kiến trúc công cộng nổi tiếng
Quần thể kiến trúc Acropol
Khu phức hợp đền Acropolis II. Đặc điểm
- Đối tượng chủ yếu của xây dựng là thành phố với những công trình công cộng như: nhà hội đồng,
nhà hát, đền đài, sân vận động, đài phun nước và trường học,…
- Sử dụng vật liệu đá thiên nhiên để xây dựng.
- Hệ thống kết cấu bao gồm rằm, cột đá và tường đá không có mạch vữa, trong đó, kết cấu và hình
thức của cột là đặc điểm quan trọng nhất.
=> Vì thế, người ta coi sự phát triển của hình thức cột (gọi là thức cột) trong kiến trúc cổ Hy Lạp
đồng nghĩa với sự phát triển của kiến trúc.
* Các kiểu thức cột: a) Cột Doric
- Thức cột cổ nhất và đơn giản nhất do người Hy Lạp nghĩ ra.
- Được đặt trực tiếp lên nền phẳng của ngôi đền mà không có đế và chỉ nhờ phần bệ đỡ để chịu tải trọng.
- Thân cột được thiết kế với 20 đường rãnh chạy song song với đầu cột phình to hơn so với phần thân.
- Lối thức cột này được ví như sự cường tráng của nam giới và có khả năng chịu lực tốt.
- Tiêu biểu: Valle dei Tempi, Đền Hera (Olympia). b) Cột Ionic
- Kiểu dáng mềm mại và duyên dáng hơn.
- Thân cột gồm 24 đường rãnh chạy song song.
- Điểm nhấn của thức cột này nằm ở 2 vòng xoắn ốc gắn trên đầu cột.
- Các họa tiết trang trí vô cùng sống động, thiết kế chìm, xen kẽ và cách đều nhau.
- Thức cột Ionic biểu trưng cho hình ảnh dịu dàng của người phụ nữ.
- Tiêu biểu: Đền Portunus, Tượng nhân sư của Naxos. c) Cột Corinth - Ra đời sau cùng.
- Kế thừa được tất cả tinh hoa với những đường nét, thiết kế tinh xảo nhất. Trong 3 thức cột Hy Lạp
thì đây được xem là thức cột hoàn thiện và có vẻ đẹp hoa mỹ nhất.
- Điểm đặc biệt của thức cột nằm ở phần đầu được chạm trổ tinh vi, trông không khác gì một lẵng hoa.
- Thường được sử dụng trong các dinh thự thời Phục hưng Hy Lạp và kiến trúc công cộng như các
tòa nhà chính phủ, tòa án,...
- Tiêu biểu: Maison carree (Nhà Vuông), July Column (Cột tháng Bảy).
(Cột Doric) (Cột Ionic) (Cột Corinth)
III. Các công trình nổi bật 1. Đền Parthenon
Bối cảnh: Sau khi giành được chiến thắng trước Đế chế Ba Tư ở thế kỷ thứ 5 trước công nguyên,
người Athens bắt tay xây dựng lại thành phố đang trong tình trạng đổ nát. Một trong những dự án
cần hoàn thiện chính là việc xây dựng đền Parthenon. Ngôi đền là lời tạ ơn của người Hy Lạp đến
các vị thần về chiến thắng trước người Ba Tư. Đền Parthenon thay thế một ngôi đền cũ hơn cũng thờ
nữ thần Athena đã bị phá hủy bởi các cuộc chiến tranh.
Đặc điểm công trình:
- Công trình đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp.
- Được xây dựng bởi các kiến trúc sư là Iktinos và Kallikrates kết hợp với nhà điêu khắc Phidias vào thời Pericles (TK VI).
- Sử dụng thức cột Doric làm toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ nam tính.
- Xây bằng đá hoa cương màu trắng có điểm những hạt sắc, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì
càng trở nên sáng đẹp hơn.
- Xung quanh hành lang có 46 cột tròn trang trí rất đẹp. Trên bức tường dài 276m có những bức phù
điêu dựa trên các đề tài thần thoại và sinh hoạt xã hội của Aten lúc bấy giờ. Trong đền có tượng nữ
thần Athena, vị thần phù hộ của Athen. (Đền Parthenon)
2. Thành cổ Acropolis
- Pháo đài của Athens và là pháo đài cổ nổi tiếng nhất thế giới. Công trình tọa lạc trên một khối đá
phẳng, cao 150m, có cổng vào hoành tráng.
- Acropolis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là thành phòng thủ.
- Tại Hy Lạp thời xưa, mỗi nơi đều có một acropolis kiên cố. Nếu địch quân tấn công, dân chúng sẽ
tựu hợp trong acropolis để lánh nạn và được bảo vệ. Thế nhưng, Acropolis tại thành phố Athens nổi
danh nhất thế giới, nên ngày nay, khi nhắc đến acropolis, người ta hiểu đó là Acropolis của Athens.
- Thành cổ Acropolis bao gồm nhiều công trình, trong đó tiêu biểu phải kể đến: Cổng Propylaea; đền
Erechtheion; đền Athens Nike; đền Phathenon...Các công trình lớn nhỏ tại Acropolis đều được xây
dựng với biểu tượng và phong cách kiến trúc Doric.
Ngoài 2 kiến trúc nói trên, Hy Lạp cổ đại còn nổi tiếng với các kiến trúc: - Đền thờ thần Zeus
- Đền thờ thần Athena ở Delphi
- Đền thờ nữ thần Athena Nike – “nữ thần chiến đấu không có cánh”
(Phần hình ảnh cậu lấy ở mục 5.3, 5.4, 5.5 ở link này nhé https://odt.vn/tin-tuc/kien-truc-hy-lap-co- dai.html)
B. KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI
I. Lịch sử kiến trúc La Mã cổ đại
- Vào khoảng đầu thế kỷ 18 trước Công Nguyên, bán đảo Italia đã được chia làm 3 vùng gồm: Vùng Trung thuộc La Tinh
Vùng Tây Bắc thuộc Etruscan
Vùng Nam thuộc người dân gốc Hy Lạp
- Đến giữa thế kỷ 18 trước Công Nguyên, liên minh các quốc gia thành bang Etruria ra đời lấy
Roma là thủ đô và bắt đầu một thời kỳ vương quốc.
- Mật độ dân số cao và sự giàu có của xã hội lúc bấy giờ đã thúc đẩy người La Mã đã khám phá
thêm nhiều cái mới (về kiến trúc) và phát triển theo giải pháp riêng.
- Kiến trúc La Mã đạt tới đỉnh cao vào thời kì Cộng hòa La Mã (300 năm TCN đến 30 năm TCN) và
thời kì Đế quốc La Mã (năm 30 TCN và năm 476 sau công nguyên). II. Đặc điểm
- Hình thành dựa trên nền tảng của nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
- Kết nạp một số lượng kiến thức khổng lồ, cho ra đời những công trình kiến trúc đặc sắc và có nét độc đáo hơn.
1. Quy mô: Là những công trình có quy mô lớn với những bức tường dày, mang đến sự đồ sộ, bề
thế, hoành tráng, tạo cảm giác về sức mạnh và quyền lực.
2. Loại hình: Chủ yếu là đền thờ thần, miếu thờ thần, basilica (nơi xử án và sinh hoạt công cộng),
công trình hành chính, quảng trường, nhà tắm công cộng, hý trường, kịch trường, đấu trường, khải
hoàn môn, nhà ở, cung điện, cầu dẫn nước, cầu cống, đường sá,...
3. Thiết kế mái vòm rộng lớn:
- Thay vì việc sử dụng những hòn đá nặng khó di chuyển để thực hiện xây dựng các công trình đồ sộ
thì người La Mã đã tạo ra kiến trúc mái vòm khi tiến hành thi công xây dựng.
- Nhìn vẻ bề ngoài của thiết kế mái vòm, chúng ta vẫn thấy được nét nghệ thuật riêng biệt sang trọng
không kém gì công trình Kim Tự Tháp nguy nga tráng lệ.
(Thiết kế mái vòm) 4. Sử dụng bê tông:
- Xây dựng hệ thống mái vòm yêu cầu các vật liệu phải tạo thành chất kết dính bền vững nhất. Vậy
nên người La Mã đã nghiên cứu tạo ra bê tông.
- Đó là sự kết hợp giữa cao su, vôi sống, tro bụi và cát được lấy từ núi lửa à bần (những khối vụn gạch và đá).
5. Hệ thống cống rãnh trong xây dựng:
- Là công trình đầu tiên trên thế giới, do người La Mã cổ đại phát minh ra.
- Bên trong các tòa nhà của La Mã cổ đại hầu hết đều có một hệ thống cống.
- Đây không chỉ đơn thuần là hệ thống thoát nước bình thường mà người La Mã có thể sử dụng
chúng làm đường mật đạo, nơi ẩn tránh kẻ thù.
6. Hệ thống sưởi trong nhà:
- Thể hiện tính sáng tạo của người La Mã cổ đại.
- Công trình được thiết kế với một bể nước dưới sàn nhà hoặc sử dụng những cột đất sét trong nhà.
- Sau khi nước được đun sôi lên, phần hơi nước sẽ tỏa ra mang đến không khí ấm áp cho toàn ngôi
nhà, giúp cư dân giữ ấm trong mùa đông giá rét.
III. Các công trình nổi bật
1. Đấu trường La Mã (Colosseum) – công trình “kiệt tác của thời gian”
(Đấu trường La Mã)
- Nằm tại trung tâm của thành Rome, xây trên vùng đất bằng phẳng.
- Công trình kiến trúc lớn nhất được xây dựng trong Đế chế La Mã, có sức chứa 50.000 – 80.000 khán giả.
- Được sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu để trình diện cho công chúng.
a) Kích thước khổng lồ
- Hình elip với chiều cao 48m, dài 189m và rộng 156m.
- Người ta dùng tới 100,000m3 đá hoa cương để xây dựng. Lượng đá này đủ để xây 40 bể bơi kích
thước chuẩn Olympic. Để giữ khối đá với nhau, người ta phải dùng các mối nối bằng sắt, nặng tổng cộng 300 tấn.
- Colosseum gồm 80 cửa với mỗi lối được đánh số giúp khách nhanh chóng tìm thấy chỗ ngồi. Thiết
kế bên trong hoàn hảo tới mức người dân có thể nhanh chóng thoát khỏi tòa nhà chỉ trong vài phút.
b) Thời gian xây dựng “nhanh chóng mặt”
- Là công trình có quy mô đồ sộ tại thời điểm mới xuất hiện, song thời gian xây dựng Colosseum
diễn ra rất nhanh chóng, chỉ kéo dài chưa tới 5 năm, từ năm 75 tới năm 80 sau công nguyên dưới
thời Titus. - Dưới thời Hoàng đế Domitian, công trình được chỉnh sửa khá nhiều.
c) Nơi tàn bạo đầy bí ẩn
- Dưới thời các đấu sỹ, Colosseum còn được ví như đường dẫn tới địa ngục.
- Tại đây đã diễn ra những cuộc chiến đấu đẫm máu giữa cả người và động vật hoang dã. Các nữ đấu
sỹ chiến đấu ở Colosseum được gọi là Gladiatrice, trong khi đó, đấu sỹ nam là Gladiator.
- Tuy nhiên tại đây không phải bất cứ cuộc chiến đấu nào cũng kết thúc bằng cái chết. Đôi khi các
đấu sỹ từ chối giết đối thủ của họ, hoặc có thể chính từ các khán giả đề nghị sự tha thứ, người bại
trận vẫn được quyền sống sót.
- Vào khoảng những năm 1500, nơi này còn là điểm lui tới của các pháp sư.
d) Hàng ngàn động vật bị giết chết
- Người La Mã từng tổ chức những cuộc săn bắn và các trận đánh khủng khiếp tại đây, khiến hàng
ngàn con vật phải bỏ mạng.
- Lịch sử từng ghi lại có khoảng 9000 con vật bị giết trong ngày hội khai mạc của đấu trường.
2. Đền Pantheon - kiệt tác kiến trúc 2000 năm tuổi.
- Pantheon là “đền thờ của tất cả các vị thần”, nằm ở Rome, Ý.
- Một trong những di tích thuộc La Mã cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất cho đến thời điểm hiện tại.
- Tòa nhà được xây dựng ở năm 118 – 126 dưới thời vua Hadrianus.
- Chủ yếu làm từ gạch và bê tông.
- Bao gồm ba phần: một mái hiên với các cột đá granit, một nhà thờ lớn có mái vòm và một khu vực
hình chữ nhật nối hai phần còn lại.
- Với đường kính 43,2 mét, trần nhà hình vòm là trần nhà lớn nhất trên thế giới vào thời điểm nó được xây dựng.
- Khi nghệ sĩ tài ba bậc nhất thời Phục Hưng Michelangelo nhìn thấy Pantheon, ông đã nói rằng đó
là “thiết kế của các thiên thần, không phải của con người”.
Ngoài 2 công trình tiêu biểu trên, La Mã cổ đại còn nổi tiếng với các kiến trúc:
- Khải hoàn môn Constantine - Nhà tắm Caracalla - Lăng mộ của Hadrian
(Khải hoàn môn Constantine) (Nhà tắm Caracalla) (Lăng mộ của Hadrian)
C. SO SÁNH KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
- Kiến trúc Hi Lạp: Sự hài hòa giữa hình thức và cấu trúc, giữa kiến trúc và trang trí.
- Kiến trúc La Mã: Nền nghệ thuật đáp ứng tính cách năng động, thích khám phá. So Sánh Hi Lạp La Mã
Người La Mã cổ đại thì họ đã phát triển thêm hai loại
Người Hy Lạp cổ đại xây dựng thức cột đó là cột Tuscan mang dáng dấp của Doric
Thức cột theo 3 loại thức cột chủ yếu đó là nhưng lại đơn giản hơn và cột Composte loại cột có cột Doric, Lonic và Corinth
nhiều hoa văn hơn cột Corinthian
Các kiến trúc Hy Lạp lại lưu ý đến Quy mô
La Mã cổ đại họ tập trung xây dựng các công trình có
yếu tố nghệ thuật nhiều hơn thể xây
quy mô đồ sộ thể hiện quyền lực mạnh mẽ và trường
hiện hài hòa giữa phần cấu trúc và dựng tồn với thời gian hoa văn trang trí. Tổ hợp
Kết cấu không gian của các công Công trình kiến trúc La Mã cổ đại có phần “nhỉnh” không
trình Hy Lạp không nổi bật bằng hơn với độ phức tạp cao hơn, công năng lớn, đáp ứng gia kiến trúc La Mã
được các yêu cầu ngày càng đa dạng hơn.