Kinh tế chính trị 4 - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Kinh tế chính trị 4 - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --- ---
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin Đề tài:
“Phân tích lý luận về giá trị thặng dư và vận
dụng lý luận này để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các nhà tư nhân trong nền kinh tế thị trường.” Họ và tên sinh viên: Phạm Khánh Linh Mã sinh viên: 11233094 Hà Nội - 2024 Kinh tế quốc tế CLC 65E Lớp: Tô Đức Hạnh GV hướng dẫn: lOMoAR cPSD| 44820939
Mục lụcI. Lý luận về giá trị thặng dư .. Error! Bookmark not defined.
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư .................................................................. 1
1.1. Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung ....... 1
1.2. Hàng hóa sức lao động ........................................................................ 1
1.3. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư ............................................................. 2
2. Bản chất của tư bản .................................................................................... 3
2.1. Tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến ......................................... 3
2.2. Tiền công ............................................................................................. 3
2.3. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản ................................................... 3
2.4. Tư bản cố định và tư bản lưu động ...................................................... 4
3. Bản chất của giá trị thặng dư ..................................................................... 5
3.1. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư ................................................ 5
3.2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ......................................... 5
II. Vận dụng lý luận về giá trị thặng dư để nâng cao hiệu quả của các doanh
nghiệp tự nhân trong nền kinh tế thị trường ..................................................... 5
1. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động ................................ 5
2. Giảm thời gian lưu thông ........................................................................... 6
3. Kéo dài thời gian lao động ......................................................................... 7
4. Rút ngắn thời gian lao động cần thiết ........................................................ 7 lOMoAR cPSD| 44820939
Trong nền kinh tế thì trường hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp tư nhân là mối bận tâm hàng đầu để duy trì và
phát triển một doanh nghiệp. Để làm được điều đó, ta cần phải hiểu cũng như
áp dụng lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư.
I. Lý luận về giá trị thặng dư
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
1.1. Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung
Tiền trong nền sản xuất hàng hóa đơn giản vận động theo công thức lưu
thông hàng hóa giản đơn: H – T – H.
Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức chung
của tư bản: T – H – T’. Với T’ = T + ∆T (∆T: giá trị thặng dư).
Như vậy, hai hình thức vận động trên khác nhau về mục đích, trình tự mua
bán và sự vận động của tiền. Trong lưu thông, việc trao đổi ngang giá hoặc
không ngang giá sẽ không có giá trị tăng thêm nhưng trong công thức chung
của tư bản, chỉ có lưu thông mà lại có giá trị thặng dư. Do đó, ∆T không sinh
ra trong lưu thông cũng không sinh ra ngoài lưu thông. Đây chính là mâu
thuẫn của công thức chung.
1.2. Hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực trong con người và
được người đó đưa ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một sản phẩm nào đó.
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
- Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể
- Thứ hai, người lao động đó phải “trần như nhộng”, buộc họ phải bán sứclao động.
Thuộc tính của hàng hóa sức lao động -
Giá trị cuả hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội
cầnthiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định (được đo lường 1 lOMoAR cPSD| 44820939
gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra
sức lao động: giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao
động; những phí tổn đào tạo người lao động và giá trị những tư liệu sinh
hoạt nuôi con của người lao động). Giá trị này được biểu hiện dưới hình thức tiền công. -
Giá trị sử dụng cũng được thể hiện thông qua tiêu dùng hàng hóa sức
laođộng. Khi tiêu dùng nó giá trị của nó không những không mất đi mà còn
tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó (nguồn gốc giá trị thặng dư)
1.3. Sự sản xuất ra giá trị thặng dư
Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa là nền sản xuất hàng hóa dựa trên chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao
động của công nhân làm thuê. Người công nhân phải làm việc dưới sự kiểm
soát của nhà tư bản, sản phẩm làm ra thuộc về nhà tư bản.
Tuy nhiên, người lao động chỉ cần một phần nhất định thời gian hao phí
sức lao động đã được thỏa thuận theo nguyên tắc ngang giá là đã đủ để bù đắp
được giá trị hàng hóa sức lao động của mình. Để cho vấn đề được sáng tỏ,
C.Mác chia ngày công làm 2 phần. Phần thứ nhất là thời gian lao động cần
thiết, là thời gian người công nhân tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động.
Phần thứ hai là thời gian lao động thặng dư, là thời gian mà người công nhân
tạo ra giá trị thặng dư.
Vậy giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra nhưng thuộc về nhà tư bản. Kí hiệu: m
Giá trị thặng dư (m) chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất nhưng lưu thông
là điều kiện không thể thiếu. 2 lOMoAR cPSD| 44820939
2. Bản chất của tư bản
2.1. Tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến
Tư bản là giá trị đem lại m cho người sở hữu nó bằng cách bóc lột.
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị
của chúng không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Kí hiệu: c Tư
bản khả biến là bộ phận tư bản dưới hình thái sức lao động và giá trị của
chúng có thay đổi về lượng. Kí hiệu: v
Việc chia tư bản thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) nhằm chỉ
rõ rằng chỉ có bộ phận tư bản khả biến (v) mới là nguồn gốc tạo ra giá trị
thặng dư. Tư bản khả biến được biểu diễn dưới dạng tiền công. 2.2. Tiền công
Trong quá trình sản xuất người công nhân làm việc cho người chủ một
thời gian nhất định thì được trả một khoản tiền nhất định gọi là tiền công.
Nhìn vào hiện thực đó, lý luận giai cấp tư bản cho rằng tiền công là giá cả của
lao động. Nhưng khi nghiên cứu kỹ tiền công trong chủ nghĩa tư bản, C.Mác
khẳng định tiền công không phải là giá cả của lao động vì lao động không
phải là hàng hóa nên không có giá cả mà tiền công chính là giá cả của sức lao
động nhưng nó lại được biểu hiện như là giá cả của lao động.
2.3. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản Tuần hoàn của tư bản
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của cơ bản lần lượt trải qua 3 giai
đoạn dưới 3 hình thái kế tiếp nhau và quay trở về hình thái ban đầu với giá trị
thặng dư. Giai đoạn 1 là tư bản tiền tệ, với mục đích là chuẩn bị sản xuất giá
trị thặng dư. Giai đoạn 2 là tư bản sản xuất thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Giai
đoạn 3 là tư bản hàng hóa với mục đích thực hiện giá trị hàng hóa. SLĐ
Công thức khái quát: T – H … SX … H’ – T’ 3 lOMoAR cPSD| 44820939 TLSX Chu chuyển của tư bản
Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại một
cách định kỳ. Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi
nhà tư bản bỏ tư bản ra dưới một hình thái nào đó đến khi thu về cũng ghé hình
thái ấy nhưng có kèm theo m.
Tốc độ chu chuyển của 4 bản được tính bằng số bàn chu chuyển của 4
bản. Số vòng chu chuyển của 4 bản là quan hệ tỷ lệ giữa thời gian của 5 và CH thời
gian chu chuyển của tư bản: n = ch
2.4. Tư bản cố định và tư bản lưu động Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản tham gia toàn bộ vào sản xuất nhưng giá
trị của chúng chỉ chuyển từng phần vào sản phẩm gồm thiết bị, nhà xưởng,
máy móc. Kí hiệu: c1
Tư bản cố định sử dụng trong thời gian dài nên luôn có hao mòn (gồm hao
mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Hao mòn hữu hình là hao mòn cả giá trị
và giá trị sử dụng do quá trình sử dụng máy móc thiết bị hao mòn đi. Hao
mòn vô hình là hao mòn thuần túy về giá trị do xuất hiện những máy móc
thiết bị mới cùng chức năng, hiện đại hơn, năng suất cao hơn, giá rẻ hơn. Tư bản lưu động
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản tham gia toàn bộ vào quá trình sản
xuất, giá trị của chúng chuyển hết ngay; gồm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
(kí hiệu: c2) và sức lao động (kí hiệu: v) 4 lOMoAR cPSD| 44820939
3. Bản chất của giá trị thặng dư
3.1. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo % giữa giá trị thặng dư và tư bản
m khả biến: m’ = v x100%. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh
trình độ hay mức độ bóc lột, chỉ rõ bộ phận giá trị mới mà người công nhân
tạo ra thì người công nhân được nhận bao nhiêu và người chủ lấy bao nhiêu trong đó.
Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư
bản thu được, được tính bằng tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng số tư
bản khả biến được sử dụng: M = m’.V
3.2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối (m tuyệt đối) m
tuyệt đối là m thu được bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư, còn
thời gian lao động tất yếu không đổi, dẫn đến ngày lao động bị kéo dài.
Phương pháp giá trị thặng dư tương đối (m tương đối) m tương đối
thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết, nhờ đó kéo dài thời
gian lao động thặng dư, còn độ dài ngày lao động không đổi. m siêu
ngạch là m thu được cao hơn m bình thường do có giá trị cá biệt của hàng
hoá thấp dưới giá trị xã hội của hàng hóa đó.
II. Vận dụng lý luận về giá trị thặng dư để nâng cao hiệu quả của các doanh
nghiệp tự nhân trong nền kinh tế thị trường
1. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động
Các doanh nghiệp tư nhân muốn tăng hiệu quả kinh doanh thì trước hết
cần tăng năng suất lao động và cường độ lao động. Hai yếu tố này sẽ góp
phần làm giảm thời gian sản xuất, dẫn đến thời gian chu chuyển giảm. Ta lại
có tốc độ chu chuyển của tư bản được tính bằng số vòng chu chuyển của tư 5 lOMoAR cPSD| 44820939
CH bản. Công thức: n = ch . Với n là số vòng chu chuyển
của tư bản, CH là thời gian của năm và ch là thời gian chu chuyển của tư bản,
khi thời gian chu chuyển giảm, n sẽ tăng, mà n tăng dẫn đến giá trị thặng dư
tăng, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn. Việc tăng cường độ lao
động không chỉ làm giảm thời gian chu chuyển mà còn làm giảm những hao
mòn vô hình (hao mòn thuần túy về giá trị do sự xuất hiện những máy móc
thiết bị mới năng suất cao hơn, hiện đại hơn, chi phí thấp hơn).
Muốn tăng năng suất lao động, yếu tố quan trọng nhất là doanh nghiệp
phải không ngừng cải tiến kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất. Không chỉ thế, doanh nghiệp cũng cần nâng cao trình độ, tay nghề của
người lao động bằng cách đầu tư vào đào tạo công nhân, tạo môi trường thúc
đẩy sự học hỏi, nâng cao hiệu suất. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ
quản lý sản xuất và hiệu quả tư liệu sản xuất.
Còn tăng cường độ lao động thì doanh nghiệp cần có những biện pháp để
mức độ lao động trở nên khẩn trương hơn, như là thúc đẩy người lao động
làm việc nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu phải lựa chọn tăng năng suất lao động
hay tăng cường độ lao động thì doanh nghiệp nên chọn cách làm tăng năng suất lao động.
2. Giảm thời gian lưu thông
Việc giảm thời gian lưu thông cũng sẽ làm giảm thời gian chu chuyển, dẫn
đến số vòng chu chuyển lớn hơn và thu được giá trị thặng dư cao hơn.
Doanh nghiệp cần cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã, bao bì để kích thích thị hiếu
của người mua. Cần phải cải tiến mạng lưới bán hàng, thời gian vận chuyển,
đặc biệt là trong thị trường hiện nay, khi bán hàng online trở nên phổ biến,
doanh nghiệp cần có những biện pháp để hàng hóa được vận chuyển nhanh
chóng, phí vận chuyển rẻ và có những chính sách đổi trả phù hợp để khách
hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng 6 lOMoAR cPSD| 44820939
cần nâng cao trình độ, cải tiến chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị
trường, đa dạng hóa phương thức bán hàng và marketing hiệu quả để khách
hàng dễ dàng tiếp cận,…
3. Kéo dài thời gian lao động
Bằng cách kéo dài thời gian lao động, doanh nghiệp có thể tăng thời gian
lao động thặng dư, giữ nguyên thời gian lao động tất yếu. Nhờ đó, tỷ suất giá
trị thặng dư sẽ tăng lên, mức độ “bóc lột” của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.
Đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Tuy nhiên, không phải công nhân nào cũng chịu làm quá giờ và có những
trường hợp công nhân kiên quyết đòi rút ngắn thời gian lao động, quyền lợi
đôi bên có mâu thuẫn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có những chính sách
thỏa đáng để thúc đẩy người lao động làm thêm giờ. Doanh nghiệp có thể
tăng mức lương tối thiểu, đưa ra mức lương cao hơn, hấp dẫn hơn để công nhân làm thêm thời gian.
Phương pháp này còn nhiều hạn chế bởi ngày lao động của công nhân
không thể kéo dài quá 24 giờ và trong thực tế, ngày lao động của công nhân
không thể đến 24 giờ vì người công nhân phải tái sản xuất. Chính vì thế,
phương pháp này chỉ phổ biến trong giai đoạn đầu.
4. Rút ngắn thời gian lao động cần thiết
Như những phân tích bên trên, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối vẫn còn những hạn chế. Cho nên, phương pháp này chỉ phổ biến
trong giai đoạn đầu còn giai đoạn sau, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối lại chiếm ưu thế.
Đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối bằng cách rút
ngắn thời gian lao động cần thiết, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư,
còn độ dài ngày lao động không đổi. Bằng cách này, tỷ suất giá trị thặng dư 7 lOMoAR cPSD| 44820939
cũng tăng lên, giúp doanh nghiệp “bóc lột” được với mức độ cao hơn.
Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động cần thiết? Thời gian
lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian
lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao
động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của
công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao
động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu
dùng của công nhân hay tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra
tư liệu sản xuất để sản xuất những tư liệu sinh hoạt đó. 8 lOMoAR cPSD| 44820939 Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành
chobậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009
2. Viện kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo
trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008
3. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com)