Kinh tế chính trị bài tập lớn lưu thông tiền tệ| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: “ T
rình bày lý luận của CN Mác Lênin về quy luật lưu thông tiền tệ và
liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.”
Họ và tên: Nguyễn Phương Hoa Mã SV: 11216751 Lớp: LLNL1106(122)_43 Số thứ tự: 12
GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hiếu
Hà Nội, tháng 10/2022 MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................0
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH....................................................................................1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ.......................1
1. Nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ...........................1
a. Nguồn gốc.................................................................................1
b. Bản chất....................................................................................2
c. Chức năng.................................................................................3
2. Quy luật lưu thông tiền tệ............................................................5
a. Giải thích quy luật lưu thông tiền tệ theo quan điểm Mác Lênin 5
b. Các yếu tố tác động đến lưu thông tiền tệ..............................10
c. Vai trò của lưu thông tiền tệ....................................................13
II. VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀO VẤN ĐỀ LẠM PHÁT
Ở VIỆT NAM........................................................................................13
1. Mối quan hệ giữa quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát..........13
a. Lý luận về lạm phát.................................................................13
b. Tác động của quy luật lưu thông tiền tệ đến lạm phát...........14
2. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam..............................................14
3. Đề xuất giải pháp giải quyết lạm phát ứng dụng quy luật lưu
thông tiền tệ tại Việt Nam...............................................................16
KẾT LUẬN..............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................19 0 MỞ ĐẦU
Hơn một thập kỷ trước, siêu lạm phát ở Zimbabwe đã quét sạch các khoản tiết
kiệm cá nhân, bỏ lại các cửa hàng trống rỗng và khiến người dân không thể mua nổi bình
xăng hay các nhu yếu phẩm hàng ngày. Năm 2008, tỷ lệ lạm phát hàng tháng đạt 3,5 triệu
%. Lúc này, một quả trứng có giá 50 tỷ đô la Zimbabwe, còn một ổ bánh mì bằng giá của
khoảng 12 chiếc xe hơi mới 10 năm trước đó. Việc chính phủ không thể chi trả để ngân
hàng in tiền theo kịp tốc độ lạm phát đã dẫn tới thiếu hụt tiền mặt trầm trọng. Nguyên
nhân của siêu lạm phát là chính phủ liên tục in tiền để đáp ứng nhu cầu của mình, hủy
hoại giá trị đồng đô la Zimbabwe và đẩy giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao.
Việc đưa vào lưu thông một số lượng tiền giấy lớn đã đẩy giá trị của đồng đô la
Zimbabwe chạm đáy, dẫn đến khủng hoảng kinh tế khó phục hồi và sự xóa sổ đồng nội tệ
của quốc gia này. Nhìn rộng hơn, có thể thấy chính chính sách in tiền với mệnh giá lớn và
không qua tính toán dựa trên quy luật lưu thông tiền tệ đã làm sụp đổ hoàn toàn nền kinh tế Zimbabwe.
Do đó, việc hiểu rõ quy luật lưu thông tiền tệ là một trong những
yếu tố quan trọng để nghiên cứu, điều tiết các chính sách tiền tệ nhằm
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về quy luật lưu
thông tiền tệ và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” để có cái nhìn sâu rộng hơn về mặt lý
luận cũng như thực tiễn lạm phát tại Việt Nam. NỘI DUNG CHÍNH I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ
1. Nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ a. Nguồn gốc
K.Marx đã nghiên cứu những hình thái của giá trị và quá trình
phát triển của chúng dẫn đến sự xuất hiện của tiền tệ. K.Marx đã vạch
rõ quá trình xuất hiện của tiền tệ là một quá trình khách quan trên cơ
sở sự phát triển của lưu thông trao đổi hàng hóa. Tiền tệ là một hình
thức phát triển cao của các hình thái giá trị hàng hóa.
Trong lịch sử phát triển của trao đổi hàng hóa, hình thái của giá
trị cũng phát triển từ thấp đến cao: hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên,
hình thái đầy đủ hay mở rộng, hình thái giá trị chung và hình thái tiền
tệ (khi vàng, bạc đóng vai trò là vật ngang giá chung). Giá trị của mọi 1
hàng hóa nói chung đều đồng nhất với nhau về chất, và chỉ khác nhau
về lượng. Giá trị của một hàng hóa lại biểu hiện ở giá trị sử dụng của
một hàng hóa khác. Nhưng giá trị sử dụng của các hàng hóa nói chung
không đồng nhất và khó chia nhỏ về lượng. Tập quán xã hội đã tuyển
lựa và cuối cùng đã chọn vàng và bạc làm tiền tệ, vì vàng và bạc có
những thuộc tính tự nhiên là: vừa đồng nhất về chất; đồng thời lại vừa
dễ chia nhỏ về lượng; có giá trị lớn hơn trọng lượng của nó, do đó dễ
vận chuyển; ít bị hư hỏng và hao mòn hơn. b. Bản chất
Từ hình thái đơn giản chuyển sang hình thái toàn bộ và từ hình
thái toàn bộ chuyển sang hình thái chung của giá trị đều có những biến
hóa về chất. Trái lại, hình thái tiền tệ chẳng khác gì hình thái chung của
giá trị, chỉ khác là bây giờ vàng hay bạc giữ vai trò vật ngang giá
chung. K.Marx viết: “Sự tiến bộ chỉ là ở chỗ hình thái làm cho hàng hóa
có thể trao đổi trực tiếp và phổ biến, tức hình thái vật ngang giá chung,
cuối cùng đã nhập vào hình thái tự nhiên và riêng biệt của vàng thành
một thể”. (K.Marx, Tư bản, quyển 1, tập 1, Sđd, tr. 102)
Như vậy, tiền tệ xuất hiện là kết quả lâu dài từ một quá trình phát
triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Từ đó, K.Marx cho rằng về bản
chất, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá
chung cho tất cả các hàng hóa. Nó đo lường và biểu thị giá trị của hàng
hóa và biểu thị mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
Vậy bản chất của tiền tệ là vật ngang giá chung. Vật ngang giá
chung đã hình thành từ hình thái giá trị mở rộng và hình thái đơn giản.
K.Marx đã chỉ rõ: “Do đó, hình thái đơn giản của hàng hóa là mầm
mống của hình thái tiền tệ”. (K.Marx, Tư bản, quyển 1, tập 1, Sđd, tr. 103)
Bản chất của tiền tệ thể hiện qua 2 thuộc tính: giá trị sử dụng của
tiền tệ và giá trị của tiền tệ.
Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi
của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy
người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng
của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa
nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi
giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là
tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như
biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử. 2
Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó
là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy
nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức
mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể
các hàng hoá trên thị trường.
Trong quá trình lưu thông, tiền giấy đã ra đời để thay thế cho tiền
vàng. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị.
Do vậy, trong thực tế sẽ có hiện tượng lạm phát tiền giấy khi tiền giấy
phát hành vượt mức tiền cần thiết trong lưu thông. K.Marx đã trình bày
quy luật lưu thông tiền giấy trên cơ sở xác định khối lượng tiền cần
thiết cho lưu thông. Theo ông, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông
được tính bằng tổng số giá cả hàng hóa chia cho số vòng quay trung
bình của đồng tiền. Đây là khối lượng tiền thực có trong lưu thông, nó
phục vụ cho việc chu chuyển của khối lượng hàng hóa thực tế trong lưu
thông tương ứng với giá cả của chúng. K.Marx cho rằng nhờ có chức
năng phương tiện lưu thông của tiền mà quá trình trao đổi hàng hóa
được thuận tiện hơn, nhưng nó cũng là mầm mống của khủng hoảng
kinh tế và những xáo trộn trong kinh tế hàng hóa. c. Chức năng
K.Marx cũng đề cập tới các chức năng của tiền tệ để làm rõ hơn
bản chất của tiền tệ. Theo ông, tiền tệ có 5 chức năng là: thước đo giá
trị hàng hóa; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán, phương
tiện cất giữ; tiền tệ thế giới.
- Chức năng thước đo giá trị:
Chức năng thứ nhất của tiền tệ là “tạo cho toàn bộ hàng hóa cái
vật chất mà trong đó các hàng hóa biểu hiện giá trị của mình thành
những lượng có cùng một tên, có tính chất bằng nhau, và có thể so
sánh được với nhau về mặt số lượng” (K.Marx, Tư bản, quyển 1, tập 1,
Sđd, tr. 135). Đó là chức năng thước đo giá trị chung của tiền tệ.
Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng thước đo giá trị của các hàng
hóa, một mặt là vì bản thân tiền tệ cũng là hàng hóa, cũng có một đặc
trưng chung nhất – là sản phẩm của lao động. Mặt khác, xã hội không
thể dùng thước đo trực tiếp – thời gian lao động xã hội tất yếu, nên
phải dùng thước đo gián tiếp – tiền tệ, để đo giá trị của hàng hóa.
Giá trị của các hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả.
Dưới hình thức giá cả, trong chức năng thước đo giá trị, tiền chỉ hoàn 3
toàn là tiền trên quan niệm, chỉ có trong trí tưởng tượng của những
người trao đổi hàng hóa.
Giá cả của các hàng hóa phụ thuộc vào trước hết là giá trị của
bản thân chúng; và sau đó phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ. Nếu giá trị
của tiền tệ không đổi thì giá cả hàng hóa thay đổi tỷ lệ thuận với giá trị
của chính hàng hóa. Nếu giá trị của hàng hóa không thay đổi, thì giá cả
hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ nghịch với giá trị của tiền tệ. Một khi giá
trị của hàng hóa và giá trị của tiền tệ thay đổi đồng thời, thì giá cả có
thể thay đổi theo những lượng khác nhau và bù trừ cho nhau.
- Chức năng phương tiện lưu thông:
Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng
để làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.
Để thực hiện chức năng tiền làm phương tiện lưu thông, yêu cầu
phải có tiền mặt (tiền đúc bằng kim loại, tiền giấy). Công thức lưu
thông hàng hoá là: H – T – H. Trong đó H là hàng hóa, T là tiền mặt. Khi
tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và
hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Với
việc không nhất trí giữa mua và bán vô tình gây ta những nguy cơ của khủng hoảng kinh tế.
Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi
một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác
định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ.
Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền không
nhất thiết phải có đủ giá trị. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó
để mua hàng mà mình cần. Thực hiện chức năng phương tiện lưu
thông, tiền làm cho quá trình trao đổi, mua bán trở nên thuận lợi, đồng
thời làm cho hành vi mua, hành vi bán tách rời về không gian và thời gian.
- Chức năng phương tiện tích lũy:
Trong chức năng trên tiền tệ chỉ là tiền tưởng tượng, hay chỉ là ký
hiệu của giá trị. Nhưng trong 3 chức năng: phương tiện tích lũy,
phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới, thì tiền tệ buộc phải xuất hiện dưới thể vàng.
Tích lũy được tiến hành khi tiền giữ lại mà không mua hàng về
nữa. K.Marx chỉ rõ “Tiền tệ bị cố ý giữ lại như thế trong tiến trình lưu
thông của nó, thì có thể nói là nó rắn chắc lại để trở thành tiền bạc tích 4
trữ, và người bán hàng biến thành người tích trữ tiền bạc” (K.Marx, Tư
bản, quyển 1, tập 1, Sđd, tr. 182). Tiền tệ không thể đồng thời vừa là
phương tiện lưu thông, vừa là phương tiện tích lũy.
Chức năng này phải phủ định chức năng kia. Nhưng mặt khác
chính chức năng là phương tiện lưu thông đòi hỏi tiền tệ phải được tích
trữ lại. Ở thời kỳ sơ khai của lưu thông, người ta chỉ trao đổi những giá
trị sử dụng còn thừa để lấy tiền tệ. Vì thế, tiền vàng được tích trữ lại và
tự nó trở thành biểu hiện xã hội của tình trạng dư thừa và giàu có. Với
hình thức tích lũy chân thực này: lưu thông thì rất ít, nhưng của cải lại
rất nhiều, vì tất cả số tiền vàng bán được đều trở thành tiền tích lũy.
Với tư cách là phương tiện tích lũy, tiền vàng có chức năng điều
chỉnh lưu thông tiền tệ “Những kho chứ tiền tích lũy vừa dùng làm kênh
tiêu thủy và kênh dẫn thủy cho những kênh lưu thông không khí nào bị
tràn cả” (K.Marx, Tư bản, quyển 1, tập 1, Sđd, tr. 187). Khi trong lưu
thông và trở thành tiền tệ, thì một bộ phận tiền tệ rút khỏi lưu thông
thừa tiền thành tiền tích trữ, nhưng khi lưu thông thiếu tiền tệ, thì tiền
tệ sẽ từ kho dự trữ tuôn vào lưu thông. Đó chính là cơ chế điều tiết tự
động của lưu thông tiền tệ.
- Chức năng phương tiện thanh toán:
Chức năng phương tiện tích lũy của tiền tệ nảy sinh trong trường
hợp người sản xuất hàng hóa bán mà chưa mua. Nhưng sự phát triển
của sản xuất và lưu thông hàng hóa nhiều khi lại vấp phải một trường
hợp ngược lại: người sản xuất hàng hóa muốn mua thì hàng hóa do anh
ta làm ra lại chưa bán được. Trong trường hợp này anh ta phải mua
chịu, nghĩa là người mua đã mua, tiêu dùng hàng hóa mua được sau
một thời gian nhất định mới phải trả tiền. Mặt khác, người bán đã bán,
đã trao đổi hàng hóa cho người mua nhưng phải chờ một thời hạn nhất
định mới thu hồi được tiền về và anh ta trở thành chủ nợ. “Vì sự chuyển
hóa của hàng hóa ở đây có một hình thái mới, nên tiền bạc cũng có
một chức năng mới, nó trở thành phương tiện thanh toán” (K.Marx, Tư
bản, quyển 1, tập 1, Sđd, tr. 189).
Khi đó, tiền tệ trước hết làm thước đo giá trị trong việc xác định
hàng hóa đi bán đã được giao kèo, nghĩa là số lượng tiền tệ mà người
mua phải trả sau một kỳ hạn nhất định. Sau đó tiền tệ làm chức năng
phương tiện lưu thông trên quan niệm, vì nó đã làm cho hàng hóa di
chuyển, mặc dù nó chỉ là tiền hứa hẹn. Chỉ đến kỳ hạn trả thì tiền mới
đi vào lưu thông với tư cách là phương tiện thanh toán. Nếu người mua 5
hàng không thanh toán được, người ta sẽ dùng biện pháp cưỡng bức
bắt người đó phải bán gia tài đi.
Trong mỗi bước, đều có định ra một số kì hạn chung cho những
việc thanh toán được tiến hành trên một quy mô lớn, dựa theo sự vận
động chu kỳ và vòng tròn của tái sản xuất. Chức năng phương tiện
thanh toán của tiền tệ đòi hỏi phải tích lũy những số tiền cần thiết cho những kỳ thanh toán đó.
- Chức năng tiền tệ thế giới:
Ra khỏi lĩnh vực lưu thông trong nước, tiền tệ trút bỏ các hình
thức dân tộc của nó, để trở lại hình thái đầu tiên là thoi hay nén.
K.Marx đã nhấn mạnh rằng: “Chính ở trên thị trường thế giới và chỉ có
trên thị trường thế giới thì tiền tệ mới làm chức năng của nó một cách
hoàn toàn đầy đủ như một thứ hàng hóa mà hình thái tự nhiên mà
đồng thời là sự hiện thân xã hội của lao động con người nói chung”
(K.Marx, Tư bản, quyển 1, tập 1, Sđd, tr. 199).
Tiền tệ thế giới chia làm ba chức năng: phương tiện thanh toán,
phương tiện mua hàng, và vật liệu xã hội của của cải nói chung. Chức
năng thứ nhất chiếm vai trò trọng yếu khi cần thanh toán các sai
ngạch trong những bảng cân đối quốc tế, chức năng thứ hai được thực
hiện khi người ta mua hàng và phải trả tiền ngay, không được chịu,
chức năng thứ ba thể hiện ra người ta muốn chuyển của cải từ nước
này sang nước khác, vì sự di chuyển đó, nếu là sự di chuyển của hàng
hóa thì sẽ gặp nhiều trở ngại hơn là di chuyển vàng.
Mỗi một nước đều cần có một số vàng dự trữ cho ngoại thương
của mình như cho lưu thông trong nước. Vậy là chức năng dự trữ này
vừa gắn với chúc năng của tiền tệ là phương tiện lưu thông và thanh
toán trong nước, vừa gắn với chức năng tiền tệ là tiền tệ thế giới.
Trong chức năng thước đo giá trị, mặc dù tiền chỉ là tiền tưởng
tượng, nhưng đã ẩn náu trong đó đồng tiền thực sự và bước chuyển từ
tiền tưởng tượng thành tiền thật là một tất yếu. Bước chuyển tất yếu
này bao hàm hai sự vận động: lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ.
Trong cả hai sự vận động này tiền tệ đều làm chức năng phương tiện lưu thông.
2. Quy luật lưu thông tiền tệ
a. Giải thích quy luật lưu thông tiền tệ theo quan điểm Mác Lênin 6 - Lưu thông hàng hóa:
Hàng hóa lúc đầu được trao đổi với nhau một cách trực tiếp theo
công thức H – H. Sự xuất hiện của tiền tệ đã thay hình thức trao đổi
này bằng một hình thức khác: H – T – H, nghĩa là trước tiên phải bán
hàng lấy tiền, sau đó dùng tiền mua các hàng hóa cần thiết.
Trong trao đổi hàng hóa trực tiếp H – H, hai người tham gia trao
đổi đều ở cùng một tình thế: vừa là người bán, đồng thời lại là người
mua, việc mua và việc bán trùng hợp nhau.
Nhưng khi tiền tệ đứng ra giữ vai trò trung gian cho trao đổi, thì
tình hình lại khác: ở đây mọi hàng hóa đều trải qua hai sự biến đổi H –
T và T – H, có nghĩa là bán và mua, đồng thời hai sự biến đổi này thống
nhất với nhau – bán để mua. Bây giờ ta đi sâu phân tích cụ thể từng sự biến đổi đó.
Trong hình thái biến hóa thứ nhất của hàng hóa H – T, giá trị của
hàng hóa nhảy từ vật thể hàng hóa sang tiền tệ. Đây là một bước nhảy
khó khăn và nguy hiểm, nhưng lại là bước nhảy quan trọng và quyết
định nhất. Nếu nhảy hụt, nghĩa là giá trị cá biệt của hàng hóa lớn hơn
thời gian lao động xã hội tất yếu làm ra nó, thì người sở hữu hàng hóa sẽ thiệt thòi.
Dù khôn ngoan và tài ba, người sản xuất hàng hóa cũng không
thể dự tính trước được những bước nhảy hụt đó, vì có rất nhiều người
cũng sản xuất hàng hóa như thế, nhưng bí quyết nhà nghề làm cho giá
trị cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội. Một người chỉ biết làm ra hàng
hóa, còn giá trị xã hội của hàng hóa đó lại do tất cả những người sản
xuất trong xã hội quyết định.
Mọi hàng hóa vốn có một mong muốn duy nhất là chuyển hóa
thành tiền tệ. Mọi người sản xuất hàng hóa đều có một mong muốn
như nhau là bán được hàng lấy tiền. Vì trong tiền tệ dấu vết cuối cùng
của các giá trị sử dụng của hàng hóa đều đã biến mất, không ai biết
hàng hóa nào đã được đổi lấy tiền. Cầm một đồng tiền người ta không
thể hiểu được nguồn gốc của nó là chân chính hay bất chính. Nhưng nó
có một sức mạnh ghê gớm – có thể mua được mọi thứ.
Sức mạnh ghê gớm này thể hiện trong hình thái chuyển hóa thứ
hai T – H. Vì có sức mạnh tuyệt đối, nên bước chuyển từ T – H không có gì khó khăn. 7
Đồng tiền ở đây không chỉ đại diện cho các hàng hóa đã bán đi,
mà còn đại diện cho các hàng hóa sẽ mua về, T - H vừa là mua, nhưng
đồng thời cũng là giai đoạn đầu tiên của H – T – H khác (vải – T – giấy).
Trong hình thái chuyển hóa thứ nhất, sự khó khăn và tầm quan
trọng của việc biến hàng thành tiền được nhấn mạnh, nghĩa là dường
như toàn bộ mục đích của sản xuất hàng hóa là để thu tiền về. Nhưng
trong hình thái chuyển hóa thứ hai, tiền tệ lại bộc lộ rõ tác dụng tạm
thời và hạn chế của nó – nó chủ là phương tiện của lưu thông, nghĩa là
người ta muốn thu tiền về để đổi lấy những giá trị sử dụng cần thiết cho mình.
Vậy là nếu xét tổng hợp lại ta thấy hàng hóa, tiền tệ và người sở
hữu chúng phân thành hai cực đối lập nhau hai lần; hai sự vận động
ngược chiều nhau H – T và T – H của hình thái chuyển hóa của một
hàng hóa vẽ thành một vòng tròn: hình thái hàng hóa biến đi trong tiền
tệ, rồi quay trở lại hình thái hàng hóa; tiền tệ bao giờ cũng lao vào lưu
thông ở điểm mà hàng hóa vừa bỏ ra đi. Sự vận động H – T – H là một
sự vận động tuần hoàn. - Lưu thông tiền tệ:
Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn
cứ trên yêu cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ. K.Marx chỉ rõ: “Sự
vận động mà lưu thông hàng hóa buộc tiền tệ phải theo, làm cho tiền
tệ buôn bán xa rời điểm xuất phát của nó để luôn luôn chuyển từ tay
này sang tay khác: đó là cái người ta gọi là lưu thông tiền tệ” (K.Marx,
Tư bản, quyển 1, tập 1, Sđd, tr. 162).
Thoạt nhìn bề ngoài sự vận động một chiều của tiền tệ hình như
không phải do dự vận động hai chiều của hàng hóa mà ra. Hình như
chính tiền tệ đã làm cho hàng hóa xa rời lĩnh vực lưu thông, bằng cách
luôn luôn thay đổi chỗ của hàng hóa và bỏ chỗ mình.
Nhưng thực chất, tiền tệ chỉ làm chức năng phương tiện lưu
thông, sự vận động của tiền tệ chỉ là sự vận động hình thái của bản
thân hàng hóa. Vải đổi lấy tiền, nghĩa là vải đổi hình thái hàng hóa của
nó lấy hình thái tiền tệ. Khi tiền đổi lấy gạo, nghĩa là hình thái tiền của
vải đã chuyển thành hình thái gạo. Toàn bộ sự vận động đó là sự vận
động hình thái của hàng hóa, tiền tệ chỉ là một hình thái ngang giá chung của hàng hóa.
K.Marx cho rằng số lượng tiền tệ cho lưu thông do ba nhân tố quy
định: số lượng hàng hóa, giá cả trung bình của hàng hóa, và tốc độ vận 8
động của tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối
lượng tiền tệ cần cho lưu thông diên ra theo quy luật phổ biến là:
“Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng
tiền cùng loại trong một thời gian nhất định. Khối lượng tiền tệ làm
chức năng phương tiện lưu thông” (K.Marx, Tư bản, quyển 1, tập 1,
Sđd, tr. 168). Có thể diễn đạt quy luật này bằng công thức sau: T = Trong đó:
T – Tổng số tiền cần cho lưu thông
G – Tổng số giá cả của hàng hóa
N – Số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại
Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với
tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc
độ lưu thông của tiền tệ. Quy luật này có ý nghĩa chung cho các nền sản xuất hàng hóa.
Tổng số giá cả của hàng hóa lại tùy thuộc vào tổng số giá hàng
hóa bán ra - GR, tổng số giá hàng bán chịu – GC, tổng số tiền thanh toán
đến kì hạn trả - Ttr và tổng số tiền khấu trừ cho nhau – TK. Do đó, công
thức trên có thể viết là: T =
Số vòng lưu thông của tiền tệ lại tỷ lệ nghịch với khối lượng tiền
tệ cần cho lưu thông. Nếu đồng tiền này lưu thông nhanh, thì đồng tiền
khác phải đi chậm lại, hoặc bị gạt hoàn toàn khỏi lĩnh vực lưu thông.
Và khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng
tiền mặt trở nên phổ biến, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
được xác định như sau: M = Trong đó:
P.Q – Tổng giá cả hàng hóa
G1 – Tổng giá cả của hàng hóa bán chịu
G2 – Tổng giá cả của hàng hóa khấu trừ cho nhau
G3 – Tổng giá cả của hàng hóa đến kỳ thanh toán
V – Số vòng quay trung bình của tiền tệ. 9
Nội dung trên mang tính nguyên lý: trong điều kiện nền kinh tế
thị trường ngày nay, việc xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông
trở nên phức tạp hơn song không vượt ra ngoài khuôn khổ nguyên lý nêu trên.
Một khi đã biết tổng số giá cả và tốc độ lưu thông thì khối lượng
tiền tệ cần cho lưu thông do chính ngay giá trị của bản thân tiền tệ (vàng) quy định.
Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt và chỉ có Nhà nước mới được quyền sản xuất ra nó.
Lúc đầu, tiền tệ do Nhà nước phát hành có dạng tiền đúc, tiền đó
ghi rõ trọng lượng, tuổi của kim loại quý và giá trị của nó. Mỗi một nhà
nước đúc ra một loại tiền làm ra phương tiện lưu thông trong nước:
nước Anh có đồng Steclinh, nước Pháp có đồng Frăng, nước Mỹ có đồng đô la…
Tuy Nhà nước có quyền đúc ra tiền, nhưng bản thân tiền đúc xuất
hiện và tồn tại do chính chức năng làm phương tiện lưu thông của tiền
tệ quy định. Với tư cách là phương tiện lưu thông, tiền đúc phải có đủ
trọng lượng và giá trị. Nhưng chỉ khi tiền đúc vừa ra khỏi lò đúc tiền, thì
nó mới có đủ trọng lượng là có giá trị. Sau một thời gian nhất định, lưu
thông làm cho tiền đúc bị hao mòn, nên nảy ra mâu thuẫn: là phương
tiện lưu thông, tiền đúc phải có đủ trọng lượng và giá trị, nghĩa là vàng
thật sự, nhưng bản thân lưu thông lại làm cho tiền đúc mòn đi và
không đủ trọng lượng, do đó không phải là vàng thật. Phần tiền tệ bị
hao mòn đi không phải là ít. Ở Châu Âu trọng số 380 triệu livrơ steclinh
lưu hành năm 1809 thì sau 20 năm tức đến năm 1829, đã có 19 triệu
livrơ steclinh hoàn toàn biến mất vì hao mòn (K.Marx, Góp phần phê
phán chính trị kinh tế học, NXB`Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 141 – 142).
Vậy là danh hiệu và thực thể, thực chất kim loại và tên tiền tệ bắt đầu
xa nhau. Đồng tiền vàng dù mòn vẹt đi vẫn được lưu thông và có giá trị
đầy đủ như một đồng tiền không bị mòn, vì được Nhà nước ghi nhận và
bảo đảm nguyên giá trị của nó.
Lưu thông tiền tệ vì chia cắt đời sống kim loại và đời sống chức
năng của các đồng tiền, nên đã nảy sinh khả năng là: về mặt chức
năng của tiền đúc, có thể thay thế những đồng tiền vàng bằng những
đồng tiền kẽm, đồng… Hơn nữa về mặt kỹ thuật, việc đúc các phần rất
nhỏ của vàng và bạc gặp khó khăn. Về mặt lịch sử, các đồng tiền bằng
đồng, kẽm… đã lưu thông như tiền tệ trước khi vàng và bạc thay thế 10
chúng. Do đó những đồng tiền kim loại ít giá trị này đã thay thế tiền
vàng đúc trong những lĩnh vực lưu thông nào mà ở đố tiền đúc luân
chuyển nhanh nhất trong lĩnh vực bán lẻ.
Việc thay thế tiền vàng đúc bằng những kim loại ít giá trị chứng
tỏ rằng chức năng của tiền vàng đúc hoàn toàn tách khỏi giá trị kim
loại của nó do chính ngay sự cọ sát trong lưu thông của vàng tạo ra. Và
tiền giấy chính là sản phẩm của lưu thông tiền kim loại và bắt nguồn từ
chức năng phương tiện lưu thông.
Để đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông bình thường, giá trị của
tiền tệ luôn luôn được ổn định, tránh lạm phát, thì khối lượng tiền thực
tế có trong lưu thông phải cân đối với khối lượng tiền cần thiết cho lưu
thông trong một thời gian. Kt = Kc Trong đó:
Kc: là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian.
Kt: là khối lượng tiền thực tế lưu thông trong một thời gian.
Vì vậy khi Kt tăng lên, trong điều kiện số lượng hàng hóa không
thay đổi thì sẽ dẫn đến một sự biến động hoặc là giá cả hàng hóa gia
tăng hoặc là vòng quay của tiền tệ chậm lại hoặc là cả hai: giá cả tăng
và vòng quay của tiền tệ giảm để đảm bảo được Kt = Kc.
Ngược lại, khi khối lượng tiền tệ không tăng lên kịp thời so với tốc
độ phát triển của hàng hóa, nghĩa là Kt không đổi hoặc thay đổi chậm
hơn sự thay đổi của khối lượng hàng hóa theo chiều hướng phát triển
thì sẽ dẫn đến tình hình hoặc giá cả hàng hóa giảm xuống, hoặc vòng
quay tiền tệ phải tăng lên để đảm bảo Kt = Kc.
b. Các yếu tố tác động đến lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx cũng giúp chúng ta hình
dung ra là giữa khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông và mức cung
cầu về tiền tệ có một mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chẳng hạn, khi nhu cầu về tiền tệ của nền kinh tế gia tăng, tức là
dân chúng giữ tiền trong tay nhiều để mua hàng hóa, thỏa mãn nhu 11
cầu tiêu dùng và nếu lượng hàng hóa không tăng lên kịp thời để đáp
ứng sức mua của dân chúng sẽ làm cho giá cả hàng hóa tăng lên, hoặc
khi Chính phủ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, nghĩa là tăng cung
tiền tệ, nhưng dân chúng không có nhu cầu giữ tiền để chỉ tiêu, hoặc
doanh nghiệp không có nhu cầu vay tiền để mua nguyên liệu, máy
móc thiết bị đầu tư sản xuất, kinh doanh thì tiền trong lưu thông được
coi là thừa và do đó làm cho giá cả của tiền tệ, tức là lãi suất bị giảm đi
và như vậy chúng ta cũng có thể thấy khối lượng tiền cần thiết cho lưu
thông trong công thức của Karl Marx là có khác với mức cầu tiền tệ của nền kinh tế. - Cầu tiền tệ:
Các nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tiền tệ chủ yếu là nguyên
nhân chi trả, nguyên nhân dự phòng, nguyên nhân tích lũy tài sản.
Trong khi đó, các yếu tố tác động đến mức cầu tiền tệ bao gồm:
Thứ nhất là khối lượng hàng hóa, dịch vụ.
Để hàng hóa được chi trả, dịch vụ được thanh toán, xã hội cần
phải có một lượng tiền tệ nhất định để đáp ứng nhu cầu đó. Khuynh
hướng tiêu dùng càng lớn, cầu về tiền tệ càng cao và ngược lại. Các
nhà đầu tư khi có cơ hội đầu tư sẽ làm tăng mức cầu về tiền tệ họ cần
tiền để mua sắm máy móc, thiết bị, cần tiền để dự trữ nguyên liệu, cần
tiến để chi trả cho công nhân. tất nhiên tiền tệ ở đây luôn gắn liền với
lưu thông hàng hóa và dịch vụ, gắn liền với sản xuất và chi dùng.
Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx, nếu giáo điều
chủ nghĩa chúng ta dễ dàng suy ra rằng là: chỉ lúc nào có một sản
phẩm thực sự đang được lưu thông thì lúc đó mới cần một lượng tiền
cần thiết để lưu thông nó? Cụ thể: khi có nhu cầu về tiền để phục vụ
cho sản xuất, người ta sẽ cung ứng tiền để các nhà sản xuất có tiền
mua sắm thiết bị, dự trữ nguyên liệu, trả lương công nhân và đến giai
đoạn hai ngân hàng lại cung ứng tiến cho lưu thông để tiêu thụ loại
hàng hóa đã được sản xuất ra. Trong điều kiện như vậy chỉ những ai có
tiền hay vay được tiền mới có thể tiến hành sản xuất hoặc mua sắm chi
dùng, và như vậy các cơ hội đầu tư sẽ bị bỏ qua khi mà nền sản xuất
hàng hóa đã phát triển đến mức độ cao, tiền tệ được sử dụng như là
một công cụ để kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa, quy trình đó
được vận dụng ngược lại như sau: khi một nhà đầu tư nhận được một
đơn đặt hàng, nhà đầu tư đó sẽ phải sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu hàng hóa của xã hội, đồng thời đối với nhà đầu tư, cầu tiền tệ 12
sẽ phát sinh. Bởi vì nhà đầu tư cần phải có tiền để mua sắm máy móc
thiết bị, mua sắm nguyên liệu, thuê công nhân để tiến hành sản xuất.
Để đáp ứng cầu tiền tệ của nhà đầu tư, hệ thống ngân hàng sẽ tìm
cách đáp ứng, tức là cung ứng tiền cho nhà đầu tư mặc dù chưa có
hàng hóa cụ thể mà nhà đầu tư phải sản xuất ra. Khi nhà đầu tư nhận
được tiền, nhà đầu tư sẽ tiến hành sản xuất và khi được người mua
hàng thanh toán, nhà đầu tư sẽ hoàn lại số vốn và lãi cho hệ thống ngân hàng.
Mức cầu tiền tệ chịu sự tác động của yếu tố giao dịch, mua bán
phát sinh hàng ngày trong nền kinh tế, mức cầu tiền tệ không hoàn
toàn lệ thuộc vào khối lượng hàng hóa đang có trong nền kinh tế và
cũng chính vì vậy mà khi nhu cầu giao dịch mua bán tăng lên và khối
lượng hàng hóa không tăng kịp sẽ dẫn đến lạm phát.
Thứ hai là giá cả hàng hóa.
Ngoài mối quan hệ về khối lượng hàng hóa lưu thông ta còn thấy
cầu tiền tệ còn chịu tác động bởi yếu tố “ý muốn” mua sắm, đầu tư của
người tiêu dùng và nhà đầu tư nữa và khi mà người đầu tư và người
tiêu dùng tìm cách thực hiện ý muốn của mình mà sản lượng hàng hóa,
dịch vụ không tăng lên sẽ làm cho giá cả hàng hóa tăng lên.
Chính vì vậy mà các nhà kinh tế đều nhất trí với nhau là phải hạn chế
mức cung tiền tệ, để hạn chế việc thực hiện “ý muốn” tiêu dùng và đầu
tư nhằm hạn chế sự gia tăng của giá cả. Nhưng không phải cứ hạn chế
sự cung ứng tiền, là hạn chế được sự gia tăng giá cả, vì sự hạn chế
cung ứng tiền như vậy sẽ hạn chế đầu tư phát triển sản xuất và sẽ dẫn
đến hàng hóa sẽ khan hiếm đi và đến lúc đó giá cả sẽ có cơ hội tăng
lên. Vì vậy trong điều kiện sản xuất đang hưng thịnh người ta phải
nâng cao việc cung ứng tiền tệ để đáp ứng cầu tiền tệ trong điều kiện
giá cả gia tăng. Mức cấu tiền tệ trong điều kiện giá cả tăng sẽ làm tăng
tiền tệ về số lượng.
Ví dụ như trước đây cần mua 1 kg gạo ta chỉ cần 6.000đ, nhưng
bây giờ giá cả gia tăng gấp đôi nên người mua cần đến 12.000đ.
Thứ ba là tốc độ quay vòng bình quân của tiền tệ.
Vòng quay của tiền tệ là một chỉ tiêu khó tính toán và dự kiến
chính xác trong toàn xã hội, cũng như trong một gia đình, hoặc ở một cá nhân nói riêng. 13
Theo công thức K= H / V mà yêu cầu của quy luật lưu thông tiền
tệ là Kt = Kc, ta có thể suy ra V = H / Kt.
Tức là vòng quay của tiền tệ là tỷ số của tổng giá cả hàng hóa và
dịch vụ chu chuyển trong một khoảng thời gian nhất định chia cho khối
lượng tiền thực có bình quân trong nền kinh tế.
Do đó khi vòng quay của tiền tệ tăng hoặc giảm đều có ảnh
hưởng đến mức cầu tiền tệ. Nếu vòng quay của tiền tệ tăng lên, mức
cầu tiền tệ giảm đi và khi vòng quay của tiền tệ giảm, mức cầu tiền tệ sẽ tăng lên.
Đối với một nhà sản xuất chẳng hạn, nếu chu kỳ sản xuất của
nhà sản xuất đó ngắn thì mức cầu về tiền tệ của nhà sản xuất độ thấp
và ngược lại nếu chu kỳ sản xuất của nhà sản xuất đó dài thì mức cầu
về tiền tệ của nhà sản xuất đó sẽ cao.
Ví dụ để luân chuyển một lượng hàng hóa có giá trị 12 triệu USD
trong một năm sản xuất, nếu vòng quay của vốn là 6 vòng, nhà sản
xuất cần một số tiền bình quân là hai triệu USD (12 triệu / 6 vòng = 2
triệu USD). Nhưng nếu vòng quay đó giảm xuống còn 4 vòng một năm,
nhà sản xuất phải cần một số tiền là ba triệu USD để làm vốn luân
chuyển (12 triệu / 4 vòng = 3 triệu USD). - Cung tiền tệ:
Theo yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ Kt = Kc. Nghĩa là khối
lượng tiền thực tế trong lưu thông phải cân đối với khối lượng tiền cần
thiết cho lưu thông trong một thời gian (khối lượng tiền thực tế trong
lưu thông phải phù hợp nhu cầu lưu thông hàng hóa).
Trong điều kiện nền kinh tế sử dụng tiền vàng, hoặc tiền giấy khả
hoán thì cơ chế điều tiết khối tiền tệ đối với nền kinh tế là cơ chế điều
tiết tự động: khi giá trị tiền vàng trong lưu thông lớn hơn giá trị hàng
hóa thì tiền vàng tự động đi vào cất trữ và khi giá trị tiền vàng trong
lưu thông nhỏ hơn giá trị hàng hóa thì tiền vàng cất trữ lại tự động
“chảy” vào lưu thông để cân bằng giữa khối lượng tiền thực tế trong
lưu thông với khối lượng tiền cần thiết (Kt = Kc)
Ngày nay các nước đều thi hành chính sách tiền giấy pháp định
và không hoán chuyển ra vàng được. Trong cơ chế đó việc điều tiết
khối cung tiền tệ hoàn toàn do Nhà nước quyết định căn cứ trên cơ sở 14
yêu cầu sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa thông qua các công
cụ chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx, trong thời kỷ
thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các Nhà nước Xã hội Chủ
nghĩa đã thực hiện kế hoạch khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông
dựa trên các chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội, nghĩa là khối lượng
tiền cung ứng cho lưu thông trong các năm kế hoạch đều được xác
định trước với khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được ấn định, cũng như
giá cả hàng hóa, dịch vụ đã được ấn định. Đặc biệt trong giai đoạn này
giá cả hàng hóa, dịch vụ luôn được cố định với một khoảng thời gian
dài, yếu tố vòng quay (V) của tiền tệ gần như không có biến động gì,
và như vậy chỉ tiêu gia tăng sản lượng hàng hóa dịch vụ là chỉ tiêu duy
nhất để cung ứng tiền cho lưu thông. Vì lượng hàng hóa, dịch vụ sản
xuất ra được tiêu dùng hoàn toàn theo chế độ tem phiếu, hoặc định
mức tiêu dùng cho mỗi thành viên của xã hội tùy theo mức thu nhập
cũng đã được kế hoạch hóa trước. Quá trình thực hiện kế hoạch hóa
như vậy, qua một thời gian dài đã không mang lại hiệu quả cao trong
phát triển nền kinh tế. Nên hiện nay, hầu hết các nước Xã hội Chủ
nghĩa đều chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sang cơ chế của
nền kinh tế thị trường có điều tiết. Vì vậy việc vận dụng quy luật lưu
thông tiền tệ của Karl Marx để thực hiện vai trò cung ứng tiền cho nền
kinh tế đều có sự thay đổi quan trọng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung ứng tiền cho lưu thông theo
các kênh: kênh Ngân sách Nhà nước; kênh ngân hàng thương mại;
kênh thị trường mở; kênh thị trường hối đoái.
c. Vai trò của lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ không thể hiện được đầy đủ mối quan
hệ về mặt định lượng giữa các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền cần
thiết cho lưu thông và do đó khả năng áp dụng công thức này trong
hoạt động thực tiễn là hết sức hạn chế, nhưng về phương diện lý
thuyết việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ có ý nghĩa:
Giúp chúng ta thấy được mối quan hệ định tính giữa các yếu tố,
từ đó vận dụng vào thực tế diều hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Chỉ ra sự cần thiết phải kiểm soát khối lượng tiền và phương
hướng tác động vào khối lượng tiền trong lưu thông.
Lịch sử lưu thông tiền tệ đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội
và phát triển qua nhiều chế độ tiền tệ khác nhau, như: tiền vàng; tiền 15
giấy khả hoán; tiền giấy bất khả hoán. Bởi vậy việc nghiên cứu quy luật
lưu thông tiền tệ trong các điều kiện lưu thông tiền tệ khác nhau sẽ có nội dung khác nhau. II.
VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀO VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Mối quan hệ giữa quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát
a. Lý luận về lạm phát
Trong luận thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ” của Milton
Friedman, Milton Friedman cho rằng lạm phát là việc đưa quá nhiều
tiền vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên.
Theo Jean Bodin “lạm phát trong mọi lúc mọi nơi đều là hiện
tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện
khi nào số lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất”.
Còn theo quan điểm của Karl Marx “lạm phát là sự tràn ngập
trong lưu thông một khối lượng tiền giấy quá thừa dẫn đến sự mất giá
của tiền giấy, dẫn đến sự phân phối và phân phối lại thu nhập quốc
dân có lợi cho giai cấp thống trị, làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân lao động”
Có thể nói, bề nổi của lạm phát luôn là tình trạng mức giá chung
tăng lên, giá trị của đơn vị tiền tệ giảm, sức mua của đồng tiền giảm.
Căn cứ vào mức giá tăng lên người ta chia lạm phát ra thành lạm
phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng lên dưới 10% một năm), lạm phát phi
mã (từ 10% một năm trở lên) và siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên
hàng trăm, hàng nghìn phần trăm một năm hoặc hơn nữa).
Lạm phát nhẹ, vừa phải là biểu hiện sự phát triển lành mạnh của
nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, kích thích xuất khẩu… Tuy
nhiên, lạm phát phi mã, đặc biệt là siêu lạm phát, có sức tàn phá ghê
gớm đối với nền kinh tế. Nó dẫn tới sự phân phối lại các nguồn thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa, người đi vay
được lợi; người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho
vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền giảm sút); khuyến khích đầu cơ
hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo
mó, biến dạng, tâm lý người dân hoang mang… 16
Ngày nay, lý thuyết kinh tế học hiện đại còn phân biệt các loại
lạm phát khác nhau như: lạm phát do cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, do
mở rộng tín dụng quá mức…
Dù cách phân loại có như thế nào đi chăng nữa thì nguyên nhân
dẫn đến lạm phát vẫn là do sự mất cân đối giữa hàng và tiền do số
lượng tiền giấy vượt quá mức cần thiết cho lưu thông.
b. Tác động của quy luật lưu thông tiền tệ đến lạm phát
Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì tiền
giấy chỉ là ký hiệu của tiền vàng, nên Nhà nước không thể tùy ý in bao
nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông thông
tiền giấy. Quy luật đó là: “việc phát hành tiền giấy phải cân đối với số
lượng vàng (hay bạc) được tiền giấy đó đại biểu và đáng lẽ ra phải
được lưu thông thực sự” (K.Marx, Tư bản, quyển 1, tập 1, Sđd, tr. 178).
Số lượng vàng cần cho lưu thông thường lên xuống trên dưới một
mức trung bình, nhưng không bao giờ lại tụt xuống một mức tối thiểu
do kinh nghiệm của từng nước. Khối lượng tiền vàng tối thiểu đó luôn
luôn ở trong lưu thông và chỉ làm độc một chức năng phương tiện lưu
thông. Do đó người ta có thể thay thế khối lượng tiền vàng tối thiểu đó
bằng tiền giấy và tiền giấy cũng chỉ làm một chức năng là phương tiện lưu thông.
Khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành vào lưu thông
vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị
giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.
2. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam
Kể từ giữa năm 2020, sau khi toàn thế giới trải qua cú sốc bùng
phát đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu đã chứng kiến một xu hướng
lạm phát liên tục gia tăng. Lạm phát cao diễn ra tại nhiều khu vực, bao
gồm các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, cũng như nhiều nền kinh tế mới nổi (EM).
Năm 2021, lạm phát toàn cầu ước tính đạt mức 3,8%, cao nhất
trong vòng 10 năm. Riêng tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân
năm 2021 tăng 4,7%, mức tăng cao nhất trong gần 40 năm, và lạm
phát có xu hướng tăng dần, lên tới 7% yoy vào cuối năm 2021 và tiếp
tục tăng tốc lên mức 7,9% theo số liệu tháng 2/2022. 17
Với mức lạm phát năm 2021 là 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2015,
Việt Nam cũng đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát
của thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
So với Trung Quốc, Việt Nam cũng có những đặc điểm khiến cho
lạm phát có xu hướng ổn định: (i) Giá thực phẩm giảm 0,5% do nguồn 18
cung trong nước dồi dào, đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu khoảng 30%;
(ii) Tổng cầu nội địa yếu do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội kéo
dài; (iii) Tác động hỗ trợ từ giá dịch vụ Nhà nước quản lý, bao gồm giá
điện (giảm 0,9%), giá dịch vụ y tế (giữ nguyên chưa tăng giá theo lộ
trình), giá dịch vụ giáo dục (tăng thấp 1,9% do chính sách miễn giảm
học phí năm học 2021/22 khiến giá giảm mạnh từ tháng 9); (iv) Điều
hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, tăng trưởng cung tiền ổn
định ở mức 10-12%, đồng thời tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân
hàng cũng giảm khoảng 1% so với năm trước, từ 23.200 xuống 22.900.
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát được đánh giá là
rất lớn. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề
tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá
cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng
hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.
Bên cạnh đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật
liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên
liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số
địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-
2022 và ảnh hưởng của việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ
giáo dục theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản
lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ giáo
dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Ngoài ra, khi dịch Covid-19 được
kiểm soát, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui
chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới CPI chung.
Như một nguyên tắc vận hành của nền kinh tế, khi phục hồi sau
suy thoái, lạm phát sẽ tăng. Trong nỗ lực phục hồi sản xuất, tiêu dùng
sau 2 năm đại dịch, năm 2022, để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao,
nhà nước có thể áp dụng quy luật lưu thông tiền tệ nhằm kiểm soát
một cách tối đa lạm phát.
3. Đề xuất giải pháp giải quyết lạm phát ứng dụng quy luật lưu
thông tiền tệ tại Việt Nam
Để kiềm chế lạm phát, đầu tiên, nên điều hành chính sách tiền tệ
phù hợp, linh hoạt, đồng bộ với chính sách tài khóa để mặt bằng, lãi 19
suất, tín dụng, tỷ giá được điều hành ổn định và đưa lạm phát lõi, lạm
phát cơ bản ở mức thấp. Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo
dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo
các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt,
cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả
năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.
Năm 2022, khi nền kinh tế phục hồi, Ngân hàng Nhà nước cũng
đưa ra một nhận định và dự báo kịch bản lạm phát cơ bản có thể ở
mức từ 2-2,5%. Vì vậy, việc phối hợp linh hoạt chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa, đó là giải pháp quan trọng đầu tiên và tiên quyết.
Bên cạnh biện pháp ứng dụng quy luật lưu thông tiền tệ, cần phối
kết hợp các biện pháp khác vì như đã đề cập ở trên, có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến lạm pháp. Có thể thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá của các mặt hàng thiết yếu
(lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas…) có giải pháp điều hành phù
hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào các dịp lễ, Tết để hạn
chế tăng giá. Đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương và
Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết
hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này
đối với CPI chung. Bộ Công Thương cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng
các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và
lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đặc biệt, thông tin kịp thời,
chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không
để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.
Thứ hai, đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng
các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà
nước quản lý nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng. Việc điều chỉnh giá các
mặt hàng do Nhà nước quản lý không nên dồn vào các tháng cuối năm
do các tháng cuối năm thường có nhu cầu tiêu dùng cao, nếu CPI liên
tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng rất lớn và số liệu CPI so cùng
kỳ sẽ cao, tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm sau.
Thứ ba, giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong
tương lai. Do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại 20
giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác
với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký
hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu
đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.
Thứ tư, chú trọng phát triển kinh tế số – xã hội số; cải thiện mạnh
mẽ, thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh; nâng cao hiệu quả cơ
cấu lại nền kinh tế, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, từ đó giảm áp lực
lạm phát trong trung – dài hạn. KẾT LUẬN
Dựa trên quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx mà trước hết là
những lý luận về tiền tệ, ta thấy được nguồn gốc, bản chất, chức năng
của tiền tệ và tương quan mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới
lượng tiền trong lưu thông: khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ
thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ
nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
Khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành vào lưu thông
vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị
giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện. Vì vậy, để đảm bảo cho
hàng hóa được lưu thông bình thường, giá trị của tiền tệ luôn luôn được
ổn định, tránh lạm phát, thì khối lượng tiền thực tế có trong lưu thông
phải cân đối với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian.
Lạm phát ở nước Việt Nam những năm gần đây luôn được kiểm
soát dưới mức 4%. Để đạt được kết quả đó, nhà nước đã điều tiết lượng
cung tiền tuân thủ chặt chẽ quy luật lưu thông tiền tệ phối kết hợp với
những biện pháp vĩ mô khác. Trong năm 2022 và những năm tiếp theo,
trên đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, Việt Nam cần tiếp tục
sử dụng các phương pháp ấy để có thể ghìm đà tăng của lạm phát. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), “Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác –
Lênin”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), “Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Karl Marx (2022), “Tư bản Phê phán Khoa Kinh tế Chính trị”, Nxb. Chính trị Quốc gia.
K.Marx (1971), “Góp phần phê phán chính trị kinh tế học”, Nxb. Sự thật, Hà Nội/
Phạm Văn Dũng (Chủ biên) (2012), “Giáo trình Kinh tế Chính trị Đại
cương”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
PSG.TS Trần Việt Tiến (chủ biên) (2019), “Giáo trình Lịch sử các học
thuyết kinh tế”, NXb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
PGS.TS Phạm Quốc Trung, PGS.TS Phạm Thị Túy (đồng chủ biên)
(2013), “Vận dụng học thuyết lưu thông tiền tệ của C.Mác trong điều
tiết nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, Nxb. Chính trị Quốc gia.
Tổng cục Thống kê (2022), “Niên giám thống kê 2021”, Nxb. Thống kê.
Hoàng Nữ Ngọc Thuỷ, Lương Minh Hiển (2022), “Lạm phát Việt Nam
làn gió ngược trong xu hướng toàn cầu?”, Tạp chí Kinh tế Việt Nam, số 14 ngày 04/04/2022. 22