Kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE ꟷ ꟷ ꟷꟷ ꟷ ꟷ
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI SỐ 1:
Trình bày nội dung và những tác động của quy luật giá trị trong
nền kinh tế thị trường? Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế trị trường ở nước ta.
HỌ, TÊN SINH VIÊN: VŨ TUẤN NAM MÃ SINH VIÊN: 11224485 LỚP: DIGITAL MARKETING 64C KHÓA: 64 Hà Nội, 2023 MỤC LỤC
I. Nội dung và những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ......................................... 3
1.1. Nội dung và yêu cầu chung của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường .................................... 3
1.1.1. Khái niệm quy luật giá trị ........................................................................................................... 3 lOMoAR cPSD| 44820939
1.1.2. Nội dung và yêu cầu chung của quy luật giá trị .......................................................................... 3
1.2. Sự tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ............................................................ 4
1.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa .................................................................................... 4
1.2.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động ....................... 4
1.2.3. Phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, những người nghèo một cách tự
nhiên ..................................................................................................................................................... 5
II. Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế trị trường ở nước ta ............................................................................. 6
2.1. Thực tiễn nền kinh tế thị trường ở nước ta ........................................................................................ 6
2.1.1. Vận dụng quy luật giá trị trong thời kì bao cấp, kế hoạch hóa tập trung .................................... 6
2.1.2. Vận dụng quy luật giá trị trong thời kì đổi mới .......................................................................... 6
2.2. Giải pháp khắc phục nhằm vận dụng hiệu quả quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường ở nước ta
trong tương lai .......................................................................................................................................... 7 MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho tới năm 1986 đã chuyển sang kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao
vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là
quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền
tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN…Kinh tế Việt Nam dưới sự điều
hành của chính phủ còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, các vấn đề tồn tại gắn
liền với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của
nền kinh tế nước này, cộng với việc điều hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên tục
gặp lạm phát cũng như nguy cơ đình đốn nền kinh tế.
Chúng ta đã biết được Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất
hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi
hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động của chủ thể
kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật này.
Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác
động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có
thể vận dụng nó khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế và phát triển đất
nước. Vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Nội dung và những tác động của
quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường”
Trong quá trình làm bài có điểm gì sai sót mong cô thông cảm và em cũng
kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. lOMoAR cPSD| 44820939
Em xin chân thành cảm ơn!
I. Nội dung và những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường.
I.1. Nội dung và yêu cầu chung của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường.
I.1.1. Khái niệm quy luật giá trị.
Quy luật giá trị trong kinh tế chính trị Mac-Lenin là quy luật kinh tế cơ bản
của nền sản xuất hàng hóa ,ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự
tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Quy luật giá trị quy định bản chất
và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa, nó quy định mặt
chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo đó, việc sản xuất và
trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như trao
đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả
hàng hóa, đó là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, Quy luật giá trị hoạt
động thể hiện ở sự vận động của giá cả xoay xung quanh trục giá trị.
I.1.2. Nội dung và yêu cầu chung của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở của
hao phí lao động xã hội cần thiết, cụ thể là:
- Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá
biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao
phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động
xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi,
người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình
phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Mức hao phí càng thấp thì
họ càng có khả năng phát triển kinh doanh,thu được nhiều lợi nhuận,ngược lại sẽ bị thua lỗ,phá sản…
- Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết, tức
là tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác
nhau, nhưng có lương giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau. lOMoAR cPSD| 44820939
I.2. Sự tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường.
I.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Thực chất điều tiết sản xuất của quy luật giá trị là điều chỉnh tự phát các yếu
tố sản xuất như: tư liệu sản xuất ,sức lao động và tiền vốn từ ngành này sang ngành
khác, từ nơi này sang nơi khác. Nó làm cho sản xuất hàng hoá của ngành này, nơi
này được phát triển mở rộng, ngành khác nơi khác bị thu hẹp,thông qua sự biến
động giá cả thị trường. Từ đó tạo ra những tỷ lệ cân đối tạm thời giữa các ngành,
các vùng của một nền kinh tế hàng hoá nhất định.
Quy luật canh tranh thể hiện ở chỗ: cung và cầu thường xuyên muốn ăn khớp
với nhau, nhưng từ trước đến nay nó chưa hề ăn khớp với nhau mà thường xuyên
tách nhau ra và đối lập với nhau. Cung luôn bám sát cầu, nhưng từ trước đến nay
không lúc nào thoả mãn được một cách chính xác.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
• Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi
cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản
xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có
thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở
ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
• Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình
đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển
sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành
này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá
cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và
sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tác
động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút
hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần
làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
I.2.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có
mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa
đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản lOMoAR cPSD| 44820939
xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã
hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận và càng thấp hơn thì càng đạt được lợi
nhuận cao hơn. Ngược lại, người sản suất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ
gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản,
người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ
hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ
mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm... Kết quả lực lượng sản
xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng
hóa giảm xuống. Trong lưu thông, để bản được nhiều hàng hóa, người sản xuất
phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng...
làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.
Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng
suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
I.2.3. Phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, những người
nghèo một cách tự nhiên.
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất hàng hóa nhạy bén với thị
trường, trình độ năng lực giỏi, có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao
phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội
cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lợi nhuận, giàu lên, có thể mua sắm thêm
tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động rồi trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa do hạn chế về vốn, kinh nghiệm
sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu..., có mức hao phí lao động cá biệt
lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình
trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. Đây
cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến
bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh
giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có cả những
tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường lOMoAR cPSD| 44820939
II. Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế trị trường ở nước ta.
II.1. Thực tiễn nền kinh tế thị trường ở nước ta
II.1.1.Vận dụng quy luật giá trị trong thời kì bao cấp, kế hoạch hóa tập trung.
Trong thời kì này chúng ta đã có cách hiểu không đúng về việc thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, do đó việc vận
dụng quy luật giá trị đã có những thiếu sót, sai lệch. Hậu quả là đã làm triệt tiêu
những nhân tố tích cực, năng động của xã hội. Khiến cho nền kinh tế rơi vào tình
trạng trì trệ, kém phát triển.
II.1.2.Vận dụng quy luật giá trị trong thời kì đổi mới
Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở
cửa hợp tác với các nước. Đảng ta đã đưa ra quan điểm “Một nền kinh tế phát triển
theo mô hình nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
dưới sự quản lý của nhà nước“. Trong quá trình phát triển nền kinh tế, nước ta chịu
tác động của nhiều nhân tố khách quan, một trong những nhân tố khách quan chủ
yếu là quy luật giá trị.
Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai
trò quản lý kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu
nhất định trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở
vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.
Bên cạnh những tác động tích cực, quy luật giá trị cũng có những tác động
tiêu cực đến nền kinh tế nước ta như phân hóa giàu – nghèo, cạnh tranh không lành
mạnh giữa các chủ thể sản xuất, buôn bán gian lận…Vì vậy, cần phải nghiên cứu
kỹ quy luật giá trị để có những hiểu biết thêm về những biểu hiện mới của nó từ đó
có những chính sách và hướng đi rõ ràng cụ thể để nước ta ngày càng phát triển đi lên.
Quy luật giá trị có vai trò lớn trong nền sản xuất hàng hoá . Chúng ta đã vận
dụng quy luật giá trị vào:
Trong lĩnh vực sản xuất:
Một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá tức là thực hiện
sự trao đổi hàng hóa thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hóa. lOMoAR cPSD| 44820939
Nguyên tắc này đòi hỏi tuân thủ quy luật giá trị – sản xuất và trao đổi hàng hóa
phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. cụ thể:
Xét ở tầm vi mô: Mỗi cá nhân khi sản xuất các sản phẩm đều cố gắng làm cho
thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội.
Xét ở tầm vĩ mô: Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao nắng suất lao động,
chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết. Do vậy, nhà
nước đưa ra các chính sách để khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn.
Mỗi doanh nghiệp phải cố gắng cải tiến máy móc, mẫu mã, nâng cao tay nghề
lao động. Nếu không quy luật giá trị ở đây sẽ thực hiện vai trò đào thải nó. Tất
yếu điều đó dẫn tới sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trong đó đội ngũ
lao động có tay nghề chuyên môn ngày càng cao, công cụ lao động luôn luôn
được cải tiến. Và cùng với nó, sự xã hội hóa, chuyên môn hóa lực lượng sản
xuất cũng được phát triển. Đây là những vẫn dụng đúng đắn của nhà nước ta.
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa:
Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thông
qua hệ thống giá cả quy luật giá trị có ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thông của
một hàng hóa nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ thúc
đẩy mạnh việc tiêu thụ và ngược lại. Do đó mà Nhà nước ta đã vận dụng vào việc
định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường
quản lý. Không những thế Nhà nước ta còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị với
từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả
và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối.
Bên cạnh những tác động tích cực thì còn có những hạn chế. Do chạy theo lợi
nhuận, do tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế nên xuất hiện tình trạng gian lận
trong buôn bán, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên
thị trường…Ở Việt Nam, theo đánh giá của cơ quan chức năng, hàng giả, hàng
nhái đang len lỏi vào thị trường một cách công khai. Thực trạng hàng giả hàng nhái
hiện nay là một vấn nạn xã hội chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí đang ngày một gia tăng
II.2. Giải pháp khắc phục nhằm vận dụng hiệu quả quy luật giá trị vào nền kinh tế
thị trường ở nước ta trong tương lai.
a) Khuyến khích đổi mới: Cần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các giá
trị đổi mới, sáng tạo trong sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh, tạo ra lOMoAR cPSD| 44820939
giá trị gia tăng và có lợi cho xã hội, môi trường, người tiêu dùng và doanh nghiệp chính.
b) Đào tạo và nâng cao năng lực: Cần đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao năng
lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ
hiểu rõ về quy luật giá trị, áp dụng nó vào hoạt động kinh doanh và tạo ra giá trị bền vững.
c) Khuyến khích công bằng và minh bạch: Cần khuyến khích công bằng và
minhbạch trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch, đáng tin cậy
của thông tin về giá trị sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và tiến độ giao hàng.
d) Thúc đẩy hợp tác đa phương: Cần thúc đẩy hợp tác đa phương giữa doanh
nghiệp, chính phủ, tổ chức xã hội, người tiêu dùng và các bên liên quan khác
để đạt được sự hài hòa giữa lợi ích của các bên, đồng thời đẩy mạnh quản lý giá trị toàn cầu.
e) Xử lý nghiêm vi phạm: Cần đặt biện pháp xử lý nghiêm vi phạm quy luật giá
trị, đảm bảo tính công bằng và minh bạch, đồng thời tăng cường sức ép đối
với các doanh nghiệp không tuân thủ quy luật giá trị.
f) Khuyến khích đối thoại và giao tiếp: Cần khuyến khích đối thoại, giao tiếp
chân thực và đôi bên giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan, bao gồm
khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng, nhân viên và đối tác kinh doanh. Điều này
giúp đồng bộ hóa các giá trị, mục tiêu và hành động của doanh nghiệp với các bên liên quan.
g) Xây dựng nền văn hóa tổ chức: Cần xây dựng một nền văn hóa tổ chức đúng
đắn, tôn trọng giá trị và đạo đức kinh doanh, đẩy mạnh đạo đức nghề nghiệp,
đạo đức cá nhân và đạo đức tổ chức trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các biện pháp thực hiện quy luật giá trị cần được áp dụng một cách liên tục và nhất
quán trong hoạt động kinh doanh. LỜI KẾT
Quy luật giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế thi
trường , nó là quy luật kinh tế căn bản chi phối sự vận động của nền kinh tế thị
trường . Sự tác động của quy luật giá trị một mặt thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế, mặt khác gây ra các hệ quả tiêu cực …Đối với nền kinh tế thi trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta giai đoạn hiện nay, quy luật giá trị đóng một
vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên có phát huy được các mặt tích cưc , đẩy lùi lOMoAR cPSD| 44820939
các mặt tiêu cực còn là một vấn đề phụ thuộc nhiều vào vai trò quản lý vĩ mô của
nhà nước và nhận thức của mỗi công dân. PHỤ LỤC
Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lenin, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin