Kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI 5: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN. VÌ SAO
PHẢI BẢO VỆ CẠNH TRANH LÀNH MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỘC QUYỀN? THỬ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ BIỆN PHÁP CẠNH TRANH LÀNH MẠNH VÀ
HẠN CHẾ ĐỘC QUYỀN?
Họ và tên : Dương Văn Minh Đức
Mã sinh viên : 11232397
Lớp : Kế hoạch tài chính tiên tiến K65
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2024 lOMoAR cPSD| 44879730 BỘ MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 2
PHẦN 2: NỘI DUNG .................................................................................................. 3
I. MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN1. Quan điểm
rằng bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền là rất ......................... 3
quan trọng trong nền kinh tế thị trường ............................................................. 3
2. Lí do về sự quan trọng của việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế
độc quyền ................................................................................................................ 4
3. Biện pháp duy trì cạnh tranh, hạn chế độc quyền ......................................... 5
II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT
NAM ........................................................................................................................... 6
1. Sự chuyển biến về nhận thức đối với cạnh tranh ........................................... 6
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam .......................................... 7
III. THÁI ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ
CẠNH TRANH LÀNH MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỘC QUYỀN ........................... 9
PHẦN 3: KẾT LUẬN ................................................................................................ 10
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Trong
quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang một nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải thích nghi và chấp nhận những quy
luật của nền kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cạnh tranh. Mặc dù đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt
Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, trong đó có sự thấp thỏm của sức cạnh tranh.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế, khi Việt Nam
tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO, việc tăng cường sức
cạnh tranh của nền kinh tế trở nên cần thiết để đảm bảo quá trình phát triển kinh tế
và mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2025. Để đạt được điều này, 2
chúng ta cần phải nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp nhà nước và tư nhân, và tận dụng các lợi thế cạnh tranh.
Đồng thời, cần thiết phải áp dụng các chính sách cạnh tranh hợp lý.
Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này không dễ dàng đối với Việt Nam, khi nền
kinh tế hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề như kinh doanh không hiệu quả, tham
nhũng, và thất thoát vốn nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước không thể phát huy vai
trò động lực trong nền kinh tế trong khi vẫn nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước,
ngành nghề và chế độ tín dụng.
Cạnh tranh là cơ chế hoạt động chủ yếu của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế mặc dù vẫn tồn tại một số hạn chế. Nhiều quốc gia trên thế giới
đã thành công trong việc áp dụng quy luật cạnh tranh vào quá trình phát triển kinh
tế và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ khi đổi mới kinh tế, Việt Nam cũng đã
áp dụng quy luật này và thu được một số thành tựu nhất định như sự ổn định trong
đời sống của người dân, sự phát triển của xã hội và kinh tế. Tuy những lợi ích này
không lớn, nhưng đã góp phần định hình chính sách phát triển kinh tế của chúng ta.
Độc quyền là sự thống trị thị trường của một hoặc nhiều công ty, hoặc một tổ chức
kinh tế nhất định đối với một loại sản phẩm trong một phân khúc thị trường cụ thể.
Nguyên nhân của độc quyền thường xuất phát từ sự cạnh tranh không lành mạnh,
và nó có thể gây ra các hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế. Để đối phó
với điều này, việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc
quyền là một thách thức quan trọng mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì
sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất biện
pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? cho học phần kinh tế chính trị. PHẦN 2: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 1. Quan điểm rằng
bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền là rất
quan trọng trong nền kinh tế thị trường
Dưới đây là một giải thích chi tiết hơn về quan điểm rằng việc bảo vệ cạnh tranh
lành mạnh và hạn chế độc quyền là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường:
Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh: Trong một nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là
một yếu tố chủ chốt đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và tiến bộ của thị trường. Các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau không chỉ để chiếm lĩnh thị phần mà còn để cải
thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tối ưu hóa chi phí và tăng cường khả năng lOMoAR cPSD| 44879730
cạnh tranh. Sự cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy sự sáng tạo, tạo ra sản phẩm và dịch
vụ mới, và tăng cường sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Ngăn chặn độc quyền và lạm dụng quyền lực: Độc quyền là sự kiểm soát thị
trường bởi một số ít công ty hoặc tổ chức, làm giảm sự cạnh tranh và tạo ra rào
cản cho sự vào thị trường của các doanh nghiệp mới và nhỏ. Điều này không chỉ
ảnh hưởng tiêu cực đến sự công bằng và minh bạch trong kinh doanh mà còn làm
tăng nguy cơ lạm dụng quyền lực, bao gồm việc áp đặt giá cả không hợp lý và hạn
chế lựa chọn cho người tiêu dùng.
Tạo môi trường kinh doanh công bằng: Bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế
độc quyền là cách để tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch.
Việc áp dụng quy định và chính sách để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa
các doanh nghiệp, cũng như ngăn chặn độc quyền, giúp tạo điều kiện cho sự công
bằng trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ.
Khuyến khích sự đổi mới và phát triển: Sự cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy sự đổi
mới và phát triển kinh tế bằng cách tạo ra động lực cho các doanh nghiệp cải tiến
và phát triển. Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khuyến khích họ tìm
kiếm các cách tiếp cận mới, công nghệ tiên tiến và mô hình kinh doanh sáng tạo
để tối ưu hóa hoạt động của mình.
2. Lí do về sự quan trọng của việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền
Dưới góc độ kinh tế chính trị, việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc
quyền đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự công bằng và phát triển bền
vững của nền kinh tế. Dưới đây là các giải thích kỹ lưỡng hơn về mặt này: Tạo
động lực cho sự cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Trong một nền kinh tế
thị trường, sự cạnh tranh lành mạnh tạo ra động lực cho các doanh nghiệp nâng
cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ. Sự cạnh tranh khiến các doanh
nghiệp phải cải thiện hiệu suất và giảm chi phí để duy trì hoặc tăng cường thị
phần của mình. Điều này mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời cũng
tạo ra một môi trường kinh doanh có tính minh bạch và công bằng hơn.
Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển kinh tế: Cạnh tranh là một yếu tố chủ chốt thúc
đẩy sự đổi mới và phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp phải liên tục tìm kiếm cách
tiếp cận mới, công nghệ tiên tiến và mô hình kinh doanh sáng tạo để cạnh tranh
hiệu quả. Sự đổi mới không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường sức mạnh cạnh
tranh mà còn tạo ra các cơ hội việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế.
Tăng sự công bằng cho người tiêu dùng: Bảo vệ cạnh tranh lành mạnh giúp tạo ra
một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch, trong đó các doanh nghiệp
cạnh tranh trên cùng một cơ sở và không có ưu thế không công bằng. Điều này 4
đảm bảo rằng người tiêu dùng được hưởng lợi từ sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ,
giảm giá cả và chất lượng tốt hơn, đồng thời tăng cường quyền lợi và sự lựa chọn
của họ trên thị trường.
Ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng: Bảo
vệ cạnh tranh lành mạnh ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực từ các doanh nghiệp
lớn và đảm bảo rằng quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ. Điều này làm
giảm nguy cơ các hành vi không minh bạch, không công bằng và không đạo đức
từ các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và
công bằng cho tất cả các bên liên quan.
3. Biện pháp duy trì cạnh tranh, hạn chế độc quyền
a) Nguyên nhân của những tồn tại trong cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam
- Hệ thống những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến cạnh
trạnh và độc quyền chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành pháp luật của mọi người và
của các doanh nghiệp chưa nghiêm minh, nên những hành vi cạnh tranh không
hợp thức còn tồn tại khá phô biến.
- Quan điểm về vai trò của cạnh tranh và độc quyền chưa nhất quán nên nội
dung một số quy định pháp lý liên quan đến môi trường cạnh tranh còn mâu thuẫn với nhau.
- Thủ tục hành chính chưa được cải thiện, đơn giản hoá kịp thời nên còn gây
nhiềuphiền hà cho các nhà đầu tư và cũng tạo ra sự bất bình đăng trong cạnh
tranh, làm tăng chỉ phí giao dịch, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở trong
nước so với các nước khác.
- Hệ thống thông tin còn yếu kém, chưa kịp thời cân xứng thiếu minh bạch đầ
gây ra sự bất bình đăng trong các cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh.
- Quá trình cải cách hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra còn chậm. Còn
nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không có hiệu quả nhưng vẫn bao cấp, duy trì, bảo hộ...
b) Biện pháp duy trì cạnh tranh, kiểm soát độc quyền
Để duy trì cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền chúng ta cần phải thực
hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất: tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất quan điểm
đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. Phải coi cạnh tranh trong nền
kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp. Xác định một cách rõ ràng và hợp lý vai trò của Nhà
nước cũng như vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế,
hạn chế bớt những doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh. Thúc đẩy
nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh quá trình cải cách lOMoAR cPSD| 44879730
doanh nghiệp Nhà nước. Độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước cần phải
được giảm dần, các rào cản đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
cần được tháo gỡ dần nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh
chung của toàn bộ nền kinh tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đồng
thời giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Thứ hai: cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận hành
đồng nghĩa với việc hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị
trường. Nới lỏng các điều kiện ra nhập và rút lui khỏi thị trường để khuyến khích
các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Như vậy mới có thể hình thành nên
khung pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các khu vực kinh tế khác
nhau là điều cần thiết, đồng thời việc cải tổ pháp luật về cạnh tranh cần phải sửa
đổi từ quy trình ban hành pháp luật.
Thứ ba: để đảm bảo chống độc quyền không vi phạm thì nhà nước tiến hành xây
dựng một cơ quan chuyên trách với mục đích theo dõi, giám sát các hành vi liên
quan đến cạnh tranh và độc quyền. Cũng để rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các
lĩnh vực độc quyền, kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn. Từ đó Nhà nước
giám sát chặt chẽ hơn các hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp lớn. Trường hợp
cần thiết thì đổi mới chế độ chứng từ, kế toán kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác giám sát tài chính của các doanh nghiệp.
Thứ tư: thực hiện những biện pháp cải thiện môi trường thông tin và pháp luật
theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, đồng thời nhanh chóng cải cách thủ tục
hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh. Cụ thể:
Thứ năm: tổ chức lại cơ cấu và kiểm soát độc quyền kể cả độc quyền tự nhiên. Ví
dụ như việc xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh, chỉ duy trì độc quyền ở một số
ngành quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế như: sản xuất và truyền
tải điện năng, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng…
kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp độc quyền thuộc Nhà nước.
Thứ sáu: Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền, biện pháp chủ yếu
để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trường là sử
dụng các chính sách chống độc quyền.
II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM
1. Sự chuyển biến về nhận thức đối với cạnh tranh
Sau chiến tranh đất nước thống nhất, cả nước hăng hái bắt tay vào công cuộc xây
dựng, kiến tạo đất nước đưa đất nước tiền thăng lên CNXH. Trong khi đó trong
tay chỉ có mô hình kinh tế sau chiến tranh đề lại - nền kinh tế tập trung bao cấp
của cải xã hội bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Việc áp dụng mô hình kinh tế
này trong chiến tranh đã đem lại hiệu quả cao, và được coi như mô hình ưu việt.
Nhưng trong thời bình, nó đã không còn phù hợp và Việt Nam đã phải trả giá cho
việc áp dụng nền kinh tế này đó là: nền kinh tế suy thoái trầm trọng chỉ vượt thu, 6
lạm phát cao, đồng tiền mất giá, phương tiện kĩ thuật ngày càng lạc hậu, chậm
được đôi mới, năng lực sản xuất trong nước kém. Trong nền kinh tế cũ - nền kinh
tế tập trung bao cấp thì mọi hoạt động kinh tế của xã hội đều do Nhà nước đảm
nhiệm, nhà nước bao tiêu hết quá trình sản xuất của các doanh nghiệp kê cả việc
tiêu thụ sản phâm do đó mà nó gây ra sức ì đối với các doanh nghiệp được nhà
nước bao cấp. Các doanh nghiệp cứ ung dung thực hiện theo kế hoạch của nhà
nước đê sản xuất, không cần quan tâm đến việc phải cạnh tranh với ai. Các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh dường như chỉ biết đến khái niệm cạnh tranh trên lí
thuyết chứ chưa được tháy thực tế cạnh tranh là như thế nào. Điều đó gây ra lăng
phí nguồn lực xă hội, cạnh tranh không được coi trọng. Yêu cầu phát triển đất
nước buộc chúng ta phải chuyển đổi nền kinh tế và nền kinh tế thị trường đã được
áp dụng nhưng nó chịu sự quản lí của Nhà nước. Đó là nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh đã không còn chỗ
cho sự ỉ lại, trông chờ vào trợ cấp. Nó buộc các chủ thể kinh tế phải luôn luôn hoạt
động để tìm lấy vị trí tồn tại trong nền kinh tế. Do tính chất khắc nghiệt của cạnh
tranh nên việc yêu cầu nhận thức về cạnh tranh một cách đúng đắn là điều cần
thiết. Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã dần được chấp
nhận ở nước ta như một động lực đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội, nhưng chịu sự
điều tiết của nhà nước.
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam
Hiện tại nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta chưa nhất
quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế, vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước nên chưa có quan điểm dứt khoát về ủng hộ cạnh
tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Nhà nước chưa có những
qui định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi giám sát các hành vi liên
quan đến cạnh tranh và độc quyền. Bên cạnh đó tư tưởng chưa coi trọng khu vực
kinh tế tư nhân cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh. Do những
tồn tại đấy mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn nhiều bất cập.
Những tồn tại đó được thể hiện ở những mặt sau:
a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng
Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước với
các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp trong
nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước
được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: Các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, vị
trí địa lí, thị trường tiêu thụ, … Ngoài ra các doanh nghiệp này còn tập trung trong
tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng như điện, nước, than, dầu lửa, bưu
chính viễn thông, giao thông vận tải…, các doanh nghiệp tư nhân không được coi
trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo một qui chế riêng, không
được ưu đãi từ nhà nước. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi về một số lOMoAR cPSD| 44879730
doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, chây ì, trông chờ vào nhà nước gây ra
lãng phí nguồn lực xã hội, trong khi các công ty tư nhân hoạt động năng nổ và
hiệu quả hơn. Ngoài ra do những qui định không hợp lí trong hoạt động của các
doanh nghiệp nước ngoài gât nên sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài.
b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp cấu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản
không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động, hạn chế việc mở rộng hoạt
động, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp
phải tham gia vào hiệp hội hoặc cho phá sản. Sự cấu kết giữa các doanh nghiệp
dẫn tới việc độc quyền chi phối một số mặt hàng nhất định làm cho giá cả một số
mặt hàng tang cao. Ví dụ như thuốc tân dược vừa qua ở nước ta giá đắt gấp 3 lần
so với mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, làm thiệt hại cho người tiêu dung, triệt
tiêu động lực cạnh tranh.
Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường. Hành vi này
xuất phát từ một số công ty độc quyền hoặc các công ty lớn có khả năng chi phối
thị trường. Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình mà sử dụng các biện pháp
cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường.
Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì
mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu được lợi nhuận siêu
ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất.
Sự lạm dụng ưu thế của danh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều kiện trong sản
xuất và kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối các doanh nghiệp
này. Hơn nữa việc lạm dụng này còn hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu
dung, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên tham gia kinh doanh
trong lĩnh vực khác. Nó có thể dẫn đến việc áp đặt giá cả sản phẩm, loại sản phẩm ..
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Các hình thức quảng cáo gian dối, thôi phòng ưu điêm của hàng hoá mình làm
giảm ưu điềm của các hàng hoá khác cùng loại, rồi đưa ra những mức giá cao hơn
so với mức giá thực tế của sản phâm. Điều này cũng gây thiệt hại cho người tiêu
dùng và những doanh nghiệp sản xuất chân chính. Các hành vi thông đồng với cơ
quan quản lý nhà nước đê cản trở hoạt động của các đối thủ trong các ký kết hợp
đồng, hói lộ các giao dịch kinh tế, lôi kéo lao động lành nghề, những chuyên gia 8
giỏi của các doanh nghiệp Nhà nước một cách không chính đáng còn phô biến trong nền kinh tế.
c) Độc quyền của một số tông công ty.
Một số tông công ty với thế mạnh về kinh tế của mình đã kiến nghị với chính phủ
thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khâu, chính sách bao cấp, lãi suất ưu
đài đê duy trì vị thế độc quyền của mình. Nhiều tông công ty đã thê chế hoá những
ưu đài đặc quyền của mình và đưa ra những quy định bắt lợi cho các đối thủ cạnh
tranh nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
- Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản phâm mà họ sản
xuất tạo ra sự bất bình đăng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị
trường. Ví dụ: cùng một loại hàng hoá dịch vụ tông công ty áp đặt nhiều giá khác
nhau đối với từng loại khách hàng.
- Cạnh tranh trong nội bộ tông công ty bị hạn chế. Được sự bảo hộ của chính
phủ, nhiều tông công ty hoạt động trì trệ, ÿ lại gây tốn kém, lăng phí cho xã hội.
Như vậy với mục đích chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của các tông công ty
đã không thực hiện được, mà việc thành lập các tông công ty này đã ảnh hưởng
không tốt, thậm chí cản trở cạnh tranh trên thị trường.
III. THÁI ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ
CẠNH TRANH LÀNH MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỘC QUYỀN
Thái độ và trách nhiệm của sinh viên đối với việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và
hạn chế độc quyền có thể được thể hiện qua các cách sau:
- Nghiên cứu về hệ thống kinh tế: Sinh viên có thể nghiên cứu về các hệ thống
kinh tế khác nhau trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có một môi trường
kinh doanh cạnh tranh và công bằng như Nhật Bản và Mỹ. Họ cần hiểu rõ cơ
cấu kinh tế, vai trò của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước,
cũng như cách mà chính phủ can thiệp để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và ngăn chặn độc quyền.
- Phân tích các chính sách kinh tế: Sinh viên có thể phân tích các chính sách kinh
tế được thực thi trong nước và đánh giá tác động của chúng đối với cạnh tranh
và độc quyền. Họ cần chú ý đến việc chính phủ quản lý thị trường, thiết lập
quy định và hỗ trợ cho các doanh nghiệp để đảm bảo sự minh bạch và công
bằng trong hoạt động kinh doanh.
- Tham gia vào các buổi thảo luận và nhóm nghiên cứu: Sinh viên có thể tham
gia vào các buổi thảo luận và nhóm nghiên cứu về các vấn đề kinh tế chính trị,
trong đó bao gồm cạnh tranh và độc quyền. Họ có thể chia sẻ quan điểm của
mình, thảo luận về các giải pháp tiềm năng và tìm kiếm các cách tiếp cận mới
để tăng cường sự cạnh tranh và ngăn chặn độc quyền trên thị trường. lOMoAR cPSD| 44879730
- Theo dõi và phản đối hành vi không lành mạnh: Sinh viên có trách nhiệm theo
dõi và phản đối bất kỳ hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc vi phạm quy
định pháp luật về độc quyền. Họ có thể sử dụng kiến thức và nhận thức của
mình để cảnh báo và yêu cầu chính phủ hoặc các cơ quan quản lý thị trường
can thiệp và thực thi pháp luật một cách nghiêm ngặt.
- Thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ thông tin: Sinh viên có thể thúc đẩy sự hợp tác
giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng,
để chia sẻ thông tin và tìm kiếm các giải pháp cộng tác trong việc tạo ra một
môi trường kinh doanh công bằng và cạnh tranh. Điều này có thể bao gồm việc
tổ chức các sự kiện, hội thảo hoặc chiến dịch để tăng cường nhận thức và sự hợp tác. PHẦN 3: KẾT LUẬN
Vấn đề về bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền không chỉ có giá trị
lý luận mà còn mang lại nhiều giá trị thực tiễn đối với nền kinh tế và xã hội. Đối
với những giá trị lí luận, đầu tiên, vấn đề này liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh
tế chính trị, nơi mà quản lý và điều tiết sự cạnh tranh và độc quyền đóng vai trò
quan trọng trong việc xác định sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, nó giúp
sinh viên hiểu rõ hơn về tác động của các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý thị 10
trường đối với sự công bằng, minh bạch và cạnh tranh sức mạnh trên thị trường.
Vấn đề này cũng mở ra cơ hội để nghiên cứu và áp dụng các lý thuyết kinh tế,
chính trị và pháp lý vào thực tế, từ đó giúp sinh viên phát triển kỹ năng phân tích
và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, vấn đề trên cũng mang lại rất nhiều giá trị thực
tiễn. Đầu tiên, việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền giúp tạo ra
một môi trường kinh doanh công bằng, thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế bền vững. Nó giúp ngăn chặn hành vi không lành mạnh từ các doanh
nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo rằng sản phẩm và dịch
vụ được cung cấp trên thị trường đều đạt chất lượng. Bảo vệ cạnh tranh cũng
khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh, từ đó tạo ra sự cạnh tranh
lành mạnh và động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tóm lại, vấn đề
bảo vệ cạnh tranh và hạn chế độc quyền không chỉ có giá trị trong lý luận mà còn
mang lại nhiều lợi ích thực tiễn cho nền kinh tế và xã hội. Việc hiểu và áp dụng
các nguyên lý và biện pháp liên quan đến vấn đề này là rất quan trọng để xây dựng
một cộng đồng kinh tế công bằng và phát triển.